View Full Version : Duyệt Duyệt
Lâm Đệ
28-10-2011, 12:01 AM
Bé Yue Yue - tên thật là Wang Yue - chỉ mới hai tuổi. Ngày 13 tháng 10 vừa rồi, cháu bị một chiếc xe van tông. Tên tài xế, biết là vừa mới tông người, khựng lại một lát, nhưng thay vì xuống xe xem xét, hắn lái đi thẳng; bánh xe sau lại cán lên cháu bé. Người hai bên đường không ai phản ứng gì cả. Lát sau, một chiếc xe khác, lại là xe tải, trờ tới và tông lên bé Yueyue lần thứ hai. Rồi phóng đi. Bé Yue Yue nằm bất tỉnh trên đường, máu me bê bết. Máy camera giám sát cho thấy từ lúc tai nạn xảy ra, có 18 người đi ngang qua. Tuyệt đối không ai có phản ứng gì cả. Có người lái xe máy thấy bé, nhưng thay vì cứu giúp, hắn lái xe chạy quanh một vòng để né cái thân thể tí xíu gần như dập nát của bé. Rồi đi luôn. Có người đi bộ đứng lại nhìn, rồi cũng đi luôn. Tổng cộng: 18 người! Cuối cùng, bảy phút sau, một phụ nữ hốt rác trên đường đi ngang qua, thấy, và dừng lại, la lên. Mẹ bé, vốn đang bận bán hàng gần đó, nghe tiếng, chạy tới. Yue Yue được chở vào bệnh viện. Nhưng vết thương của bé quá nặng. Gần một tuần sau, bé chết.
Tai nạn giao thông là chuyện bình thường trên thế giới. Ngày nào chả có người chết. Tuy vậy, cái chết của bé Yue Yue vẫn là một cú sốc đối với thế giới. Tại sao? Ở đây không phải là vấn đề giao thông. Mà là vấn đề con người. Con người vô cảm đến gần như không còn tình người. Bánh xe trước tông vào một em bé. Sau một thoáng ngập ngừng, lại thản nhiên cho chạy xe tiếp để bánh xe sau cán lên em một lần nữa. Rồi chiếc xe thứ hai. Và gần 20 người đi ngang qua. Dửng dưng. Hoàn toàn dửng dưng.
Chính sự dửng dưng ấy khiến mọi người bàng hoàng.
Sau đó thì cảnh sát cũng đến. Nhưng không phải để điều tra về cái chết của em bé. Không. Họ không cần biết. Không hề hỏi một câu. Dường như, với họ, đó không phải là vấn đề. Họ đến chỉ để bắt người phụ nữ từng gọi điện thoại kêu cứu và chụp hình. Sau đó thì họ cũng thả người phụ nữ ấy. Nhưng toàn bộ phim chụp cảnh bất nhẫn ấy đều bị tịch thu. Té ra, với họ, điều đáng quan tâm là mấy bức ảnh chứ không phải là xác một đứa trẻ bị vất ngoài đường.
Chính những sự dửng dưng và hờ hững đến độ tuyệt đối vô cảm như vậy đã khiến rất nhiều người trên thế giới bàng hoàng. Đó là lý do khiến chuyện một em bé bị xe cán, một trong hàng trăm ngàn tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày trên thế giới, đã lôi kéo sự chú ý của mọi người và làm mọi người xúc động. Và phẫn nộ. Hầu như ai cũng thấy, qua cái tai nạn nho nhỏ này, diện mạo thực sự của xã hội Trung Quốc hiện nay. Bản tin trên đài ở Anh đặt hẳn một nhan đề là "Người Trung Quốc nhẫn tâm?" Dấu hỏi, ở cuối, là một dấu hỏi có tính chất tu từ, nhằm làm nhẹ vấn đề hơn là nêu lên một nghi vấn thực sự. Nhiều tờ báo Úc, khi tường thuật tai nạn ấy, đã gọi thẳng Trung Quốc là “một xã hội bệnh hoạn trầm trọng” (A seriously ill society).
Mà điều đó cũng không có gì quá đáng. Chúng ta hay nói nhiều đến đạo đức. Và giới nghiên cứu, đặc biệt các triết gia, từ xưa đến nay đã tốn bao nhiêu công sức để đào xới về nguồn gốc, ý nghĩa và đặc biệt nền tảng của đạo đức, chủ yếu xoay quanh câu hỏi: đạo đức có cơ sở từ thần quyền hay từ sự tiến hóa qua lịch sử (trong đó hai yếu tố chính nổi bật nhất là sinh học và xã hội)? Các cuộc tranh luận diễn đi diễn lại mãi và có lẽ sẽ chẳng bao giờ kết thúc cả. Tuy vậy, bất chấp mọi sự khác biệt trong diễn dịch và quan điểm, có một điều hầu như ai cũng đồng ý: Nội dung đầu tiên và quan trọng nhất của mọi cái gọi là đạo đức là lòng thương người. Biểu hiện đầu tiên và quan trọng nhất của lòng thương người là sự quan tâm đến người khác. Trong chữ Hán, chữ “nhân” (仁), hiểu theo nghĩa là lòng thương người và là một trong những nền tảng của đạo đức học Nho giáo, được kết hợp bằng hai chữ: nhân (人, người) và nhị (二, hai). Theo đó, mầm mống đồng thời cũng là nội dung của cái gọi là đạo đức chính là quan hệ giữa người và người. Trong quan niệm của Khổng Tử, đức “nhân” có hai khía cạnh, một tiêu cực và một tích cực. Tiêu cực: Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác (Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân). Tích cực: Mình muốn đứng vững thì cũng giúp cho người đứng vững; mình muốn thành công thì cũng giúp người thành công (Kỉ dục lập nhi lập nhân; kỉ dục đạt nhi đạt nhân). Nền tảng chung của hai khía cạnh tiêu cực và tích cực ấy là sự quan tâm đến người khác.
Nếu sự quan tâm đến con người là nền tảng của đạo đức thì một xã hội mà người ta không còn quan tâm đến nhau nữa, người ta hoàn toàn thờ ơ và hờ hững trước nỗi đau, thậm chí, nỗi đau lớn nhất là đối diện với cái chết, xã hội đó là gì nếu không phải là một xã hội bệnh hoạn, hay nói theo chữ dùng trên báo ở Úc, “bệnh hoạn một cách trầm trọng”.
Điều này gợi lên một câu hỏi tại sao một xã hội được nuôi dưỡng bởi những tư tưởng nhân đạo như đức Khổng Tử lại trở thành vô cảm đến như vậy? (st)
doccocuukiem
28-10-2011, 12:22 AM
Vụ này thì quả thật là quá sốc. Qua đó cũng cho thấy bản chất của xã hội TQ, cái giá phải trả cho việc phát triển kinh tế quá nóng. Nhiều người Việt mình hay khen người TQ đoàn kết giúp đỡ nhau rồi chê người mình thế này thế nọ, thực ra ko phải vậy, người TQ khi ra nc ngoài đoàn kết lại thuần túy chỉ vì vấn đề kinh tế, đối với họ tiền là vấn đề sống còn. Họ kết nối rất chặt chẽ và lạnh lùng tuân thủ luật chơi. Tuy nhiên nơi nào đồng tiền thống trị thì tình người làm gì còn!
kt22027
28-10-2011, 04:53 AM
Tôi vừa xem xong video Yue Yue. Tôi thường nghĩ là tôi rất cứng rắng, nhưng xem video xong tôi nóng cả mắt, buồn dễ sợ.
themgaidep
28-10-2011, 08:07 AM
Con người tiến hóa ngày càng văn minh nhưng hình như có một số đối tượng "con người" thì tiến hóa ngược.
themgaidep
28-10-2011, 08:22 AM
@ Lâm Đệ
Avatar của bác là ca sỹ nào thế, tươi vui và yêu đời quá nhỉ?
kt22027
28-10-2011, 08:53 AM
thấy bác Lâm Đệ đã offline, tôi xin đoán avatar của bác là
Sam Cooke - Wikipedia, the free encyclopedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Sam_Cooke)
Lâm Đệ
28-10-2011, 08:56 AM
Sam Cooke Bác ạ một gã ca sĩ da đen già thập niên 50 thế kỉ truớc ,có giọng hát nghẹt mũi tôi rất khoái nhất là bài Unchained Melody ông hát trong album Hits không dữ dội bằng Righteous Brother nhưng buồn buồn xa vắng như sự chia tay không ai muốn mà vẫn phải chịu .Bác nghe thử nhéfV8XwoIGo5M&feature=related
Chuyện của Duyệt Duyệt so sánh hai hình ảnh sau đây:
http://ne7.upanh.com/b3.s13.d5/8585551934806236747c00292172700d_36938257.c221b5233e359929581a120fe3835b95.jpg
18 con người kia không bằng con chó!!!
Đây nữa các bác:
4swW41_aD4g&feature=player_embedded
Link: http://www.thanglongkydao.com/thu-gian-va-suy-ngam/7898-ban-nghi-gi-ve-hanh-dong-nay.html
nhachoaloiviet
28-10-2011, 09:58 AM
Sao dạo này đâu đâu cũng thấy Vân cẩu. Từ đạo đức, thẩm mỹ, quan niệm, giá trị, đạo đức...Hầu như tất cả bị đảo lộn một cách khó tin.
mimi14970
28-10-2011, 10:03 AM
Cũng không hẳn thế, có lẽ là con chó đó ngu hơn 18 người nhưng lại có tình người hơn 18người kia.
Có lẽ xã hội này cần nhiều người kém thông minh hơn thì may ra không có đoạn clip trên nữa.
Cũng không hẳn thế, có lẽ là con chó đó ngu hơn 18 người nhưng lại có tình người hơn 18người kia.
Có lẽ xã hội này cần nhiều người kém thông minh hơn thì may ra không có đoạn clip trên nữa.
Đã so sánh ngu, dại đâu?...chỉ nói 18 con gì gì kia ấy không bằng giống cẩu [-X...Mà so sánh chúng nó với cẩu, thấy bất công cho giống cẩu quá x-(
FGYan
28-10-2011, 11:29 AM
Nói chung đạo đức trong xã hội Trung Quốc hiện nay đã xuống cấp rất trầm trọng rồi. Vì lợi nhuận, họ sẵn sàng cho Melamin vào sữa trẻ em giả làm đạm (--> đầu độc luôn thế hệ tương lai của chính họ), sản xuất ra các chất độc hại khác để trộn vào thực phẩm nhằm đánh lừa cảm giác và vị giác của khách hàng, mua gia cầm chết để sao tẩm, chế thành thực phẩm ngon mắt. Và mới đây nhất là bài báo nói về công nghệ thịt chuột làm giả chim câu:
Đọc Báo - Tin tức - Hãi hùng chế biến chuột... thành chim quay (http://docbao.vn/News.aspx?cid=30&id=117939&d=27102011)
Các anh em có lên biên giới hoặc sang Trung Quốc đừng ăn những món nhìn ngon mắt trong các nhà hàng nhé.
Các thực phẩm trông ngon mắt trên thị trường Việt Nam mà chưa rõ nguồn gốc xuất xứ cũng phần lớn tuồn về từ TQ đó --> anh em nên cảnh giác để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình nhé.
kt22027
28-10-2011, 12:08 PM
Từ khi xem video này tới giờ tôi thấy khó chịu quá, giống như vừa đánh mất một cái gì đó, buồn buồn bực bực. Một trong những lý do tôi vào đây chém gió là để trốn tránh và cố quên đi những tin xấu xãy ra quá nhiều những ngày gần đây, mới mấy hôm trước có một cập vợ chồng bị án 25 năm tù vì bò đói 5 đứa con, nuôi con như nuôi thú trong chuồng, sanh con để lảnh tiền trợ cấp. Nhưng đây chỉ là hành động của hai con nghiện, đằng này nhìn người đi qua kẻ đi lại dững dưng trước một đứa bé bị thương, tôi thật sự không hiễu nổi. Đồng hồ trong video cho thấy từ lúc bé bị xe đầu tiên cán cho tới lúc bị chiếc thứ hai cán khoàng cách là 7 phút!!! Làm sao Khổng Tử có thể ngậm cười nơi 9 suối!
nhachoaloiviet
28-10-2011, 12:41 PM
Mình mà là thủ tướng thì những loại mặt người dạ thú đều đem ra chợ chém đầu thị chúng hết. Bọn này phải cho làm phân bón may ra còn có ích.
mimi14970
28-10-2011, 03:36 PM
mimi cũng đã đứng nhìn một vụ tai nạn giao thông đó, nhưng dó là người khoảng 30 tuổi rôi, va quệt tự ngã xe máy thôi.
Vợ tôi bảo sao anh không đỡ họ dậy?
Tôi nói là nhẹ thôi và HIV....
Ông đó lại tự dậy và tự đi tiếp được.
Cũng có những luc mình muốn làm người tốt không được.
Nhưng nhìn cảnh vừa xong thì thương tâm quá có HIV thì có lẽ mình cũng vào và bế đứa nhỏ ra thôi. mimi cũng còn là người như các bạn thôi mà.
Tự nhiên thấy buồn...
(TT&VH Cuối tuần) - “Thiếu cảm thông là một thảm họa đang chờ đón tất cả chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi mình rằng nếu có đi qua hiện trường vụ tai nạn ấy, liệu sẽ có bao nhiêu người ngừng lại giúp đỡ cô bé?” - tờ Trùng Khánh thời báo của Trung Quốc đã viết như vậy trên trang nhất về vụ em bé 2 tuổi bị xe chẹt phải, nhưng 18 người đi qua không ai cứu.
Nếu bạn là người thứ 19 thì sao? Bạn sẽ dừng lại không?
Hẳn những đau xót trong mấy ngày qua khiến bạn đã sẵn sàng câu trả lời là “Có”.
Đúng thế!
Nhưng tôi xin hỏi tiếp, bạn sẽ cứu cô bé bằng cách nào? Tri hô lên để mọi người xung quanh cùng đến tiếp ứng, và sau đó bế em bé đó vào lề đường như những gì người lao công đã làm?
Đương nhiên rồi.
Nhưng nếu giả sử lúc đó bên đường không có một ai, không một chiếc xe nào qua lại, chỉ có mình bạn với một người bị tai nạn bên đường, thì bạn sẽ phải làm gì?
Người bị nạn có thể không phải là một em bé, mà có thể lại là một người mà nhìn qua bạn đã biết ngay là thuộc thành phần mà người kém từng trải không dám “động vào” (vì sợ máu me, HIV và các bệnh truyền nhiễm khác...). Hiện trường vụ tai nạn có thể không phải là giữa phố đông, có nhiều người chứng kiến, mà có thể chỉ có mình bạn. Bạn không những sẽ phải vất vả hơn vì đơn thương độc mã, mà còn phải trải qua một thoáng lo âu, khi bạn làm ơn nhưng có thể “mắc oán”, hay chí ít cũng phải ra công an làm chứng.
Người ta có câu “Cái ách giữa đàng nó quàng vào cổ” là để nói về cái lo cũng đầy “bản năng tự vệ” này. Tâm lý này không phải suy diễn, bởi mổ xẻ sự việc vừa qua, cư dân mạng hiện đang kêu gọi nhà chức trách Trung Quốc triển khai một đạo luật hiệu quả giúp bảo vệ những người tốt sẵn lòng ra tay giúp người khác mà không bị rắc rối.
Rõ ràng, sau khi trả lời “Có” bạn phải trả lời thêm nhiều câu hỏi nữa.
Một người bạn của tôi, học ở trường y tế cộng đồng có kể lại một kỹ năng là mỗi người đi đường nên trang bị một đôi găng tay cao su trong xe, một ít bông băng và miếng dán. Một người bạn tôi đi ô tô nói rằng trong xe luôn mang theo một tấm nilon sạch để có thể trải ra trên ghế sau, đảm bảo vệ sinh cho người cần cứu giúp.
"Cứu người như cứu hỏa". Khi gặp cảnh đồng loại nguy nan, thì liều chết để cứu. Đó là đạo lý từ ngàn đời nay. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, thì mỗi người hãy tự trang bị cho mình trước những kỹ năng sơ cứu người khác. Đừng để đến lúc việc đã xảy ra, hành động thiếu kỹ năng, không cứu giúp hiệu quả cho người mà chính mình sẽ phải ân hận.
Nhưng trên hết, mỗi người hãy trang bị cho mình một chút can đảm. Lúc cần ra tay thì phải ra tay và cây ngay không bao giờ sợ chết đứng.
Nguồn: Nếu bạn là người thứ 19? - Diễn đàn văn hóa - Thể thao & Văn hóa (http://thethaovanhoa.vn/475N20111022054552999T0/neu-ban-la-nguoi-thu-19.htm)
Một số CM:
- Nếu không có chuyên môn về y tế thì chỉ có 1 cách duy nhất là gọi 113 thôi.Việt Nam chưa có vụ xử người nào làm gương về cái tội nhiệt tình và ngu dốt. Tôi đã chứng kiến không dưới 5 trường hợp người cứu làm hại nạn nhân. Bạn hãy tưởng tượng, nếu gặp một người bất tỉnh, bạn xốc người đấy lên ô tô đưa đi cấp cứu chăng? Giả sử người đấy đang bị giãn mạch máu não, hành động cứu người của bạn sẽ làm mạch máu não của họ bị vỡ và chính bạn là người làm hại họ.Ngay như chuyện tưởng đơn giản là gãy tay gãy chân, nếu không biết sơ cứu mà vội vã xốc người ta đi viện cũng làm hại người ta không ít
- chào ...,tôi đã sơ cứu nhiều tai nạn giao thông và cũng đã gọi 113 hoặc 115. lúc thì đường dây bận lúc thì không người nhắc máy. một lần gọi 113 nhưng đợi hơn 30' mà họ chưa đến gọi trở lại thì 113 bảo đã liên hệ với cấp cứu rồi, còn goi 115 thì bảo xe đang trên đường đến đó. một lần phải chuyển nạn nhân bằng xich lô lần chở bằng xe 7 chổ vì không thể chờ nữa, vừa đến bệnh viện thì nạn nhân chết trên tay tôi vì hết máu (mặc dù khoãng cách chỉ chưa đến hai km). do đó, tôi cho rằng đa số dân vn chết rất oan ức. BUỒN
- Con nghiện, HIV, xăm trổ đầy mình vật vã dưới gầm cầu, trong nhà hoang... Bạn nhìn thấy bạn có dám cứu không? Nhất là khi bạn không có găng tay, hay các phương tiện khác?
dqtuanhpvn
28-10-2011, 05:06 PM
Thật khó mà tin được đây là sự thật.Xem xong buồn quá!!!!!
kt22027
28-10-2011, 07:59 PM
@hyh2
18 người đó đâu cần phải giúp nếu sợ lây bệnh, chỉ cần ngừng lại, có sự quan tâm, có chút thương xót, thì đâu có đáng buồn đến thế.
Tôi dám chắc với bạn là nếu sự việc này xãy ra ở Việt Nam, rất nhiều người sẽ ngừng lại ít nhất là để nhìn, và mọi người sẽ la lên ầm ỉ, làm sao có chuyện 7 phút sau có thêm một chiếc xe có cơ hôi cán thêm lần nữa.
Tôi có từng đọc qua một truyện ngắn, có bối cảnh tương tự, nếu tìm được tôi sẽ cho vào đây.
kt22027
28-10-2011, 08:07 PM
Tôi không đủ khả năng dịch sang tiếng Việt, nhờ bạn nào chuyễn dịch dùm, truyện rất hay, nội tâm của một kẻ thờ ơ trước một tai nạn
A Small Incident
Six years have slipped by since I came from the country to the capital. During that time the number of so-called affairs of state I have witnessed or heard about is far from small, but none of them made much impression. If asked to define their influence on me, I can only say they made my bad temper worse. Frankly speaking, they taught me to take a poorer view of people every day.
One small incident, however, which struck me as significant and jolted me out of my irritability, remains fixed even now in my memory.
It was the winter of 1917, a strong north wind was blustering, but the exigencies of earning my living forced me to be up and out early. I met scarcely a soul on the road, but eventually managed to hire a rickshaw to take me to S- Gate. Presently the wind dropped a little, having blown away the drifts of dust on the road to leave a clean broad highway, and the rickshaw man quickened his pace. We were just approaching S- Gate when we knocked into someone who slowly toppled over.
It was a grey-haired woman in ragged clothes. She had stepped out abruptly from the roadside in front of us, and although the rickshaw man had swerved, her tattered padded waistcoat, unbuttoned and billowing in the wind, had caught on the shaft. Luckily the rickshaw man had slowed down, otherwise she would certainly have had a bad fall and it might have been a serious accident.
She huddled there on the ground, and the rickshaw man stopped. As I did not believe the old woman was hurt and as no one else had seen us, I thought this halt of his uncalled for, liable to land him in trouble and hold me up.
"It's all right," I said. "Go on."
He paid no attention -- he may not have heard -- but set down the shafts, took the old woman's arm and gently helped up.
"Are you all right?" he asked.
"I hurt myself falling."
I thought: I saw how slowly you fell, how could you be hurt? Putting on an act like this is simply disgusting. The rickshaw man asked for trouble, and now he's got it. He'll have to find his own way out.
But the rickshaw man did not hesitate for a minute after hearing the old woman's answer. Still holding her arm, he helped her slowly forward. Rather puzzled by this I looked ahead and saw a police station. Because of the high wind, there was no one outside. It was there that the rickshaw man was taking the old woman.
Suddenly I had the strange sensation that his dusty retreating figure had in that instant grown larger. Indeed, the further he walked the larger he loomed, until I had to look up to him. At the same time he seemed gradually to be exerting a pressure on me which threatened to overpower the small self hidden under my fur-lined gown.
Almost paralyzed at that juncture I sat there motionless, my mind a blank, until a police man came out. Then I got down from the rickshaw.
The policemen came up to me and said, "Get another rickshaw. He can't take you any further."
On the spur of the moment I pulled a handful of coppers from my coat pocket and handed them to the policeman. "Please give him this," I said.
The wind had dropped completely, but the road was still quiet. As I walked along thinking, I hardly dared to think about myself. Quite apart from what had happened earlier, what had I meant by that handful of coppers? Was it a reward? Who was I to judge the rickshaw man? I could give myself no answer.
Even now, this incident keeps coming back to me. It keeps distressing me and makes me try to think about myself. The politics and the fighting of those years have slipped my mind as completely as the classics I read as a child. Yet this small incident keeps coming back to me, often more vivid than in actual life, teaching me shame, spurring me on to reform, and imbuing me with fresh courage and fresh hope.
huyenmapu
28-10-2011, 08:09 PM
Mập ú đã từng chứng kiến nhiều chuyện như vậy trên đường. Nhưng một chuyện làm Mập ú muốn nói đến đó chính là cậu bạn thân của em trong một ngày mấy đứa hẹn nhau đi chơi, trong lúc chờ đợi bọn em đến chỗ hẹn, cậu bạn lấy xe lượn lòng vòng thì thấy có vụ cãi nhau bên đường thôi đã dừng lại can ngăn, nhưng lại gặp đúng một kẻ côn đồ đã cầm dao đâm một phát làm bạn em chết luôn tại chỗ. Chỉ điều đó chứng minh rằng xã hội VN vẫn còn rất nhiều người quan tâm đến nhau dù đó không phải là một vụ tai nạn trên đường mà chỉ là một vụ trấn lột trên đường thôi. Lúc nhìn thi thể bạn trong nhà lạnh đau lắm luôn trách bạn sao không phải chuyện của mình mà lại xen vào làm gì nhưng nghĩ lại nếu là mình thì mình sẽ làm gì khi chứng kiến sự việc lúc đó.
@hyh2
18 người đó đâu cần phải giúp nếu sợ lây bệnh, chỉ cần ngừng lại, có sự quan tâm, có chút thương xót, thì đâu có đáng buồn đến thế.
Tôi dám chắc với bạn là nếu sự việc này xãy ra ở Việt Nam, rất nhiều người sẽ ngừng lại ít nhất là để nhìn, và mọi người sẽ la lên ầm ỉ, làm sao có chuyện 7 phút sau có thêm một chiếc xe có cơ hôi cán thêm lần nữa.
Tôi có từng đọc qua một truyện ngắn, có bối cảnh tương tự, nếu tìm được tôi sẽ cho vào đây.
Tôi chỉ muốn nói, khi gặp chuyện này việc dễ nhất là gọi 113 hoặc 115. Thực tế gọi 2 số này rất bực mình. Đã có lần tôi chứng kiến một lao động ngoại tỉnh bị điện giật, rất nhiều người gọi 113 và 115 mà không được. Gần 1 tiếng sau mới có xe cấp cứu đên. Ngay như vụ cháy nhà ở Thanh Xuân hôm kia, sau 2 tiếng mới có xe cứu hỏa đên. Còn nói về sơ cứu thì mấy ai biết cách sơ cứu. Trước vụ Duyệt Duyệt tòa án TQ đã xử tù một người đàn ông vì nhanh nhảu đưa người đi cấp cứu không đúng cách làm người đó chết.
Tất nhiên tôi không ủng hộ những người bàng quang nhưng tôi cũng không thích chỉ trích họ quá đáng theo kiểu số đông mà chưa tìm hiểu kỹ.
Ở VN có lần tôi chứng kiến người nhà nạn nhân bị TNGT đã hành hung người đưa nạn nhân vào bệnh viện mà không thèm hỏi 1 câu. Rồi những người đưa nạn nhân vào bị hành đủ kiểu từ bệnh viện, công an.
Có lần tôi nhặt được 1 cái ví có nhiều giấy tờ, tôi gọi điện cho người mất đến cơ quan tôi lấy. Nói thật, hồi đấy tôi cũng có ít chức sắc ở một cơ quan lớn mà tôi bị những người đến lấy ví làm ầm ĩ ở cơ quan. Khi bị bảo vệ cơ quan mời ra, tôi còn bị loằng ngoằng một thời gian dài khi họ cứ đợi ở cửa cơ quan làm phiền.
Nói thẳng ra, bây giờ nếu gặp trương hợp như Duyệt Duyệt, tôi chỉ gọi 1 cú điện thoại cho 113 rồi chấm dứt, nếu 113 không xử lý (mà tôi tin là 90% là họ mặc kệ) thì tôi cũng chịu
laototphilao
28-10-2011, 08:14 PM
Avatar là bác Lâm Đệ phải không ah, trông phong độ quá nếu em là con gái em cũng trót hư mất hihi!
Lâm Đệ
28-10-2011, 08:21 PM
Avatar là bác Lâm Đệ phải không
Là tôi thì phúc quá !Tôi đã cho bác hư hỏng rồi hihihi
nhachoaloiviet
28-10-2011, 08:34 PM
Bác Lâm ơi sao em gọi điện cho bác mà không được? Bác đổi số rồi hay sao vậy?
themgaidep
28-10-2011, 08:37 PM
Câu chuyện của Huyenmapu kể không hề hiếm hiện nay. Gần đây ở đường Kim Liên mới Hà Nội, có thanh niên đuổi kẻ trộm xe SH bị bắn vào đầu, sau đó tử vong.
Nam thanh niên bị bắn khi đuổi bắt trộm đã tử vong | Pháp luật | giadinh.net.vn (http://giadinh.net.vn/20111004084319896p0c1005/nam-thanh-nien-bi-ban-khi-duoi-bat-trom-da-tu-vong.htm)
Lâm Đệ
10-11-2011, 04:24 AM
Câu chuyện liên quan đến cái chết của bé Duyệt Duyệt (Yue Yue) ở Trung Quốc được truyền bá khá rộng ở Việt Nam. Đó cũng là một điều hay: Nó khiến nhiều người giật mình nhìn lại chính mình. Trung Quốc thì thế; còn Việt Nam thì sao?
Câu trả lời hình như không lấy gì đáng vui cho lắm: Ở Việt Nam, căn bệnh vô cảm cũng tràn lan khắp nơi. Chỉ liếc sơ qua vài bài báo về sự vô cảm ở Việt Nam vào cuối tháng 10 vừa qua, chúng ta cũng thấy có vô số ví dụ. Cũng tai nạn giao thông và người bị thương ngay giữa đường và cũng hàng chục hay hàng trăm người đứng nhìn, không ai ra tay cứu giúp cả. Cách đây hai năm, ở Thủ Đức có một thanh niên bị xe tải tông, cán nát nửa người. Anh kêu cứu, nhờ những người chung quanh gọi điện thoại báo tin giùm cho gia đình. Không ai có phản ứng gì cả. Sau đó, anh chết. Mới đây, vào ngày 7 tháng 10, một chiếc “xe điên” do một bác sĩ lái tông hết người này đến người khác, khiến 2 người chết và 17 người khác bị thương. Nhiều người không những không cứu mà còn xông vào hôi của, cướp ví tiền và nữ trang của các nạn nhân. Có nạn nhân bị chết nhưng mãi đến ba ngày sau gia đình mới biết. Lý do: toàn bộ túi xách gồm tiền bạc và giấy tờ tùy thân của chị đã bị cướp mất nên bệnh viện không thể biết chị là ai và ở đâu để liên lạc với gia đình. Báo chí gọi đó là những “kẻ hôi của máu lạnh”.
Đó là chuyện ở Sài Gòn. Ở Hà Nội cũng thế. Ngày 23 tháng 7, hai cha con anh Nguyễn Công Vinh bị bọn cướp móc ví tiền và đánh đập ngay ở trạm xe buýt. Cả hàng trăm người chung quanh đứng nhìn. Chỉ đứng nhìn. Không ai có phản ứng gì cả. Báo chí gọi đó là thái độ “sống chết mặc bay”.
Thái độ “sống chết mặc bay” và “máu lạnh” như thế cũng xuất hiện nhan nhản trong các bệnh viện, nơi bác sĩ và y tá, theo truyền thống, vẫn thường được ví như “từ mẫu”. Các “từ mẫu” hiện nay thì theo một nguyên tắc rất đơn giản: Trả tiền trước, chữa bệnh sau. Mà tiền trả thì qua nhiều chặng lắm. Muốn khám bệnh? – Trả tiền! Muốn có giường nằm trong bệnh viện? – Trả tiền! Muốn thay ra giường mỗi ngày? Trả tiền! Muốn chích thuốc? – Trả tiền! Mấy tháng vừa qua, ở Cà Mau, dân chúng phẫn nộ về việc cô Dương Thị Thu Huyền (16 tuổi) bị thương nằm bất tỉnh ngoài đường và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Câu đầu tiên bác sĩ hỏi là: Có tiền không? Những người chở Huyền vào bệnh viện đều không có tiền. Mãi đến khi thân nhân của Huyền biết tin, chạy đến bệnh viện, làm giấy tờ cam kết trả tiền xong, các bác sĩ mới bắt đầu ngó đến bệnh nhân. Tuy nhiên lúc ấy đã quá muộn. Mấy tiếng sau, cô gái mới 16 tuổi đầu ấy chết.
Tất cả những chuyện vừa kể, thật ra, không mới. Cách đây mấy năm, các trang mạng xã hội tại Việt Nam từng tung lên đoạn phim ngắn cảnh một số nữ sinh nhào đến đánh đập tàn nhẫn một nữ sinh khác. Điều khiến người xem kinh ngạc đến sững sờ không phải chỉ là cảnh bạo động mà là thái độ dửng dưng của các nữ sinh khác chung quanh. Các em cũng chỉ đứng nhìn. Không có phản ứng gì cả. Hoàn toàn dửng dưng. Rồi một bức ảnh khác, chụp cảnh bố chồng trói ké người con dâu vất ra đường. Cô nằm như một con thú, quằn quại, đau đớn. Ngay giữa đường. Mọi người cũng đều dửng dưng(st)
doccocuukiem
10-11-2011, 05:21 AM
Địa ngục vị không
Thệ bất thành Phật
Chúng sinh độ tận
Phương chứng bồ đề
Nói thì dễ mà làm thì khó lắm các bác ạ. Ngồi trong căn phòng ấm cúng, sạch sẽ, online chém gió, hô bão gọi mưa thì đơn giản thôi. Giả sử các bác gặp trường hợp tai nạn như trên thì sẽ làm gi? Chắc phần lớn cũng đứng nhìn như vậy thôi, dây vào làm gì, rách việc. Con người ta ai cũng có cảm giác an toàn mang tính bản năng như vậy. Ở trên mạng online thì khác hẳn, cảm giác cực kỳ an toàn. Thích nói gì thì nói, nhầm thì delete hoặc sorry là vui vẻ thôi. Còn ở xã hội ngoài dường ngoài chợ thì khác hẳn các bác à, nhiều khi mình có lý đúng hẳn hoi vậy mà vẫn phải nhận sai. Muốn cứu giúp được chúng sinh lầm lạc, các vị Bồ Tát phải đi vào địa ngục, chịu mọi sự khổ sở. Đáng tiếc chúng ta chỉ là những người phàm tục, chả dại gì mà chui vào đia ngục nguy hiểm. Thôi tốt nhất là hằng ngày online chém gió, copy paste vài ý tưởng cao đẹp của đức Phật để cho tâm hồn thanh thản.
kt22027
10-11-2011, 06:54 AM
@doccocuukiem
thì đúng là bản năng tự bảo vệ cho thân và cho túi tiền là chuyện tự nhiên nhưng bác có nghĩ là có xã hội nào mà không bắc đầu là một cảnh loạn lạc và dần dần được cải thiện bằng những người có hành động tốt hay ít nhất có tư tưởng tốt. Nếu bảo vệ quyền lợi mình 100% thì trên đời còn có ai giúp ai? vì khi giúp người khác mình lúc nào cũng phải thiệt thòi chút ít, nếu không là tiền bạc thì là công sức và thời giờ.
Để cải thiện một xã hội thì không những mình cần người trượng nghĩa xả thân cứu người mà mình cần những nhà báo, những nhà giáo, và những người chém gió nữa kìa
Xin lỗi tôi xin lấy bác làm thí dụ. Nếu bác được lớn lên, nghe và đọc suốt đời bác những lời chém gió có tính cách xây dựng như bài bác Lâm Đệ chẳn hạn không chừng bác có những hành động hay tư tưởng lạc quan hơn và không chừng đã thành Bồ Tát rồi nữa kia.
Sao người mình hay chê những hành động tốt quá gần như nó dính liền vào những câu nói hằng ngày: Ăn cơm nhà lo chuyện chợ, lo chuyện bao đồng, chơi bạo lấy tiếng ngu, anh hùng rơm...
Lâm Đệ
10-11-2011, 07:24 AM
thân tặng bác K27
Quan niệm cho sự vô cảm của con người tại Trung Quốc cũng như Việt Nam là kết quả của quá trình hiện đại hóa với hai xu hướng nổi bật: đô thị hóa và thương mại hóa dường như rất phổ biến tại cả hai nước hiện nay.
Người ta lý giải hiện tượng này như sau: Ngày xưa, trong xã hội nông nghiệp, tình làng xóm thật đẹp, lúc nào cũng “tối lửa tắt đèn có nhau”. Sống với nhau, ai cũng coi trọng tình nghĩa và trách nhiệm đối với cộng đồng. Một nhà gặp khó khăn, cả xóm xúm lại giúp. Bây giờ thì khác. Với xu hướng đô thị hóa, người ta sống rất gần nhau nhưng chẳng ai thân thiện với ai cả. Sáng, mở cửa đi làm. Tối, về nhà, lại khóa cửa im ỉm. Ngay cả khi ở cùng một chung cư, người ta cũng hiếm khi gặp gỡ và chuyện trò với nhau. Tình người cứ thế nhạt dần. Lại thêm sự tác động của xu hướng thương mại hóa nữa. Ai cũng đổ xô đi kiếm tiền. Cái lợi trở thành ưu tiên số một. Chuyện tình nghĩa chỉ là chuyện phụ. Và nhỏ.
Ở đây, dù không nói ra, người ta vẫn cho chuyện vô cảm gắn liền với xã hội tư bản. Xưa, con người rất có tình Chỉ đến thời “mở cửa”, với kinh tế thị trường, quan hệ giữa người với người mới thành vấn đề. Con người mới trở thành vô tâm và vô cảm. Và bị tha hóa.
Một số người đi xa hơn, phân biệt Tây phương và Đông phương theo tiêu chuẩn: Đông phương thì duy tình và duy nghĩa, trong khi Tây phương thì duy lý và duy lợi. Đông phương thì nhắm đến sự hài hòa giữa người với người cũng như giữa con người và thiên nhiên, trong khi đó, ở Tây phương, người ta chỉ tìm mọi cách để khống chế thiên nhiên và ảnh hưởng đến người khác, biến người khác thành một nguồn lợi cho mình.
Nói cách khác, người ta đổ hết cái xấu về phía Tây phương. Theo cách nhìn ấy, những gì xấu xa ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc hiện nay là đến từ... Tây phương.
Tôi có một số bạn ở Việt Nam, vốn là trí thức và thỉnh thoảng có dịp đi nước ngoài, than thở là quan hệ giữa người và người ở Tây phương sao mà lạnh lẽo và lạnh nhạt quá. Trong nhà, con cái đi học hay đi làm về, cứ vào thẳng trong phòng riêng, có khi khóa cửa lại, chẳng có giao tiếp gì với bố mẹ cả. Bạn bè, khi gặp khó khăn, mới nói xa nói gần, người ta đã “sốt sắng” khuyên nên đến vay tiền ở ngân hàng thay vì, như ở Việt Nam, vào lấy tiền trao ngay cho bạn. Phụ nữ bị chồng đánh đập, chạy đến nhà bạn định trú ngụ vài hôm chờ qua cơn sóng gió sẽ trở về; không ngờ bạn đã không thông cảm, còn nằng nặc bảo gọi cảnh sát. Còn chần chừ, không muốn làm, bạn đã bấm số báo cho cảnh sát biết rồi. Thật phiền! Đó là chưa kể một số câu chuyện được đăng tải trên báo chí: một người già nào đó bị chết một cách cô độc trong một căn hộ trong chung cư nhưng chẳng ai biết cả. Có khi một hai tuần sau mới biết, khi nghe mùi hôi thối nồng nặc bốc ra từ căn hộ. Có khi cả mấy tháng hay thậm chí, mấy năm sau, khi thấy thùng thư phía trước cứ đầy nghẹt. Vân vân.
Những sự kiện nêu trên không có gì sai cả. Nhưng có thật người ta làm thế là do vô tình hay vô cảm không?
Những ai sống ở nước ngoài lâu và tiếp xúc nhiều với người nước ngoài dễ thấy ngay những quan niệm như vậy chỉ là những cách nghĩ ấu trĩ xuất phát từ những ngộ nhận văn hóa thường đến từ các xã hội khép kín. Tôi không muốn nói là người Tây phương tốt hơn chúng ta. Không. Chuyện tốt hay xấu đã khó nói. Chuyện hơn thua lại càng khó nói. Nhưng tôi biết chắc chắn mấy điều.
Thứ nhất, những cái khung duy lý hay duy tình dùng để phân biệt Đông và Tây chỉ là một huyền thoại. Việc khuyến khích người bạn bị chồng bạo hành báo với cảnh sát không phải chỉ là chuyện lý. Mà còn là chuyện tình: Đó mới là cách giúp đỡ hiệu quả nhất. Họ chỉ không thích than thở suông. Họ muốn sự quan tâm của họ có kết quả. Ở Tây phương, những người sống hết lòng với bạn bè chắc chắn không phải ít. Nhưng liên quan đến Việt Nam, có hai chuyện đáng kể nhất.
Một là, có nhiều người Việt Nam đã được một số bạn bè người Mỹ giúp đỡ tận tình để họ được sang định cư tại Mỹ. Bạn bè thân lắm ư? Không. Chỉ là bạn bình thường Vậy mà, mấy chục năm sau, họ vẫn còn nhớ và khi có dịp, giúp đỡ những người bạn Việt Nam khốn khổ một cách tận tụy vô cùng: Bảo lãnh họ sang Mỹ; giúp họ ổn định cuộc sống thời gian đầu, v.v...Đó không phải là tình bạn hay tình người sao?
Hai là, cách đây vài ba năm, trên đài truyền hình Úc chiếu một bộ phim tài liệu rất đáng cảm động. Có ba hay bốn người cựu chiến binh Úc từng tham chiến . Đã về hưu, nhưng họ vẫn không nguôi đau đáu nghĩ về một số bạn bè bị chết và mất xác ở Việt Nam. Cuối cùng họ quyết định sang Việt Nam tìm hài cốt bạn. Không phải dễ. Họ đến địa phương từng xảy ra trận đụng độ, hỏi thăm từng người dân về những người lính Úc chết trận. Rồi xin phép chính quyền cho đào xới tìm hài cốt. Thủ tục giấy tờ vô cùng nhiêu khê. Và tốn kém. Tất cả đều bằng tiền túi của những người về hưu ấy. Sau mấy năm vất vả, họ tìm ra mấy bộ hài cốt, gửi sang Úc nhờ xét nghiệm. Đến lúc biết chắc chắn đó là hài cốt của bạn mình, họ mới liên lạc với thân nhân những người đó để báo tin. Ai cũng sửng sốt. Ngày chiếc máy bay chở hài cốt những người lính Úc từ Việt Nam về lại Úc là một ngày đầy xúc động. Dĩ nhiên đáng xúc động nhất vẫn là tình bạn. Như vậy là duy lý sao?
Thứ hai, tôi không nghĩ là người Tây phương, nói chung, vô cảm. Đối diện với những sự thương tâm hay bất công, không những ở nước họ mà còn cả trên thế giới, phản ứng của họ thường tích cực và quyết liệt hơn chúng ta nhiều. Một số người Việt Nam, thời gian đầu sang định cư tại Úc, những năm 1976, 1977 thỉnh thoảng gặp rắc rối chỉ vì những chuyện lãng nhách. Ví dụ, ra chợ mua vịt sống, theo thói quen, cứ cầm cổ vịt đi lơn tơn ngoài đường. Có người thấy bèn gọi cảnh sát. Lý do: hành hạ súc vật. Con cái bị cảm, bố mẹ cạo gió; khi con vào lớp, thầy cô giáo thấy vết bầm tím trên cổ đứa bé, không nói không rằng, liền gọi ngay cho cảnh sát: Đứa bé bị bố mẹ ngược đãi! Những chuyện nho nhỏ như vậy cho thấy người ta không dửng dưng. Thấy trên cổ đứa bé có vết bầm: người ta không dửng dưng. Thấy một con vịt bị xách cổ: người ta cũng không dửng dưng. Ở tầm rộng hơn, thấy những bất công và bất hạnh trên thế giới, người ta cũng không dửng dưng. Xin để ý điều này: Hầu hết các phong trào nhân đạo lớn trên thế giới đều xuất phát từ Tây phương. Thời chiến tranh Việt Nam, các phong trào phản chiến xuất phát từ lý do nhân đạo phát triển mạnh mẽ nhất là ở Tây phương.
Ở Tây phương, người ta có thể không biết người hàng xóm chết cô độc trong căn hộ sát mình. Vì họ tôn trọng sự riêng tư của người khác. Tuy nhiên, nếu người ấy, ra đường, vì lý do nào đó, ngã gục và nằm lăn quay dưới đất, tôi dám chắc sẽ không có cảnh người qua đường dửng dưng đứng ngó hoặc đi thẳng.
Tôi không nghĩ và không muốn chứng minh là người Tây phương tốt hơn hay xấu hơn người Đông phương, trong đó có chúng ta. Khái niệm tốt xấu là một khái niệm mơ hồ và hàm hồ. Chuyện hơn thua lại càng mơ hồ và hàm hồ. Điều tôi muốn chứng minh là sự phát triển về kinh tế cũng như xã hội gắn liền với xu hướng hiện đại hóa, đô thị hóa và thương mại hóa không làm cho người ta vô cảm.
Tìm nguyên nhân của sự vô cảm chắc chúng ta cần phải nhìn theo hướng khác.(st)
doccocuukiem
10-11-2011, 07:43 AM
@kt22027
Bạn hiểu nhầm ý tôi rồi. Tôi chỉ muốn nói chuyện thưc tế thôi, chứ ko thích những tranh luân online về những chuyện này. Cái gì cũng vậy, nói dễ làm rất khó. Trong đời tôi thì cũng giúp đỡ nhiều người, tuy vậy cũng chưa từng giúp đỡ ai bị tai nạn giao thông cả. Đấy là sự thật, tôi chả dấu diếm sự kém cỏi của tôi. Còn trong cuộc đời bạn đã chứng kiến bao nhiêu tai nạn giao thông rồi, chắc cũng ko dưới chục lần. Đã bao nhiêu lần bạn giúp đỡ người bị nạn? OK nếu như bạn nói là đã từng hơn 1 lần giúp đỡ người bị nạn ko quen biết thì tôi chấp nhận bạn là người tốt hơn khá nhiều người trong xã hội trong đó có tôi
kt22027
10-11-2011, 08:17 AM
@doccocuukiem
ý tôi nói là giúp người chung chung thôi không nhất định là tai nạn giao thông. Tôi chứng kiến nhiều tai nạn giao thông, tuy không biết (không dám) hô hấp giúp người, tôi sằn sàn ngừng lại xem xét, báo cảnh sát và giúp bật đèn chớp cho xe nạn nhân... bác thử xem video của Duyet Duyet đi, đáng buồn nhất là mọi người để bé bị cán thêm một lần nữa sau 7 phút nằm trên đường!
Tôi biết nói dễ làm khó chứ, nhưng nếu mình làm một chút ít, phần dễ làm nhất trong một vấn đề khó (thí dụ như báo cảnh sát thay gì làm hô hấp) thì cũng tốt rồi.
quangthanhtv
10-11-2011, 09:08 AM
thân tặng bác K27
Quan niệm cho sự vô cảm của con người tại Trung Quốc cũng như Việt Nam là kết quả của quá trình hiện đại hóa với hai xu hướng nổi bật: đô thị hóa và thương mại hóa dường như rất phổ biến tại cả hai nước hiện nay.
Người ta lý giải hiện tượng này như sau: Ngày xưa, trong xã hội nông nghiệp, tình làng xóm thật đẹp, lúc nào cũng “tối lửa tắt đèn có nhau”. Sống với nhau, ai cũng coi trọng tình nghĩa và trách nhiệm đối với cộng đồng. Một nhà gặp khó khăn, cả xóm xúm lại giúp. Bây giờ thì khác. Với xu hướng đô thị hóa, người ta sống rất gần nhau nhưng chẳng ai thân thiện với ai cả. Sáng, mở cửa đi làm. Tối, về nhà, lại khóa cửa im ỉm. Ngay cả khi ở cùng một chung cư, người ta cũng hiếm khi gặp gỡ và chuyện trò với nhau. Tình người cứ thế nhạt dần. Lại thêm sự tác động của xu hướng thương mại hóa nữa. Ai cũng đổ xô đi kiếm tiền. Cái lợi trở thành ưu tiên số một. Chuyện tình nghĩa chỉ là chuyện phụ. Và nhỏ.
Ở đây, dù không nói ra, người ta vẫn cho chuyện vô cảm gắn liền với xã hội tư bản. Xưa, con người rất có tình Chỉ đến thời “mở cửa”, với kinh tế thị trường, quan hệ giữa người với người mới thành vấn đề. Con người mới trở thành vô tâm và vô cảm. Và bị tha hóa.
Một số người đi xa hơn, phân biệt Tây phương và Đông phương theo tiêu chuẩn: Đông phương thì duy tình và duy nghĩa, trong khi Tây phương thì duy lý và duy lợi. Đông phương thì nhắm đến sự hài hòa giữa người với người cũng như giữa con người và thiên nhiên, trong khi đó, ở Tây phương, người ta chỉ tìm mọi cách để khống chế thiên nhiên và ảnh hưởng đến người khác, biến người khác thành một nguồn lợi cho mình.
Nói cách khác, người ta đổ hết cái xấu về phía Tây phương. Theo cách nhìn ấy, những gì xấu xa ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc hiện nay là đến từ... Tây phương.
Tôi có một số bạn ở Việt Nam, vốn là trí thức và thỉnh thoảng có dịp đi nước ngoài, than thở là quan hệ giữa người và người ở Tây phương sao mà lạnh lẽo và lạnh nhạt quá. Trong nhà, con cái đi học hay đi làm về, cứ vào thẳng trong phòng riêng, có khi khóa cửa lại, chẳng có giao tiếp gì với bố mẹ cả. Bạn bè, khi gặp khó khăn, mới nói xa nói gần, người ta đã “sốt sắng” khuyên nên đến vay tiền ở ngân hàng thay vì, như ở Việt Nam, vào lấy tiền trao ngay cho bạn. Phụ nữ bị chồng đánh đập, chạy đến nhà bạn định trú ngụ vài hôm chờ qua cơn sóng gió sẽ trở về; không ngờ bạn đã không thông cảm, còn nằng nặc bảo gọi cảnh sát. Còn chần chừ, không muốn làm, bạn đã bấm số báo cho cảnh sát biết rồi. Thật phiền! Đó là chưa kể một số câu chuyện được đăng tải trên báo chí: một người già nào đó bị chết một cách cô độc trong một căn hộ trong chung cư nhưng chẳng ai biết cả. Có khi một hai tuần sau mới biết, khi nghe mùi hôi thối nồng nặc bốc ra từ căn hộ. Có khi cả mấy tháng hay thậm chí, mấy năm sau, khi thấy thùng thư phía trước cứ đầy nghẹt. Vân vân.
Những sự kiện nêu trên không có gì sai cả. Nhưng có thật người ta làm thế là do vô tình hay vô cảm không?
Những ai sống ở nước ngoài lâu và tiếp xúc nhiều với người nước ngoài dễ thấy ngay những quan niệm như vậy chỉ là những cách nghĩ ấu trĩ xuất phát từ những ngộ nhận văn hóa thường đến từ các xã hội khép kín. Tôi không muốn nói là người Tây phương tốt hơn chúng ta. Không. Chuyện tốt hay xấu đã khó nói. Chuyện hơn thua lại càng khó nói. Nhưng tôi biết chắc chắn mấy điều.
Thứ nhất, những cái khung duy lý hay duy tình dùng để phân biệt Đông và Tây chỉ là một huyền thoại. Việc khuyến khích người bạn bị chồng bạo hành báo với cảnh sát không phải chỉ là chuyện lý. Mà còn là chuyện tình: Đó mới là cách giúp đỡ hiệu quả nhất. Họ chỉ không thích than thở suông. Họ muốn sự quan tâm của họ có kết quả. Ở Tây phương, những người sống hết lòng với bạn bè chắc chắn không phải ít. Nhưng liên quan đến Việt Nam, có hai chuyện đáng kể nhất.
Một là, có nhiều người Việt Nam đã được một số bạn bè người Mỹ giúp đỡ tận tình để họ được sang định cư tại Mỹ. Bạn bè thân lắm ư? Không. Chỉ là bạn bình thường Vậy mà, mấy chục năm sau, họ vẫn còn nhớ và khi có dịp, giúp đỡ những người bạn Việt Nam khốn khổ một cách tận tụy vô cùng: Bảo lãnh họ sang Mỹ; giúp họ ổn định cuộc sống thời gian đầu, v.v...Đó không phải là tình bạn hay tình người sao?
Hai là, cách đây vài ba năm, trên đài truyền hình Úc chiếu một bộ phim tài liệu rất đáng cảm động. Có ba hay bốn người cựu chiến binh Úc từng tham chiến . Đã về hưu, nhưng họ vẫn không nguôi đau đáu nghĩ về một số bạn bè bị chết và mất xác ở Việt Nam. Cuối cùng họ quyết định sang Việt Nam tìm hài cốt bạn. Không phải dễ. Họ đến địa phương từng xảy ra trận đụng độ, hỏi thăm từng người dân về những người lính Úc chết trận. Rồi xin phép chính quyền cho đào xới tìm hài cốt. Thủ tục giấy tờ vô cùng nhiêu khê. Và tốn kém. Tất cả đều bằng tiền túi của những người về hưu ấy. Sau mấy năm vất vả, họ tìm ra mấy bộ hài cốt, gửi sang Úc nhờ xét nghiệm. Đến lúc biết chắc chắn đó là hài cốt của bạn mình, họ mới liên lạc với thân nhân những người đó để báo tin. Ai cũng sửng sốt. Ngày chiếc máy bay chở hài cốt những người lính Úc từ Việt Nam về lại Úc là một ngày đầy xúc động. Dĩ nhiên đáng xúc động nhất vẫn là tình bạn. Như vậy là duy lý sao?
Thứ hai, tôi không nghĩ là người Tây phương, nói chung, vô cảm. Đối diện với những sự thương tâm hay bất công, không những ở nước họ mà còn cả trên thế giới, phản ứng của họ thường tích cực và quyết liệt hơn chúng ta nhiều. Một số người Việt Nam, thời gian đầu sang định cư tại Úc, những năm 1976, 1977 thỉnh thoảng gặp rắc rối chỉ vì những chuyện lãng nhách. Ví dụ, ra chợ mua vịt sống, theo thói quen, cứ cầm cổ vịt đi lơn tơn ngoài đường. Có người thấy bèn gọi cảnh sát. Lý do: hành hạ súc vật. Con cái bị cảm, bố mẹ cạo gió; khi con vào lớp, thầy cô giáo thấy vết bầm tím trên cổ đứa bé, không nói không rằng, liền gọi ngay cho cảnh sát: Đứa bé bị bố mẹ ngược đãi! Những chuyện nho nhỏ như vậy cho thấy người ta không dửng dưng. Thấy trên cổ đứa bé có vết bầm: người ta không dửng dưng. Thấy một con vịt bị xách cổ: người ta cũng không dửng dưng. Ở tầm rộng hơn, thấy những bất công và bất hạnh trên thế giới, người ta cũng không dửng dưng. Xin để ý điều này: Hầu hết các phong trào nhân đạo lớn trên thế giới đều xuất phát từ Tây phương. Thời chiến tranh Việt Nam, các phong trào phản chiến xuất phát từ lý do nhân đạo phát triển mạnh mẽ nhất là ở Tây phương.
Ở Tây phương, người ta có thể không biết người hàng xóm chết cô độc trong căn hộ sát mình. Vì họ tôn trọng sự riêng tư của người khác. Tuy nhiên, nếu người ấy, ra đường, vì lý do nào đó, ngã gục và nằm lăn quay dưới đất, tôi dám chắc sẽ không có cảnh người qua đường dửng dưng đứng ngó hoặc đi thẳng.
Tôi không nghĩ và không muốn chứng minh là người Tây phương tốt hơn hay xấu hơn người Đông phương, trong đó có chúng ta. Khái niệm tốt xấu là một khái niệm mơ hồ và hàm hồ. Chuyện hơn thua lại càng mơ hồ và hàm hồ. Điều tôi muốn chứng minh là sự phát triển về kinh tế cũng như xã hội gắn liền với xu hướng hiện đại hóa, đô thị hóa và thương mại hóa không làm cho người ta vô cảm.
Tìm nguyên nhân của sự vô cảm chắc chúng ta cần phải nhìn theo hướng khác.(st)
Bài viết của bác Lâm Đệ hay quá.
kt22027
10-11-2011, 09:42 AM
@Lâm Đệ
Tìm nguyên nhân của sự vô cảm này khó lắm bác ơi, vì nó đến một cách chậm chạp, thấm dần đến khi mình biết được thì rất khó tìm ra nguồn. Có người nói 100 năm trồng người rất là đúng.
Nếu nhìn vào người Tây phương, trong một khoảng thời gian ngắn gần đây thì đúng là họ có tình người lắm, họ sẳn sàng giúp đỡ kẽ lạ... như bác đã biết, rất nhiều nổ lực nhân đạo đến từ phương Tây. Nhưng, lại nhưng... đâu phải lúc nào họ cũng giàu tình người như hôm nay! họ được như vậy nhờ một quá trình phấn đấu cải thiện kinh tế lẩn xã hội. Cũng nên nói là số người phấn đấu, cố làm chuyên tốt, hy sinh quyền lợi riêng, đôi khi cả tính mạng là môt thành phần nhỏ của xã hội thôi. Họ là thiểu số, dám đứng lên chỉ trích những cái xấu của xã hội, và can đảm tìm cách thay đổi nó và sau nhiều thế hệ, họ đã thành công. Người phương Tây được như hôm nay là nhờ họ
Mới có mấy chục năm trước người phương Tây đi cướp của dân trên toàn thế giới qua chủ nghĩa thực dân. Tệ hơn nữa là ách nô lệ cho dân da đen lẩn dân da màu khác khắp thế giới. Trong thời gian đó, đối với dân Tây phương, đây là một niềm hãnh diện.
Ngày nay nếu bác hỏi tất cả lớp trẻ Tây phương về quá khứ này 99% cho đó là một vết dơ và nhục nhất trong lich sử của họ! Tôi muốn ở biết đây là TẠI SAO? tại sao người ta có thể giáo dục môt thế hệ ý thức được cái nào là xấu và tốt? không lẽ Tây làm đươc Đông làm không được sao? Tôi đoán câu trả lời một phần là do câu 100 năm trồng người. Trồng người cần người chăm bón, cần cả một hệ thống giáo dục, một đội ngủ thầy cô có lý tưởng cao... tất cả các yếu tố này rất khó đến nếu không có TIỀN!
Đúng, tiền là cái quan trọng nhất trong một quá trình cải thiện xã hội. Muốn có tiền phải cải thiện kinh tế. Trong lịch sử thế giới chưa có một trường hợp phát triển kinh tế nào mà không có đi đôi với tệ nạn xã hội.
Mới nghe như một vòng luẫng quẫng nhưng thật sự có lối thoát, đó là khi người mình đỡ nghèo thì mới thực hiện được những lý tưởng mà tôi tin hầu hết người Việt mình ai cũng ấp ủ lâu nay. Tôi tin là sẽ có một số người, sau khi đủ cơm ăn áo mặt, sẽ đứng lên phấn đấu giống như những người Tây phương đi trước.
Tiện đây nhờ bác Lâm Đệ kiểm lại lỗi chính tả dùm mình, chử Việt mình ẹ lắm. Vào đây chém gió cũng để học thêm chử Việt đây. Nhờ bác nhắn tin giúp mình cải thiện tiếng Việt nhé. Cám ơn.
Lâm Đệ
10-11-2011, 10:02 AM
Sự thực ra bác xa quê huơng từ bé ,tiếng anh gần như tiếng mẹ đẻ mà diễn tả ý tuởng bằng tiếng việt thế này là quá hay rồi ,vài lỗi chính tả lặt vặt không ăn thua gì
Lâm Đệ
10-11-2011, 10:05 AM
Bài viết của bác Lâm Đệ hay quá.
Cũng là đi góp nhặt thôi bác ạ .Nói theo ngôn ngữ của bác tức là
Nhất thiết hữu vi Pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như thiểm diệc như điện
Ưng tác như thị quán
Pháp còn bay qua cái vèo huống hồ ngôn ngữ thế gian bác nhỉ
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.