PDA

View Full Version : Dạo Bước Đèo Ngang..



hung vi
06-10-2011, 02:35 PM
http://nd2.upanh.com/b4.s8.d2/64ae42a7ff3e1c599595f0717ef0b56b_36149372.1w.jpgĐèo Ngang, địa danh quen thuộc với bao người từng vào ra trên con đường thiên lý Bắc - Nam, là dãy núi chạy từ rặng Hoành Sơn ra tới biển làm thành ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh. Vùng đất từng được ví như chiếc đòn gánh gánh hai đầu đất nước VN.

Đèo Ngang cao 256m, dài 6,5km nằm trên núi Hoành Sơn đoạn tách ra từ dãy Trường Sơn, dồn đuổi nhau từ tây sang đông, chạy dài ra tận biển. Theo sử cũ, đường leo qua đèo Ngang đã có từ 1.000 năm trước, thời vua Lê Đại Hành (980 - 1005). Đèo cách sông Gianh 27km. Thời Pháp thuộc đèo có tên là Porte d’Annam. Ngày nay đèo Ngang trở thành tuyến đường du lịch vì đã có hầm đường bộ xuyên đèo.

Từ TP Đồng Hới (Quảng Bình) theo quốc lộ 1A ra phía bắc khoảng 75km, hoặc từ TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) vào phía nam khoảng 70km là đến đèo Ngang. Ở đây dãy núi Trường Sơn như một lưỡi kiếm đâm ra tận biển, tạo nên vùng núi non với cảnh sắc sơn thủy rất đỗi hữu tình.

http://nd0.upanh.com/b5.s20.d1/a3224cdf97e09627a90e321e97d2ffb0_36149450.326122409531838b831co.jpg
Đèo dài 6,5km, quanh co uốn lượn theo triền các dãy núi, từ xã Quảng Đông (Quảng Trạch, Quảng Bình) bên nam, vươn dần lên đỉnh và đổ xuống xã Kỳ Nam (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bên bắc.

Đứng trên đèo nhìn xuống phía đông là biển Đông xanh ngời trước mặt, với những đảo Hòn La, đảo Yến, vũng Chùa, mũi Roòn... ở phía Quảng Bình. Phía Hà Tĩnh là những dải ghềnh đá lô nhô đâm ngang ra bờ biển tạo thành những bãi tắm rất đẹp, cát trắng mịn màng.

http://nd3.upanh.com/b5.s20.d1/3960ad84a1ee5772aa8cad78b9bbb810_36149863.hatinhdeongangcj7.jpgMặt biển với những con thuyền nhỏ dập dềnh trên sóng nước trập trùng. Thấp thoáng dưới chân đèo phía bắc, phía nam là những ngôi nhà, dòng suối chảy quanh co, uốn khúc bên những ruộng lúa làm ta nhớ đến những câu trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá, lá chen hoa/ Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”...

Phía tây đèo là núi dựng đứng, vững chãi như bình phong xanh ngắt với ngàn mây bay lởn vởn buổi chiều tà trên ngọn núi cao 1.046m - đỉnh cao nhất của dãy Hoành Sơn. Du khách đi xe máy hoặc ôtô, khi đổ xuôi xuống mái đèo phía nam khoảng 400m sẽ thấy một dãy núi cao hàng trăm mét sừng sững chắn ngang trước mặt. Càng đến gần, bức tường xanh cũng như đang chạy nhào tới, tạo nên cảm giác kỳ lạ mà không đèo nào có được
http://nd7.upanh.com/b3.s4.d3/a46fefc7be9c385cb6c10b2b3fde6644_36149967.cngongangum0.jpgLên tới đỉnh đèo, nơi có tấm bảng phân chia địa phận hai tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh, rẽ theo con đường mòn nhỏ bên phải triền núi độ 500m, thấp thoáng giữa rừng thông là di tích Hoành Sơn quan. Đây là cửa ải Hoành Sơn trấn giữ con đường thiên lý Bắc - Nam, gợi biết bao suy tưởng về một thời Đàng Trong - Đàng Ngoài phân tranh. Cửa Hoành Sơn cao hơn 4m, được xây từ triều Minh Mạng thứ 14 (1833) hiện còn nguyên vẹn, cùng hai nền móng của tường lũy bằng đá chạy theo hai hướng vào núi và xuống biển. Trước đây phía cửa mỗi bên có 1.000 bậc đá để lên xuống theo triền núi cao. Nay cửa bên nam không còn bậc đá, bên bắc chỉ còn khoảng vài trăm bậc, nhưng đã được làm lại nhiều.

Xuôi theo quốc lộ 1A, từ đỉnh đèo đổ xuống phía Hà Tĩnh khoảng 500m là gặp phía bên phải những bậc đá leo lên cửa Hoành Sơn. Khách du lịch có thể dừng xe, theo những bậc đá lên tham quan di tích. Bước trên từng bậc đá, thấy như còn ẩn hiện dấu chân tiền nhân một thời xuôi ngược. Cũng nơi này đã in dấu chân Bác những ngày đi bộ theo gia đình từ làng Sen vào Huế.
http://nd6.upanh.com/b1.s10.d3/e4e4fa24c07c6619f2c237d61470ebd5_36150006.326205581460b6340404o.jpgDừng xe trên đỉnh đèo Ngang, đứng giữa trời gió lộng, ngắm núi rừng hay biển xanh, nghe tiếng thông reo giữa ngàn mây mới thấy thật thư thái tâm hồn.

Từ cửa Hoành Sơn nhìn xuống phía bắc là hồ nước U Bò. Quốc lộ 1A từ cửa hầm đường bộ xuyên qua đèo Ngang bây giờ chạy cắt ngang hồ nước này. Phía nam là hồ nước Quảng Đông lấp lánh ánh bạc mỗi buổi bình minh. Hai hồ nước nằm ngay dưới chân đèo, nước trong xanh quanh năm. Trên đường qua đèo, từng đoạn ngắn lại bắt gặp những dòng suối nhỏ đổ từ trên đỉnh núi đá về, róc rách chảy qua những chiếc cầu. Dừng xe ngồi nghỉ, rửa mặt, tay chân bên dòng nước trong vắt, mát lạnh mới thật thú vị

http://nd7.upanh.com/b6.s13.d4/b63dfd71ffefbc092c092ebb701e31f5_36150027.2073234670626e8c9324.jpgCách khoảng 600m dưới chân đèo về phía nam là đền thờ công chúa Liễu Hạnh, nằm trong cụm di tích, danh thắng gồm đèo Ngang, Hoành Sơn quan, lũy Hoàn Vương, đình Vĩnh Sơn, biển Hòn La, vũng Chùa, đảo Yến... Đền nằm trong tán lá rừng xanh mát, cách cửa hầm đường bộ xuyên đèo Ngang phía nam hơn 100m. Có từ thời Thiên Hữu (1557) nhà Hậu Lê, theo thời gian đền bị hư hỏng nhiều, sau đó được tỉnh Quảng Bình phục hồi theo nguyên mẫu. Theo người dân địa phương, đền thờ này khá linh thiêng, vì thế vài năm trở lại đây có rất nhiều du khách thập phương ghé thăm, hương khói..

(Theo dulich tuổi trẻ)

hung vi
07-10-2011, 12:09 PM
http://nd7.upanh.com/b6.s7.d3/c6f9ad7824953636e3b41604eddf7361_36189567.trendinhtacu.jpg

Núi Tà Cú cao 649 m, nằm ven Quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam là một thắng cảnh và là một điểm leo núi của tỉnh Bình Thuận.

Xưa kia đây là một ngọn núi lửa thuộc đệ nhất nguyên đại nên trong đất có vàng sa khoáng và sulfur với nhiệt độ trung bình nơi đây từ 18 đến 22°C.

Địa danh Tà Cú không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng đây là âm ngữ địa phương của vùng đất Chiêm Thành xưa đặt tên cho ngọn núi khá cao và đẹp này. Tà Cú có quần thể đa dạng với nhiều loài động vật quý hiếm: gà tiền mặt đỏ, gà lội hồng tía, trĩ sao... và muôn vàn kỳ hoa, dị thảo: nhất điểm hồng, thạch lan, hồ điệp..

http://nd4.upanh.com/b2.s17.d1/a36bfb479767dc54ce5747534ce4ad08_36189614.dsc012821.jpg

Rừng xanh chập chùng, những dòng suối trong vắt, róc rách chảy ra từ triền núi, khí hậu mát mẻ quanh năm... tất cả hòa quyện vào nhau, đem đến cảm giác thư thái, tĩnh tâm.

Sẽ bình yên hơn khi du khách chợt nghe tiếng chuông chùa ngân vang từ Cổ tự Linh Sơn Trường Thọ
http://nd5.upanh.com/b6.s18.d2/0bafa5b944a357134944ded69cca0bbe_36189655.trendinhtacudidatamton.jpg

Gắn liền với núi rừng Tà Cú, ngôi chùa được Tổ sư Trần Hữu Đức lập nên vào cuối thế kỷ 18.

Trên bước đường hành đạo, Tổ sư Trần Hữu Đức đã chọn Tà Cú làm nơi dừng chân, dựng một thảo am nhỏ để tu hành và bốc thuốc trị bệnh cho người dân trong vùng.

http://nd8.upanh.com/b1.s3.d1/7bcd131f3b8b24711187c5c124030fde_36189688.trendinhtacu001.jpg

Tương truyền, vào thời vua Tự Đức (1880), Tổ sư Trần Hữu Đức đã giúp Hoàng thái hậu Từ Dũ vượt qua căn bệnh hiểm nghèo mà các danh y trong triều đều bó tay.

Cảm phục y đức của tổ sư, vua Tự Đức đã sắc phong bốn chữ “Linh Sơn Trường Thọ” cho nơi tổ sư sáng lập và tu tịnh
http://nd5.upanh.com/b6.s2.d2/4e19e40e6f51ebfe079675633a25b6c2_36189735.trendinhtacutuongphat49m.jpg

Du khách khi đến với núi Tà Cú còn có dịp chiêm ngưỡng công trình nghệ thuật độc đáo “Đức Phật nhập Niết Bàn” với chiều dài 49m, cao gần 7m.

Tượng được xây dựng vào năm 1962, với tư thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, mắt nhìn ra biển.

http://nd4.upanh.com/b4.s1.d2/0f02563418ce9269619348fdba474c19_36189774.1316392795.jpg
Vào những ngày trời quang, từ chùa Tà Cú du khách có thể phóng tầm mắt để nhìn toàn cảnh biển trời, những vườn thanh long bạt ngàn, những dải cát trắng trải dài, xa xa là Hòn Bà với truyền thuyết bà Chúa Ngọc linh thiêng và thêm thị xã La Gi với cảng biển lớn nhất Bình Thuận...

http://nd1.upanh.com/b6.s2.d3/fe716f4dbae713487bd4461f05e16476_36189801.583326269087bd2a0a9bo.jpg
Ngày trước, chỉ có một lối mòn duy nhất đã có từ xưa để khách bộ hành tham quan núi rừng Tà Cú nhưng giờ đây đã có hệ thống cáp treo hiện đại giúp người tham quan lên đỉnh dễ dàng hơn.

http://nd0.upanh.com/b3.s4.d4/c00168073abf9894d95542ac9ddf3445_36189830.download1.jpg
Nếu leo núi theo kiểu trekking: muốn lên tới đỉnh ngọn núi nằm trong khu rừng cấm thì du khách có thể cần 2 giờ để vượt qua 2.290 m đường dốc. Bằng Lăng là đoạn dốc cao nhất, nghiêng 45

http://nd8.upanh.com/b6.s8.d4/e0cfed2c24d75d107518736a545fb33c_36189898.trendinhtacurungnguyensinh01.jpg

Còn muốn nhẹ nhàng, du khách có thể ngồi 10 phút trong cabin "bay" theo đoạn dây cáp dài 1.600 m ở độ cao 500m, lướt trên những tán rừng xanh để tận hưởng cảm giác bình yên giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Lên đỉnh Tà Cú, điều thú vị hơn hết là chúng ta có được cảm giác hòa mình với thiên nhiên núi rừng, nhìn ngắm rừng nguyên sinh bao la từ trên cao, cảnh vật như rộng mở trước mắt.

Càng lên cao, khí trời càng mát mẻ thông thoáng. Vừa ngắm nhìn những cánh chim bay lượn qua rừng cây, nhìn xuống chân đồi và cảnh rừng núi trùng trùng điệp điệp bên dưới với mây trắng vây phủ, sẽ có cảm tưởng ta đang vào xứ thần tiên

(Theo dulich Tổng Hợp)

hung vi
07-10-2011, 12:22 PM
http://nd0.upanh.com/b5.s19.d2/192b77709858de3699fb5b4aa6298ac5_36190040.11.jpg

Đồi Vọng cảnh cũng là một thắng cảnh có tên tuổi ở Huế từ lâu. Ngày trước đây là nơi để các bậc vua chúa lên thưởng ngoạn khung cảnh hoang sơ của sông núi, đất trời nên không có công trình kiến trúc kiên cố nào được xây dựng.

Nơi đây, nhìn về hướng tây nam sẽ thấy dòng Hương giang, từ hai nhánh sông Tả trạch và Hữu trạch nhập chung rồi lặng lẽ men theo triền núi hướng về phía tây tây bắc để cuối cùng xuôi giòng về miền hạ lưu ở đô thành Huế.

Những năm tháng chiến tranh trước 1975, quân đội SG biến nơi đây thành cứ điểm phòng ngự phía tây thành phố. Dấu vết còn lại là vài chiếc lô cốt kiên cố mà việc dỡ bỏ chúng cũng không dễ dàng gì. Năm tháng vẫn trôi trầm lặng không chỉ đối với đồi Vọng cảnh mà cả cái xứ Huế này.

http://nd6.upanh.com/b3.s1.d3/ef8a09a1807fb28d330f582aa7eb8d59_36190136.pict3052.jpg

Cho đến năm 2005, 2006 gì đó khi tỉnh định liên doanh với tập đoàn Life Resort Hà Lan, khai thác Vọng cảnh thành một khu nghỉ dưỡng có quy mô hoành tráng, lúc này Vọng cảnh ví như một tiên nữ nghèo khổ, thầm lặng trong bộ y phục của cô gái quê mùa... sẽ được đưa ra tân trang trở thành người mẫu thế giới. Người Huế và những người yêu Huế từ các nơi giật mình, thấy sắp sửa đánh mất bảo vật của trời cho nên vội vàng lên tiếng. Cuộc tranh luận từ nhiều phương diện văn hóa, lịch sử, kinh tế, phát triển và tâm linh, cuối cùng cô gái quê không bị mang cho người nước ngoài lắm tiền, nhiều của khai thác nhưng cũng không ai tiếp sức để giúp cho cô gái vượt ra khỏi cái ao làng. Đồi Vọng cảnh nay vẫn còn nguyên sơ cũng vì thế

http://nd1.upanh.com/b4.s9.d1/70a1f76459e36d8974af38fcee6eaaa4_36190201.357a3.jpg

Có người bạn phương xa đến Huế. Phần lớn các cung điện, đền đài, lăng tẩm người ấy đã từng tham quan. Hắn nghĩ rất thật rằng, nếu không phải là người nghiên cứu lịch sử, văn hóa thì đối với các di tích ấy chỉ cần thăm viếng đầy đủ toàn cảnh cũng như các ngóc ngách một lần là đủ. Vì thế hắn cảm thấy vui khi biết người bạn cũng chỉ muốn thăm đồi Vọng cảnh.

Đưa đi thăm đồi nhưng sợ bạn thất vọng nếu khám phá nơi đó chỉ là một vùng đồi hoang vắng chứ không phải xinh đẹp như từng nghe thông tin đại chúng truyền thông hoặc tưởng tượng ra, hắn mô tả theo kiểu nói giảm, trái với tâm lý thông thường là hay nói vống lên

http://nd8.upanh.com/b6.s10.d4/550657c0566991e941dacb871a55a975_36190268.img6587.jpg

Bước đến chân đồi, những hàng thông được trồng cách đây dăm bảy năm, nay đã phủ kín ngọn đồi; những nụ hoa và ngọn thông non màu xanh ngọc làm cho quang cảnh đẹp hơn mặc dù chiều hôm ấy nhiều mây trắng che phủ ánh mặt trời.

Con đường nhỏ, ngoằn ngoèo dẫn lên đầy sỏi đá, chỉ dễ dàng cho ai mang giày thể thao. Nhưng chẳng sao, đồi không dốc cao, bước lên được những tán thông xanh chập chùng dìu lối. Đến chỗ cao nhất, theo tay hắn chỉ, bạn mới thấy lờ mờ xa xa một giòng sông ẩn hiện dưới bóng các lùm cây. Hỏi thì trả lời, rằng đó là giòng Hương giang gần phía thượng nguồn. Dặn bạn cẩn thẩn khi đi tiếp, xuống dăm bảy bước nữa, giòng sông hiện ra rõ ràng, đầy đủ.

http://nd0.upanh.com/b2.s4.d4/ebe891fd9eba3a673540d358fe331cf2_36190330.3573.jpg

Đứng ở vị trí này sẽ thấy được đầy đủ toàn bộ khúc sông từ ngã ba Tuần phía tây nam và điện Hòn chén ngược lên tây bắc. Bên kia bờ sông, làng Hải Cát với màu xanh của lùm cây, bóng cau thấp thoáng những ngôi nhà nhỏ. Nhìn toàn cảnh sông nước, núi đồi cây cối đúng là đẹp thật. Hắn dù đã lên nhiều lần nhưng lúc nào cũng có cảm giác thi vị về phong cảnh nơi đây nên đối với người bạn có tâm hồn nghệ sĩ thì càng bị cuốn hút, mê hoặc bởi nơi “vọng cảnh này”

http://nd2.upanh.com/b6.s13.d2/ebf8c529abad7268fa8e16c075fbddd4_36190372.65307073649596009809.jpg

Tiếc một nỗi là nắng chiều của thời khắc những ngày đầu xuân chưa phải điều kiện lý tưởng để chụp ảnh: bóng đỏ trời chiều in hình trên giòng nước xanh; thêm nữa không có máy xịn với những ống tele để lấy toàn cảnh một cách sắc nét nên ta tạm bằng lòng với những tấm ảnh, sản phẩm của camera du lịch, tuy vậy vẫn có những cú bấm cận cảnh, toàn cảnh, những tấm xuôi sáng, ngược sáng,... những cú bấm với macro để chụp nụ hoa sim chưa khoe sắc, những đọt thông non ở đủ góc cạnh ...

Chiều dần xuống, cùng bạn trở về. Chỉ vì lời hứa đối với đứa nhỏ (hắn hầu như không thất hứa, nhất là đối với trẻ em) nên hắn phải tạm biệt bạn ấy mà không tiếp tục đưa đi thăm thú khi thành phố lên đèn. Hắn dự định sau đó sẽ cùng với những người bạn khác của bạn ấy làm một tour nhỏ “Hue by night”, cuối cùng vẫn không thực hiện được. Hắn vốn kém cỏi (đại khái vì những lý do x,y,z ... nào đó) nên đã nhiều bận không làm cho khách phương xa được vui như hắn đã vẽ ra trong đầu khiến hắn ngày càng chồng chất những nỗi niềm ray rức,

(Theo blog12b2hamnghi)

hung vi
07-10-2011, 12:41 PM
http://nd9.upanh.com/b1.s4.d1/5fed1ad2a9a8e2cdf7d535beeb7d020c_36190609.7a.jpg

Nếu có ai hỏi: mảnh đất sơn cước đó có gì mà mê mải đến vậy? Tôi sẽ không ngần ngại rằng, tôi yêu tất cả những gì thuộc về nơi đó.

< Sơn Vỹ, mảnh đất vùng sâu và xa nhất của tỉnh Hà Giang.

Tôi yêu những phút chạy xe đuổi theo ánh nắng chiều hoàng hôn tắt sau núi, yêu những con đường như sợi chỉ vắt ngang lưng trời, yêu những đứa bé lem luốc bùn đất, yêu những nụ cười con trẻ, yêu những trầm ngâm tuổi già, yêu phiên chợ buổi sáng, yêu những buổi tối bên ánh lửa nhà vách đất, yêu cái không khí miền biên viễn

http://nd7.upanh.com/b4.s13.d5/963c41fb6a42770c9bf89c83fd27ae4f_36190757.1a.jpg

< Vắt vẻo nơi lưng chừng trời.

Sơn Vỹ, một xã thuộc huyện Mèo Vạc – Hà Giang, con đường loằng ngoằng vô cùng, có đoạn dường như sát sạt sang cả biên giới Trung Quốc, chỉ vài bước chân là đã thấy sát biên, nơi khó khăn và xa xôi nhất của tỉnh Hà Giang

http://nd7.upanh.com/b5.s3.d2/92eb896ed571a91f502f9aafcad8bd5c_36190777.2b.jpg

< Đi mãi cũng trở thành đường.

Con đường ngoằn nghèo mà dân ở đây gọi là dốc Há mồm, chúng tôi vào Sơn Vĩ theo hướng mà cột mốc đường chỉ là Xín Cái.
http://nd0.upanh.com/b5.s1.d1/278450cd7813bdb1fc5b9f26377bc46b_36190810.12638258726a.jpg

< Từ con đèo Mã Phì Lèng, con đường song song với dòng Nho Quế biếc xanh.

Khen cho ai khéo vẽ những nét đường như thế, như hướng thẳng lên trời, bà con dân tộc đi mãi rồi thành đường.

http://nd4.upanh.com/b3.s6.d2/e1486807c1eb3def65b08e0f900e84c4_36190844.8549055915.jpg
< Dòng sông Nho Quế muôn đời vẫn thế!

http://nd8.upanh.com/b6.s12.d4/cece784b126e5c7e54c8a8180141f038_36190888.3a.jpg
< Hạt ngô làm thức ăn, nấu rượu, làm mèn mén...

Nơi miền cao nguyên núi đá này, bạn sẽ gặp rất nhiều những nương ngô trên triền núi.

http://nd5.upanh.com/b2.s13.d5/010018cc031bf592e78c32f17c140a16_36190925.4b.jpg

< Những thân ngô trở thành chất đốt.

Từ những hốc đá tai mèo khô khốc, những hốc đá bị bào mòn bởi thời gian, bà con lấy các dụng cụ làm sâu thêm một chút cho đúng là một cái hốc, rồi gùi từng gùi đất đổ đầy các hốc, gieo những hạt ngô tốt nhất, rồi lại gùi từng gùi nước từ dòng Nho Quế lên để tưới, ấy là lúc còn non.

Mà cũng lạ kỳ, từ đó không chăm sóc, không phân bón mà cây ngô cứ lớn như thổi, ra hoa rồi kết hạt.

http://nd7.upanh.com/b1.s17.d1/7457887f30c39deb9f555e23f1c33697_36191017.11917441718b.jpg
< Nơi cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn vất vả.

Dường như cỏ cây nơi đây cũng hiểu được phần nào cái nhọc nhằn của miền cao nguyên sơn cước khô cằn. Hiểu cái vất vả mệt nhọc cho cái cuộc sống nơi lừng chừng trời
http://nd1.upanh.com/b5.s5.d1/c3e608bc68b13b1553dad942e1ebde2c_36191071.9b.jpg
< Nhưng niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn vẫn rạng ngời trên gương mặt bé thơ.

Ở đâu có một chút đất là sẽ được làm ruộng bậc thang để cấy lúa, ruộng bậc thang ở Sơn Vĩ không nhiều, không hùng vĩ như Mù Cang Chải, Y Tý… mà chỉ thấp thoáng lọt thỏm giữa những nương ngô trên núi đá vôi. Mong cho thời tiết luôn thuận hòa, những vụ mùa luôn bội thu, cho bớt cái vất vả, khổ nghèo
http://nd4.upanh.com/b3.s20.d1/8fb8c71ce136fe7b949f7176c9afca59_36191134.10b.jpg

< Và những chuyến đi khiến lớp trẻ thêm hiểu và yêu hơn những mảnh đất quê hương.

Người trong Sơn Vỹ đi lại chủ yếu bằng chính đôi chân của mình, vượt qua những ngọn núi này đến ngọn núi kia để xuống chợ, để đi làm nương làm rẫy. Nhà nào có của ăn của để thì sắm được cái xe máy Win cho người đàn ông trong nhà đi, nhưng cũng ít lắm, bạn sẽ gặp rất nhiều những cảnh như thế này, đôi chân của núi rừng.

Tạm biệt Sơn Vỹ, những cái bắt tay thật chặt, những câu chào vội vã, những lời hứa sẽ trở lại, những nỗi niềm về mảnh đất nơi biên viễn này cứ quấn lấy chúng tôi. Rời Sơn Vỹ trong ánh nắng của buổi chiều tà, buổi chiều biên giới đẹp đến nao lòng.

(Theo Afamily)

hung vi
07-10-2011, 12:52 PM
http://nd3.upanh.com/b2.s8.d4/bf6d9106e0cbd513535752923a43a610_36191313.nguchisonhainam.jpg


Mùa hè về, du khách khắp nơi đua nhau khám phá vùng đất du lịch mới Tả Giàng Phình (Sa Pa). Đây là vùng đất cổ của đồng bào Mông cư trú ở dưới chân núi Ngũ Chỉ Sơn hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm.

Tả Giàng Phình là tên một bản biên giới nằm trong dãy Phanxipăng, thuộc huyện Sa Pa. Chỉ cách Sa Pa 28km thôi nhưng để đi được đoạn đường đó phải mất hơn ba tiếng đồng hồ. Dân tộc chủ yếu sống ở đây là người H’mông và một ít người Dao.
Tả Giàng Phình cũng là tên của đỉnh núi cao thứ 2 trong dãy Hoàng Liên Sơn với chiều cao 3.090m so với mực nước biển, thấp hơn đỉnh Phan Xi Păng - đỉnh núi cao nhất dãy Hoàng Liên Sơn và Việt Nam

http://nd3.upanh.com/b6.s15.d2/924f9243a852de9d19fa1116e284d825_36191343.tgp1.jpg

< Đèo ba tầng uốn lượn trong mây trên đường vào Tả Giàng Phình.

Ấn tượng với du khách ngay từ ngã ba Ô Quý Hồ là quả đào, mận, lê được đồng bào bán dọc đường, theo cung đường nhựa quanh co như “Rồng bay” xuyên qua cánh rừng nguyên sinh xanh thẳm ẩn khuất trong mây trắng bồng bềnh.
http://nd7.upanh.com/b6.s2.d3/a630ca322e574a085cec9c9fa7f8a8d1_36191367.tgp3.jpg
< Thiếu nữ Mông Tả Giàng Phình.

Bất chợt gặp em gái Mông nụ cười tươi như hoa trong những ngôi nhà gỗ lợp ngói, bao quanh là những cánh đồng ngô trổ cờ phất phơ trong gió

http://nd0.upanh.com/b5.s15.d2/b9585cf1b3653dc1985c9b0dc0717dfd_36191400.tgp2.jpg

< Thác Lạnh (Bản Khoang) – cảnh thiên nhiên hùng vĩ trên đường vào Tả Giàng Phình.

Ruộng lúa bậc thang mới cấy lên xanh, luôn là điểm hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Ở đây ruộng bậc thang nào cũng đẹp, tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo nhất, là khi được tạp chí du lịch Travenl and leisure (Mỹ) bình chọn là một trong bảy ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới

http://nd8.upanh.com/b2.s2.d1/75579e5834545c4e64f4d54beb7cf1d6_36191438.tgp4.jpg

< Mây núi trên đường vào Tả Giàng Phình.

Núi Ngũ Chỉ Sơn mây trắng bồng bềnh bao phủ, chỉ hôm nào trời đẹp núi mới “chui” ra khỏi chiếc “chăn bông trắng” khổng lồ bao quanh

http://nd8.upanh.com/b5.s12.d3/1264f4d37ba56ac41d380cb25923c754_36191468.600398hungvivamongmonhungngonnui.jpg
Năm ngọn núi như những ngón tay, chỉ thẳng lên trời xanh song hành với đỉnh Phan Si Păng cao hơn 3.000 mét so với mặt biển. Thực vật có nhiều loại làm thuốc quý như: Nấm linh chi, thảo quả…

Anh Thào A Chứ, ở xã Tả Giàng Phình bộc bạch: “Nếu được Nhà nước đầu tư và cho phép mở tuyến du lịch chinh phục đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn, tôi chắc chắn sẽ có nhiều du khách thường xuyên tham gia chả kém so với chinh phục Phan Si Păng”

(Tổng Hợp_Lào Cai)

hung vi
07-10-2011, 01:02 PM
http://nd5.upanh.com/b6.s13.d5/325710684436cc13b198fa8fad9b4a7c_36191645.ms2.jpg


Đỉnh Mẫu Sơn là một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Không khí rất trong lành và thiên nhiên phóng khoáng khiến cho bất cứ du khách nào cũng cảm thấy gần gũi và thân thiết.

Nếu so sánh về độ nổi tiếng thì Mẫu Sơn còn chưa bằng Sa Pa lãng mạn và bồng bềnh. Nhưng nếu muốn được riêng tư, được trải nghiệm cảm giác hồi hộp nghe tiếng gió rít ban đêm, mùi không khí ẩm ướt và tắm nước củi đun nồng khói thì chắc chắn Mẫu Sơn là sự lựa chọn lí tưởng cho bạn.

Đỉnh Mẫu Sơn cao 1.541m, được bao bọc xung quanh bởi núi Cha và hơn 80 ngọn núi con, núi cháu to nhỏ sum vầy, nằm cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông bắc
http://nd3.upanh.com/b5.s6.d2/849bccbd50470ec28d1f302ca466cac9_36191683.ms1.jpg

Trước đây, Mẫu Sơn vốn là khu nghỉ mát với nhiều biệt thự khang trang chẳng thua kém mấy so với Sa Pa, Tam Đảo.
Nhưng rồi chiến tranh xảy ra, nhiều nhà cửa đã bị phá hủy. Người ta đã vội lãng quên mất một vùng đất đẹp đẽ và mộng mơ với khí hậu mát mẻ.

http://nd8.upanh.com/b6.s10.d3/ca98de794472ce19d82e19877dacce93_36191698.ms3.jpg
< Mẫu Sơn cuốn hút khách phương xa bằng những cung đường đẹp đến nao lòng
http://nd6.upanh.com/b2.s17.d1/ccec7f7afc5a3f631a8595a25b165942_36191716.ms4.jpg
< Thành cổ ở đây là nơi lí tưởng cho những đôi bạn trẻ chụp ảnh cưới.

http://nd3.upanh.com/b4.s10.d3/b4d511b6133f9178d32a5c081281aa03_36191783.ms6.jpg
http://nd1.upanh.com/b5.s12.d4/cdb8fc9c0c19513f327cc79e0c52f3fe_36191791.ms7.jpg
< Những em bé ngây thơ ngơ ngác...

Đỉnh Mẫu Sơn là một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Không khí rất trong lành và thiên nhiên phóng khoáng khiến cho bất cứ du khách nào cũng cảm thấy gần gũi và thân thiết.

< ... trong cái lạnh của sớm mai.

http://nd0.upanh.com/b5.s9.d3/af3be00e54edace92a5beba92bf1660f_36191810.ms11.jpg

< Một Mẫu Sơn mờ sương, trong lành và tinh khiết, những con đường nhỏ xinh, lãng mạn.

Dọc đường đi, bạn còn có thể giao lưu với người dân tộc Dao, Tày, Mông, Nùng.

http://nd6.upanh.com/b6.s20.d1/ce0b59b5bcc6542fec6b3f76a4c0d756_36191836.ms9.jpg

Nhà nghỉ ở Mẫu Sơn khá nhiều, vị trí đẹp mắt và được trang bị đầy đủ tiện nghi, giá cả vừa phải, dao động từ 120 đến 200 nghìn cho 1 phòng đôi. Tuy nhiên, một hạn chế ở khu du lịch này là không khí khá ẩm ướt nên phòng nghỉ không được khô ráo.

Điểm trừ này sẽ không đáng gì nếu bạn được ở trên Mẫu Sơn, tận hưởng không khí lạnh tê, nghe tiếng gió thổi ù ù, đốt lửa ấm, thưởng thức lợn sữa quay, vịt quay Lạng Sơn, ếch hương, gà thả rong nướng trên than cỏ tranh, cơm lam hay thịt kho lá móc mật kèm với chén rượu Mẫu Sơn ủ nóng thơm nồng.

(Theo vietnamnet)

hung vi
07-10-2011, 01:25 PM
http://nd5.upanh.com/b1.s5.d1/472c06b39dda5b01b12a9461eccdf1c8_36191965.muathulennui.jpg

Rừng quốc gia Ba Vì trên dãy núi Tản Viên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 60 km, là nơi rất lý tưởng để đi du lịch dã ngoại, hoà vào khung cảnh thiên nhiên, không khí trong lành.

Từ trung tâm Hà Nội đi theo hướng Tây khoảng 65km, nhìn về phía tay trái trong làn mây trắng mỏng thấy 3 đỉnh núi - Ba Vì mờ ảo xuất hiện và cũng là bắt đầu bước vào không gian lung linh huyền ảo của Vuờn quốc gia Ba Vì

http://nd4.upanh.com/b5.s18.d2/19ff07757b7cad95cef83441a8613220_36192004.muathulennui2.jpg

< Lá khô phủ kín những con đường rêu phong.

Đến đây, du khách được tận hưởng cái hương vị lành lạnh của núi rừng, cây cối, chim hót, suối reo hai bên đường. Đứng ở trên đỉnh núi, du khách có thể thả hồn ngắm mây trời, núi rừng, thung lũng, sông, hồ hiện ra phía dưới xen kẽ trong những dải mây bạc. Chắc chắn, điều này sẽ khiến tâm hồn du khách nào cũng phải ngất ngây
http://nd1.upanh.com/b1.s15.d2/b94c5ef5740194708dfe983347efeb23_36192051.muathulennui3.jpg
< Đường đi có những đoạn âm u.

Bạn Mai Thế Tường chia sẻ bộ ảnh trong chuyến đi đầu thu.

http://nd8.upanh.com/b5.s19.d1/3771d5532d4e625c202eb6bc4a6833ff_36192118.muathulennui4.jpg
http://nd5.upanh.com/b4.s7.d4/f4b5694d8b746dac7989dbd182a0eb96_36192125.muathulennui5.jpg
< Đỉnh núi Tản Viên.

< Con đường độc đạo lên núi Tản Viên.

http://nd8.upanh.com/b3.s2.d2/66434b0f41aaf7ab876194bf998bf9d2_36192168.muathulennui6.jpg
http://nd0.upanh.com/b1.s9.d2/c0b7e4760746399103baa9b11e569d98_36192170.muathulennui7.jpg
< Ráng chiều.

< Càng lên cao, tầm nhìn càng rộng mở.
http://nd6.upanh.com/b3.s1.d1/6ab1a23ac90c6098ed8e66eb6c2b8f61_36192216.muathulennui8.jpg

< Nhà thờ cổ.

http://nd8.upanh.com/b2.s4.d1/be901bd1f50c29e585b6a8ec223c1bb0_36192318.muathulennui9.jpg
< Công trình cổ nằm khuất trong rừng già.
http://nd1.upanh.com/b1.s9.d4/e2e53e6a7220ed5db2a15c9897a6c862_36192321.muathulennui10.jpg
< Bên trong nhà thờ.
http://nd4.upanh.com/b5.s20.d1/7c93ab13a7d547b0357a59dd9cf74843_36192324.muathulennui11.jpg

< Toàn cảnh nhà thờ cổ.

http://nd9.upanh.com/b6.s6.d3/bf8bf1d2807c5f7330d16123df80b43c_36192409.muathulennui12.jpg
< Những đồi chè xanh mướt.

http://nd8.upanh.com/b3.s8.d4/1ed3aadf6c205a4d7c5341f43a4399f2_36192448.muathulennui13.jpg
< Núi ấp ôm mây, mây ấp núi.

http://nd9.upanh.com/b5.s9.d3/b0186aaef12f15259472de79cd097f65_36192479.muathulennui14.jpg

< Con đường quanh co lên núi.

(Theo dulich)

hung vi
07-10-2011, 01:54 PM
http://nd9.upanh.com/b4.s8.d3/b1d9d0f5b6aec3f567ae72f9af8778f4_36193579.qb6.jpg

Xanh thẫm - màu của núi rừng, vàng ruộm - màu của cánh đồng lúa chín, ghi nhạt - màu của khói sương bảng lảng...

Mùa này Quản Bạ đang nhuộm đủ những sắc màu...
Một trong những cách thú vị để tiếp cận vùng đất này là bạn hãy rời Hà Giang từ sáng sớm, để có thời gian khám phá Quản Bạ đúng lúc mặt trời lên và sương chưa kịp tan hết khỏi các dãy núi. Một bức tranh thủy mặc, bồng bềnh, lãng mạn và rất phiêu du.

http://nd2.upanh.com/b6.s15.d2/7c9bd84e7caf6642971e9e8f0e7d4ec4_36193612.qb1.jpg

< Người Tày đi lấy củi về.

Đường từ Hà Giang lên Quản Bạ rất đẹp, lúc chạy song song dọc theo sông Nậm Điêng, lúc căng ngang giữa bản làng thung lũng, lúc thắt lại giữa hai bức tường đá cao sừng sững, lúc chênh vênh vắt vẻo lưng chừng trời.

Lần đầu lên Hà Giang, có lẽ du khách nào cũng bị ngợp bởi con đường chạy qua khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang và Bát Đại Sơn.

Có lần, khi chạy xe đến Minh Tân, nơi mà ngước mắt nhìn lên bạn sẽ thấy dòng chữ “Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn” nằm trên vách núi, tôi thật sự bị bất ngờ khi chứng kiến bản phối màu của núi rừng, nắng sớm và mây trắng.

Tinh khôi, trong trẻo, những ray nắng huyền bí xuyên qua tầng cây tạo nên một khung cảnh kỳ diệu. Hơi gió lạnh tỏa ra từ vách núi không làm cho tay ga chùn đi, ngược lại, như một chất xúc tác khiến người đi quên hết những muộn phiền âu lo, hoàn toàn thả hồn vào thiên nhiên tươi đẹp.

http://nd1.upanh.com/b3.s18.d2/5a9ed01955b6ac456eac0c9fa68256ae_36193681.qb3.jpg

< Chợ phiên Quyết Tiến.

Tôi thường dừng xe trên đỉnh đèo Bắc Sum và nhìn ngược về phía Minh Tân. Con đường uốn lượn zíc zắc ở bên dưới kia, lẫn giữa mảng màu xanh thẫm của cỏ cây, những mái nhà nhấp nhô bé xíu và những đám sương trắng bồng bềnh. Chiếc xe chậm chạp leo dốc, vào cua khá gắt, đường vắng tanh không một bóng người, hãn hữu lắm mới gặp vài chiếc xe máy chạy ngược chiều.

Chợ phiên Quyết Tiến cách trung tâm huyện Quản Bạ khoảng 7km về phía Hà Giang, là chợ phiên miền núi đầu tiên tôi ghé qua trong chuỗi hành trình lang bạt. Chợ họp vào sáng thứ bảy hằng tuần, trước đây họp dưới chân núi, gần sát đường lộ, mang dáng vẻ rất tự nhiên và mộc mạc.

Sau này khi cuộc sống khá giả hơn, chợ đã được xây dựng thành các dãy nhà, có phân loại hàng hóa và có tường bao làm giảm đi vẻ hoang sơ ban đầu, nhưng vẫn là một nơi đầy màu sắc bởi sự góp mặt của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Bố Y. Người mang gà, kẻ dắt lợn, phụ nữ thì gùi quẩy tấu đầy ắp rau cải mèo. Đến cuối phiên chợ thế nào cũng thấy đàn ông ngất ngưởng say, có khi ngủ gục dọc đường về

http://nd8.upanh.com/b5.s17.d2/036e737a2f1eeaf5a7c366daa7df2cfd_36193748.qb2.jpg

< Đường lên Quản Bạ.

Còn cách thị trấn Tam Sơn khoảng 3km đường, chúng tôi ghé thăm cổng trời Quản Bạ. Trời mù mịt hơi sương, từ trên vọng cảnh đài cao tới hơn 1.500m nhìn xuống chỉ thấy thấp thoáng những mái nhà và ngọn Núi Đôi danh tiếng khi mờ khi tỏ. Có lúc gió cuốn mây mù đi để lộ ra con đường cong cong đi giữa hai sườn núi, một nhóm người Tày địu củi trĩu vai ở trong rừng bước ra, bước chân vội vàng, hối hả, chẳng mấy chốc lại khuất dạng sau đám cây rừng.

Lên xe chạy thêm khoảng 500m là đến một “vọng cảnh đài” lộ thiên ngay trên quốc lộ 4C, nơi có thể dừng chân để ngắm nhìn thị trấn Tam Sơn thỏa thích và đầy mãn nguyện. Những ruộng lúa chín vàng ruộm bừng lên khi mặt trời vén mây nhìn xuống. Một góc thị trấn sôi động và sầm uất với những mái nhà nâu, đỏ.

http://nd8.upanh.com/b1.s19.d2/b5ad6f7f52ebfa5bb45a2662f9b4df55_36193818.qb5.jpg
< Núi Đôi Quản Bạ.

Núi Đôi hay còn gọi là núi Cô Tiên tựa như đôi gò bồng đảo của người thiếu nữ xanh một màu ngà ngọc. Người lãng khách ngẩn lòng, có thể nào không phải lòng một Quản Bạ khoáng đạt và sắc màu như thế này không?

Bản Nà Khoang nằm ở trung tâm thung lũng Quản Bạ, là bản sinh sống của người Tày. Tôi lang thang dọc theo con đường đã được bêtông hóa, ngó nghiêng từ nhà này sang nhà khác, vắng vẻ vì mọi người đều đi nương hay ra đồng cả, trẻ con rụt rè ngó ra từ sau ô cửa sẫm màu

http://nd8.upanh.com/b5.s15.d2/a12cea2df4f2097c791c9fefc9ccb090_36193858.qb6.jpg

< Toàn cảnh thị trấn Tam Sơn.

Đêm Tam Sơn. Ly rượu ngô Thanh Vân uống vào chỉ làm mềm môi, hồng má. Lạnh và cô độc. Tôi cuộn mình trong chăn ấm, lơ mơ với “Ngải đắng mọc trên núi” của Đỗ Bích Thủy, nhớ lại quãng đường dài sũng nước và bồng bênh mây trời vừa đi qua sáng nay.

Ngày tôi rời Tam Sơn, chiếc chày đập lúa từ đáy thung lũng vang lên mơ hồ da diết, nhắc tôi sẽ phải quay lại nơi này, cho dù em đã không còn đứng trên vọng cảnh đài đợi tôi…

**Quản Bạ là huyện biên giới phía bắc của tỉnh Hà Giang, là cửa ngõ vào cao nguyên đá Đồng Văn - địa đầu Tổ quốc. Trung tâm của huyện là thị trấn Tam Sơn, nằm cách thành phố Hà Giang gần 50km đường quanh co đèo núi. Độ cao trung bình 1.000-1.600m, địa hình khá dốc, thung lũng và sông núi bị chia cắt nhiều nên cảnh sắc thiên nhiên rất nên thơ, hùng vĩ.

(Theo dulich Tuôi Trẻ)

hung vi
07-10-2011, 02:06 PM
http://nd4.upanh.com/b5.s9.d2/0bb6eda5c680d4a53234ca626f602da8_36194094.121.jpg

Từ thị xã Tân Châu đi theo hướng Vĩnh Xương, đến cầu An Lôi Thôi thì rẽ trái chừng khoảng 10 cây số đến ngọn núi này. Dọc hai bên đường là những ngôi nhà cao cẳng kiểu “sống chung với lũ”.

< Chùa Phù Sơn cổ kính trên đỉnh núi Nổi.

Thời gian gần đây, đê bao đã khép kín, lũ không còn chụp vào những ngôi nhà nữa nhưng người dân địa phương vẫn chuộng loại nhà này. Dù cất mới hay sửa chữa, họ vẫn giữ lại kiến trúc cũ. Đó là những ngôi nhà gỗ cất trên những cây trụ khoảng 8 tấc đến 2 mét. Nhà kiểu ba gian, hai chái, mái lợp ngói đỏ, sàn và vách gỗ. Kiểu nhà sàn này rất mát mẻ. Bên trên là chỗ ở. Phần dưới sàn dùng làm nơi chứa nông cụ, vật tư nông nghiệp...

Suốt đoạn đường đến núi Nổi, nhà cửa nằm sát nhau như phố. Đang mùa gặt hái, ai nấy tất bật với việc đồng áng. Thời điểm này khá thuận tiện để khách trải nghiệm cuộc sống, thưởng thức và tìm hiểu việc nhà nông.

Địa phương này dù rất phát triển về cơ giới hóa nông nghiệp nhưng nhiều nông dân vẫn sử dụng sức trâu để cày bừa và vận chuyển lúa từ đồng về nhà. Trên đường đi, thỉnh thoảng du khách bắt gặp những chiếc xe trâu kéo nặng nề, trên xe chất đầy những bao lúa. Đường dẫn vào núi Nổi là một con đường mới đắp rộng khoảng 5m, cao hơn mặt ruộng. Hết con đường này là núi.
http://nd9.upanh.com/b2.s5.d1/543444e2fa3ba2ec01ed0b10c19926c4_36194139.140811a1.jpg

Núi Nổi nằm ở xã Tân Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, cách thị xã Tân Châu khoảng 9km. Núi có chu vi khoảng 320m, nằm giữa cánh đồng rộng mênh mông, vào mùa nước lũ, ngọn núi như bồng bềnh trên mặt nước. Khu vực ven chân núi có độ dốc trung bình từ 10 - 120 m, vì vậy không bị ảnh hưởng của mưa lũ. Lớp đất mặt là cát pha sét, có cường độ chịu lực cao, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Cảnh quan thiên nhiên đẹp, kết hợp phong cảnh sinh thái vùng đồng bằng sông nước, phản chiếu ánh nắng và nổi bật giữa biển lúa màu xanh xung quanh.

Núi Nổi là một trong các ngọn núi thấp nhất và nhỏ nhất trong số núi ở An Giang. Nói là núi nhưng độ cao của nó chỉ khoảng 10m bao gồm đất và đá chất chồng lên nhau. Tương truyền, khoảng 2.500 năm trước, nơi đây từng tiếp đón các tàu buôn tơ lụa, gốm sứ đến mua bán như ở vùng Ba Thê-Núi Sập. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nơi này rất hoang vu. Bộ đội lẫn vào đây thì mất hút, địch chẳng lần ra dấu. Tên địch nào lọt vào đây thì đừng hòng quay trở ra. Vì thế người ta ví khu vực núi Nổi như ngọn đồi Tức Dụp thứ hai của An Giang. Phần lớn cánh đồng trồng lúa ngày nay xưa là một rừng tre rộng lớn. Bộ đội đóng quân trong khu vực này để đánh giặc.


Sau năm 1975, rừng tre được san phẳng lấy đất trồng lúa. Địa phương chỉ giữ lại nguyên trạng núi Nổi. Giữa đồng trống mênh mông, ngọn núi như một nét điểm xuyết bởi rừng cây rậm rạp với những cây cổ thụ tỏa bóng mát. Theo những bậc thang, khách lên đỉnh núi. Tại đây có một ngôi chùa cổ xưa mang tên Phù Sơn Tự. Ngôi chùa được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Ngôi chùa đơn giản nhưng cổ kính. Trong tâm linh người dân địa phương, núi Nổi là chốn linh thiêng để gởi gắm đức tin. Đối với khách ưa khám phá, đây là điểm đến thú vị. Vì sao giữa đồng ruộng lại có một gò đá cao như thế? Lý giải điều này, người dân địa phương cho rằng: núi Nổi là một dạng núi sót nằm cách xa quần thể Thất Sơn và các cụm núi Campuchia. Do đó, núi Nổi vẫn được gọi là núi chứ không gọi là gò.

http://nd9.upanh.com/b3.s4.d1/ac9024e7d294be2e5dc0fd09d1f4b784_36194209.140811a2.jpg

Người trong chùa rất thân thiện và hiếu khách. Khách có thể ngồi trò chuyện nhiều giờ liền. Khi con nước ở thượng nguồn sông Mê Công đổ về cũng là lúc việc đồng áng đã xong, nước ngập trắng đồng, núi Nổi nhô lên như một cù lao nhỏ trên biển nước mênh mông ấy, hoặc như một đóa sen lớn trên đồng nước đỏ hồng màu phù sa. Trên núi có những cây sao, cây dầu, cây còng hàng chục, trăm năm tuổi đứng vững chải, che kín ngọn núi. Nơi đây lý tưởng cho các hoạt động du lịch khám phá, về nguồn vừa thư giãn vừa tìm hiểu được nhiều kiến thức bổ ích. Kết hợp chuyến đi này, du khách có thể dừng chân lại làng dệt Tân Châu xem nghệ nhân nhuộm mặc nưa tạo màu đen bóng láng tạo sản phẩm dệt nổi tiếng lãnh Mỹ A một thời vàng son.

Hàng năm, vào khoảng tháng 9 âm lịch, lễ hội núi Nổi diễn ra tạo không khí vui chơi cho người dân địa phương sau khi kết thúc việc đồng áng. Đó là một sản phẩm du lịch độc đáo cho du khách đến từ phương xa

(Theo Cần Thơ)

hung vi
07-10-2011, 02:28 PM
http://nd7.upanh.com/b2.s10.d3/7a594b989eff05dd801e0da8d41fad9b_36194457.7515511242590302.jpg

"Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh".
Dọc từ bắc vào nam, có những hòn đá mang hình người đàn bà bồng con chờ chồng đã gắn với những truyền thuyết huyền thoại.

Những hòn Vọng Phu ấy đã trở thành hình tượng đẹp đầy tính nhân văn, ca ngợi lòng chung thủy, nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam.Truyền thuyết về hòn Vọng Phu hình người phụ nữ ôm con chờ chồng đến hóa đá, là hình tượng đẹp đầy tính nhân văn của Việt Nam. Hòn Vọng Phu đã đi vào thơ ca, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, ca ngợi lòng chung thủy, nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam

http://nd0.upanh.com/b1.s12.d2/46c4b6be0061c9a9bf3e31675c9ab17e_36194640.hvp4.jpg

Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn: nằm ở phía bắc Thành phố Lạng Sơn, trong quần thể cảnh quan Động Tam Thanh và Chùa Tam Thanh (thuộc địa bàn Phường Tam Thanh, Tp Lạng Sơn). Núi này còn được gọi là núi Tô Thị.

Trên đỉnh núi có một khối đá tự nhiên hình một người phụ nữ bồng con hướng nhìn về phương xa. Từ xa xưa tượng đá tự nhiên này đã gắn với truyền thuyết về một người con gái chung thuỷ đứng chờ chồng. Chờ mãi không thấy chồng về, nàng và con đã hoá thành đá, từ đó người dân gọi đây là tượng Nàng Tô Thị

http://nd3.upanh.com/b4.s6.d1/c88a014c7fe39b44f5e5de1030da4d32_36194723.niv7885ngphu1.jpg

Núi Vọng Phu ở Thanh Hóa: thuộc xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người phụ nữa đang quay mặt về phía biển Đông.

Hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thuỷ chờ chồng đến hoá đá. Vì vậy ngọn núi này có tên gọi là Vọng Phu (vọng có nghĩa là trông, ngóng, phu là người chồng).
http://nd2.upanh.com/b2.s2.d3/c09892b5ad1177f79ce28950b8f29ae7_36194792.1269161921honvongphuso2.jpg

Núi Vọng Phu ở Nghệ An: ngọn núi bên bờ khe Giai.

Núi Vọng Phu ở Quảng Trị thuộc huyện Vũ Xương, ở cửa bể đạo Thuận Hóa thuộc tỉnhQuảng Trị bây giờ.

Núi Vọng Phu ở Ðá Bà Rầu (Quảng Nam - Ðà Nẵng)

Núi Vọng Phu ở núi Bà (Bình Ðịnh):thuộc dãy núi Bà, địa phận thôn Chánh Oai, huyện Phù Cát. Mỏm đá xanh trên đỉnh núi cao, nhìn ra Vũng Rô, cạnh suối Bún. Nếu ta ngồi thuyền dưới biển nhìn vào trông giống một bà mẹ dắt con đăm đăm nhìn ra khơi như ngóng trông.

Núi Vọng Phu ở Tuy Hòa: Người dân Biển Tuy Hòa cũng gọi ngọn núi Đá Bia là núi Vọng Phu. Núi cao 706 m thuộc dãy Đèo Cả, chân núi phía Nam giáp biển Vũng Rô, trên đỉnh có 1 khối đá lớn, mọc dựng đứng, chóp nhỏ và tròn trông tựa hình người đàn bà
http://nd2.upanh.com/b6.s4.d3/0d29370960ff527a576929cdfd6b1858_36194872.nangtothi.jpg

Núi Vọng Phu ở Khánh Hòa: Cách bờ biển Đông 30km, và cách Khánh Chỉ (Ma Rạc), huyện lỵ Khánh Dương (Khánh Hòa) 18 km, có 1 khối đá hoa cương khổng lồ vươn thẳng lên trời, bên cạnh có một khối đá nhỏ hơn, trông xa y hệt một bà mẹ bồng con chờ người thân một đi không trở lại.

Núi Vọng Phu ở tỉnh Đắk Lắk: Núi Vọng Phu cũng có tên là núi Mẫu Tử, cao 2051 thước, trước kia thuộc tỉnh Darlac. Cao nguyên M’Drăk là nơi sở hữu một trong những ‘’nàng Tô Thị’’ bằng đá tự nhiên rất nổi tiếng ở Việt Nam

http://nd1.upanh.com/b4.s19.d1/95b616a99e2abc6bcaa3de4ab248bd14_36194931.img0141xd.jpg

Núi Vọng Phu ở Tây Ninh: Núi Bà Đen ở Tây Ninh, thờ Linh Sơn thánh mẫu, xưa kia gọi là Núi Một. Hơn hai trăm năm nay mang tên là núi Bà Đen, nguyên do sự tích: Xưa có một cô gái người Trảng Bàng xinh đẹp tuyệt trần, nước da ngăm đen, tên là Lý Thiên Hương. Thiên Hương thường đi lại cúng hương hoa ở một ngôi chùa trong núi. Chẳng may, cô bị bọn cướp hành hung. Có một chàng trai thấy sự bất bằng, ra tay đánh tan bọn cướp. Hai người yêu thương nhau. Chàng ra lính xa. Bọn cướp trả thù bắt nàng, nàng chạy trốn trong núi Một và mất ở đó. Vị hòa thượng trụ trì trên chùa chôn cất nàng tại sườn núi phía Đông. Nàng thường hiển linh cứu giúp người hiền. Dân chúng tưởng niệm, coi nàng là Linh Sơn Thánh Mẫu, hương khói phụng thờ, gọi núi Một là núi Bà Đen

http://nd9.upanh.com/b5.s9.d1/df2dd86db3595829c10104d1291f61bb_36194989.hvp4.jpg

Núi Vọng Phu ở xã Ninh Tòng, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa có tên là núi Mẫu Tử, giáp ranh xã Krong Hin, huyện Mơ Ðrắc, cao 2.051 mét. Ðây là ngọn núi cao nhất của Khánh Hòa. Chóp núi là một khối đá hoa cương khổng lồ, bên cạnh có một khối nhỏ hơn, trông xa tựa hình người, đứng xa 40 km vẫn rõ hình ảnh mẹ bồng con ngóng ra biển Ðông:

Bồng con ngồi dựa trên non.
Trăng thu vằng vặc dạ còn nhớ trông.

Theo Quách Tấn trong Xứ Trầm Hương, núi Vọng Phu này người Pháp gọi là La Mère et L'Enfant - dịch ra là Mẹ Bồng Con, và còn có tên khác là Mông Công, đọc trại ra thành Bồng Con; đồng bào dân tộc trong vùng gọi là T'Yang Mtên. Những người lớn tuổi trong vùng Ninh Hòa - Vạn Giã đều cho rằng trông lên hòn Vọng Phu, đứa con càng ngày càng lớn trong vòng tay mẹ, còn bà mẹ thì ngày càng già yếu mỏi mòn vì bao nhiêu năm dạn dày sương gió

http://nd2.upanh.com/b2.s9.d3/f326331bfde3476a82cbad6128eb95f0_36195072.img0141xd1.jpg

Quen thuộc nhất là hòn Vọng Phu trên núi Tô Thị ở Lạng Sơn. Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn được mọi người biết qua câu ca dao quen thuộc:
Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa -
Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh...

Núi Tô Thị nằm gần sông Kỳ Cùng, gần động Tam Thanh. Ở sườn núi nhô lên một khối đá, xa trông như một bà mẹ bồng con, cách nay mấy năm đã bị một số người lấy đá nung vôi, sau đó được phục chế. Chuyện kể rằng Tô Thị người nết na, duyên dáng, lấy chồng là chàng trai nhà nghèo nhưng học giỏi tên là Ðậu Kim Liên. Ðinh Trưởng cũng mê Tô Thị, đã dùng quyền lực bắt Ðậu Kim Liên đi lính. Tô Thị ngày ngày lên núi trông ngóng chồng đến hóa đá. Ðinh Trưởng thấy lạ tìm xem, bị người đá vung cát vào mắt té ngựa chết. Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn cũng có sự tích hòn Vọng Phu này và gọi là sự tích đá trông Chồng
http://nd4.upanh.com/b4.s3.d3/dcd4a160ca507fa64479cc014e945789_36195114.img774.jpg

Ðến Thanh Hóa, chúng ta thấy trên đỉnh núi Nhồi một cột đá đứng sững cao khoảng 20 mét giống hình người phụ nữ ôm con, dân địa phương gọi là hòn Vọng Phu.

Vọng Phu cảnh đẹp núi Nhồi
Có người chinh phụ mắt ngời đăm đăm.

Núi Vọng Phu thuộc huyện Phù Cát - Bình Định
Hòn Vọng Phu thuộc thôn Chánh Oai, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, là hai khối đá, một cao, một thấp trông tựa hình người.

http://nd9.upanh.com/b4.s15.d2/c94dcd804ba54699fb770b4841d721c7_36195179.honvongphu.jpg
Từ phía biển nhìn vào giống như một người đàn bà tay dắt con đang ngóng nhìn ra phía khơi xa. Đá Vọng phu cao cách mặt biển 700m, thời Tây Sơn khởi nghĩa nơi đây là "Vọng hải đài" có thể kiểm soát một vùng trời biển rộng lớn. Tác phẩm như có hồn của tạo hoá đã khiến con người phải động lòng. Khối đá xanh đứng hoài dưới nắng mưa, thi gan cùng năm tháng đã biểu tượng cho lòng chung thuỷ của nghĩa vợ chồng trong tâm thức dân gian.

Núi Vọng phu ở Bình Ðịnh còn gọi là "Núi Bà" vì tôn vinh người đàn bà tiết nghĩa, kiên trinh ấy mà có tên gọi như vậy. "Núi Bà" Bình Ðịnh sách xưa chép là Bô Chinh đại sơn. "Bô chinh" là phiên âm từ ngôn ngữ Chămpa, cũng như chữ Chiêm thành (Zhàn chéng) vốn dĩ phiên âm từ danh từ Chăm hoặc Chàm vậy

http://nd7.upanh.com/b4.s7.d3/60d7729964ff2894b10da31e410e242b_36195197.nnnhlichsuninhhoahonvongphu.jpg
"Núi Bà" hay "Bô chinh đại sơn" là dãy núi lớn như một quả tim khổng lồ đặt chính giữa cơ thể huyện Phù Cát. Mặt phía đông ngăn nước biển tràn vào đất liền; mặt phía nam và tây, tây bắc bảo vệ cuộc sống của cư dân các huyện Phù Cát, An Nhơn và Tuy Phước. Trên "Núi Bà" có con "suối treo" mà sách xưa gọi là "Bộc tuyền", vì nước suối từ dốc cao đổ xuống như hình tấm lụa treo. Ngọn "chóp vung" của dãy Núi Bà là đỉnh cao nhất, cách mặt biển 1000m, di tích chùa ông Núi, một thắng cảnh tuyệt vời nằm ở lưng chừng đỉnh "chóp vung", nơi mà Danh nhân Văn hóa Ðào Tấn từng ẩn cư và đề thơ

http://nd2.upanh.com/b4.s17.d1/e69c1196b202de01ff3ebc14cfbe3f5a_36195232.hvp4.jpg

Kể cũng lạ, khắp đất nước ta có khá nhiều nơi có núi mang tên "Vọng phu", nghĩa là mong ngóng đợi chồng. Truyền thuyết về "Núi Vọng phu" na ná như nhau, đại khái là vì quá nghèo khổ mà hai anh em nhà nọ (anh trai và em gái) ngay từ thuở bé đã phải lưu lạc mỗi người một nơi "tha phương cầu thực". Rồi nhiều năm sau vì không nhận ra nhau mà họ trở thành vợ chồng và có con. Bỗng một hôm họ có dịp tâm sự về cái quá khứ của mình, người chồng mới phát hiện: hóa ra vợ mình lại chính là em ruột mình. Anh ta tủi hổ: chỉ vì nghèo khổ mà dẫn họ đến phạm tội loạn luân. Thế là anh chồng bỏ nhà lặng lẽ ra đi, một cuộc ra đi không bao giờ trở lại. Người vợ bồng con năm tháng mòn mỏi trông mong chồng về, đến hóa đá mà nàng cũng chưa biết được vì sao chồng nàng lại mãi mãi ra đi. Chuyện nàng Vọng phu có thể có thật, cũng có thể không có, nhưng hình tượng hóa đá của nàng thì như một bản di huấn của tổ tiên nhắc nhở con cháu muôn đời về nỗi tủi nhục vì đói nghèo.

Có thể đây chỉ là một sự tích do dân gian thêu dệt, nhưng nó cứ được truyền từ đời này qua đời khác như một lời nhắc nhở và gửi gắm vào đó sự cảm phục đức thuỷ chung, một phẩm hạnh có thực của người phụ nữ Việt Nam.

(theo nhiều nguồn)

hung vi
07-10-2011, 02:41 PM
http://nd2.upanh.com/b6.s15.d2/2a6df144cf1e0406d372535ea050d416_36195692.13.jpg


Vùng Bảy Núi ở An Giang có hàng chục “giếng tiên”. Điều kỳ lạ là các giếng này đều nằm trên những đỉnh núi cao chót vót, ăn sâu vào lòng đá nhưng quanh năm luôn đầy ắp nước.

< Toàn cảnh Bảy Núi.

Cũng nước lớn, nước ròng

Ông Võ Văn Oanh ở ấp Tha Lót, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang trồng một rẫy rau xanh lớn trên vồ Đá Bạc, núi Dài Lớn, huyện Tri Tôn. “Nhờ giếng tiên trên vồ mà cư dân núi ở Chót Ông Còn mới sống nổi. Ăn uống, tắm giặt, tưới cây... đều từ nước giếng đó”, ông Oanh cho biết.
Ông Nguyễn Văn Đa, ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, khoe, ông vừa mua được 30 công đất (3 ha) rừng trên vồ Đá Bạc để trồng rau xanh và một vườn xoài. “Nghĩ cũng lạ thật, nước ở đâu không biết, nhưng hễ múc cạn thì một lúc sau lại tự dâng đầy trở lại.

Lâu ngày để ý, tôi thấy mực nước trong giếng thay đổi lên xuống theo hai thời điểm sáng - chiều trong ngày. Người dân làm rẫy xem đây là cách báo hiệu thời gian để xuống núi”, ông Đa giải thích. Từ đó, ông theo dõi và nhận thấy “giếng tiên” ở vồ Đá Bạc cũng có nước lớn, nước ròng xoay theo con trăng hằng tháng.
Giếng không cạn

Núi Ba Thê ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang là một trong những nơi có nhiều “giếng tiên” nhất xứ Thất Sơn. Hàng chục năm trước, đây còn là vùng hoang sơ, quanh chân núi đã có nhiều nhà dân sinh sống. Trong một lần lên núi, ông Mai Đức phát hiện trên sườn phía Đông có một giếng đầy ắp nước, mát lạnh và trong vắt.

Mỗi đêm trăng sáng, dưới đáy giếng này lung linh những hạt cát vàng óng ánh nên người dân địa phương đặt tên là giếng Vàng. Trên đỉnh núi Ba Thê, cạnh một phiến đá cheo leo bên phải chùa Chân Tiên cũng có một giếng hình tam giác, quanh năm không bao giờ cạn. Không ai biết giếng này bắt nguồn từ đâu nên người ta gọi theo tên của chùa Chân Tiên.
http://nd4.upanh.com/b5.s2.d4/c54f29a1bfa06ed46efa893c1dc3f30e_36195784.cd136gieng2nd2.jpg

Không ai thống kê được vùng Bảy Núi có bao nhiêu “giếng tiên” nhưng hầu như trên mỗi ngọn núi đều có một vài cái mà người dân vô tình phát hiện được. Đỉnh núi Két ở thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên (An Giang) cũng có một “giếng tiên” trên phiến đá cao nhất. “Thấy giếng nằm trên một phiến đá cheo leo mà lại có nước ngọt và nhiều người tới viếng, tôi đã làm hàng rào bảo vệ an toàn cho khách”, ông Nguyễn Văn Sơn, sống trên đỉnh núi Két, nói. Cũng theo ông Két, giếng này chỉ rộng khoảng 0,5 m, ăn sâu vào lòng đá. Càng ăn sâu, lòng giếng càng nhỏ lại nhưng không biết nước từ đâu cứ dâng lên khi vừa vơi bớt.

Những người thường xuyên đến thăm vùng Thất Sơn không ai có thể bỏ qua núi Dài Năm Giếng (còn gọi là Ngũ Hồ Sơn) ở thị trấn Nhà Bàn, đối diện núi Két. Trên 5 đỉnh của núi này, ở độ cao hàng trăm mét có 5 giếng nước. Còn ở núi Cấm tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, khó có thể đếm hết số “giếng tiên”. Trong đó, dồi dào nước nhất, được người dân nhắc đến nhiều nhất là giếng ở vồ Đá Vàng - mạch nước lớn nhất vùng. Từ trong lòng đá, nước cứ dâng đầy. Thấy nguồn nước xanh mát, quanh năm không bao giờ cạn, những người sống trên núi đã xây dựng vách ngăn như một bể chứa để không chảy tràn lãng phí.
Nguồn sống cho hàng nghìn hộ dân

Không chỉ cung cấp nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân trên các ngọn núi cao, những “giếng tiên” này còn là nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng và là nơi giải khát của thú rừng. Anh Trần Văn Thảo ở ấp Vồ Bà, xã An Hảo, trồng hơn 5 ha quýt hồng trên núi Cấm. Nhờ nguồn nước ở giếng Đá Vàng mà vườn nhà anh luôn xanh tốt. Lúc gia đình anh mới đem giống quýt hồng về trồng trên núi, điều trăn trở nhất là nguồn nước tưới, giờ thì anh hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

Trong một lần đi bẫy thú rừng trên vồ Đá Vàng, anh Thảo lội theo dấu chân lợn rừng, tìm đến một mạch nước lớn ở đây. Mệt lả người, anh đưa tay hớt một bụm nước uống cho đỡ khát thì thấy nước ngọt lịm. Anh về bàn với cha tìm cách đưa nước về tưới cây trồng ở vườn nhà. Cha con anh Thảo vận động một số hộ dân trên núi đem vật liệu lên xây vách ngăn như một miệng giếng để trữ nước. Bà Hai Mính, trồng 2 ha bưởi da xanh phía trên vườn quýt của anh Thảo, cũng học cách dẫn nước từ giếng Đá Vàng về tưới xanh vườn bưởi.


(Theo báo An Giang)

hung vi
07-10-2011, 02:53 PM
http://nd1.upanh.com/b3.s11.d3/58b0a35e28cafbaa243cd108227dea25_36196231.29768.jpg

Cách thị xã Phan Rang 20km về phía bắc và giáp ranh với vịnh Cam Ranh, vườn quốc gia Núi Chúa với độ chênh gần 1.000 mét từ mặt biển đến đỉnh núi cao nhất, các hệ sinh thái ở đây được phân bổ thành sáu kiểu rừng tương ứng với sáu tầng bậc độ cao, tạo ra nhiều tập đoàn sinh vật quần tụ phong phú, đa dạng đầy kỳ thú.

Nếu Ninh Thuận lâu nay được cho là vùng khô hạn nhất nước thì vườn quốc gia Núi Chúa được xem như là vùng khô hạn nhất của Ninh Thuận. Một số nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng những vùng rừng khô của Núi Chúa khô hạn không kém gì nhiều vùng của châu Phi. Khí hậu và môi trường hệt những vùng bán hoang mạc thường gặp ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay Algeria.

Bạn đã sẵn sàng cho một chuyến du lịch tới sa mạc của Việt Nam trong mùa hè này chưa?

http://nd6.upanh.com/b4.s3.d1/5bee88d869f14311572027ee145bac94_36196306.nth12.jpg

< Cây bụi bám rễ cheo leo trên sườn núi khô hạn.

Từ thị xã Phan Rang đi theo con đường tỉnh lộ 702 của Ninh Thuận chừng 42km là đến rừng quốc gia Núi Chúa. Với địa hình, phong phú, khí hậu có một không hai và tính đa dạng sinh học cao, Núi Chúa đang là điểm đến cuốn hút của nhiều du khách.

Vườn quốc gia Núi Chúa là nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy ở nước ta. Giống như một sa mạc khô hạn, khí hậu ở đây chẳng kém gì những vùng bán hoang mạc tại Châu Phi.

http://nd8.upanh.com/b2.s19.d1/0d33dd724671859fa45cab33d7649291_36196368.29766.jpg

< Bao la rừng quốc gia Núi Chúa.

Du khách sẽ thích thú khi được ngắm những trảng xương rồng chạy dài ven tỉnh lộ, những cây bụi lúp xúp sau cồn cát bỏng nắng.

Tuy mưa ở đây rất hiếm, song lại có rừng nguyên sinh với hệ thực vật rất phong phú. Theo khảo sát ban đầu của các nhà khoa học, nơi đây có tới 664 loài thực vật và 201 loài động vật, đặc biệt có nhiều loài động thực vật quí hiếm.
http://nd9.upanh.com/b4.s13.d2/fe46f3b5f7916d65f3664592c0866bbe_36196409.nuichua.jpg

< Dòng thác Lồ Ô tuôn chảy giữa rừng.

Vườn quốc gia Núi Chúa có nhiều dãy núi cao, một Núi Chúa anh và ba Núi Chúa em. Với độ cao hơn 1.000m, quần thể Núi Chúa anh và ba Núi Chúa em tạo nên một vùng ôn đới ngay giữa “sa mạc”

http://nd9.upanh.com/b2.s17.d2/3c8c39389afa681d7a93d76e0557bbe0_36196449.nth2.jpg

< Hồ trên lưng chừng núi.

Để đến được đỉnh Núi Chúa anh, bạn sẽ được tận mắt thấy sáu kiểu rừng: từ rừng khô hạn cho đến rừng kiểu á nhiệt đới.

Càng lên cao, cây cối lại càng xanh tười hơn, chủ yếu là cây bụi gai mọc liên kết nhau thành từng mảng. Ở độ cao 800m đã xuất hiện cây gỗ lá kim như kim giao, hoàng đàn giả, thông tre, thanh tùng...

Đặc biệt, trên núi còn có một hồ treo, quanh năm đầy nước. Ven hồ có nhiều vỉa đá nổi nhấp nhô, trông như một hòn non bô. Trên núi còn có nhiều suối và thác nước cao tạo nên cảnh quan rất nên thơ, kì thú và làm cho khí hậu dịu mát. Dưới chân núi, ngay cạnh hoang mạc bỏng nắng là bờ biển lấp lánh trong xanh với những bãi tắm lí tưởng ở vịnh Vĩnh Hy.

http://nd5.upanh.com/b2.s9.d1/d1b9386a8dd68762f18dbea528bf264f_36196465.nth5.jpg
Vịnh Vĩnh Hy là một thắng cảnh tuyệt vời ở vườn quốc gia Núi Chúa. Một vùng vịnh xanh thẳm được ôm ấp trong lòng núi bình lặng. Từ trên núi cao, dòng suối Lồ Ô chảy xuống, uốn lượn như một dải lụa trắng mềm mại, ẩn hiện dưới tầng xanh của cây rừng rồi đổ xuống vịnh. Đến Vĩnh Hy, du khách không những được thoả sức vẫy vùng trong làn nước mát mà còn được tham gia lặn biển để ngắm thảm san hô nổi tiếng dưới vịnh.

Sa mạc cát, rừng thẳm, biển xanh... vườn quốc gia Núi Chúa là sự lựa chọn hoàn hảo cho chuyến nghỉ mát đầy thú vị và mới lạ trong mùa hè này của bạn.

(Tổng Hợp VezoneNLĐ)

hung vi
07-10-2011, 03:04 PM
http://nd3.upanh.com/b1.s8.d4/9045ddfccc534123fbb5c0cf45dc09fe_36196753.tutram.jpg

Dãy núi Tử Trầm nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 20km. Núi thuộc xã Phụng Châu - huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

< Một góc núi Tử Trầm nhìn từ chùa Vô Vi.

Chân núi có một ngôi chùa nổi tiếng - chùa Trầm. Nhưng nằm trong quần thể núi đồi, di tích nơi đây còn có một ngôi chùa độc đáo khác có cái tên nghe rất lạ: Vô Vi.

Chùa nằm cách Hà Nội không xa, cứ thẳng đường 6 đi, qua khỏi Hà Đông chừng 7km, bên trái là thị trấn Chúc Sơn, chếch bên phải là có thể nhìn thấy núi Ninh Sơn - tục gọi là núi con phượng. Có 2 đường để bạn có thể tìm đến chùa một cách dễ dàng:
Một là đi xuyên làng Ninh Sơn, hai là có thể lượn xe vòng phía sau núi..

http://nd9.upanh.com/b4.s17.d1/f7cc2f6d1c60afc8e607fd49c0b0609d_36196839.4641458991b7e1d8c5aao.jpg

< Những bậc thang đá lên chùa.

Đỉnh Vô Vi là một núi đá nhỏ, tách khỏi dãy Tử Trầm - còn gọi là núi con rồng mà Vô Vi được ví như viên ngọc, nằm chênh vênh giữa trời đất.

Men theo chân núi nhấp nhô đá, từ chùa Trầm sang núi Vô Vi chỉ vài trăm bước. Tương truyền, vào thế kỷ thứ X, một trong những thủ lĩnh của 12 sứ quân đến đây mai danh ẩn tích rồi dựng lên ngôi chùa.

http://nd2.upanh.com/b6.s10.d4/035f731b67c96fd0f76a99e3357b3fdc_36196882.ap20100913100112596.jpg

< Cổng chùa Vô Vi.

Thời Tiền Lê, chùa xây dựng ở chân núi có tên gọi là Phúc Trù tự. Thời Trần chùa được xây dựng ở lưng núi gọi là Trai Tinh tự. Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514) chùa dời lên gần đỉnh núi như ngày nay, đổi lại tên như thời Đinh là Vô Vi tự.

http://nd8.upanh.com/b5.s5.d1/28aa335cfa1086a40956ee38bc8ec925_36196918.img1661.jpg

Vì nằm trên đỉnh núi nên chùa không rộng, chỉ chừng hơn 10m2, tượng Phật cũng không có nhiều nhưng kiến trúc chùa còn gần như nguyên vẹn. Trên vách núi còn treo một quả chuông đúc năm 1814.

Bước qua hơn 100 bậc thang đá quanh co là lầu Nghênh Phong (đón gió) trên đỉnh núi. Đứng trên lầu Nghênh Phong, phóng tầm mắt là có thể ngắm dòng sông uốn khúc, ruộng đồng phì nhiêu, khung cảnh thanh bình, bao nhiêu mệt mỏi, bụi bặm bon chen nơi phố xá náo nhiệt, bỗng chốc tan biến…Theo đạo Phật, từ vô vi nghĩa là không phụ thuộc.

http://nd2.upanh.com/b5.s11.d1/ef840973a900617373fd926ff9fa3f13_36196952.ap20100913101104858.jpg

Không bị ảnh hưởng, không vì nhân duyên mà sinh ra. Trong Phật giáo nguyên thủy, thì chỉ có Niết bàn được xếp vào hạng vô vi. Tất cả các pháp còn lại là hữu vi.

< Chuông chùa treo trên chòm đá...

Sự tĩnh lặng của ngôi chùa cùng khung cảnh yên tĩnh sẽ khiến những muộn phiền hàng ngày trong bạn biến mất. Trước mắt bạn là ánh nắng mặt trời lấp lánh phản chiếu trên dòng sông, những cây hoa đại nở từng bông trắng rụng trước sân chùa... Cảm giác ấy khiến ai đã đến một lần còn mãi nhớ…

(Theo ANTĐ)

hung vi
07-10-2011, 03:15 PM
http://nd3.upanh.com/b5.s10.d4/757a331edb5603763b09ddce7df7e922_36197343.donggam.jpg

Bắt nguồn từ chân dãy Trường Sơn đổ về phía đồng bằng, rú Gám - một danh sơn nổi tiếng từ xa xưa và trở thành biểu tượng của quê hương Yên Thành: "Ngái ngôi chi cũng mơ về rú Gám/Bến bờ nào cũng dội sóng sông Dinh, Sông Dinh một thuở đôi bờ nhớ/Rú Gám ba tầng mấy dặm thương"...

Thời Bắc thuộc, các quan cai trị Châu Diễn đã chọn Quỳ Lăng làm lỵ sở, nơi có địa thế hiểm yếu, tiện cho việc phòng thủ, tựa lưng vào núi, mặt ngoảnh ra cánh đồng. Thời nhà Đường, năm Trinh Quán thứ 1 (năm 627), vùng đất này đã là trung tâm của Châu Diễn. Và Cao Vương (Cao Biền-vị quan cai trị, nhà phong thuỷ tài ba, người đã chọn địa điểm xây thành Đại La thời Bắc thuộc) trong những lần tuần thú miền đất biên viễn phía nam Diễn Châu đã trèo lên đỉnh rú Gám và để lại dấu vết ở đây (trên đỉnh rú Gám có hồ nước trong suốt, rất sâu, tục truyền là nơi Cao Biền yểm huyệt).

Đến thời Tiền Lê, khi vùng đất này được khai phá, cư dân quần tụ đông đúc, Lê Long Ngân, con thứ 8 của vua Lê Đại Hành đã chọn vùng đất phía Tây Rú Gám để thành lập lỵ sở Đông Thành. Như vậy, cách ngày nay khoảng 1.000 năm, vùng đất này đã được chọn để xây dựng đế đô..

http://nd7.upanh.com/b4.s5.d1/7a2b48f57e607e599d432b39c8c33916_36197387.ap20100509120919613.jpg

Trên Rú Gám, bên cạnh đền thờ Bạch Thạch đại vương thần (thần đá trắng), còn có miếu thờ Lý Thiên Cương. Lý Thiên Cương là con của Lý Thái Bảo, một vị nhân thần có công chiêu dân lập ấp khai khẩn vùng Kẻ Gám, về sau lên núi tu tiên, dân lập đền thờ. Rú Gám còn có tên Thứu Lĩnh. Thứu là con chim Thứu, còn gọi là chim Phượng vì núi có hình chim Phượng. Lại có tên là Long Sơn, núi Rồng, vì trên rú Gám có dãy núi đá ẩn hiện lưng chừng núi như là thân Rồng.

Từ thượng tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 9 âm lịch hàng năm, nhìn về Rú Gám ta thường thấy một dải mây chạy ngang hông núi rất đẹp. Dựa vào hiện tượng thiên nhiên này, người dân các vùng lân cận đã rút ra kinh nghiệm: Mây Rú Gám không dám đi cày/ Mù rú Gám không giám ra khơi... Sách "Đông Thành phong thổ ký" của nhà sử học Ngô Trí Hợp viết vào thời Tự Đức (1848-1883) xem mây mùa xuân trên đỉnh Rú Gám là một trong 8 danh thắng của huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu cũ.

Rú Gám hiện có gần 150 ha thuộc rừng nguyên sinh đang được bảo tồn ở xã Xuân Thành (Yên Thành), có thảm thực vật đa dạng chung sống phân tầng rõ nét. Họ dương xỉ phủ kín mặt đất, nhóm cây leo như mây, song, vầu.... loài cây thân gỗ quý hiếm như: lim, trắc, gụ, dẻ... động vật cũng khá phong phú: sóc, chồn, cáo, gà rừng, vẹt núi, chim sáo..

Trong không gian hùng vĩ, thơ mộng với sông Dinh chạy quanh co bên những ngọn đồi, chùa Gám (làng Kẻ Gám) hiện ra với kiến trúc cổ kính, điêu khắc Chùa Gám hết sức tinh xảo. Các mảng điêu khắc hình cây cỏ, hoa lá, linh vật, những bức tượng phật... được kết nối lại làm cho con người gần gũi, hoà quyện vào thiên nhiên.

http://nd1.upanh.com/b2.s11.d4/a16aff0a3afff8a926e64698be1b3fe3_36197451.ap20100509032247415.jpg
Theo truyền thuyết của làng Kẻ Gám nói rằng Rú Gám từ xa xưa gọi là núi Phượng Sơn , vì đứng từ xa trông giống như con chim phượng đang tư thế vỗ cánh, ở trên đỉnh núi có gò đất giống đầu chim Phượng, dân làng gọi là Hòn Nhơn hay Nhôn Sơn.

Tên làng buổi đầu mới thành lập gọilà Chân Cảm. Chân là chân thật, vững chải, trường tồn, Cảm là đông vui, trù phú . Cách nay hơn 1.400 năm có ông Lý Thiên Cương, con cháu nhà tiền Lý: Lý Nam Đế (541-602) về chân núi Phượng Sơn chiêu dân, khai đất lập điền trang, đặt tên trang ấp là Trang Cảm, sau đổi tên là Chân Cảm , vì thuộc quận Cửu Chân.

Nhờ long mạch tốt, có sông suối, thế núi long chầu hổ phục, đồng ruộng bình địa, nhờ thiên địa nhân hòa mà dân làng làm ăn no đủ; vì vậy dân các nơi khác tụ tập về đây làm ăn ngày một đông vui trở thành làng lớn nhất Châu Diễn xưa. Nhưng điều kiện canh tác hồi đó còn lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên. Nhiều năm hạn hán lớn nhân dân vào núi Phượng Sơn đào củ hoài sơn ( củ khoai mài), hái quả rừng để ăn. Trong núi có cây thân leo gọi là cây Gắm. Quả hình chùm, hình dạng giống quả nhót chứa nhiều tinh bột ăn thay ngô, khoai, sắn để qua lúc bần hàn. Những năm mưa thuận gió hòa cây gắm cho nhiều quả nhân dân thu hái về phơi khô làm lương thực dự trử như khoai sắn


http://nd5.upanh.com/b1.s5.d4/eca77c1f642f2e6193ce7add1f79ffde_36197515.rugam.jpg


Để nhớ ơn làng, ơn núi cho cây có quả cứu người lúc đói kém giáp hạt, người dân trong vùng đã đặt tên núi và tên làng là Gắm. Cũng có ý kiến cho rằng để tránh tên húy cây thiêng nên từ Gắm đổi sang Gám. Ngày nay dân không dùng quả Gắm thay lương thực nữa nhưng đến mùa hoa cây Gắm nở trắng rừng, tỏa hương thơm dịu ngọt như để nhắc nhở thế hệ sau nhớ đến cội nguồn, ông cha xưa một thời lam lũ, vật lộn với thiên nhiên, thú dữ, với thủy hỏa đạo tặc để xây đắp nên kẻ, nên làng phồn thịnh như ngày nay.

Để khai thác một cách hợp lý các giá trị văn hoá, lịch sử, tâm linh và du lịch của quần thể này, UBND huyện Yên Thành đã cho lập quy hoạch chi tiết bảo tồn tôn tạo khu du lịch tâm linh Rú Gám có quy mô khoảng 250 ha. Khu vực lập quy hoạch thuộc xã Xuân Thành (trên tỉnh lộ 538, kết nối từ quốc lộ 7 với quốc lộ 1A), với điểm nhấn trung tâm là chùa Gám, từ đó phát triển không gian du lịch tâm linh, sinh thái với các địa danh khác nằm trong không gian du lịch của Nghệ An và Bắc Trung bộ.

Việc cho lập dự án quy hoạch khu du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám là một quyết định có tính đột phá để tìm ra hướng đi cho phát triển du lịch của huyện Yên Thành. Làm cho Rú Gám sống dậy, lớn lên ngang tầm với vóc dáng của một danh sơn, nơi hội tụ anh linh của một vùng đất; đây cũng sẽ là điểm nhấn và là động lực phát triển du lịch của vùng quê lúa Yên Thành

(Theo báo Nghệ An)

hung vi
07-10-2011, 03:29 PM
http://nd1.upanh.com/b2.s6.d4/c6a011431a1419a7df077a6039694dee_36197761.1316259004ngudemnuituong1.jpg

Vùng Thất Sơn của An Giang luôn gắn liền với nhiều điều kỳ bí. Leo núi ban ngày là chuyện bình thường, thế còn khám phá một ngọn núi Thất Sơn vào ban đêm thì sao? Thú vị, mới lạ hay mạo hiểm đầy rủi ro?

< Quán bánh Canh lò Rèn

Nhóm chúng tôi quyết định thực hiện một chuyến “phượt” đêm lên Núi Tượng - một trong Thất Sơn, để trải nghiệm một cảm giác hoàn toàn khác.

Chương trình được vạch ra bởi nhóm bạn phượt của tôi tại Cần Thơ. Tôi chỉ là người ham hố đi theo vì lời rủ rê thân tình và ngọt ngào không thể cưỡng lại của người chị gái xứ “gạo trắng nước trong”. Từ Sài Gòn, tôi và hai vợ chồng anh bạn đi bằng xe máy xuống huyện Tri Tôn, An Giang để nhập đoàn của chị từ Cần Thơ chạy qua. Chúng tôi gặp nhau khoảng 4 giờ chiều tại quán bánh canh lò rèn gần chùa Xà Tón

http://nd1.upanh.com/b4.s17.d2/83c1f1deea6a308c498c570bfba45500_36197811.1316259004ngudemnuituong2.jpg


< Đường vào Ba Chúc - Ban đêm không có đèn đường.

Con đường từ quốc lộ 91 vào thị trấn Ba Chúc dài khoảng 25km, đường khá tốt. Hai bên đường là xóm làng, vườn tược, những cánh đồng lúa rộng bát ngát với những dãy núi xa xa. Càng về chiều, trời bắt đầu nhá nhem tối.

Không có đèn đường cho đến khi vào đến thị trấn. Cây xăng cũng ít nên bạn cần đảm bảo xăng phải đủ cho ít nhất một lượt vào và ra, hoặc đổ xăng ngay cây xăng đầu tiên bạn gặp trên đường. Vào buổi tối, cây xăng gần thị trấn nhất không bán xăng bơm trực tiếp từ trụ mà chỉ bán lẻ với giá 20.000 đồng cho một can xăng chưa đến 1 lít.

http://nd7.upanh.com/b5.s17.d1/8ea4646befb891ef1372f569a2d3cb44_36197847.1316259004ngudemnuituong3.jpg
Sáu giờ tối, chợ Ba Chúc vẫn còn nhộn nhịp người mua kẻ bán. Để vào đến núi Tượng, bạn phải vượt qua cửa ngõ là con đường có cây dầu hàng trăm năm tuổi đứng trấn ngay giữa đường, tạo thành hai lối ra - vào rõ rệt.

< Cây Dầu trăm tuổi tại thị trấn Ba Chúc.

Cây dầu này cũng có nhiều chuyện lạ kỳ gắn với việc làm đường của thị trấn. Bà con ở đây kể mọi cố gắng chặt bỏ cây dầu đều không có kết quả. Cây dầu này tạo thành điểm nhấn đặc biệt cho thị trấn Ba Chúc, không ai đi qua đây mà có thể quên được hình ảnh này. Qua cây dầu, vào đến bùng binh nhỏ, bạn quẹo tay trái để đến với núi Tượng, và nhà mồ Ba Chúc sâu bên trong nữa.

Chúng tôi dừng chân tại nơi mà bà con gọi là chùa: Tú Dương Miếu - Vạn Ban Miếu, nơi mà phía trên có hình “mặt ông Tượng”. Ông từ coi sóc ngôi miếu đã nhờ người hỗ trợ chúng tôi dẫn đoàn lên núi đêm nay. Đó là chú Út. Chú Út trạc bốn mấy năm mươi, không cao lắm, người gầy lại càng lỏng khỏng hơn trong bộ bà ba đen đang mặc. Nét mặt khắc khổ cộng thêm nước da ngăm đen khiến chú trông già hơn tuổi

Chỉ mang theo những đồ đạc cần thiết cho việc ngủ đêm trên núi như lều, túi ngủ, đồ ăn, nước uống, đèn pin, chúng tôi theo chân chú Út bắt đầu hành trình chinh phục núi Tượng. Núi Tượng thấp nhỏ, chỉ cao 145 m, nên ai cũng nghĩ sẽ lên đỉnh nhanh lắm. Nhưng khi đi rồi mới biết không hề dễ dàng chút nào.

http://nd7.upanh.com/b1.s5.d3/4abdfd0ff9756e5f129fb0ec5283ec38_36197897.1316259004ngudemnuituong4.jpg

< Chú Út.

Đường lên núi quanh co nhiều đoạn rẽ, có những hang hốc nhỏ hẹp, có cả đoạn dốc cao và cả vực sâu. Số lượng đèn pin, đèn đeo trán không đủ nên mọi người không ai bảo ai đều bám nhau rất sát và thường xuyên nhắc nhau địa hình mình vừa đi qua. “Cẩn thận, đá trơn!”, “Dây leo dưới đất”, “Gốc tre nhọn nha!” “Dốc trơn bên phải”,… là những câu nói thường xuyên được phát ra từ những người đi phía trước. Tôi yêu đội leo núi của mình quá. Tinh thần tập thể được phát huy cao độ trong đêm nay.
http://nd6.upanh.com/b3.s1.d1/b254a660003f36ecceebf04b23c5bc37_36197936.1316259004ngudemnuituong5.jpg

< Bên phải tảng đá này là vực sâu.

Chúng tôi tạm nghỉ 5 phút sau chặng leo đầu tiên. Chỗ ngồi nghỉ là một phiến đá to, hơi dốc xuống dưới. Đêm nay trời không nhiều sao, chú Út hỏi thăm chúng tôi có mệt không, cần nghỉ thêm chút nữa không? Cả đám đồng loạt “Dạ không mệt, Đi tiếp chú ơi!”. Địa hình núi non thật phức tạp, bạn cứ nghĩ đi đường thẳng, hướng lên trên hoài là sẽ tới đỉnh ư? Nhầm to bạn ơi. Có những đoạn bạn đi lên rồi lại phải đi xuống để chuyển qua một con đường khác đi tiếp lên trên. Có đoạn bạn phải men theo vách đá trơn nhẵn với một bên là vực sâu.

Không có người dẫn đường thì chắc chắn sẽ bị lạc. Tiếng chim kêu đêm, tiếng khỉ ngân dài, tiếng lá cây xào xạc, tiếng gió vi vu xen qua kẽ lá… Âm thanh trên núi trong màn đêm tĩnh mịch khiến chúng tôi có nhiều cảm giác khác nhau. Chú Út chỉ cho chúng tôi xem những hang đá rộng, hẹp khác nhau. Có thể đây là những hang đá đã giúp che giấu những người dân vô tội thoát khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt năm xưa.

http://nd9.upanh.com/b3.s4.d2/547a56363734bd2745cd08f174bac376_36197989.1316259004ngudemnuituong6.jpg

< Khe đá hẹp, phải nghiêng người mới lách qua được.

Chặng nghỉ tiếp theo của chúng tôi là một đỉnh nhỏ, theo lời chú Út là ngắm cảnh đêm rất đẹp. Để đến được nơi này, chúng tôi vượt qua một khe nhỏ và dốc. Khe được tạo thành bởi hai phiến đá to gần sát nhau, phải nghiêng người mới chui qua được. Người nhỏ con như tôi thì không sao, còn anh trưởng đoàn của bọn tôi cao khoảng 1m8, thân hình cũng bệ vệ khiến chúng tôi hồi hộp. Liệu anh ấy có bị kẹt ngang đường không nhỉ? Lỡ kẹt thì làm sao kéo ra?

Trong khe đá có dòng nước nhỏ chảy từ trên xuống, làm cho nó trở nên ẩm ướt, là môi trường thích hợp cho loài rong rêu và dây leo phát triển. Có chiếc rễ cây tựa như rễ cây trầu bà, nhưng to và dài buông từ trên đỉnh khe đá xuống, cộng với sự nhơn nhớt của rêu bám trên tảng đá khiến cho mấy chị em đi trước hốt hoảng, tưởng mình đụng trúng con rắn đang bò. Về phần anh trưởng đoàn, sau một hồi xoay xở hóp bụng đủ kiểu và được chúng tôi hò hét cổ vũ nhiệt tình, anh cũng đã có mặt cùng chúng tôi ngắm nhìn cảnh ruộng đồng làng mạc Ba Chúc về đêm từ trên cao.

http://nd7.upanh.com/b5.s11.d1/73b056c999208e43135c5f9f8d897121_36198057.1316259004ngudemnuituong7.jpg

< Đoàn "phượt" núi đêm.

Trong ánh trăng huyền ảo, chú Út hướng ánh mắt chúng tôi về kênh Vĩnh Tế xa xa, về cánh đồng Tà Pạ. Những ánh đèn tắt dần, một vùng Thất Sơn rộng lớn đang chìm vào giấc ngủ êm đềm sau một ngày dài lao động miệt mài. Chúng tôi ngồi ngắm trời đất, nhìn nhau, nói cười vui vẻ. Niềm vui đôi khi chỉ đến từ những điều nho nhỏ và chúng tôi hạnh phúc với điều đó.

Tiếp tục trở xuống khe đá và đi theo một con đường mới để lên đỉnh núi, đích đã gần kề, tưởng chừng chỉ ít phút nữa chúng tôi sẽ nhảy cẫng lên vì sung sướng khi chinh phục được đỉnh núi Tượng. Nhưng “người tính không bằng trời tính”, chúng tôi được yêu cầu “hạ sơn”. Chỗ này chỉ còn cách đỉnh cao nhất của núi Tượng một chút nữa thôi. Chúng tôi hội ý nhanh và thống nhất sẽ “hạ sơn” mặc dù lòng đầy luyến tiếc.

http://nd9.upanh.com/b1.s15.d2/3fe764ab52984261865b590db9994b97_36198119.1316259004ngudemnuituong8.jpg

< Buổi sáng với Mì xào Bắp Cải.

Khoảng 10 giờ tối, chúng tôi có mặt tại miếu Tú Dương. Đêm về khuya, mấy anh chị em ngồi quây quần trên chiếc phản, chuyền tay nhau từng ly rượu chùm ruột và kể về những chuyến đi đã qua và những dự định sắp tới. Chú Út đã chuẩn bị giúp bọn tôi hai “giường” ngủ tập thể rất tươm tất. Một “giường” được trải chiếu ở dưới đất, “giường” còn lại là chiếc phản làm bằng bê tông có lát gạch bông đặt cạnh tường bên ngoài miếu. Một số người thì chọn ngủ bằng túi ngủ mang theo hoặc đung đưa trên võng. Ai mệt thì đi nghỉ trước. Anh trưởng đoàn, hai chị bạn tôi và tôi là những người ngủ sau cùng. Tắt đèn, trả lại màn đêm sự yên lặng, chúng tôi chìm vào giấc ngủ trong tiếng mưa rả rích và ếch nhái kêu đâu đây.


http://nd6.upanh.com/b2.s17.d1/618edfbded774bf9859bcd4f0a9bd545_36198196.43000448.jpg

Sau một đêm leo núi mệt nhoài, ai cũng ngủ ngon, buổi sáng thức dậy thấy người khoan khoái hơn những ngày thường ở nhà. Xong bữa sáng, nhóm Sài Gòn chúng tôi thu xếp về trước vì đường xa và cũng muốn lượn lờ một vài điểm đến khác. Chúng tôi chạy xe thẳng vào trong ghé thăm nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pôn Pốt, nhà mồ Ba Chúc.

Khi quay ra thì chạy lên đồi Tà Pạ ngắm nhìn toàn cảnh cánh đồng Tà Pạ đang xanh lúa bên dưới, tắm hồ Tà Pạ nước trong xanh quanh năm. Có lẽ tôi sẽ để dành phần thăm thú này cho một bài cảm nhận khác.
Chào An Giang! Tôi đã đến đây và sẽ còn quay lại

(Theo Ng laodong)

hung vi
07-10-2011, 03:43 PM
http://nd2.upanh.com/b4.s6.d3/6da1abd5b685b9df2e0b1bb0808e4234_36198352.clipimage018thumb1.jpg

300 năm trước, người Hà Nhì mới đến đất Việt Nam này, cộng đồng của họ còn đông đảo lắm ở bên Trung Hoa, vì thế bà con dùng tiếng Quan Hoả và thích Hán tự lắm.

Già Pờ Sỹ Tài - một trí thức thuộc dòng dõi "quý tộc" của khu vực này - bảo: "Hữu bằng tự viễn phương lai/ bất diệc lạc hồ" (Bạn từ phương xa đến chẳng vui lắm sao). Tiễn các vị leo lên điểm núi thiêng có cột mốc ngã ba biên giới, vừa vui, già Sỹ Tài vừa buồn: "Vì hơn 70 tuổi, từ giờ đến lúc về giời, nếu Nhà nước làm đường ôtô lên cột mốc, thì may ra ta mới đi được, chứ đi bộ 8 tiếng, thì người trẻ mới đi được thôi mà!"
http://nd6.upanh.com/b4.s10.d1/5489044fa1adcf34e17f34f8b82b5b47_36198416.hanhi2jpg092053.jpg

Thêm nhiều lần "choáng váng" giữa rừng

Ngày xưa ta còn khoẻ, thì cột mốc chưa xây, chỗ đỉnh núi một tiếng gà ba nước cùng nghe kia, chỉ là một đống đá, có cái trụ đá ba cạnh hướng mặt sang ba nước đã bị cụt. Năm 2005, người Hà Nhì gùi từng túi ximăng, từng viên gạch viên đá vào xây, nghe nói mốc to đẹp lắm.

Chỗ ấy, bên ta gọi là núi Khoang Lao San, theo tiếng Quan Hoả tức là vùng rừng lạnh, vùng mây mù vây bủa quanh năm, cao khoảng 1.864m so với mực nước biển; phía Trung Quốc gọi là khu "Thập Tầng Đại Sơn" - 10 đỉnh núi lớn; phía Lào gọi là gì thì ta không tường tận lắm. Hồi ta còn đi săn hổ, săn gấu... rừng ở khu vực cột mốc ngã ba biên giới vẫn như bây giờ.

Bởi bà con không dám đẵn gỗ ở đó, bước chân người di cư tự do đến tận bây giờ cũng chưa vào được đến đấy. Ngoài bản Tá Miếu là cỏ tranh bạt ngàn, những quả đồi cao, đầy mây, ẩm ướt, nhưng chưa bao giờ có rừng già cả, chỉ toàn cỏ tranh. Chỗ giáp ranh ba nước, rừng phía ta dày và nguyên sinh, những cây gỗ lớn phủ toàn rêu xanh trông như con thú lông mượt đang đứng đợi khách ven lối mòn, đẹp lắm lắm" - già Sỹ Tài nói với tôi, rồi tiếc rẻ nhìn lên đỉnh trời có cột mốc ba cạnh, "ta đã già rồi, không còn đủ sức để lên đó cùng con được".

Khi tôi còn dầu dãi ăn rừng ngủ thác với Sín Thầu lắc lơ, thì cột mốc chưa xây. Lúc có mốc rồi, thì lại bận rộn, thật khó để dọn mình cho mấy ngày leo núi (từ Hà Nội, ít nhất 5 ngày vừa đi xe, vừa đi bộ). Giờ mang cả kho thiết bị và êkíp hùng hậu lên để làm phim tài liệu, thì trời lại đổ mưa, khi lắc rắc khi hạt nặng như có ai đứng trên giời ném ngô vào mặt lá.

Giá rét căm căm, đúng là phải cắn răng liều một chuyến, thì chúng tôi mới dám đặt cơm nắm và thịt gà rang, muối vừng làm lương thảo phục vụ cho hành trình cầm chắc là vô cùng vất vả đó. Khuất Văn Dũng - Trạm trưởng biên phòng A Pa Chải - xung phong vác AK đi dẫn đường, lại thêm Toán Chu Cà - lính đồn 317 - được chỉ huy cắt cử đi khuân vác máy móc và khoác súng bảo vệ đoàn.

http://nd6.upanh.com/b6.s7.d2/130c85f75707d448201076a77932c5ed_36198526.ejpg092043.jpg

"Chúng ta cần dậy từ 4h sáng, nắm cơm, chuẩn bị hành lý, gậy leo núi, túi bọc máy móc vượt rừng mưa. Phải đi sớm, nếu không muốn ngủ lại trong hốc cây, mái đá giữa rừng, người khỏe đi 8 tiếng, đoàn này... thì nếu xuất phát từ khi trời chưa sáng, may ra về được trước khi trời tối" - Khuất Văn Dũng nói như ra lệnh.

Cũng may là trời mù mịt mây trắng, cây cỏ chỉ ánh lên đen đủi trong tầm nhìn hơn chục mét, nên trạm trưởng biên phòng Dũng thoải mái "phủ dụ" các thành viên trong đoàn là gần lắm, cố mà đi nhé, sắp đến đích rồi. Mây làm người leo núi như những kẻ khiếm thị, thế hoá ra lại hay, chứ biết rõ lộ trình, khối người không đủ dũng khí lê bước khi các kẽ ngón chân đã tứa máu tươi vì dốc núi.

Các đồi cỏ tranh mục nát, cỏ sắc và nhám đến ghê răng, mưa rả rích thê lương, chúng tôi cứ ngã như... đập mẹt. Bù lại, rừng già tuyệt đẹp, những cây cổ thụ khổng lồ, rêu mốc, cây ký sinh bám dày từ gốc lên ngọn, từ thân sang cành nhánh, cứ sống, cứ chết với tuế nguyệt, mà chưa bao giờ chịu một sự "xẻ thịt" nào của con người.


http://nd9.upanh.com/b3.s18.d2/fb5699d8e1814ed25d0e6cc23185c1d8_36198599.njpg092107.jpg


< Phá rừng đang là thảm họa ở khu vực rừng nguyên sinh màu mỡ và rộng lớn bậc nhất Việt Nam - Mường Nhé. Tuy nhiên, thủ phạm giết rừng không phải là những hộ dân có thói quen tích trữ củi, coi củi là tài sản, sự "trù phú" của kho củi là một thước đo đức hạnh người phụ nữ trong gia đình... như thế này. Họ là những kẻ phá rừng hàng loạt, chở gỗ đi bằng ô tô.

Vào đến rừng nguyên sinh vùng ngã ba biên giới này, dẫu leo núi đến bạc mặt, dẫu không dám tin mình còn đủ sức để đi và về đến chỗ cần đến, tôi bỗng dưng thấy đau đớn. Đau đớn vì rằng, hoá ra khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Việt Nam này từng giàu có quá, mỗi tàng cây là một kho báu sinh thái kỳ thú, nó là tài sản tuyệt vời của con người. Ba trăm nghìn hécta rừng đã được khoanh lại cho dự án bảo tồn, đây là khu rừng đặc dụng lớn nhất của lịch sử giữ rừng Việt Nam; nhưng rồi người ta đã thả sức phá, thả buông cho kẻ khác phá, phá đến mức năm 2008, UBND tỉnh Điện Biên chậm chạp ra một cái quyết định thành lập khu bảo tồn, bấy giờ rừng chỉ còn có 45.000ha (chỉ còn chừng 1/7).

Toàn bộ vùng mênh mông cả trăm cây số tôi đã đi qua, rừng trụi thùi lụi, núi chênh vênh trọc lốc như cái cằm vừa cạo hết râu của người đàn ông nào đó. Sau 9 năm tôi đem ảnh cũ và ảnh mới, ký ức và hiện tại ra so sánh, thì là một trời một vực, rừng bị tận diệt đến... buốt lòng.

http://nd8.upanh.com/b5.s12.d3/6adbcf9be22268ec6e9ec69e68153af1_36198668.hanhijpg092059.jpg
Khoang Lao San quyến rũ!

< Trang phục truyền thống của người Hà Nhì vùng ngã ba biên giới.

Hang ổ cuối cùng của rừng già, rừng nguyên sinh chính là khu vực đỉnh núi Khoang Lao San này đây. Rừng lạnh, rừng mây mù và rừng ở cái nơi mà chỉ vài bước nhãng chân là bạn có thể từ quốc gia nọ bước sang hai quốc gia láng giềng kia một cách dễ dàng. Rừng rậm rịt, suối gầm thét, cây cổ thụ đầy dây leo chằng chịt. Rừng Việt, rừng Lào và rừng Trung Quốc nối tiếp nhau. Thoảng lắm mới có vết chân con trâu thả bán hoang dã in trên nền đất, trên thân cây đôi lúc có vệt cào của con gấu hoang, lắm lúc có dấu tích của nai hoẵng ở mái đá nhẵn thín...

Trên đỉnh núi cao nhất, mây bủa kín các gốc cổ thụ, gió rít u u, lạnh thấu tim óc, trên đó là cột mốc ngã ba biên giới đầy huyền thoại. Trạm trưởng Dũng bảo, có nhiều chàng biên phòng, trước khi hết thời hạn đồn trú, dù nhiệm vụ không cần phải cuốc bộ lội núi cật lực 8 tiếng vào cột mốc này, nhưng họ vẫn xin với chỉ huy cho phép được lên điểm cực tây thiêng liêng của tổ quốc một lần, bấm một kiểu ảnh, để tìm nghe xem cái tiếng gà gáy ba nước cùng nghe kia có thật hay không. Cũng như Dũng, Cà, họ tự hào và hạnh phúc lắm, khi được đồn trú ở nơi này. Tôi cũng sững người, sau bao năm gắn bó nơi đây, giờ mới đến được cái vị trí đặc biệt này.

Đặt trang trọng trên bệ vuông lát đá granít rộng tới 36m2, cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải (thường gọi là mốc O) có chiều cao 2m, bằng đá hoa cương, hình lăng trụ, 3 mặt đá, mỗi mặt viết bằng chữ quốc ngữ và có quốc huy của mỗi nước (gồm Việt Nam, Trung Quốc và Lào). Bên ta điệp trùng rừng rậm, bên Trung Quốc từ cột mốc bước xuống là các bậc thang bêtông xây khang trang đi tít hút vào miền rừng khá nhiều cây cổ thụ, phía Lào là bạt ngàn các đồi cỏ tranh

http://nd5.upanh.com/b2.s11.d2/9de5ea3f55deb37e4efe5f66e2e86a4b_36198735.14460cotmoc.jpg

< Dù đồn trú ở chính trạm biên phòng A Pa Chải (thuộc đồn 317), nhưng hai chiến sỹ biên phòng này vẫn ước ao được chụp một tấm ảnh bên cột mốc thiêng, để lưu giữ suốt đời và để... khoe với người thân.

Toạ độ đặt cột mốc được trạm trưởng Dũng ghi chép cẩn thận trong sổ tay, anh đọc và chúng tôi tiến hành dùng máy định vị toàn cầu GPS đo thử một lần nữa. Lễ chào cột mốc được Khuất Văn Dũng và Toán Chu Cà chấn chỉnh trang phục, đội mũ cối sao vàng, khoác súng AK, thực hiện trang nghiêm, kính cẩn. Họ lặng lẽ hô nghiêm, đứng chào, trong khi chúng tôi nín thở im lặng.

Đường về, người ngấm lạnh, các dốc núi hoang vu ngấm mưa trơn, dây thừng mang theo phát huy tác dụng khi buộc vào cây cổ thụ mà thi nhau trườn tụt dốc. Trạm trưởng Dũng gần 10 năm đồn trú A Pa Chải, nhưng hoá ra anh lại là người bị ngã nhiều nhất, bởi cây súng AK là "thủ phạm" làm anh mất thăng bằng trên các chặng luồn rừng, vượt dốc núi quá trơn trượt.

Tôi lặng lẽ bỏ một vài quả mơ ngọt vào miệng khi cảm giác mình đã đứt hơi, hai bắp chân đau như đang bị ai đó lóc thịt ra, để nhớ nhiều hơn những hương vị hoang sơ của núi rừng ngã ba biên giới. Quả mơ ngọt, ăn vào rồi thì uống nước suối bao giờ cũng thấy ngọt. Đó là lý do để người Thái có câu chuyện cổ, về một dân tộc thơ ngây ở Tây Bắc bị mất lãnh thổ của mình chỉ vì một quả mơ. Kẻ ngoại lai ấy đến, bảo họ có một dòng suối nước ngọt lắm, nếu đổi những cánh đồng và các bản làng kia cho họ, thì họ sẽ ban cho dòng suối kỳ lạ đó mà ngon ngọt mãn kiếp

http://nd2.upanh.com/b2.s12.d1/2bf26ee848ca3d7557958ab7ad55c626_36198772.nba2.jpg

Họ dẫn đi thật xa, rồi làm như tình cờ để những người tìm con suối quý ngồi kia nghỉ dưới gốc cây mơ ngọt và xơi vài quả. Thế là lúc đến một con suối bất kỳ, cả đoàn người thơ ngây vớt nước lên uống thử, nước ngọt lịm, lại có hương vị thơm là lạ. Càng uống càng ngọt. Vậy là cộng đồng người bản địa chất phác kia chấp nhận cắt, đổi lãnh thổ của mình cho kẻ ngoại lai nham hiểm.

Ngẫm thế, tôi chợt nhận ra cái chuyến lên địa đầu xa xôi cực tây tổ quốc này không chỉ là dã ngoại leo núi, không phải là đi để xác lập kỷ lục cho riêng mình hay gì gì đó, mà đích thực là một thứ hành hương với những trải nghiệm kỳ thú và mến thương về văn hoá, tộc người, về đất mẹ - với những con người lặng lẽ cho sự bình yên của xứ sở. Về cái giá của sự hoang sơ!
Các chiến sĩ biên phòng đứng trang nghiêm chào cột mốc số 0, sau nhiều giờ trèo núi liên tục

(Theo laodong)

hung vi
07-10-2011, 03:52 PM
http://nd3.upanh.com/b4.s13.d5/aa408edd279f7d3c802464361cd70b87_36199053.1.jpg

Người dân tộc Mông thường xây cất nhà ở những ngọn núi rất cao và nguy hiểm. Nơi ít người có thể biết tới và dám leo lên khám phá.

Từ phía bên lưng của đèo Khau Phạ, con đèo hiểm trở mà ngày nay có rất ít xe cộ qua lại, chúng tôi dừng lại giữa lưng chừng trời để tận hưởng khung cảnh hùng vĩ toàn cảnh thung lũng Tú Lệ phía dưới chân đèo. Khau Phạ hay còn được gọi là Cao Phạ, nghĩa là Sừng Trời

Đứng từ bên đèo, theo tầm mắt thẳng phía trước, thấy một con đường như sợi chỉ mỏng vắt thẳng lên trời. Nơi xa tít tắp ấy có ngôi làng nhỏ mang cái tên Lìm Mông

http://nd7.upanh.com/b5.s13.d5/90283b929ccc989af79154c9bbad4627_36199107.t125931.jpg


Con đường càng khó càng thôi thúc cánh chạy bụi chinh phục cho bằng được. Trời sẩm tối, hai chiếc xe đến được chân đường lên trời, rồ ga phóng tới.

Con dốc dài tưởng chừng như được bôi mỡ trơn tuột. Đất đỏ vá đất sét quyện lại, cứng và trơn trượt. Chiếc xe gầm gừ cố lao lên con dốc cho bằng được.

Đường đã dốc lại còn không phẳng, gập ghềnh những khấc cao thấp khiến xe người ngồi xe tưởng như sắp nẩy ra ngoài. Người dân tộc chạy xe Win lao qua, con xe mang thương hiệu Trung Quốc mà máy khỏe, leo dốc khỏe.

http://nd6.upanh.com/b6.s10.d2/c3523d388583e4b3d85f74cc2bbda2fd_36199196.t125930.jpg

Được một hồi thì cánh con gái phải xuống xe đi bộ vì xe không đủ sức cho hai người nữa. Hai đứa con gái leo lũng thững với mấy cô bé của làng Lìm Mông, trên cao này chỉ có duy nhất ngôi làng này nằm ở điểm cao nhất

Theo tập quán, người Thái thường chọn những nơi bằng phẳng, gần nguồn nước để sinh sống, trong khi người Mông lại chọn những đỉnh núi cao, thoáng mát để làm nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thói quen làm rẫy du canh du cư vẫn còn dù đã được chính phủ hỗ trợ nhiều.

http://nd1.upanh.com/b1.s9.d2/1e1ceac2ea5ddc815331f50f335dd6dc_36199261.t125938.jpg

Người Mông xuất hiện đầu tiên ở Mèo Vạc, phía Hà Giang rồi di cư dần sang núi các tỉnh phía Bắc. Giờ thì số lượng người dân tộc này đã sánh ngang với Mèo Vạc.

Rải rác trên khắp đất Yên Bái, trên những rẻo cao, lưng chừng giữa mây trời, những bản làng vắt vẻo trên cao. Người ta phải leo rất cao mới tới được và những bản nằm tách biệt hẳn với xóm làng phía dưới. Tà Si Láng, Phình Hồ cho đến Chế Cu Nha, La Pán Tẩn rồi Lìm Mông, những cái tên mà khi nghĩ tới đã thấy ở xa lắm.

Chiều buông dần khi chúng tôi đến được với bản. Vài nếp nhà gianh nằm ẩn hiện sau mấy gốc đào, lũ lợn mọi đen trũi ì oạp ăn bữa tối. Trong nếp nhà của anh bạn trưởng bản, ấm áp quanh bếp lửa hồng. Nhà anh cũng như nhiều gia đình khác đều có tục cả nhà cùng sống dưới một nếp nhà. Gia đình anh có tất cả 26 người, là bố mẹ, anh chị em, rồi lập gia đình, con cái đều vui vầy.

Từ Lìm Mông, toàn cảnh thung lũng Tú Lệ hiện mờ ảo trong sương chiều. Ánh trăng bạc khiến khung cảnh thêm huyền ảo. Trong trời đất bao la, thấy con đường nhỏ xuống núi hun hút tấm mắt. Xuống được chân núi, chúng tôi ngồi lại bên cây cầu bắc qua suối, ngắm trăng và hưởng hương thơm của đất và lúa đang vào mùa gieo mạ.

http://nd9.upanh.com/b6.s19.d2/d0ed962f38d7c67ea8ccba4f95c11810_36199339.17252137202053932311960412212315.jpg
Người Mông giỏi nghề làm ruộng. Những ruộng bậc thang nổi tiếng trên khắp cả nước đều nằm tại xứ Mù Cang Chải. Thung lũng Tú Lệ nổi tiếng với gạo nếp và gà đồi. Ai qua đây cũng ghé lại ăn bát xôi nếp nương và mang dăm ba cân gạo về làm quà.
Đến mùa lúa, người ta sẽ ngẩn ngơ trước một vẻ đẹp không hai của những cánh đồng bậc thang, những thành quả lao động tuyệt vời của bà con dân tộc Mông suốt một năm trời.

(Theo Citilink)

hung vi
07-10-2011, 04:11 PM
http://nd6.upanh.com/b1.s10.d4/a99b41520c9aa7209192495b6c5c40ec_36199616.11.jpg


Tháng 9, Tây Bắc bạt ngàn lúa và lúa, chỗ này còn xanh, chỗ kia đã chín vàng, chỗ khác đã kĩu kịt tay liềm, quang gánh. Tháng 9, khi những cơn gió se đầu tiên mang theo hương hoa bưởi vào phố, tôi lại nhớ những ngày lang thang và giây phút đứng trên đỉnh Lìm Mông, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Đã bao lần tôi dừng chân trên đèo Khau Phạ, cùng bạn bè chỉ về phía con đường đất đỏ vạch một nét dài quanh co trên lưng núi ở bên kia thung lũng, bảo nhau: nhất định sẽ có ngày mình đi về phía ấy!

Thu Cúc, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Tú Lệ... những địa danh đã thuộc nằm lòng trên quốc lộ 32 qua vô vàn chuyến đi hướng lên Tây Bắc, hôm nay thêm một lần lại được điểm danh trong một hành trình.

http://nd6.upanh.com/b4.s15.d2/6b326311534fa092be48628484209a1f_36199656.imageview.jpg

1 - Chuyến đi cuối tuần khá vội. Nắng lên lấp lánh trên những đồi chè Thanh Sơn trải dài thơm ngát hai bên đường. Đám trẻ tan học tíu tít đạp xe với chiếc ghế nhựa xanh đỏ lúc lắc sau yên. Những vành nón nhấp nhô giữa biển chè xanh ngút mắt. Chỗ này hái chè bằng tay, chỗ kia ngắt chè bằng máy, ai nấy đều hối hả giữa cái nắng cuối hè còn sót lại.

Thở một hơi thật dài, khoan khoái, những bụi bặm mệt nhoài của thành phố đã ở lại sau lưng, rất xa. Trái tim rộng mở thêm ra để đón những cơn gió trong trẻo mát lành nơi miền trung du Phú Thọ, bất chấp mặt đường đang nóng ran dưới ánh mặt trời

http://nd7.upanh.com/b1.s6.d4/f8af948da001312242d18775e0546ac6_36199707.rekhaupha.jpg

Chúng tôi vượt đèo Khế một cách dễ dàng. Con đường nhọc nhằn năm nào giờ đã trải nhựa đường to đẹp. Vừa ở chân đèo bên Thu Cúc (Phú Thọ) thoắt cái đã đứng trên đất Văn Chấn (Yên Bái). Núi rừng trải ra hùng vĩ, những thung lũng lúa vào mùa ngút ngát dập dờn như cánh sóng. Cảm giác đổ đèo, vào cua thật sảng khoái, tựa những kỵ sĩ đang lang thang bay bổng trên kỵ mã thời xa lắc

http://nd2.upanh.com/b2.s11.d3/6f4d6a5cb1839f55ca8588f6c19125a4_36199762.img7021.jpg

Dừng chân trên đèo Khau Phạ ngắm thung lũng Cao Phạ bát ngát trong màu lúa, bốn bề là núi giăng thành, những dãy núi uy nghi và tráng lệ như ý nghĩa của chính cái tên Khau Phạ - “Sừng Trời”.

Chúng tôi từng hội ngộ bạn đồng hành trong chuyến đi, từng tíu tít “súng, ống” (một cách gọi vui máy ảnh) để ghi dấu bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp miền tây Yên Bái, nhâm nhi ly cà phê ấm sực trên đỉnh đèo gió lộng, ngồi miên man trên thành taluy và tay siết chặt tay bạn đồng hành.

Đã có nhiều cảm xúc, những kỷ niệm ở một chốn mà khi căng mắt qua bên kia thung lũng, có một con đường và những mái nhà cứ hút dần, hút dần nơi cuối trời. Phía ấy là Lìm Mông.

http://nd3.upanh.com/b3.s11.d2/42836d3dac06cc67a3f7b72b55b8b688_36199823.banmong.jpg
2 - Phải vòng đi vòng lại một lúc chúng tôi mới tìm thấy con đường đi về phía thung lũng, nối Lìm Thái với Lìm Mông, cạnh một vách núi có hang đá khá lớn. Lìm Thái là bản của người Thái, nằm gần quốc lộ, ngay bên bờ suối Nậm Có, theo đúng tập tục định cư và sinh sống của người Thái, ở gần nguồn nước.

Những ngôi nhà sàn bản Lìm Thái nằm rải rác bên đường, nhất là đoạn đã bêtông hóa. Nhưng ở bên kia con suối đi lên bản Lìm Mông vẫn là con đường đất đỏ, sống trâu, sống ngựa nhập nhằng.

Cả nhóm vừa chạy xe vừa vẫy tay chào mấy cô gái Thái đang đứng bên nhà sàn hong tóc, chải đầu, phơi sợi nhuộm trên bờ rào ống tre. Suối Nậm Có mùa này khá cạn, đá cuội nằm lổn nhổn vẫn không ngăn được những chiếc xe Win của trai bản phóng ào qua. Chúng tôi rón rén chạy xe qua cây cầu bằng phên tre rộng khoảng 1m vì không muốn băng qua suối. Mấy anh bạn Mông thấy vậy cười “phán” tay lái thanh niên người Kinh “chưa tinh luyện”.

Những chiếc xe như phiêu giữa một biển lúa mênh mang bát ngát, dập dồn. Hương lúa mới dịu ngọt như xua tan cái nắng hanh khô gay gắt. Những cánh lúa dài, trĩu hạt, xanh mướt. Lúa cấy một mùa đang mang trên mình tấm áo của trù phú và ấm no

http://nd2.upanh.com/b3.s16.d2/bdd2e385110704929425a41c4e33db96_36199882.t125934.jpg

3 - Lìm Mông là bản của người Mông. Đường lên Lìm Mông dốc ngược, nếu cắm biển báo chắc biển nào cũng trên 10 độ. Con đường đất đỏ, bụi mờ trong nắng khô, vào ngày mưa hẳn sẽ là một thách thức đáng sợ cho các tay lái. Những góc cua vừa gắt vừa dốc đến mức chiếc xe như muốn trôi tuột lại phía chân dốc.

Nhọc nhằn, nhưng đáng giá, khi cứ đi một đoạn lại phải dừng để nhìn ngược về phía Cao Phạ, về biển lúa đã nhìn không biết bao nhiêu lần từ phía quốc lộ 32. Hôm nay, vẫn biển lúa ấy mà từ phía Lìm Mông nhìn về sao thấy lạ, như ai đó vừa nghiêng đi bức tranh và mở ra những góc nhìn mới mẻ đến bất ngờ.

Chúng tôi dừng xe chơi với mấy đứa trẻ bên bờ ruộng được kè đá vững chắc, tranh thủ đi “thăm” lúa. Một người đàn ông Mông cùng gia đình đang hì hục chở gỗ từ dưới Lìm Thái lên bằng chiếc xe Win, từng chuyến, từng chuyến nhọc nhằn. Người Mông có thói quen sống trên núi cao bởi tính kiêu hãnh như chim đại bàng, muốn sống tự do giữa đất trời.

http://nd5.upanh.com/b3.s11.d2/b6939d14d5e7d677264df6e481717b39_36199975.t125937.jpg

Khi người dưới xuôi càng tiến lên gần, người Mông sẽ dời nhà lên phía đỉnh núi cao hơn nữa. Không biết có phải vì thế mà bản Lìm Mông càng đi càng thấy chênh vênh lơ lửng trên “Sừng Trời”?

Trên đỉnh Lìm Mông. Tấm áo của núi rừng được điểm tô bằng màu xanh chen vàng, màu của sự no đủ. Mênh mông đến choáng ngợp, mộc mạc đến chơi vơi, yên lành đến lặng lẽ. Lặng lẽ như tôi khi ngồi trên vách núi đang xẻ đường dang dở thu vào trong ký ức vẻ đẹp của Tây Bắc, của Cao Phạ từ góc nhìn Lìm Mông.

Vẻ đẹp ấy chắc năm nào cũng đủ đầy và ấm áp, như khoảnh khắc siết tay bạn đồng hành, đã mãi mãi ở lại với Lìm Mông.

(Theo dulich Tuổi Trẻ)

hung vi
08-10-2011, 07:01 PM
http://nd5.upanh.com/b1.s11.d2/f0ad032dc0139b8f723436e1aed4b903_36250875.t662326.jpg

Cứ mỗi độ thu về, các cung đường trên rẻo cao phía bắc lại tấp nập người, xe hơn bình thường. Bởi đó là khi những thung lũng rộng lớn với những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ bỗng rực lên sắc vàng mê mải của lúa chín.

Năm nào cũng vậy, cứ khoảng tháng 9 – 10 dương lịch, khi lúa dần ngả vàng trên những thửa ruộng bậc thang, cũng là lúc dân phượt, dân chơi ảnh... ngược đường lên vùng cao phía bắc, tới những nơi heo hút, tận cùng, như Tú Lệ, Mù Căng Chải, Than Uyên, Sa Pa, Tả Giàng Phình, Ý Tý, Hoàng Su Phì.

http://nd6.upanh.com/b5.s3.d1/85a554590e06c14da64d66a2e5a06b57_36251106.h1jpg084305.jpg


Mùa lúa chín cũng là lúc các cán bộ Phòng Nông nghiệp Ý Tý, Mù Căng Chải... bận rộn hơn bình thường. Bởi thỉnh thoảng lại có những cú điện thoại của những người chả hề quen biết dưới xuôi gọi lên, hỏi thăm xem lúa đã chín chưa.

Đây cũng là lúc các diễn đàn du lịch, chụp ảnh... xôn xao với những thông tin về lúa chín, về mùa gặt, chỉ dẫn đường đi, địa điểm ăn nghỉ, tìm bạn đồng hành... theo những cung đường lúa chín

http://nd0.upanh.com/b2.s1.d3/19c4829bfa126fbdbafaaaf8872a1672_36251190.rbtlc6.jpg

Những điểm hội ngộ quen thuộc của dân “săn” lúa chín nối nhau thành một tuyến nối dài các thửa ruộng bậc thang, các cánh đồng, thung lũng lúa nổi tiếng, từ Tú Lệ, Mù Căng Chải (Yên Bái) vòng qua Than Uyên, Sa Pa, ngược lên Tả Giàng Phình, Ý Tý (Lào Cai) hoặc vượt núi sang Quản Bạ, Hoàng Su Phì (Hà Giang)... Hầu như các tỉnh vùng cao phía bắc và tây bắc đều có ruộng bậc thang.

Lúa trồng mỗi năm chỉ một vụ, lại gieo không đều, nên chín cũng không đều. Lúa ở Sa Pa, Quản Bạ thường chín sớm hơn các vùng khác, rồi tới mùa gặt ở Mù Căng Chải kéo dài cả tháng, muộn nhất là mùa lúa ở Hoàng Su Phì. Thế nên có những kẻ mê lúa chín đến mức cứ cuối tuần là lại lang thang trên những con đèo vắt ngang những dãy núi kỳ vĩ. Tuần này ở Sa Pa – Mù Căng Chải, tuần sau lại Sa Pa – Ý Tý, rồi tuần sau nữa là Hoàng Su Phì..., chỉ để được chiêm ngưỡng bằng hết những thảm lúa vàng trải khắp các triền núi cao ngút ngàn

http://nd7.upanh.com/b5.s1.d3/939678c8f826d3677d41668888bd60e9_36251257.rbtlc8.jpg

Tôi cũng vậy, mỗi mùa lúa chín, tôi tốn thêm không ít tiền điện thoại, hỏi han khắp nơi, chỉ để rình cho được lúc lúa chín đẹp nhất. Gần như năm nào cũng đi, cùng một cung đường, cùng một nơi dừng chân, thậm chí cùng một góc chụp ảnh, vậy mà vẫn không thấy chán. Cứ mỗi lần đang băng băng đổ đèo, thoáng thấy hương lúa mới vấn vít trong gió, lại thấy náo nức, rộn ràng, lại hối hả giục nhau chạy xe thật nhanh. Rồi khi con đường đèo đang hun hút giữa hai dãy núi cao sừng sững bỗng rộng mở thênh thang, trải dài một biển lúa vàng dập dờn như cánh sóng, lại thấy vỡ òa sung sướng, tựa như lần đầu tiên được chiêm ngưỡng khung cảnh kỳ vĩ này

http://nd9.upanh.com/b2.s16.d2/78e622a7624583cc37a50f14ac6d3902_36251289.dt28420111445vungcao2.jpg

Lần nào chúng tôi cũng mê mải ngắm nhìn và tự hỏi nhau, sao trong cùng một thung lũng mà sườn núi bên này lúa vẫn còn xanh, sườn núi bên kia lúa đã chín vàng óng ả. Có những lúc mơ màng nghĩ đến cảnh mình được đứng giữa đồng lúa trải dài như tấm thảm mịn màng giữa thung lũng bao la. Có những lúc cả nhóm bỏ xe lại ven đường, trèo xuống thửa ruộng gần nhất, để cùng gặt lúa, đập lúa trong tiếng nói cười ríu rít hoà cùng niềm vui được mùa của các chàng trai, cô gái người Thái, người Mông

http://nd6.upanh.com/b3.s17.d2/f062f6b9f024de7c054636f0f4412d9c_36251326.rbtlc.jpg

Khi những cung đường đã trở nên quen thuộc, những người tò mò và liều lĩnh nhất lại mở ra những cung đường mới, ở sâu khuất sau những dãy núi cao ngất tận mây trời, tìm đến những cánh đồng, những bậc thang lúa cách trở, hẻo lánh hơn, nhưng cũng đẹp hơn, hoang sơ hơn. Những cái tên xa lạ như Lìm Mông, Chế Tạo (Yên Bái), Mường Chiến (Sơn La), Dền Thàng, Ngải Thầu (Bát Xát, Lào Cai)... là những cung đường thử thách tay lái và là niềm mơ ước của những kẻ mê đắm cảnh mùa vàng miền sơn cước.

http://nd6.upanh.com/b4.s8.d4/fb48cca9b09b640c6a9ada0de35ef18e_36251366.t662324.jpg

Đã bao lần, tôi cùng những người bạn đồng hành dừng chân trên đèo Khau Phạ, vừa nhâm nhi ly càphê thơm mùi... lúa chín mà cả lũ vừa hì hục nổi lửa tự pha giữa đỉnh đèo, vừa mơ màng nhìn xuống thung lũng vàng óng ả giữa bốn bề núi cao sừng sững. Cũng đã bao lần về nhà xem lại những bức ảnh giống hệt nhau, tôi tự bảo mình: Thôi, không đi nữa. Nhưng rồi, mỗi mùa lúa chín, tôi lại muốn được ngắm nhìn mê mải theo những bậc thang vàng bắc lên tận trời xanh, lại được uống ly càphê quyện hương lúa giữa đỉnh đèo lồng lộng gió và nắng. Thế nên năm nay, tôi lại đi, lại lên rẻo cao Tây Bắc mùa lúa chín

(Theo báo lao động)

hung vi
08-10-2011, 07:12 PM
http://nd6.upanh.com/b2.s10.d4/7331acb0fc1695636944063ea4b68d69_36251816.cauhon.jpg


Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa vùng cao ít nơi nào có được, vì thế luôn hấp dẫn khách du lịch xa gần. Mùa cưới, xin kể với bạn đọc vài nét về những kiểu cầu hôn có một không hai của thanh niên dân tộc ít người ở nơi này.

Có con rồi mới… cưới vợ

Người dân tộc Hà Nhì là một trong những dân tộc ít người ở nước ta. Nơi họ sinh sống là vùng đất biên giới Lai Châu và Lào Cai. Trai gái dân tộc này có phong tục trùm kín chăn khi hát giao duyên tình tự với nhau mỗi khi trong bản có lễ hội. Có lẽ do miền đất họ sống gần như quanh năm giá lạnh, có nhiều mùa đông tuyết phủ trắng núi rừng, nếu không có chăn ấm làm sao mà họ ngồi lâu tâm tình với nhau được?

http://nd1.upanh.com/b3.s18.d2/b78e108d9a579c3852e6606e5b4e8158_36251871.w020090626551690932627.jpg

< Lễ Hội Cô Gái Hà Nhì: các cô đầu đội chiếc mũ màu trắng, mặc quần soóc ngắn, lưng thắt trang súc bạc, dùng tiếng hát, điệu múa tìm bạn tình trong núi rừng.

Nhưng có một lý do nữa, đó là phong tục người Hà Nhì không cho người khác nhìn thấy con trai giao duyên với con gái. Trùm chung chăn kín nhưng họ vẫn giữ được ranh giới nhất định, bởi vì luật tục của người Hà Nhì rất khắt khe với những cô gái chưa chồng.

Thanh niên Hà Nhì được tự do kết hôn, nếu bạn gái yêu mình thì chàng trai dẫn về nhà thưa chuyện với cha mẹ xin cưới làm vợ. Cả nhà đồng ý thì làm lễ trước bàn thờ “kính cáo” với tổ tiên gia đình mình có cô con dâu mới. Nhà chú rể làm cỗ mời cả họ hàng và dân bản tới cùng vui. Nếu có điều kiện thì nhà trai mang sang cho nhà cô dâu: một số tiền mặt (trước đây là mấy đồng bạc trắng, nhiều năm gần đây là tiền mặt), một con lợn khoảng 50 cân, 50 lít rượu trắng, đôi gà sống, cùng xôi nếp và trứng chia đều làm hai gói… Ðây là lần cưới đầu tiên của trai bản Hà Nhì đối với vợ mình. Người vợ từ đó trở đi phải mang họ nhà chồng

http://nd9.upanh.com/b3.s9.d4/f69f7b6a6b2810605acd5bd6df52616a_36251929.abc1.jpg

Khi có con hoặc kinh tế gia đình khá giả thì người chồng phải tổ chức đám cưới lần thứ hai… với chính vợ mình. Có phải do tìm hiểu kỹ trước khi kết hôn hay vì phong tục hôn nhân của người Hà Nhì chặt chẽ, mà vợ chồng các gia đình của dân tộc này rất ít khi ly hôn?

Sau hai lần ăn hỏi…mới được kết hôn

Ðó là phong tục đối với người con trai dân tộc Dao Ðỏ. Sau khi để ý từ phiên chợ hay lễ hội của bản làng, nếu thích cô nào thì chàng trai về nói với bố mẹ đi tới nhà gái hỏi tuổi người mình yêu. Nếu hợp tuổi nhau thì gia đình chàng trai trao cho nhà cô gái đồng bạc trắng. Nhà gái dù muốn gả hay không, thì lần xin hỏi đầu họ cũng đều từ chối nhận đồng bạc trắng ấy.

http://nd4.upanh.com/b6.s20.d1/ce1dcec5b89881a71cd3ca115c7a2f81_36251994.110925517aanguoihanhihatdancamun.jpg

Một thời gian sau, nhà trai lại tới xin ăn hỏi lần hai, nếu ba ngày sau đó mà không thấy nhà gái đem trả đồng bạc trắng, thì nhà trai biết chắc họ đã đồng ý gả con cho nhà mình. Gia đình chàng trai chọn ngày lành tháng tốt để mang lễ vật tới nhà cô gái bàn ngày cưới.

Sau lễ ăn hỏi chính thức, cô dâu tương lai được gia đình tạo điều kiện để có nhiều thời gian nhàn rỗi trong một năm để dệt may, thêu thùa hai bộ quần áo cưới từ số vải và chỉ thêu do nhà trai đưa tới hôm lễ ăn hỏi chính thức.

Nổi bật nhất trong đám cưới của người Dao Ðỏ là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn trùm đầu lên chiếc mũ đỏ mầu cờ, đính nhiều nụ hoa tết từ len đỏ, cài xen những lắc nhạc đồng xinh xinh. Mũ áo của cô dâu người Dao Ðỏ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo về sắc mầu và sự tinh sảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống.


http://nd6.upanh.com/b5.s10.d2/6c0b135887457c6d273e4b40ce69f910_36252066.113acbe4d2f07c954bb5d0169a74fe95.jpg

< Duyên dáng Hà Nhì.

Ðã có khá nhiều tác phẩm văn học – nghệ thuật mô tả vẻ đẹp hiếm có của trang phục phụ nữ Dao Ðỏ. Ðặc biệt là phong tục mời cưới của họ thay thiếp mời hồng bằng giấy là hai đồng tiền xu bằng kẽm cổ truyền, đó là biểu tượng gắn bó cả đời giữa cô dâu và chú rể. Người được mời dự cưới phải trả lại hai đồng tiền xu trên khi đi dự cưới và mừng cô dâu chú rể đồng tiền giấy (giống nhau về giá trị và giống nhau cả về hình thức, đựng trong phong bì kín), thí dụ mừng hai tờ 20 nghìn đồng hoặc hai tờ 50 nghìn đồng…

Cùng họ… không được phép lấy nhau

Người dân tộc Mông ở Tây Bắc, dù là dân tộc Mông hoa (Mông Lênhx), Mông trắng (Môngz đơưz), Mông đen (Mông đuz), dù mang họ gì (thí dụ họ Giàng, họ Tráng, họ Thào, họ Cư, họ Má, họ Lừu…) trai gái yêu nhau mà phát hiện ra cùng có họ giống nhau, dù họ xa bao nhiêu đời đi nữa, cũng không được phép lấy nhau.

Xưa kia người Mông có tục cướp vợ, có lẽ vì thế không ít cô gái đã bị bắt ép làm vợ, còn ngày nay trai gái của dân tộc này được phép tự do kết hôn, còn có bắt thì giả vờ bắt cho vui mà thôi

http://nd2.upanh.com/b2.s13.d5/361c91e473ad4cc1c6e9d2a9b2d06df7_36252152.1109255110atrochoipalugucuatraig.jpg


< Trò chơi Pa lu gư (nhảy dây) của trai gái Hà Nhì.

Theo phong tục truyền thống của người Mông, đã là cùng mang tên họ giống nhau thì đều coi là có chung tổ tiên, coi nhau như họ hàng và có thể sinh con hoặc chết ở nhà người cùng họ.

Chú rể người Mông ở huyện Bát Xát còn thực hiện một phong tục đặc biệt sáng ngày mồng một Tết Nguyên đán. Ðó là phải tự nguyện làm tất cả mọi việc cho gia đình, từ nấu cỗ cho đến rửa bát, chăn gà lợn… Sau đó khách quý đến chơi nhà, người vợ chủ động làm cơm mời khách, chồng và khách uống rượu càng say thì người vợ càng vui. Các bà vợ rất vui vì họ được coi là người hiếu khách và rất yêu quý chồng. Thế mới có chuyện thật như đùa. Có ông chồng đêm đến lấy váy thổ cẩm mới mua của vợ đắp cho bạn ngủ sau tiệc rượu khuya, mà người vợ vẫn không phàn nàn gì

(theo BND)

hung vi
08-10-2011, 07:23 PM
http://nd6.upanh.com/b6.s16.d2/37a6858e2a9321f351cc5cff6a147d85_36252526.cd155cho2.jpg

Cũng giống như các phiên chợ vùng cao khác của tỉnh Lào Cai, Cốc Ly là chợ phiên của người Mông hoa, người Dao và người Nùng nhưng chợ chỉ họp vào thứ ba hàng tuần.

< Theo mẹ xuống chợ bán lợn giống.

Nếu ai đó muốn đi tìm cho mình một định nghĩa đầy đủ và toàn vẹn về một phiên chợ thuần chất quê mùa thì không ở đâu có thể tìm thấy ý nghĩa nhiều hơn thế tại chợ Cốc Ly, Bắc Hà (Lào Cai).

Theo nhiều người già sống lâu năm ở đây kể lại, xưa chợ chỉ là địa điểm để trai gái gặp gỡ chứ không phải để mua, bán. Vì những hoàn cảnh khác nhau mà nhiều đôi trai gái dù đã thề non, hẹn biển nhưng không thể chung sống với nhau trọn đời, họ hẹn nhau mỗi tuần một ngày nhất định gặp nhau ở Cốc Ly tâm tình.

http://nd1.upanh.com/b5.s10.d2/1656dcd9a92c5e8939f51064cdb9fc6c_36252571.cd155cho3.jpg
< Tranh thủ ăn bánh ngô ở chợ.

Mỗi tuần, các chàng trai, cô gái dù ở con suối hay ngọn núi nào cũng lặn lội đến đây chỉ để nhìn thấy bóng dáng người mình đã trao thương, gửi nhớ. Không phân biệt tuổi tác, già hay trẻ, nhiều hay ít bạc, họ đều đắm mình trong cảm xúc yêu thương.

Đồng bào mang đến đây ly rượu tự cất, gói xôi nếp hay củ sắn tự trồng mà san sẻ; mang đến tiếng sáo, tiếng khèn, tiếng đàn môi réo rắt thể hiện nỗi nhớ và tình yêu thầm kín… Rồi qua thời gian, chợ không chỉ là nơi tâm tình của các chàng trai cô gái nữa mà dần trở thành nơi trao đổi hàng hóa của cả cộng đồng .

http://nd1.upanh.com/b1.s5.d1/e4a233c254fad07a96963d0c9b933300_36252631.cd155cho1nd.jpg

< Đồng bào các dân tộc tại chợ Cốc Ly.

Chợ Cốc Ly là nơi duy nhất có thể dùng hàng để đổi hàng. Đồng bào đến đây họp tìm bạn, đổi lấy giống lúa nương, con trâu cái, con ngựa thồ để phục vụ đời sống gia đình. Cái có và không của đồng bào ở vùng cao Bắc Hà được bù đắp cho nhau ở đây.

Cả một tuần lên nương, cả một tuần chờ đợi đến phiên chợ, lòng ai nấy cũng bâng khuâng, rạo rực. Đến ngày phiên chợ mở, nếu nhà xa, đồng bào sẽ chuẩn bị những gì cần mua cần bán và xuống núi từ khi mặt trời còn trải nắng lưng núi và có mặt ở chợ khi ông mặt trời mới thức dậy phía chân trời.

Cốc Ly có đủ thứ, từ sản vật địa phương cho đến đồ dùng được mang từ dưới xuôi lên hay từ Trung Quốc về. Ở đây có từng khu riêng biệt; như khu bán trâu, bán ngựa, khu bán hoa quả, đồ sinh hoạt và ăn uống.

http://nd8.upanh.com/b4.s13.d2/466396fbac6e570319c00943f1a77a6a_36252718.1.jpg

Đến với phiên chợ Cốc Ly, du khách như lạc vào ngày hội giao duyên rực rỡ sắc màu văn hóa, nơi gặp gỡ của tình yêu đôi lứa. Người có tuổi đến chợ để trao đổi hàng hoá, buôn bán, gặp gỡ tâm sự công việc làm ăn bên chảo thắng cố hay bên mân rượu; thanh niên nam nữ đến chợ để tâm tình, thể hiện và trao gửi những tâm sự, lời yêu. Họ đi chợ để chơi chợ, tìm bạn chứ không bận tâm tính toán bán mua. Số tiền thu được qua phiên chợ, các chàng trai cũng dùng ngay vào buổi làm quen bên những chảo thắng cố hay ly rượu ngô nồng say.

Khi mặt trời đã ngả xuống núi, các chàng trai chếnh choáng men rượu, má cô gái ửng hồng, khi đó cuộc vui bên mân rượu mới tạm dừng để nhường chỗ cho những tiếng kèn, sáo, đàn môi tâm tình cất lên rìu rặt, thủ thỉ, sâu lắng. Chợ tan, trai gái bịn rịn chia tay để cùng đợi chờ đến phiên chợ tới

(Theo Đất Việt)

hung vi
08-10-2011, 07:38 PM
http://nd9.upanh.com/b3.s3.d4/d30b2ae57e3bb35ffb2e4d298bfeabfe_36253059.2c9dcc80aa1c404d85065b3c0593de8f.jpg

Chợ tình luôn là một điều bí ẩn và nỗi khao khát của không ít người. Chả thế mà các cô gái Mông đến tuổi cập kê đã chuẩn bị váy áo từ vài tháng trước đó để chờ đợi phiên vui chợ tình đằm thắm, tìm cho được “ý trung nhân”.

Ngày nay, khi chợ tình Sa Pa và Khau Vai đã phần nào vơi đi sự hấp dẫn thì chợ tình Mộc Châu (Sơn La) lại là điểm đến của bà con dân tộc thiểu số từ Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La đến Yên Bái, Lào Cai. Du khách trong và ngoài nước, dân “phượt” cũng không bỏ qua cơ hội này.
Cao nguyên Mộc Châu không chỉ có đặc sản là chè, những cô gái dân tộc duyên dáng mà ngày nay, phiên chợ tình tổ chức vào ngày 31/8 đến 2/9 hằng năm cũng là một món “đặc sản” níu khách thập phương về với vùng cao nguyên nhiều mây và đầy bí ẩn này

http://nd4.upanh.com/b2.s20.d1/9026869fd1f0dcc770cc5a7e79641189_36253114.biengioitaybac906572jd0.jpg

Năm ngoái, tôi đã gặp Vàng Thị Nỉ khi cô ngồi nghe bài hát từ chiếc điện thoại ở một gốc cây. Nỉ không đẹp lộng lẫy nhưng có duyên ngầm. Đêm đó, dù nhiều nhóm nam thanh nữ tú tụ tập chơi bời, tán tỉnh nhau thì một mình Nỉ như bị tách ra khỏi thế giới vừa ồn ào vừa trữ tình đó.

Nỉ nói, cô rất muốn đến chợ tình chơi, vì phải rất lâu (sau tết) cả vùng mới lại có một dịp vui chơi như thế. Vì vậy, mới đầu tháng 7, cô đã may áo quần, váy để chuẩn bị cho ngày đó. Trong hơi sương lành lạnh, cô nói: “Em vượt đường sá từ xã Mường Sang đến đây không phải để kiếm chồng. Em chỉ muốn thấy người ta yêu nhau như thế nào”

http://nd2.upanh.com/b1.s9.d3/a3d26b5f3d95a65d106623caed28d120_36253142.201108301415021cho13.jpg

Trong câu nói của cô, dường như ầng ậng nước của cơn mưa bất chợt ban chiều. Cô nói mình đến không để tìm kiếm chồng, mà sao giọng nói hoang hoải đến thế. Gặng hỏi mãi, Nỉ đã không thể giấu được lòng mình. Thì ra, cô đã yêu một người con trai ở bản, nhưng bị cấm cản vì chuyện của dòng họ. Thế là chàng trai ấy đã bỏ đi, rồi bị con ma thuốc phiện nó ám vào người, giờ cứ như người mất hết trí khôn.

Câu chuyện của Nỉ cho tôi thêm hiểu thế nào là tình yêu nam nữ bị cấm cản, và cái sự hà khắc của một số tập tục ở những bản làng xa xôi sẽ còn làm khổ những tình yêu đẹp như thế đến bao giờ nữa? Không ai biết được, và thế là, sẽ có biết bao nhiêu đôi tình nhân (đã từng yêu mà không đến được với nhau) tìm đến chợ tình này.

Trước đây, Nỉ đã từng cùng người ấy đến chợ tình, họ đã cười rất nhiều và rất hạnh phúc. Nhưng đó là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng cô được hưởng một phiên chợ tình đẹp và trọn vẹn. Giờ có tìm mỏi mắt thì cũng chẳng thấy bóng dáng người yêu

http://nd6.upanh.com/b5.s8.d3/73ab3ee4a91638755ed41419efd382f0_36253186.1890.jpg

Tôi nói với Nỉ tôi đi xe máy lên Mộc Châu. Đêm đó, tôi dẫn cô đi chơi, nghe khèn, xem múa và nhìn rất nhiều đôi tán tỉnh nhau rất đỗi chân thành, giản dị nhưng lại độc đáo.
Nỉ cũng như nhiều người ở trong vùng không biết chợ tình Mộc Châu có từ bao giờ, cũng chẳng ai biết vì sao người Mông ở khắp các vùng núi phía Bắc lại tìm về Mộc Châu rất đông vào đúng đêm chính mùng 1/9.

Chỉ biết đó là đêm rất được chờ đợi, vui đến vỡ òa, rất trữ tình đằm thắm và mộc mạc, thanh niên nam nữ đến đó cũng rất người, rất đời và rất đẹp.

Tôi đã may mắn thấy nhiều vẻ đẹp của những phiên chợ tình, những đêm hò hẹn hay những ngày xuân dạo chơi núi rừng. Và tôi đã từng ước, giá sau mỗi ngày làm việc cật lực nơi phố phường lại được “rơi bịch” vào giữa vùng cao nguyên. Một hạt cát là tôi sẽ không thể nào làm cao nguyên đẹp hơn hay xấu đi, nhưng ít nhất, những chiếc váy xòe xanh xanh đỏ đỏ của các thiếu nữ sẽ có thêm hai con mắt ngắm nhìn. Từ đó, đồng cỏ cao nguyên đỡ đơn điệu, những cánh đồng hoa cải vàng được thổi thêm sức sống

http://nd5.upanh.com/b1.s13.d3/98e8c880a2bc62b7b60fa9018b1ac75c_36253255.20738593images140343579.jpg

Trước đây, người Mông nghèo hơn bây giờ rất nhiều. Họ đi bộ mấy ngày mấy đêm, băng rừng, vượt núi để đến chợ. Ai xuống chợ bằng ngựa đã được gọi là xa xỉ, là giàu có. Hình ảnh một gia đình người Mông cả chồng, vợ và đứa con nhỏ ngồi vắt vẻo trên lưng ngựa đi trên con đường trung tâm thị trấn là ký ức khiến nhiều người thú vị trong những phiên chợ tình. Những con đường phố huyện dịp đó ngập tràn sắc màu người Mông, nhưng cũng rải đầy phân ngựa. Ngạc nhiên là chẳng ai khó chịu về điều đó. Nó là một phần của lễ hội người Mông thuở hàn vi.

Người Mông đã biết cách để trở nên giàu hơn và họ đã sắm được xe máy, điện thoại. Có người chỉ cần vài chục phút là đã có mặt ở chợ. Điều đó đã làm giảm đi phần nào sự thú vị, sức hấp dẫn của chợ tình. Nhưng đó là điều không thể cưỡng nổi, cũng giống như rất nhiều người đến chợ đã già đi, những em bé không còn nằm trên lưng mẹ xuống chợ nữa, mà đã biến thành các chàng trai, cô gái khỏe mạnh tự đi bằng đôi chân của mình.

http://nd0.upanh.com/b1.s13.d3/ddaa72eae3aae8980912d09a9146b14f_36253300.20738593images14034075.jpg

Vào những ngày này, trời Mộc Châu se lạnh, đó thực sự là không khí rất đẹp cho những người đến chợ tình. Các nhóm “phượt” đang chuẩn bị “đạn” (tiền) và những thứ cần thiết để đổ về Mộc Châu, sau tiện thể lượn một vòng Tây Bắc thưởng thức khí thu núi rừng. Bấm điện thoại gọi cho Nỉ. Vẫn là giọng nói trong trẻo đó, vẫn một niềm thảng thốt trong tiếc nuối. Cô không thể hoang hoải mãi như thế, để rồi tuổi xuân sẽ bị nhấn chìm bởi sự hùng vĩ của cao nguyên. Cô cần phải lấy chồng, như biết bao bạn bè cùng trang lứa.

Lúc này, ở bản của Nỉ và rất nhiều bản làng khác, nhiều chàng trai, cô gái, nhiều đôi vợ chồng phải đi bẻ ngô thuê, hoặc làm bất kể công việc vất vả nào để có mấy trăm nghìn đi xuống chợ. Có gia đình rồng rắn cả vợ chồng, con cái cuốc bộ xuống chợ “xả láng” mấy ngày, tiêu hết số tiền vất vả làm trong hai tháng rồi lại bịn rịn cuốc bộ về, đường đi xa lắm nhưng lòng ai cũng lâng lâng vui, không biết mỏi là gì.

http://nd2.upanh.com/b4.s1.d2/77ec08d7b60608eb54f2bc617cc4a537_36253332.20738593images140345941.jpg

Một nhà văn hóa chỉ ra rằng, do cuộc sống của người dân quanh năm vất vả, đời sống văn hóa nghèo nàn, nên đó là dịp để họ giao lưu, nói chuyện, tìm bạn, uống rượu… và xả láng! Một vài ngày trong phiên chợ, không đủ để họ khỏa lấp những thiếu thốn trong cuộc sống hằng ngày, nhưng cũng khiến họ hả hê để tiếp tục công việc làm nương, sản xuất.

Bình thường, vào đêm 30/8, thanh thiếu niên vùng cao đã đổ về vui chơi ở thị trấn Mộc Châu, thắc thỏm chờ đợi những thời khắc tuyệt đẹp của tình yêu. Ở trung tâm thị trấn, ngoài những cô gái Mông còn có những cô Thái, Mường duyên dáng

http://nd5.upanh.com/b6.s20.d1/04a9f1d6787fea4f2c914eb0cbc7584a_36253365.20738593images140344352.jpg

Đêm 31/8 và 1/9 là hai đêm đáng chờ đợi nhất. Các chương trình văn nghệ diễn ra, những nụ cười giòn tan vang khắp núi rừng, hòa vào tiếng suối chảy. Trước đó, những người đến chợ sớm một hai hôm đã nếm trải sự hồi hộp, chờ đợi đến khó lòng chợp mắt. Họ có thể tìm chỗ ngủ ở bất cứ nơi đâu, ngay sân vận động, dưới gốc cây, giữa bậc tam cấp, hiên nhà thậm chí là trên một tảng đá. Họ thường đi thành từng nhóm để hỗ trợ, giúp đỡ nhau.

Đêm 1/9, rạng sáng ngày 2/9, khi các chương trình ca nhạc và màn bắn pháo hoa chào mừng Tết Độc lập kết thúc, dòng người đổ về các trục đường chính ở thị trấn. Chợ tình lúc này diễn ra ở tất cả mọi nơi thuộc thị trấn.

http://nd4.upanh.com/b3.s7.d4/1fe51b70f028b55e089b9614d345974a_36253414.20738593images140342772.jpg

Còn nhớ, một cô gái vùng núi Sơn La đã nói với tôi rằng, với người Mông, được đến chợ là một hạnh phúc, vì ở rất nhiều bản Mông trên những rẻo cao Tây Bắc, có những người chưa từng một lần đến chợ. Với họ, thật không dễ để kiếm được hai ba trăm nghìn cho những cuộc vui nơi phố huyện. Nỉ cũng nói thế, bởi có những bản người phụ nữ nếu không phải mòn mỏi chờ chồng đi tù thì cũng phải quần quật làm lụng kiếm tiền mua thuốc cho chồng.

Tôi bỗng thấy những ước mơ của người phụ nữ vùng cao, đôi khi quá nhỏ nhoi mà vẫn không thành hiện thực. Tôi nhủ lòng, dịp này sẽ lại vượt núi, vén mây đến với Mộc Châu để gặp Nỉ, gặp chợ, cảnh sắc và những điều tuyệt diệu. Các bạn muốn khám phá, xin hãy đến cùng tôi

(Theo SK_DS)

hung vi
08-10-2011, 08:02 PM
http://nd9.upanh.com/b2.s20.d1/8f84504847b0fa39c77281769d97395a_36253829.banmuongtuong.jpg

Trong bóng tối tĩnh lặng, tôi nghe rõ từng hơi thở của Thơm, cảm nhận thấy luồng hơi ấm toả ra từ người con gái đang ngồi bên cạnh. Bất giác, em nắm tay tôi, bàn tay mềm mại và mát lạnh của sơn nữ khiến trái tim tôi loạn nhịp.

Buổi sáng sau đêm được chàng con trai chủ nhà dẫn đi chứng kiến cảnh ngủ thăm, trong thời gian chờ đợi đến tối để được tận tay cạy cửa nhà sơn nữ, tôi tìm gặp ông Phúc, trưởng bản Cỏi.

Khi tôi hỏi ông xem tôi là người bên ngoài đến đi cạy cửa ngủ thăm liệu có vi phạm nội quy gì ở đây không, ông trưởng bản cho biết: “Cậu là người Kinh thì có thể tới cạy cửa bất cứ nhà cô gái nào cậu ưng mắt, miễn là cô ấy vẫn cô đơn chưa có trai bản nào đến nhà ngủ thật, nhưng phải giữ ý tứ và tuyệt đối trong sáng"

http://nd8.upanh.com/b2.s12.d1/71a49eaa850d6c51a166020a248d944d_36254008.t665530.jpg
< Bản Cỏi nơi có tục cạy cửa... ngủ thăm.

Lúc về tôi kể với cậu thanh niên Lợi, người đã dạy cho tôi “bí kíp” cạy cửa tối hôm trước những gì ông trưởng bản nói, Lợi vui mừng ra mặt nói cho tôi hay: “Thật ra nhà ông trưởng bản cũng có một cô con gái đẹp lắm, ngặt nỗi ông Phúc cho đi học ở dưới xuôi, nên thanh niên ở bản cũng chẳng có cơ hội để bén mảng tới cạy cửa. Nhưng mà anh yên tâm, em đã nhắm cho anh được một cô thuộc dạng “hoa khôi” rồi, tên Thơm, năm nay 16 tuổi, không chỉ em mà nhiều trai bản khác đến cạy cửa rồi nhưng Thơm chưa ưng ai cả, để lần này anh vào xem sao, thành công thì tốt mà không được cũng chả sao vì đâu phải mình anh “bại trận”"

http://nd9.upanh.com/b4.s15.d2/b31866158dc085a8feae65697c12327e_36254079.1316674315ngutham1.jpg

< Mỗi khi trời tối cũng là lúc các trai bản tìm đến các nhà sàn có các cô gái mình ưng ý để cạy cửa ngủ thăm.

Và rồi màn đêm cũng buông xuống, cả không gian chìm trong một màu đen tĩnh mịch, âm u của núi rừng Tây Bắc. Chỉ thấy tiếng suối ào ào chảy không ngừng nghỉ, văng vẳng đâu đó những âm thanh rên la, gào thét kỳ lạ của thú rừng.

Đêm nay trời bỗng đổ lạnh hơn, khoác thêm chiếc áo sơ mi ra ngoài chiếc áo phông, tôi cùng Lợi bắt đầu cuộc hành trình cạy cửa ngủ thăm.

http://nd7.upanh.com/b2.s11.d2/b16a978e97b891c8ec701e8ac572dd07_36254147.vtc253433dddd.jpg

Đường đi đến nhà cô gái người Dao tên Thơm cũng khá xa, theo Lợi cũng phải tới 3km, ngoài ánh sáng từ chiếc đèn pin nạp điện Lợi cầm theo thì chỉ có những đốm sáng yếu ớt cứ loé lên rồi lại vụt tắt của vô vàn các con đom đóm đang bay nhảy nơi núi rừng này.

Trong lúc đi, nhiều lần tôi bị vấp ngã do đường quá xấu, rất nhiều tảng đá lớn nằm ngổn ngang trên đường vì sạt lở từ trên núi lăn xuống, mà đường cũng ít người đi, nên không ai dọn cả, thành ra muốn đi hết đoạn đường tôi cứ phải áp sát theo phía sau người Lợi như lũ trẻ con vẫn chơi trò “rồng rắn lên mây” vậy
http://nd4.upanh.com/b3.s7.d4/b08c1b6d1f842cdaf0c125cd90b03fa0_36254204.t665533.jpg

< Các sơn nữ nằm trong nhà sàn, thắp đèn đợi trai bản tới cạy cửa.

Từ xa, ánh đèn lờ mờ của vài nóc nhà sàn cũng đã hiện ra, Lợi nói với tôi “phía trước là nhà em Thơm đó anh, bây giờ em soi đèn cho anh đi vào đến gần cửa rồi anh tự mình “tác chiến” nhé, em sang nhà con bé ngay bên cạnh thôi, nếu vào trong mà Thơm không ưng thì anh sang đây gọi em nhé”.

Đợi tôi đi đến thềm nhà, Lợi đổi hướng chiếu đèn và đi sang nhà bạn tình của anh chàng. Thú thật là khi còn có một mình, tôi cũng hơi lúng túng. "Kể ra có hai đứa, chưa biết còn ỷ lại được cho nó, giờ đơn thương cũng thật ái ngại"

http://nd0.upanh.com/b6.s3.d3/18fe7c71bad6ce7388f7efeed146f0c1_36254250.1316674315ngutham2.jpg

Nghĩ bụng thế nhưng tôi cũng đánh liều bước đến trước cửa, đèn bên trong vẫn sáng, nhưng không thấy có tiếng động gì cả, tôi cố nhớ lại thật chính xác từng hành động cạy cửa của Lợi tối qua, tay tôi bấu vào chỗ gồ lên ở cánh cửa, khẽ tịnh tiến cửa lên phía trên để tạo độ trũng cho then cửa tuột ra và “kịch” tiếng then cửa rơi xuống nền nhà khiến tim tôi cùng lúc đập thình thịch. Vậy là tôi đã vượt qua được cửa ải đầu tiên.

Tôi hít một hơi dài, cố trấn tĩnh lại tinh thần, khẽ đẩy một cánh cửa để vừa đủ lọt người. Tôi bước vào, đảo mắt nhìn một lượt, căn nhà sàn khá rộng, trống trải, rất ít đồ đạc, chỉ có bộ bàn ghế uống nước đặt ở chính giữa và một chiếc dây thép buộc dọc ở góc nhà treo đầy quần áo dân tộc lẫn những bộ quần áo mà người dưới xuôi vẫn hay mặc. Đến khi tôi đủ dũng cảm để lia mắt về phía chiếc phản gỗ buông màn trắng thì cũng là lúc bắt gặp ánh mắt sáng ngời của cô gái trong thư thế đang vén màn lên một cách ngơ ngác.

Biết Thơm đang khó hiểu vì sự xuất hiện của một chàng thanh niên đeo kính cận, từ đầu tóc cho đến trang phục đều khác xa so với các trai bản, tôi liền nói bằng một giọng trầm ấm nhất có thể: “Chào em, anh là anh họ của Lợi con chú Dũng mới lên đây, anh là người Kinh, em cho anh ngồi xuống giường với nhé”.

Trái với những lời Lợi nói rằng Thơm rất kén, khéo tôi bị đuổi ngay từ cửa, cô gái mỉm cười nói: “Anh ngồi đi, nhưng sao anh lại đến nhà em”. Tôi thật thà kể cho Thơm nghe về mục đích của mình là muốn đến đây tìm hiểu về phong tục kỳ lạ cạy cửa ngủ thăm của người Dao tiền một lần cho biết

http://nd5.upanh.com/b1.s3.d1/7d5446a9497ff79ad11b5b1ddb9367fe_36254295.vtc252935222222.jpg

< Ngày các sơn nữ lên nương, đêm khêu đèn chờ các chàng trai cạy cửa..

Cô bé tỏ vẻ rất thích thú lắng nghe và hỏi tôi: “Anh đi một mình như thế không sợ à, lên dân tộc dễ bị chài lắm đấy”. Thấy Thơm đã có vẻ cởi mở, tôi cũng mạnh miệng "sợ gì, nếu lỡ có cô gái đẹp như em chài anh cũng muốn”. Nghe vậy, Thơm cười khúc khích.

Quả thật là tôi không tin mình lại may mắn đến vậy, lần đầu cạy cửa lại tìm được một sơn nữ đẹp như trăng rằm, đúng là vẻ đẹp của các cô gái miền núi thật khác với con gái dưới xuôi, Thơm để tóc dài, buộc bằng một chiếc vải lụa màu trắng, mái tóc được rẽ mái ôm gọn gàng quanh viền tai, đôi mắt đen với hàng lông mi rậm. Khuôn mặt trái xoan với má lúm đồng tiền làm nụ cười duyên dáng lạ kì, bảo sao thằng Lợi nói lũ thanh niên quanh bản này mê mẩn Thơm lắm.

Nói chuyện được một lúc, tôi thấy Thơm khẽ mỉm cười bước ra khỏi giường, tôi chưa hiểu chuyện gì, thì thấy ánh đèn chợt vụt tắt. Thơm nói khẽ trong màn đêm, “em tắt điện không lại có người khác vào”. Lúc màn đêm ập tới cũng là khi tôi biết, Thơm cũng có cảm tình với mình nên muốn giữ mình trò chuyện.

Trong bóng tối tĩnh lặng đó, tôi nghe rõ từng hơi thở của Thơm, cảm nhận thấy luồng hơi ấm toả ra từ người con gái đang ngồi bên cạnh. Bất giác, em nắm tay tôi, bàn tay mềm mại và mát lạnh của sơn nữ làm trái tim tôi cũng loạn nhịp. Tôi không ngờ cái tục lệ này lại mang một màu sắc lãng mạn đến kỳ lạ như vậy.

http://nd1.upanh.com/b1.s3.d4/2e1930ea7e84f38afc739381c60514cc_36254371.vtc253434dsc00322.jpg
< Các cô gái đến 15 tuổi là bắt đầu được các chàng trai tìm đến...

Với giọng thì thầm, Thơm nói với tôi thật thân tình: “Cái tục cạy cửa ngủ thăm này với trai bản thì thích chứ với con gái như em nhiều lúc cũng mệt lắm, nhiều người đến, dù không thích nhưng vẫn phải tiếp rồi lựa lời để chối từ. Có lúc đuổi mãi còn không chịu về, nhiều lần phải ngồi thi gan đến vài tiếng đồng hồ chẳng nói câu gì. Từng người đến rồi lại đi, không biết bao giờ em mới kiếm được một người để làm chồng”.

Tôi khẽ vỗ về Thơm, em ngả đầu ngon lành bên vai tôi, bất chợt tôi lại nhớ đến lời căn dặn của ông trưởng bản, tôi biết mình phải giữ đúng nét trong sáng của cái tục lệ tìm kiếm bạn tình hoang sơ này. Cũng không biết mình ngồi đó cùng Thơm bao lâu, thấy em dường như đã yên giấc, tôi khẽ đặt em nằm xuống gối, toan xuống giường để ra về, tay tôi lại bị nắm chặt một lần nữa, Thơm nói: "Anh đi về à”, tôi đặt nhẹ tay lên bên má mịn màng khẽ an ủi: “Anh phải về không chú Dũng lo, rồi anh sẽ quay lại thăm em”.

Bước ra khỏi cửa mà lòng tôi bứt rứt không yên, vậy là tôi đã thực sự biết cạy cửa ngủ thăm nhà sơn nữ, chưa lần nào đi viết mà tôi lại nhập vai đến vậy. Mùi hương từ mái tóc Thơm vẫn còn lan toả bên khứu giác, lòng tôi dấy lên một nỗi niềm khó nói thành lời. Lững thững dò dẫm định tìm đường sang nhà bên để gọi thằng Lợi về thì tôi đã thấy nó lao đến trước mặt "Anh giỏi thế, tán được em Thơm à, sao ngồi lâu thế, em ngồi đợi gần 2 tiếng rồi đấy”, Lợi nói như sợ ai ăn cướp lời.

http://nd3.upanh.com/b3.s3.d2/89a98f29ab339cb0768cf26763175682_36254453.359078128138tanvien104up.jpg
Tôi hỏi nó “Anh tưởng mày chơi bên kia cơ mà” thì được Lợi cho biết, nó không được bạn tình ưng, cố lân la được một lúc thì bố mẹ cô gái kia về, nên nó đành ra đây ngồi đợi tôi.

Đường trở về nhà chú Dũng lần này sao mà nhanh quá, có lẽ vì tôi vẫn miên man với những suy nghĩ về Thơm.

Không biết em có thể tìm được cho mình một người chồng yêu thương thực sự không, hay sẽ bị lợi dụng bởi chính cái tục lệ kỳ lạ cạy cửa… ngủ thăm này

Dấu Lặng Buồn Của Một Mỹ Tục..

http://nd2.upanh.com/b2.s15.d2/fa6461585b9553c50c7521d1d96ae793_36254572.vtc252937111111.jpg
< Đường vào bản Cỏi.

Ngày nay, do cuộc sống xã hội phát triển , các xã vùng cao cũng đã có đường ô tô , có điện , có đủ các phương tiện nghe nhìn. Tuổi trẻ vùng cao cũng được tiếp xúc với nhiều phim ảnh mang lối sống văn hóa phương Tây . Từ đó chuyện ngủ thăm bị ảnh hưởng và có những sắc thái mới. Đầu giờ chiều hôm trước, khi chúng tôi đi thăm bà con dân bản, gặp một thanh niên tay cần đèn pin đi ngược chiều, hỏi thăm thì được biết cậu ta chuẩn bị đi cạy cửa ngủ thăm đấy. Tôi thắc mắc thì được giải thích: Đi trinh sát trước mục tiêu để có phương án tác chiến vào buổi tối chứ.

Trên thực tế, trong vùng không ít những thanh niên như chàng trai này, vật vờ như ong đi tìm hoa lạ. Thậm chí, một số thanh niên dưới xuôi lên trên này làm xây dựng đường giao thông cũng kết thân với trai bản địa để được dẫn đi ngủ thăm.

http://nd7.upanh.com/b3.s11.d2/3c39cbbe4a26a65e5d860ecbc5ee9a23_36254597.vtc25293944444444.jpg

< Một góc bản Cỏi, nơi còn lưu giữ nhiều phong tục cổ xưa, trong đó có tục ngủ thăm.

Dường như các cô sơn nữ cũng thoáng chẳng kém gì đám con trai, nhất là đối với mấy chàng xây dựng dưới xuôi, mồm méo dẽo quẹo, chỉ dăm ba câu tán dóc cũng sẳn sàng cho "tìm hiểu" . Một thanh niên tên Hòa khoe với chúng tôi: " Em theo công trình lên trên này được vài tháng rồi, hàng tuần tụi em thường theo mấy cậu trong bản đi ngủ thăm. Vui lắm. Lúc đầu cũng sợ và ngại lắm, vì mình là con trai mà nữa đêm leo lên giường nhà người ta ngủ, sau quen rồi thấy thích".

Phong tục ngủ thăm của các bạn trẻ vẫn xôn xao trên những bản làng tôi đã đi qua. Thường thì những đêm ngủ thăm này kéo dài đến tận sáng hôm sau mà cha mẹ cô gái không quan tâm và không cấm đoán gì. Nhưng những gì tôi gặp trong đêm là " khách ngủ thăm" đã khác rất nhiều so với phong tục " cạy cửa ngủ thăm" được lưu truyền trước đây

http://nd9.upanh.com/b2.s5.d1/07fa31f811988460e68161355ac71b4f_36254639.vtc253437fffff.jpg

< Thiếu nữ bản Cỏi giờ cũng tân thời rồi.

Nếp sống hiện đã từng bước xâm nhập vào chuyện tình cảm của thanh niên nam nữ thời nay, đã có vài kết cục buồn trong những đêm ngủ thăm không còn giới hạn . Một cán bộ làm công tác dân số tại địa phương cho biết: " Tục ngủ thăm là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân chúng tôi, nhưng nó cũng có thể cũng trở thành tệ nạn khi chẳng may một cô gái sinh con mà không có Bố. Đã có những trường hợp phải đi gải quyết " hậu quả" tại trạm y tế xã. Thật khó thống kê nổi đã có bao nhiêu trường như thế..."

Để giữ mãi được sự trong trẻo của một đêm ngủ thăm, thiết nghỉ các đoàn thể thanh niên nên đưa ra thông điệp về kiến thức tình bạn, tình yêu và tình dục an toàn lành mạnh tới thanh niên, trả lại những đêm ngủ thăm sự thơ mộng và nồng say

(Theo Xa lộ tin tức blog Hoangfhuuquyet)








[/SIZE]