giadinh7777
27-10-2011, 10:55 AM
Nhân đọc báo SGGP cách đây 3 năm thấy có loạt bài của Nguyễn Lê Nguyên viết về các kỳ thủ hay quá. Xin mạn phép tác giả Nguyễn Lê Nguyên cho post vào đây để các kỳ hữu cùng biết về một số kỳ thủ vang danh một thời!
Trái ngược với lời đồn đại trong giang hồ – kẻ đứng đầu “Võ lâm tam sát” Lê Thiên Vị lại là một bậc đức cao trọng vọng. Có thể nói, đến giờ, ông là một trong số ít các kỳ vương sống được bằng nghề chính đáng, tuy không giàu sang nhưng viên mãn, có phúc phần.
Người đặt tên cho giang hồ
Đọc sách cờ tướng bán ở nhà sách, siêu thị hay lên mạng internet tham khảo, sẽ luôn thấy “phấn khích” bởi những thế cờ rặt mùi binh pháp như “Bác Vọng thiêu đồn”, “phục binh yếu lộ”... Còn ở làng cờ tướng Sài Gòn, biệt danh của các kỳ thủ thường rất... kiếm hiệp, nào là “Phong trần quái khách”, “Kim mao sư vương”, “Bạch mi ưng vương”... Và người đứng ra đặt cho họ các tên hiệu này không ai khác lại là “nhất sát” Lê Thiên Vị. Có thể nói, đây là một trong những cái “công” lớn nhất của ông đối với Hội cờ TP.HCM.
Nghe qua những “thương hiệu” đó, người đời thường cảm thấy tò mò, thu hút bởi tài năng, tính cách của các kỳ thủ; làm sống động một cách rất “đời” môn thể thao tưởng chừng khô khốc. Ông Vị kể: “Xưa tôi hay đọc tiểu thuyết Kim Dung, cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi chuyện kiếm hiệp, những biệt danh này xuất phát từ đó”. Tỷ như kỳ thủ Dương Thanh Danh, có dáng người ốm, lòng khòng, ông Vị đặt hiệu cho là Khô Mộc thiền sư. Anh Trương A Minh, kỳ thủ có cặp lông mày bạc trắng được đặt hiệu Bạch mi ưng vương. Ông Vị nói: “Đặt tên, gọi hoài, đến giờ chết tên luôn”. Riêng giới nữ, ông Vị còn đặt tên cho 2 người: Diệt Tuyệt sư thái Lê Thị Hương và Kim Hoa bà bà Nguyễn Hoàng Ngọc Thảo.
Bản lĩnh “nhất sát”
Để đánh được cờ giỏi, trước hết phải có trí nhớ tốt. Lê Thiên Vị nổi lên bằng tư chất này. Hồi nhỏ, xem bố đánh cờ với khách, cậu bé Vị đứng sau chăm chú, cố nhớ lại rồi tự bày ra, chơi với nhóm bạn trong làng mình ở Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Lê Thiên Vị tuổi Quý Mùi, sinh năm 1943.
Một ngày tháng 12.2008, hẹn gặp ông ở Hội cờ 143 Nguyễn Du, Q.1, kẻ hậu bối là tôi thử “kiểm tra” mới thấy Lê Thiên Vị còn minh mẫn lắm. Năm 1965, ông có được một cuốn sách cờ được coi là “quý hiếm” vào giai đoạn đó, cuốn Toàn đồ bách cuộc phổ của Trung Quốc. Thoăn thoắt bày các quân cờ lên bàn, ông Vị nhớ lại: “Đây là ván cờ thế “khưu dẫn hàng long” trong sách, một trong những thế cờ thuộc hàng giang hồ danh cuộc”. Hồi đó, để phá thế này, ông Vị đã phải mày mò, nghiên cứu cả tháng trời. 43 năm sau, Lê Thiên Vị vẫn nhớ về nó như một thế cờ tâm đắc nhất.
Ông Vị kể đời đánh cờ của mình, có những ván xem qua người khác đánh nhưng không thể quên được. Hay có những ván ông đánh thắng, hoặc thua cũng không thể quên được. Năm 1978, tại giải cờ mừng xuân diễn ra ở Nhà văn hóa Lao động TP.HCM, ông Vị đã đấu thắng kỳ thủ Huỳnh Văn Hồng. Bày bàn cờ ra bàn, ông kể: “Tôi quân đen, đi sau. Ông Hồng đi nước tiên, vô pháo đầu”. Ở ván này, ông Vị “nhớ suốt đời” nước đánh pháo vọt sĩ, chọc thẳng vô cung của tướng đỏ. Chính vì nước cờ xuất thần này mà ông Vị đoạt thế thượng phong dù phải đi sau. Đến nước thứ 26, dù chưa bị chiếu bí nhưng đối phương phải buông cờ xin thua.
Hồi còn ở Hà Nội, khoảng năm 2005, tôi đã được may mắn nói chuyện với một trong “Bắc kỳ tứ kiệt” là ông Lê Uy Vệ, lúc đó tuổi đã cao lắm rồi. Nay lại được gặp “nhất sát”, mới nghiệm thấy ai đạt được đẳng cấp kỳ vương thì tính cách điềm đạm. Được diễm phúc hầu “nhất sát” một ván, đương nhiên tôi thua, nhưng ông Vị vẫn thận trọng cho rằng không thể chấp người mới biết chơi 2 quân xe vì “lực yếu, không thắng được”. Ông Vị nói: “Tính cách con người biểu lộ qua một ván cờ. Văn hóa cư xử cũng lộ ra ở đó. Có thể nhận thấy từ những nước khai cuộc”.
Thiên Vị cũng không thoát khỏi việc bị giới giang hồ “phong danh”. Từ khoảng năm 1981 - 1988, ông được liệt vô “Võ lâm tam sát” gồm Lê Thiên Vị – Lê Nhị Trí – Trần Quới. Nhớ lại, ông Vị có vẻ thích thú: “Tụi tôi tàn sát võ lâm nhiều, thắng trận rất nhiều, đi đâu thắng đó. Họ mới đặt vui như vậy”. Qua năm 1988, thiên tài bạc mệnh Trần Quới mất mạng trong một chuyến vượt biên, coi như “Võ lâm tam sát” mất số.
Nói chuyện Trần Quới, rồi nhắc chuyện xưa của kỳ vương thiên tài yểu mệnh Hứa Văn Hải, chợt thấy ông Vị buồn hẳn: Năm mới 14 – 15 tuổi, vua cờ Triệu Khôn từ Trung Quốc qua Việt Nam, thấy cậu bé Hải có thiên tư bèn bày thế “đình xa vấn lộ” để thử. Hải đã phá thế bằng những nước cờ tuyệt hay, hiếm gặp ở độ tuổi. Triệu Khôn mới nhận Hải làm đệ tử. Năm 1943, tức là lúc ông Vị mới chào đời, Hứa Văn Hải đã vô địch giải “tứ hùng” dù phải chơi với ba bậc kỳ tài là Nguyễn Văn Ngoan, Hà Quang Bố, Nguyễn Thành Hội. Cùng năm đó, Hải đoạt luôn giải “Vô địch Nam kỳ”.
Rồi kỳ vương lại chết vì cờ! Nghe mà sầu thảm. Bởi Hứa Văn Hải sức cờ mạnh, suy đoán cao thâm nên đi đâu đánh độ cũng phải chấp rất nhiều, luôn phải lao tâm khổ tứ suy nghĩ. Trong khi đó, kỳ vương mắc phải bệnh lao, ăn uống thất thường mỗi khi đánh độ, chế độ dinh dưỡng kém, sức khỏe ngày càng yếu dần. Năm 1944, biết mình không qua khỏi, kỳ vương phải lui về quê nhà ở Đồng Tháp và an nghỉ giấc ngàn thu ở đây khi mới 26 tuổi.
Cái chết của thiên tài Trần Quới còn mang lại cho ông Vị nỗi buồn nhiều hơn. Hồi “tam sát” còn, ông Vị và Quới đã đi khắp nơi khiêu chiến, đánh độ, đánh đâu thắng đó. “Có thể nói, Quới là người thắng nhiều nhất trong làng cờ. Nhưng cũng chính Quới là người nợ nần nhiều nhất”, ông Vị kể. Chỉ có điều, “nó tính toán cờ hay nhưng tính cho đời mình thì dở”. Cuối cùng, Trần Quới đã phải ra đi trong cảnh nợ nần, để lại biết bao điều tiếng...
Nghe ông Vị đúc rút về lớp kỳ thủ sau này đã trót vận vô “nghiệp cờ” càng thấy buồn và tiếc: “Đã vô nghiệp cờ rồi, hầu như không đủ sống. Rồi đã bập vô đánh “độ” rồi thì quên ăn quên ngủ, sức khỏe không đảm bảo. Thiếu thốn đủ đường, từ đó lại sinh ra tiêu cực”. Biết làm gì ngoài đánh cờ độ khi mà ông Vị nói “các kỳ thủ hầu hết học vấn ít, trình độ không có, bỏ cờ cũng chẳng có việc gì mà làm”.
Trái ngược với lời đồn đại trong giang hồ – kẻ đứng đầu “Võ lâm tam sát” Lê Thiên Vị lại là một bậc đức cao trọng vọng. Có thể nói, đến giờ, ông là một trong số ít các kỳ vương sống được bằng nghề chính đáng, tuy không giàu sang nhưng viên mãn, có phúc phần.
Người đặt tên cho giang hồ
Đọc sách cờ tướng bán ở nhà sách, siêu thị hay lên mạng internet tham khảo, sẽ luôn thấy “phấn khích” bởi những thế cờ rặt mùi binh pháp như “Bác Vọng thiêu đồn”, “phục binh yếu lộ”... Còn ở làng cờ tướng Sài Gòn, biệt danh của các kỳ thủ thường rất... kiếm hiệp, nào là “Phong trần quái khách”, “Kim mao sư vương”, “Bạch mi ưng vương”... Và người đứng ra đặt cho họ các tên hiệu này không ai khác lại là “nhất sát” Lê Thiên Vị. Có thể nói, đây là một trong những cái “công” lớn nhất của ông đối với Hội cờ TP.HCM.
Nghe qua những “thương hiệu” đó, người đời thường cảm thấy tò mò, thu hút bởi tài năng, tính cách của các kỳ thủ; làm sống động một cách rất “đời” môn thể thao tưởng chừng khô khốc. Ông Vị kể: “Xưa tôi hay đọc tiểu thuyết Kim Dung, cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi chuyện kiếm hiệp, những biệt danh này xuất phát từ đó”. Tỷ như kỳ thủ Dương Thanh Danh, có dáng người ốm, lòng khòng, ông Vị đặt hiệu cho là Khô Mộc thiền sư. Anh Trương A Minh, kỳ thủ có cặp lông mày bạc trắng được đặt hiệu Bạch mi ưng vương. Ông Vị nói: “Đặt tên, gọi hoài, đến giờ chết tên luôn”. Riêng giới nữ, ông Vị còn đặt tên cho 2 người: Diệt Tuyệt sư thái Lê Thị Hương và Kim Hoa bà bà Nguyễn Hoàng Ngọc Thảo.
Bản lĩnh “nhất sát”
Để đánh được cờ giỏi, trước hết phải có trí nhớ tốt. Lê Thiên Vị nổi lên bằng tư chất này. Hồi nhỏ, xem bố đánh cờ với khách, cậu bé Vị đứng sau chăm chú, cố nhớ lại rồi tự bày ra, chơi với nhóm bạn trong làng mình ở Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Lê Thiên Vị tuổi Quý Mùi, sinh năm 1943.
Một ngày tháng 12.2008, hẹn gặp ông ở Hội cờ 143 Nguyễn Du, Q.1, kẻ hậu bối là tôi thử “kiểm tra” mới thấy Lê Thiên Vị còn minh mẫn lắm. Năm 1965, ông có được một cuốn sách cờ được coi là “quý hiếm” vào giai đoạn đó, cuốn Toàn đồ bách cuộc phổ của Trung Quốc. Thoăn thoắt bày các quân cờ lên bàn, ông Vị nhớ lại: “Đây là ván cờ thế “khưu dẫn hàng long” trong sách, một trong những thế cờ thuộc hàng giang hồ danh cuộc”. Hồi đó, để phá thế này, ông Vị đã phải mày mò, nghiên cứu cả tháng trời. 43 năm sau, Lê Thiên Vị vẫn nhớ về nó như một thế cờ tâm đắc nhất.
Ông Vị kể đời đánh cờ của mình, có những ván xem qua người khác đánh nhưng không thể quên được. Hay có những ván ông đánh thắng, hoặc thua cũng không thể quên được. Năm 1978, tại giải cờ mừng xuân diễn ra ở Nhà văn hóa Lao động TP.HCM, ông Vị đã đấu thắng kỳ thủ Huỳnh Văn Hồng. Bày bàn cờ ra bàn, ông kể: “Tôi quân đen, đi sau. Ông Hồng đi nước tiên, vô pháo đầu”. Ở ván này, ông Vị “nhớ suốt đời” nước đánh pháo vọt sĩ, chọc thẳng vô cung của tướng đỏ. Chính vì nước cờ xuất thần này mà ông Vị đoạt thế thượng phong dù phải đi sau. Đến nước thứ 26, dù chưa bị chiếu bí nhưng đối phương phải buông cờ xin thua.
Hồi còn ở Hà Nội, khoảng năm 2005, tôi đã được may mắn nói chuyện với một trong “Bắc kỳ tứ kiệt” là ông Lê Uy Vệ, lúc đó tuổi đã cao lắm rồi. Nay lại được gặp “nhất sát”, mới nghiệm thấy ai đạt được đẳng cấp kỳ vương thì tính cách điềm đạm. Được diễm phúc hầu “nhất sát” một ván, đương nhiên tôi thua, nhưng ông Vị vẫn thận trọng cho rằng không thể chấp người mới biết chơi 2 quân xe vì “lực yếu, không thắng được”. Ông Vị nói: “Tính cách con người biểu lộ qua một ván cờ. Văn hóa cư xử cũng lộ ra ở đó. Có thể nhận thấy từ những nước khai cuộc”.
Thiên Vị cũng không thoát khỏi việc bị giới giang hồ “phong danh”. Từ khoảng năm 1981 - 1988, ông được liệt vô “Võ lâm tam sát” gồm Lê Thiên Vị – Lê Nhị Trí – Trần Quới. Nhớ lại, ông Vị có vẻ thích thú: “Tụi tôi tàn sát võ lâm nhiều, thắng trận rất nhiều, đi đâu thắng đó. Họ mới đặt vui như vậy”. Qua năm 1988, thiên tài bạc mệnh Trần Quới mất mạng trong một chuyến vượt biên, coi như “Võ lâm tam sát” mất số.
Nói chuyện Trần Quới, rồi nhắc chuyện xưa của kỳ vương thiên tài yểu mệnh Hứa Văn Hải, chợt thấy ông Vị buồn hẳn: Năm mới 14 – 15 tuổi, vua cờ Triệu Khôn từ Trung Quốc qua Việt Nam, thấy cậu bé Hải có thiên tư bèn bày thế “đình xa vấn lộ” để thử. Hải đã phá thế bằng những nước cờ tuyệt hay, hiếm gặp ở độ tuổi. Triệu Khôn mới nhận Hải làm đệ tử. Năm 1943, tức là lúc ông Vị mới chào đời, Hứa Văn Hải đã vô địch giải “tứ hùng” dù phải chơi với ba bậc kỳ tài là Nguyễn Văn Ngoan, Hà Quang Bố, Nguyễn Thành Hội. Cùng năm đó, Hải đoạt luôn giải “Vô địch Nam kỳ”.
Rồi kỳ vương lại chết vì cờ! Nghe mà sầu thảm. Bởi Hứa Văn Hải sức cờ mạnh, suy đoán cao thâm nên đi đâu đánh độ cũng phải chấp rất nhiều, luôn phải lao tâm khổ tứ suy nghĩ. Trong khi đó, kỳ vương mắc phải bệnh lao, ăn uống thất thường mỗi khi đánh độ, chế độ dinh dưỡng kém, sức khỏe ngày càng yếu dần. Năm 1944, biết mình không qua khỏi, kỳ vương phải lui về quê nhà ở Đồng Tháp và an nghỉ giấc ngàn thu ở đây khi mới 26 tuổi.
Cái chết của thiên tài Trần Quới còn mang lại cho ông Vị nỗi buồn nhiều hơn. Hồi “tam sát” còn, ông Vị và Quới đã đi khắp nơi khiêu chiến, đánh độ, đánh đâu thắng đó. “Có thể nói, Quới là người thắng nhiều nhất trong làng cờ. Nhưng cũng chính Quới là người nợ nần nhiều nhất”, ông Vị kể. Chỉ có điều, “nó tính toán cờ hay nhưng tính cho đời mình thì dở”. Cuối cùng, Trần Quới đã phải ra đi trong cảnh nợ nần, để lại biết bao điều tiếng...
Nghe ông Vị đúc rút về lớp kỳ thủ sau này đã trót vận vô “nghiệp cờ” càng thấy buồn và tiếc: “Đã vô nghiệp cờ rồi, hầu như không đủ sống. Rồi đã bập vô đánh “độ” rồi thì quên ăn quên ngủ, sức khỏe không đảm bảo. Thiếu thốn đủ đường, từ đó lại sinh ra tiêu cực”. Biết làm gì ngoài đánh cờ độ khi mà ông Vị nói “các kỳ thủ hầu hết học vấn ít, trình độ không có, bỏ cờ cũng chẳng có việc gì mà làm”.