taituthattinh
10-08-2009, 05:30 PM
1).Tiểu sử
Ông sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là thôn Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Có tài liệu cho rằng quê gốc của ông ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
Năm 1832 ông thi hương đỗ Á Nguyên, nhưng thi hội mãi vẫn không đỗ. Nhưng ông không đỗ không phải vì ông kém tài mà là vì bị quan trường đánh hỏng. Năm 1841 ông được bổ giữ chức Hành tẩu bộ lễ. Tháng 8 năm 1841 ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng phạm húy, ông cùng bạn chữa giúp. Việc bị phát giác, tội ông đáng chém nhưng sau được xét lại, chỉ cách chức và tù 3 năm. Năm 1847 ông được mời làm ở Viện hàn lâm, sưu tầm văn thơ. Cảm kích trước thái độ ân cần giúp đỡ của hai vị hoàng thân là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương, ông gia nhập Mạc Vân Thi xã (do hai hoàng thân sáng lập).
Do tính khinh miệt triều đinh và vua quan, Cao Bá Quát bị đầy về làm giáo học ở vùng quê Quốc Oai và làm Quốc sư choLê Duy Cự, dòng dõi nhà Lê, nổi lên chống triều Nguyễn năm 1854. Lúc đầu quân khởi nghĩa giành được một số thắng lợi ở Sơn Tây, Nam Định, nhưng rồi bị quân triều đình đánh tan. Theo Thư mục chính biên thì ông bị bắn chết trong một trận đánh, nhưng có tài liệu cho rằng ông bị bắt giải về triều và bị chém đầu. Vua Tự Đức ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao.
2).Tác phẩm
Sau khi họ Cao bị tru di tam tộc, các tác phẩm của Cao Bá Quát bị cấm lưu hành và bị thu hồi đốt. Tuy vậy đến nay vẫn còn các tập:
Cao Bá Quát thi tập
Cao Chu thần di cảo
Cao Chu thần thi tập
Mẫn Hiên thi tập
Thơ, văn được chép rải rác trong các sưu tập thơ văn chữ Hán, chữ Nôm.
Nội dung các tác phẩm chú yếu phản ánh thực trạng xã hội đương thời và mong muốn thay đổi xã hội.
Hai câu đối sau tương truyền là của Cao Bá Quát:
(Phiên âm Hán-Việt):
Kinh thế hữu tài giai bách luyện
Độc thư vô tự bất thiên kim.
Phiên âm Hán-Việt:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
Vào năm Tân Hợi đời vua Tự Ðức thứ tư (1851)Cao Bá Quát bị đẩy khỏi kinh đưa ra Bắc, cho làm quan Huấn Đạo ở phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Trước hoàn cảnh bị trù dập, truất giáng,Cao Bá Quát đã làm đôi liễn đối treo trước cửa:
Nhà trống ba gian
Một thầy, một cô, một chó cái.
Học trò dăm đứa
Nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.
3).Chữa câu đối của vua:
Vua Tự Đức nghĩ được hai câu đối sau:
Tử năng thừa phụ nghiệp
Thần khả báo quân ân
(tạm dịch nghĩa: Con phải nối nghiệp cha, Bầy tôi phải báo đền ơn vua)
Vua lấy làm đắc ý với hai câu đối này nên sai viết treo ở điện Cần Chánh và khoe với bá quan. Các quan trông thấy đều nức nở tán thưởng. Riêng Cao Bá Quát khi đọc xong cũng gật gù to tiếng khen "Tối hảo! Tối hảo!" (Rất tuyệt! rất tuyệt!), xong quay ra chỗ khác lẩm bẩm "(nhưng mà) cang thường điên đảo!"
Chuyện tới tai vua Tự Đức, vua giận lắm đòi vào hỏi nguyên do. Cao Bá Quát liền giải thích: "Ở câu đầu chữ tửđứng trên chữ phụ, vậy là con trên cha, còn ở câu kế chữ thần đứng trên chữ quân, vậy là tôi trên vua. Hơn nữa, hai chữ phụ, tử lại viết trước hai chữ quân, thần cũng đi ngược tôn ti, trật tự. Như thế, cang thường không điên đảo là gì?" (câu đối được viết theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ phải sang trái).
Cao Bá Quát giải thích đúng lí nên vua không bắt tội được. Vua bảo chữa, Cao Bá Quát liền đọc:
Quân ân, thần khả báo
Phụ nghiệp, tử năng thừa.
Chỉ đảo ngược thứ tự hai câu và vị trí của chữ trong các câu, Cao Bá Quát đã chỉnh hai câu đối của vua theo đúng trật tự trong cương thường. Vua phải chịu rằng chữa như vậy là hay, cương thường được đảm bảo mà ý tứ của vua cũng được toàn vẹn.
4).Một câu đối hai hoàn cảnh
Tương truyền trong một dịp Tết có hai người đến xin Cao Bá Quát câu đối về treo tại nhà: anh đóng quan tài đến trước, chị bụng chửa sắp sinh đến sau. Ông cầm bút viết câu đối cho anh đóng quan tài:
Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm THỌ.
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn ĐƯỜNG.
Nghĩa là:
Trời thêm năm tháng, người thêm thọ
Xuân đầy vũ trụ, phúc đầy nhà
Câu đối khéo ở chỗ người xưa quen dùng chữ "cỗ Thọ Đường" để chỉ cỗ quan tài.
Đến lượt chị bụng chửa, ông cũng viết hai câu như trên, chỉ bớt đi chữ cuối, vẫn hợp với cảnh của chị
Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm.
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn.
Nghĩa là:
Trời thêm năm tháng, người thêm
Xuân đầy vũ trụ, phúc đầy.
5).Bịa thơ tài hơn vua
Tự Đức là ông vua hay chữ và hay khoe thơ với quần thần[1]. Một hôm tan buổi chầu, Tự Đức nói với bá quan:''Đêm qua trẫm nằm mơ làm được hai câu thơ thật kỳ lạ, để trẫm đọc cho các khanh nghe!''.Rồi Tự Đức đọc luôn:
Viên trung oanh chuyển "khề khà" ngữ
Dã ngoại đào hoa "lấm tấm" khai
Đây là lối thơ vừa Hán vừa Nôm, các quan đều lấy làm lạ. Cao Bá Quát lúc bấy giờ cũng có mặt, thản nhiên tâu rằng:
-Tưởng gì chứ hai câu ấy thì từ hồi còn để chỏm đi học, thần đã được nghe rồi! Thần được nghe cả tám câu kia, nếu bệ hạ cho phép, thần xin đọc lại tất cả.
Tự Đức đang cao hứng về mấy câu thơ vừa Hán dở Nôm độc đáo, nghe Cao Bá Quát nói rất bất ngờ, vì rõ ràng hai câu thơ đó chính vua nghĩ ra. Tự Đức bảo ông đọc cho nghe cả bài thơ, nếu không đọc được thì sẽ trị cái tội khi quân.
Ông suy nghĩ một lát như để nhớ lại một bài thơ lâu ngày không nhìn đến, rồi cất giọng sang sảng ngâm rằng:
Bảo mã tây phương huếch hoác lai,
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi.
Viên trung oanh chuyểnkhề khà ngữ,
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai.
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp,
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài.
Khù khờ thi tứ đa nhân thức,
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.
Ông sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là thôn Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Có tài liệu cho rằng quê gốc của ông ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
Năm 1832 ông thi hương đỗ Á Nguyên, nhưng thi hội mãi vẫn không đỗ. Nhưng ông không đỗ không phải vì ông kém tài mà là vì bị quan trường đánh hỏng. Năm 1841 ông được bổ giữ chức Hành tẩu bộ lễ. Tháng 8 năm 1841 ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng phạm húy, ông cùng bạn chữa giúp. Việc bị phát giác, tội ông đáng chém nhưng sau được xét lại, chỉ cách chức và tù 3 năm. Năm 1847 ông được mời làm ở Viện hàn lâm, sưu tầm văn thơ. Cảm kích trước thái độ ân cần giúp đỡ của hai vị hoàng thân là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương, ông gia nhập Mạc Vân Thi xã (do hai hoàng thân sáng lập).
Do tính khinh miệt triều đinh và vua quan, Cao Bá Quát bị đầy về làm giáo học ở vùng quê Quốc Oai và làm Quốc sư choLê Duy Cự, dòng dõi nhà Lê, nổi lên chống triều Nguyễn năm 1854. Lúc đầu quân khởi nghĩa giành được một số thắng lợi ở Sơn Tây, Nam Định, nhưng rồi bị quân triều đình đánh tan. Theo Thư mục chính biên thì ông bị bắn chết trong một trận đánh, nhưng có tài liệu cho rằng ông bị bắt giải về triều và bị chém đầu. Vua Tự Đức ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao.
2).Tác phẩm
Sau khi họ Cao bị tru di tam tộc, các tác phẩm của Cao Bá Quát bị cấm lưu hành và bị thu hồi đốt. Tuy vậy đến nay vẫn còn các tập:
Cao Bá Quát thi tập
Cao Chu thần di cảo
Cao Chu thần thi tập
Mẫn Hiên thi tập
Thơ, văn được chép rải rác trong các sưu tập thơ văn chữ Hán, chữ Nôm.
Nội dung các tác phẩm chú yếu phản ánh thực trạng xã hội đương thời và mong muốn thay đổi xã hội.
Hai câu đối sau tương truyền là của Cao Bá Quát:
(Phiên âm Hán-Việt):
Kinh thế hữu tài giai bách luyện
Độc thư vô tự bất thiên kim.
Phiên âm Hán-Việt:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
Vào năm Tân Hợi đời vua Tự Ðức thứ tư (1851)Cao Bá Quát bị đẩy khỏi kinh đưa ra Bắc, cho làm quan Huấn Đạo ở phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Trước hoàn cảnh bị trù dập, truất giáng,Cao Bá Quát đã làm đôi liễn đối treo trước cửa:
Nhà trống ba gian
Một thầy, một cô, một chó cái.
Học trò dăm đứa
Nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.
3).Chữa câu đối của vua:
Vua Tự Đức nghĩ được hai câu đối sau:
Tử năng thừa phụ nghiệp
Thần khả báo quân ân
(tạm dịch nghĩa: Con phải nối nghiệp cha, Bầy tôi phải báo đền ơn vua)
Vua lấy làm đắc ý với hai câu đối này nên sai viết treo ở điện Cần Chánh và khoe với bá quan. Các quan trông thấy đều nức nở tán thưởng. Riêng Cao Bá Quát khi đọc xong cũng gật gù to tiếng khen "Tối hảo! Tối hảo!" (Rất tuyệt! rất tuyệt!), xong quay ra chỗ khác lẩm bẩm "(nhưng mà) cang thường điên đảo!"
Chuyện tới tai vua Tự Đức, vua giận lắm đòi vào hỏi nguyên do. Cao Bá Quát liền giải thích: "Ở câu đầu chữ tửđứng trên chữ phụ, vậy là con trên cha, còn ở câu kế chữ thần đứng trên chữ quân, vậy là tôi trên vua. Hơn nữa, hai chữ phụ, tử lại viết trước hai chữ quân, thần cũng đi ngược tôn ti, trật tự. Như thế, cang thường không điên đảo là gì?" (câu đối được viết theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ phải sang trái).
Cao Bá Quát giải thích đúng lí nên vua không bắt tội được. Vua bảo chữa, Cao Bá Quát liền đọc:
Quân ân, thần khả báo
Phụ nghiệp, tử năng thừa.
Chỉ đảo ngược thứ tự hai câu và vị trí của chữ trong các câu, Cao Bá Quát đã chỉnh hai câu đối của vua theo đúng trật tự trong cương thường. Vua phải chịu rằng chữa như vậy là hay, cương thường được đảm bảo mà ý tứ của vua cũng được toàn vẹn.
4).Một câu đối hai hoàn cảnh
Tương truyền trong một dịp Tết có hai người đến xin Cao Bá Quát câu đối về treo tại nhà: anh đóng quan tài đến trước, chị bụng chửa sắp sinh đến sau. Ông cầm bút viết câu đối cho anh đóng quan tài:
Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm THỌ.
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn ĐƯỜNG.
Nghĩa là:
Trời thêm năm tháng, người thêm thọ
Xuân đầy vũ trụ, phúc đầy nhà
Câu đối khéo ở chỗ người xưa quen dùng chữ "cỗ Thọ Đường" để chỉ cỗ quan tài.
Đến lượt chị bụng chửa, ông cũng viết hai câu như trên, chỉ bớt đi chữ cuối, vẫn hợp với cảnh của chị
Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm.
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn.
Nghĩa là:
Trời thêm năm tháng, người thêm
Xuân đầy vũ trụ, phúc đầy.
5).Bịa thơ tài hơn vua
Tự Đức là ông vua hay chữ và hay khoe thơ với quần thần[1]. Một hôm tan buổi chầu, Tự Đức nói với bá quan:''Đêm qua trẫm nằm mơ làm được hai câu thơ thật kỳ lạ, để trẫm đọc cho các khanh nghe!''.Rồi Tự Đức đọc luôn:
Viên trung oanh chuyển "khề khà" ngữ
Dã ngoại đào hoa "lấm tấm" khai
Đây là lối thơ vừa Hán vừa Nôm, các quan đều lấy làm lạ. Cao Bá Quát lúc bấy giờ cũng có mặt, thản nhiên tâu rằng:
-Tưởng gì chứ hai câu ấy thì từ hồi còn để chỏm đi học, thần đã được nghe rồi! Thần được nghe cả tám câu kia, nếu bệ hạ cho phép, thần xin đọc lại tất cả.
Tự Đức đang cao hứng về mấy câu thơ vừa Hán dở Nôm độc đáo, nghe Cao Bá Quát nói rất bất ngờ, vì rõ ràng hai câu thơ đó chính vua nghĩ ra. Tự Đức bảo ông đọc cho nghe cả bài thơ, nếu không đọc được thì sẽ trị cái tội khi quân.
Ông suy nghĩ một lát như để nhớ lại một bài thơ lâu ngày không nhìn đến, rồi cất giọng sang sảng ngâm rằng:
Bảo mã tây phương huếch hoác lai,
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi.
Viên trung oanh chuyểnkhề khà ngữ,
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai.
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp,
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài.
Khù khờ thi tứ đa nhân thức,
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.