Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Cờ Dịch – đạo của người quân tử
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2017
    Bài viết
    4
    Post Thanks / Like

    Mặc định Cờ Dịch – đạo của người quân tử

    CỜ TƯỚNG & BÁ ĐẠO

    Cờ Tướng là trò chơi trí tuệ đối kháng xuất hiện từ thời Chiến Quốc, giai đoạn lịch sử mà Bá Đạo bắt đầu trở thành xu thế phổ biến. Bá Đạo là đường lối dùng vũ lực để cai trị thiên hạ. Từ đó cho đến nay, trải qua qua nhiều cuộc chiến tranh cùng với sự thăng trầm của lịch sử, cờ Tướng được nhiều thế hệ thế hệ truyền nhau, phát triển, trở nên hoàn thiện và đóng vai trò vô cùng quan trọng như một nét đặc thù trong văn hóa Á Đông. Tại Việt Nam, hiện nay, cờ Tướng được giảng dạy trong trường học, với mong muốn giúp nuôi dưỡng trí thông minh của con trẻ, đặc biệt là phát triển tư duy chiến thuật; bên cạnh đó, giáo dục về tinh thần dân tộc, sẵn sàng xả thân bảo vệ tổ quốc.

    CỜ DỊCH & VƯƠNG ĐẠO

    Đối lập với Bá Đạo là Vương Đạo, đường lối dùng đức – tài để trị vì thiện hạ, thịnh hành vào quãng thời gian về trước giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc, tương ứng với các triều đại Hạ - Thương – Tây Chu. Những bậc hiền nhân như Đức Khổng Tử, Mạnh Tử, đã dành cả đời chu du liệt quốc, thuyết giảng Vương Đạo. Đạo của các ngài ấy vẫn được lưu truyền cho đến tận hôm nay.

    Thế giới vừa trải qua hai cuộc chiến tranh với quy mô toàn cầu, Bá Đạo được theo đuổi đỉnh điểm bởi các nước phương Tây hùng mạnh, và nạn nhân chính là Á Đông của chúng ta. Tới thời điểm này, mặc dù đa số các nước đã dành được độc lập, lấy lại quyền tự do của dân tộc, nhưng ảnh hưởng của quãng thời gian bị áp bức vẫn còn nặng nề, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa. Văn hóa là cội rễ của một dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn. Nhận thức được vấn đề này, giới tinh hoa Á Đông đã phát động phong trào phục hưng đạo Khổng – Mạnh nhằm tìm kiếm một tương lai tươi sáng, khi tinh hoa văn hóa Á Đông ngàn đời được khôi phục và phát dương quang đại. Đó chính là việc áp dụng Vương Đạo, lấy đức – tài để xây dựng đất nước, giải quyết các xung đột trong xã hội, đẩy lùi chủ nghĩa bạo lực và áp bức vào bóng tối. Hưởng ứng trào lưu đó, có một câu hỏi được đặt ra, trong dân gian đã có cờ Tướng thể hiện tư tưởng Bá Đạo, cớ sao lại không có trò cờ nào thể hiện tư tưởng Vương Đạo? Và cờ Dịch đã ra đời như một lời giải đáp.

    Sở dĩ gọi là cờ Dịch là vì hình vẽ trên các quân cờ và việc bố trí các quân trên bàn cờ phỏng theo một đồ hình trong Kinh Dịch, có tên là Lạc Thư, vốn là một ma phương toán học 3x3 thời cổ đại, được lưu trữ lại dưới lối Kết Thằng.

    Mã nguồn HTML:
    4   9   2
    3   5   7
    8   1   6
    Bàn cờ Dịch là hình vuông gồm 9 đường dọc và 9 đường ngang cắt nhau vuông góc, tạo nên 81 điểm đặt quân. Mỗi bên có một hình vuông do 9 điểm hợp thành, có hai đường chéo xuyên qua, tượng trưng cho lãnh thổ của mỗi quốc gia.

    Các quân số 1, 3, 7, 9 tượng trưng cho tri thức của một đất nước. Các quân số 2, 4, 6, 8 tượng trưng cho của cải vật chất của một đất nước. Quân số 5 tượng trưng cho dân.

    Trên thế gian này, sinh mệnh là thứ quý giá nhất. Vì thế, đức hiếu sinh là cái đức cơ bản của mọi cái đức. Cờ Dịch không có luật ăn quân như cờ tướng; từ đầu trận đến cuối trận, không có quân cờ nào bị loại ra khỏi bàn cờ.

    Tri thức và của cải vật chất có thể mang đi khắp mọi nơi, nhưng dân của một nước thì không thể ra khỏi phạm vi lãnh thổ được. Luật đi quân trong cờ Dịch quy định các quân cờ có thể di chuyển từ một đến hai điểm theo cả 8 hướng. Riêng quân số 5 chỉ có thể di chuyển trong hình vuông có hai đường chéo xuyên qua.

    Nếu như cờ tướng mang tư tưởng “nước một ngày không thể không có vua”, thì cờ Dịch thể hiện tư tưởng “dân là gốc của nước”. Mục đích của người cầm quân trong cờ Dịch là sử dụng tri thức và của của cải vật chất của đất nước mình để thu phục lòng dân của đất nước đối phương.

    Các bậc hiền nhân cổ xưa đã dạy rằng, muốn thực hành Vương Đạo, phải biết thực hiện đức hiếu sinh và sử dụng văn minh để thu phục lòng người trong thiên hạ. Tài của người quân tử là thấu hiểu và liên kết được Thiên – Địa – Nhân để hội tụ lòng người. Muốn sử dụng tri thức và của cải vật chất của nước mình để khiến người dân của nước khác quy phục thì trước hết cần phải thấu hiểu hiện trạng của đất nước đó. Từ đó, vận dụng làm cho tri thức và của cải vật chất phù hợp với thực tiễn, như thế lòng người mới phục.

    Ván cờ Dịch kết thúc khi một bên liên kết được tri thức hoặc của cải vật chất của mình với dân của đối phương, cụ thể, khi người chơi xếp được một trong các bộ số (1,6,5), (3,8,5), (7,2,5), (9,4,5) thành hình chữ nhất hoặc hình chữ thập.

    Hình chữ nhất yêu cầu ba quân cờ nằm liên tiếp, cách đều nhau, trên cùng một đường thằng. Trong đó, quân số 5 bắt buộc là của bên thua cuộc, một trong hai quân cờ còn lại bắt buộc là của bên thắng cuộc.

    Hình chữ thập yêu cầu quân số 5 tạo với hai quân cờ khác thành hai đường thẳng vuông góc. Quân số 5 nằm liên tiếp, cách đều hai quân cờ này. Trong đó, quân số 5 bắt buộc là của bên thua cuộc, một trong hai quân cờ còn lại bắt buộc là của bên thắng cuộc.

    * Ứng dụng cờ Dịch hiện đã có mặt trên các kho ứng dụng cho điện thoại di động. Quí vị có thể tải về để trải nghiệm.
    App Store: https://itunes.apple.com/app/zicky/i...4665?ls=1&mt=8
    Google Play: https://play.google.com/store/apps/d...dredviet.zicky
    Lần sửa cuối bởi Hữu Khánh, ngày 25-01-2018 lúc 09:59 PM.

  2. Thích Thaygiaolang đã thích bài viết này
  3. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2017
    Bài viết
    4
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tham khảo thêm thông tin về cờ Dịch tại báo https://vnexpress.net/tin-tuc/cong-d...u-3686505.html
    Lần sửa cuối bởi Hữu Khánh, ngày 25-01-2018 lúc 05:09 PM.

  4. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2017
    Bài viết
    4
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Mỹ và đồng minh hôm nay đã chính thức tấn công Syria. Bá Đạo tiếp tục được sử dụng để giải quyết mâu thuẫn xã hội, dân tộc. Chiến tranh chỉ đem lại mất mát, thương đau. Thay vì vũ lực, con người vẫn có thể sử dụng văn minh để giải quyết xung đột, tránh gây đến cảnh sinh linh đồ thán. Than ôi !!!

  5. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2016
    Đang ở
    Sát bên chùa Hòa Phước,thuộc tổ 3 Nhơn Thọ 2,Hòa Phước,Hòa Vang,Đà Nẵng
    Bài viết
    119
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    cứ 70 năm lại có chiến tranh lớn , lịch sử thật kì , giống như thịnh kinh tế thế giới , các tham vọng của các chế độ , rồi xung xung khắc , rồi chiến tranh , đồng tiền thật kì dị

Cờ Dịch – đạo của người quân tử

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68