Lâm Đệ
02-10-2011, 05:07 AM
Nhac sĩ Nguyễn Văn Tý và Dư Âm
Nguyễn Văn Tý
Tôi sinh năm 1923. Ngày còn đi học tại trường Quốc Học Vinh tôi đã khá nổi bật ở cả 2 khả năng: hát và đóng kịch ..
Tôi đến với âm nhạc không ngẫu nhiên mà nhờ chút năng khiếu bẩm sinh cùng với sự dìu dắt của nhiều người. Người đầu tiên mà tôi chịu nhiều ảnh hưởng là bố tôi. Ông là một nghệ sỹ khá nổi tiếng thời bấy giờ, ông biết biểu diễn rất nhiều thứ: bát âm, chèo, chầu văn, ả đào ... Quê miền Bắc (Vĩnh Phúc) ông vào tận Nghệ An để làm công nhân, hàng năm ngươì ta vẫn cứ mời ông ra Bắc để hát và đánh đàn.
Người thứ hai dạy nhạc lý cho tôi là một ông đội kèn khố xanh.
Người thứ ba là bà giáo người Pháp (quê ở Paris) tên là Nigon
Người thứ tư là ông cha cố Y Pha Nho tên là Bresson - (tuy tôi không theo đạo Thiên Chúa Giáo nhưng có tham gia Hướng Đạo, biết tôi hát hay nên ông gọi tôi vào nhà thờ để hát thánh ca, đồng thời dạy tôi hòa âm để hát bè).
Người thứ năm là chú Mạnh Hinh (gọi là chú vì ông là ngươì Hoa) đã dạy tôi chơi đàn guitar.
Năm ngươì này là những vị thày đã cho tôi " vốn âm nhạc ban đầu.
*Tác phẩm đầu tiên.
Lúc bấy giờ có một điều khiến tôi trăn trở: mình là ca sĩ lại hiểu biết chút ít về nhạc lý, vậy mà cứ đi hát nhạc của người ta hoài, ức lắm!! Thế là tôi sáng tác. Những bài hát đầu tiên ra đời chẳng vang một tiếng vang nào, cho nên bây giờ tôi chẳng nhớ đó là những bài gì ..
Đến năm 1949, với bài "Ai xây chiến lũy" được nhiều người ưa thích & được đánh gía cao, đó chính là bài hát thành công đầu tiên của tôi. Tôi vẫn nhớ mãi một sự kiện liên quan đến bài hát này: trong một chuyến công tác vào Bình Trị Thiên, vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Hồng đã mang theo bài "Ai xây chiến lũy" của tôi để phổ biến, không ngờ cả hai đều hy sinh khi đang làm nhiệm vụ tại đó. Tôi nhớ thương họ mãi vì hai vợ chồng họ còn rất trẻ. Cuối năm 49, tôi được vào hội Văn Nghệ VN. Nhiều người biết đến tôi vào thời gian ấy, với cả 2 hoạt động nghệ thuật sân khấu và âm nhạc.
*Dư Âm
Năm 1949, theo sự phân công của khu ủy Liên khu 4, tôi vào bộ đội với trách nhiệm phụ trách đoàn văn công của sư đoàn 304 (tương đương với chức tiểu đoàn trưởng); nắm giữ cương vị quan trọng như thế mà tôi lại có bài hát "Dư Âm" nổi tiếng quá, nhiều người biết quá- Thế là tôi bị đoàn phê bình, bị kiểm điểm và bị kỷ luật .... Không chỉ bị kỷ luật, kiểm thảo mà tôi còn phải đi khắp nơi để nói chuyện "bài xích" chính bài hát mà mình đã sáng tác, cho nhiều người nghe. Tôi có đi, nhưng nói không được, vì nói tới đâu người ta lại cười đến đó.
*Xuất xứ của Dư Âm
Năm 1949, lúc ấy tôi 26 tuổi, trong một chuyến đi công tác về Quỳnh Lưu; qua giới thiệu của người bạn, tôi ghé thăm một gia đình có hai chị em gái. Cô chị lúc ấy 22 tuổi, còn cô em 16 tuổi. Trong một lần ngồi nói chuyện với cô chị, bất ngờ tôi bắt gặp đôi mắt lay láy cuả cô em (đứng tì tay lên vai chị nhìn tôi không chớp). Đôi mắt ấy đã làm cho tôi đờ đẫn cả người, và tôi "vướng" ngay .... Cảm thấy tôi thích cô em mà không thích mình, cô chị đã nổi giận và cấm không cho tôi tới nhà nữa. Trong lần ghé thăm nhà của họ vào đêm cuối cùng - một đêm trăng sáng - tôi được mời ngồi nói chuyện ở ngoài sân, bất chợt tôi thấy cô em xuất hiện với mái tóc xõa ngang vai- cô ấy vừa mới gội đầu nên ra ngồi hong tóc - Vừa hong tóc, cô ấy vừa ôm đàn guitar, hát khe khẽ ở phía xa. Cô ấy hát những bài gì tôi không nghe thấy, nhưng hình ảnh của cô gái đó đã theo tôi đi về đơn vị. Do vậy, tôi đã viết : "Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ .." là từ hình ảnh ấy. Đó là những cảm xúc thật từ một câu chuyện có thật.
Tôi không còn gặp lại họ nữa, sau lần cuối cùng vào cái đêm trăng sáng ấy.
Năm 1988, lúc tôi ở Sài Gòn, một hôm tôi gặp một người bạn gái, người đó đã nhìn tôi cũng với đôi mắt đen tròn .... khiến tôi nhớ lại đôi mắt của người con gái 38 năm về trước đã cho tôi một Dư Âm. Và một lần nữa, từ đôi mắt của một người con gái khác, tôi đã sáng tác bài hát "Một ánh sao trời ". Sau khi hoàn thành tác phẩm này, tôi mang tặng cho cô ấy bản nhạc và đã nói thật với cô ấy: "Đôi mắt em giống hệt đôi mắt của người đã cho tôi một Dư Âm " .. Cô ấy chỉ im lặng, và ba hôm sau nhờ người đem trả lại tôi bản nhạc với dòng chữ: "Để anh làm việc khác!". Nếu biết thế, thà tôi đừng nói ra điều ấy còn hơn.
Mặc dù chuyện ấy tôi không kể cho ai nghe, nhưng sau này, khi bài "Một ánh sao trờì" được phổ biến, có người bạn đã nói với tôi "Thế là ông đã có "Dư Âm 2" rôi đấy!! "
* Những ca khúc đã sáng tác & chủ đề.
Mình thống kê làm gì với những bài hát mà không ai còn nhớ tới nó nữa. Có lẽ tôi có vài trăm bài gì đó, nhưng tôi có một tuyển tập 85 bài hát mà nhiều người còn nhớ, còn hát.
Sáng tác của tôi chia làm hai dòng rõ rệt: hiện thực xã hội chủ nghĩa và nhân bản lãng mạn.
Nếu chỉ nói cái "thực" mà bỏ đi phần "mơ", phần "mộng" thì thiếu đi phần "người" trong chữ con ngườị Do vậy, cả đời sáng tác của tôi luôn gắn liền với cái lãng mạn- Đó chính là khát vọng, ước ao vươn tới sự cao đẹp của đời sống. Trong số 85 các bài hát của tôi, có khoảng 20 bài thuộc dòng lãng mạn ấy.
* "Dáng đứng Bến Tre"
Từ sau 75, tôi đi hầu hết các tỉnh miền Trung và miền Nam. Đi đến đâu, tôi cũng đều tìm hiểu về đất nước và con người ở nơi ấy; trong đó tôi đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu dân cạ Bài "Dáng đứng Bến Tre" là kết quả của 5 năm tôi sống và học làm ngươì Nam Bộ. Tôi học cách nghĩ, cách sống cuả người dân vùng mà tôi đến. ...
Khi tôi viết về một vùng đất nào đó, tôi yêu nó như chính quê hương mình vậy - nơi mà tôi đã sinh ra. Những nơi đó luôn luôn có sự hiện diện của tình yêu- không phải chỉ là tình cảm cá nhân giữa tôi với ai đó, mà là tình yêu của tôi với người, và` miền đất đó.. là tình yêu đôi lứa của người khác mà tôi cảm nhận được.. Song khi tình yêu đó đi vào tác phẩm của tôi, thì tôi xem nó như tình yêu của chính mình vậy .
* Tình yêu & những điều nghiệm ra từ cuộc sống .
Tôi cho rằng, yêu nhiều không hề là một cái tội . Vì yêu không chỉ là nhớ, là thương, mà còn là sự kính phục cái đẹp và sự cao quí nơi con người nữa. Trong mỗi cuộc đời, cần phải có một tình yêu chân chính để tôn thờ, đó là tình vợ chồng, tình yêu chung thủỵ Tôi không khắt khe lắm đâu, lại càng không phải là người có tính ganh ghét, đố kỵ; nhưng lớp trẻ nên nhớ, yêu thì có thể yêu, nhưng vợ chồng thì chỉ nên có một mà thôi. Tôi đã sống với vợ tôi hơn nửa thế kỷ nay, điều đó chứng minh lời tôi nói.
Con người cũng như cảnh đẹp vậy, yêu nhiêù cảnh đẹp sao gọi là có tội được. Nhưng phải biết yêu như thế nào thì không lỗi đạo làm ngươì .
Nguyễn Văn Tý
Tôi sinh năm 1923. Ngày còn đi học tại trường Quốc Học Vinh tôi đã khá nổi bật ở cả 2 khả năng: hát và đóng kịch ..
Tôi đến với âm nhạc không ngẫu nhiên mà nhờ chút năng khiếu bẩm sinh cùng với sự dìu dắt của nhiều người. Người đầu tiên mà tôi chịu nhiều ảnh hưởng là bố tôi. Ông là một nghệ sỹ khá nổi tiếng thời bấy giờ, ông biết biểu diễn rất nhiều thứ: bát âm, chèo, chầu văn, ả đào ... Quê miền Bắc (Vĩnh Phúc) ông vào tận Nghệ An để làm công nhân, hàng năm ngươì ta vẫn cứ mời ông ra Bắc để hát và đánh đàn.
Người thứ hai dạy nhạc lý cho tôi là một ông đội kèn khố xanh.
Người thứ ba là bà giáo người Pháp (quê ở Paris) tên là Nigon
Người thứ tư là ông cha cố Y Pha Nho tên là Bresson - (tuy tôi không theo đạo Thiên Chúa Giáo nhưng có tham gia Hướng Đạo, biết tôi hát hay nên ông gọi tôi vào nhà thờ để hát thánh ca, đồng thời dạy tôi hòa âm để hát bè).
Người thứ năm là chú Mạnh Hinh (gọi là chú vì ông là ngươì Hoa) đã dạy tôi chơi đàn guitar.
Năm ngươì này là những vị thày đã cho tôi " vốn âm nhạc ban đầu.
*Tác phẩm đầu tiên.
Lúc bấy giờ có một điều khiến tôi trăn trở: mình là ca sĩ lại hiểu biết chút ít về nhạc lý, vậy mà cứ đi hát nhạc của người ta hoài, ức lắm!! Thế là tôi sáng tác. Những bài hát đầu tiên ra đời chẳng vang một tiếng vang nào, cho nên bây giờ tôi chẳng nhớ đó là những bài gì ..
Đến năm 1949, với bài "Ai xây chiến lũy" được nhiều người ưa thích & được đánh gía cao, đó chính là bài hát thành công đầu tiên của tôi. Tôi vẫn nhớ mãi một sự kiện liên quan đến bài hát này: trong một chuyến công tác vào Bình Trị Thiên, vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Hồng đã mang theo bài "Ai xây chiến lũy" của tôi để phổ biến, không ngờ cả hai đều hy sinh khi đang làm nhiệm vụ tại đó. Tôi nhớ thương họ mãi vì hai vợ chồng họ còn rất trẻ. Cuối năm 49, tôi được vào hội Văn Nghệ VN. Nhiều người biết đến tôi vào thời gian ấy, với cả 2 hoạt động nghệ thuật sân khấu và âm nhạc.
*Dư Âm
Năm 1949, theo sự phân công của khu ủy Liên khu 4, tôi vào bộ đội với trách nhiệm phụ trách đoàn văn công của sư đoàn 304 (tương đương với chức tiểu đoàn trưởng); nắm giữ cương vị quan trọng như thế mà tôi lại có bài hát "Dư Âm" nổi tiếng quá, nhiều người biết quá- Thế là tôi bị đoàn phê bình, bị kiểm điểm và bị kỷ luật .... Không chỉ bị kỷ luật, kiểm thảo mà tôi còn phải đi khắp nơi để nói chuyện "bài xích" chính bài hát mà mình đã sáng tác, cho nhiều người nghe. Tôi có đi, nhưng nói không được, vì nói tới đâu người ta lại cười đến đó.
*Xuất xứ của Dư Âm
Năm 1949, lúc ấy tôi 26 tuổi, trong một chuyến đi công tác về Quỳnh Lưu; qua giới thiệu của người bạn, tôi ghé thăm một gia đình có hai chị em gái. Cô chị lúc ấy 22 tuổi, còn cô em 16 tuổi. Trong một lần ngồi nói chuyện với cô chị, bất ngờ tôi bắt gặp đôi mắt lay láy cuả cô em (đứng tì tay lên vai chị nhìn tôi không chớp). Đôi mắt ấy đã làm cho tôi đờ đẫn cả người, và tôi "vướng" ngay .... Cảm thấy tôi thích cô em mà không thích mình, cô chị đã nổi giận và cấm không cho tôi tới nhà nữa. Trong lần ghé thăm nhà của họ vào đêm cuối cùng - một đêm trăng sáng - tôi được mời ngồi nói chuyện ở ngoài sân, bất chợt tôi thấy cô em xuất hiện với mái tóc xõa ngang vai- cô ấy vừa mới gội đầu nên ra ngồi hong tóc - Vừa hong tóc, cô ấy vừa ôm đàn guitar, hát khe khẽ ở phía xa. Cô ấy hát những bài gì tôi không nghe thấy, nhưng hình ảnh của cô gái đó đã theo tôi đi về đơn vị. Do vậy, tôi đã viết : "Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ .." là từ hình ảnh ấy. Đó là những cảm xúc thật từ một câu chuyện có thật.
Tôi không còn gặp lại họ nữa, sau lần cuối cùng vào cái đêm trăng sáng ấy.
Năm 1988, lúc tôi ở Sài Gòn, một hôm tôi gặp một người bạn gái, người đó đã nhìn tôi cũng với đôi mắt đen tròn .... khiến tôi nhớ lại đôi mắt của người con gái 38 năm về trước đã cho tôi một Dư Âm. Và một lần nữa, từ đôi mắt của một người con gái khác, tôi đã sáng tác bài hát "Một ánh sao trời ". Sau khi hoàn thành tác phẩm này, tôi mang tặng cho cô ấy bản nhạc và đã nói thật với cô ấy: "Đôi mắt em giống hệt đôi mắt của người đã cho tôi một Dư Âm " .. Cô ấy chỉ im lặng, và ba hôm sau nhờ người đem trả lại tôi bản nhạc với dòng chữ: "Để anh làm việc khác!". Nếu biết thế, thà tôi đừng nói ra điều ấy còn hơn.
Mặc dù chuyện ấy tôi không kể cho ai nghe, nhưng sau này, khi bài "Một ánh sao trờì" được phổ biến, có người bạn đã nói với tôi "Thế là ông đã có "Dư Âm 2" rôi đấy!! "
* Những ca khúc đã sáng tác & chủ đề.
Mình thống kê làm gì với những bài hát mà không ai còn nhớ tới nó nữa. Có lẽ tôi có vài trăm bài gì đó, nhưng tôi có một tuyển tập 85 bài hát mà nhiều người còn nhớ, còn hát.
Sáng tác của tôi chia làm hai dòng rõ rệt: hiện thực xã hội chủ nghĩa và nhân bản lãng mạn.
Nếu chỉ nói cái "thực" mà bỏ đi phần "mơ", phần "mộng" thì thiếu đi phần "người" trong chữ con ngườị Do vậy, cả đời sáng tác của tôi luôn gắn liền với cái lãng mạn- Đó chính là khát vọng, ước ao vươn tới sự cao đẹp của đời sống. Trong số 85 các bài hát của tôi, có khoảng 20 bài thuộc dòng lãng mạn ấy.
* "Dáng đứng Bến Tre"
Từ sau 75, tôi đi hầu hết các tỉnh miền Trung và miền Nam. Đi đến đâu, tôi cũng đều tìm hiểu về đất nước và con người ở nơi ấy; trong đó tôi đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu dân cạ Bài "Dáng đứng Bến Tre" là kết quả của 5 năm tôi sống và học làm ngươì Nam Bộ. Tôi học cách nghĩ, cách sống cuả người dân vùng mà tôi đến. ...
Khi tôi viết về một vùng đất nào đó, tôi yêu nó như chính quê hương mình vậy - nơi mà tôi đã sinh ra. Những nơi đó luôn luôn có sự hiện diện của tình yêu- không phải chỉ là tình cảm cá nhân giữa tôi với ai đó, mà là tình yêu của tôi với người, và` miền đất đó.. là tình yêu đôi lứa của người khác mà tôi cảm nhận được.. Song khi tình yêu đó đi vào tác phẩm của tôi, thì tôi xem nó như tình yêu của chính mình vậy .
* Tình yêu & những điều nghiệm ra từ cuộc sống .
Tôi cho rằng, yêu nhiều không hề là một cái tội . Vì yêu không chỉ là nhớ, là thương, mà còn là sự kính phục cái đẹp và sự cao quí nơi con người nữa. Trong mỗi cuộc đời, cần phải có một tình yêu chân chính để tôn thờ, đó là tình vợ chồng, tình yêu chung thủỵ Tôi không khắt khe lắm đâu, lại càng không phải là người có tính ganh ghét, đố kỵ; nhưng lớp trẻ nên nhớ, yêu thì có thể yêu, nhưng vợ chồng thì chỉ nên có một mà thôi. Tôi đã sống với vợ tôi hơn nửa thế kỷ nay, điều đó chứng minh lời tôi nói.
Con người cũng như cảnh đẹp vậy, yêu nhiêù cảnh đẹp sao gọi là có tội được. Nhưng phải biết yêu như thế nào thì không lỗi đạo làm ngươì .