Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Chuẩn hoá ký hiệu Cờ Úp
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 17
  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    122
    Post Thanks / Like

    Mặc định Chuẩn hoá ký hiệu Cờ Úp

    Hiện tôi đang quan tâm đến Cờ Úp (Jeiqi). Sau một thời gian tìm hiểu thì thấy nó còn chưa được chuẩn hoá cách ghi / ký hiệu trên máy tính và sách vở. Điều này có thể gây ra tình trạng tuỳ tiện, mỗi người một kiểu. Do vậy tôi đưa ra khuyến nghị cách ký hiệu như phần sau.

    1. Các tên gọi

    Cờ Úp có tên tiếng Trung là 揭棋, tiếng Anh là Jeiqi (phiên âm từ tiếng Trung). Nó được coi là một biến thể Cờ Tướng, do vậy dựa theo Cờ Tướng nó có các tên gọi như dưới, bao gồm tên và viết tắt trong Anh - Việt:

    King k, Tướng Tg (còn gọi là General G)
    Advisor a, Sĩ S (còn gọi là Bishop B)
    Elephant e, Tượng T (còn gọi là Minister M)
    Rook r, Xe X (còn gọi là Car hoặc Chariot C)
    Cannon c, Pháo P (còn gọi là Gunner g)
    Horse h, Mã m (còn gọi là Knight)
    Pawn p, Tốt (Binh) b (còn gọi là Soldier s)

    White w, Trắng / Đỏ
    Black b, Đen / Xanh

    Trắng bao giờ cũng là bên đi trước và chiếm phần dưới bàn cờ

    Quân cờ đặc biệt của Cờ Úp:

    Dark x, Úp: quân cờ úp


    2. Ký hiệu bàn cờ

    Để lưu một bàn cờ dạng văn bản (text) người ta thường dùng chuỗi FEN (Forsyth–Edwards Notation) của cờ Vua, đã được áp dụng cho cờ Tướng và giờ có thể mang sang cho Cờ Úp. Tuy vậy nó cần có thêm một vài qui định mới để chứa đủ thông tin.

    FEN là một chuỗi các ký tự và số, nó được chia thành 6 trường, cách nhau bởi một khoảng trắng.

    Trường 1:

    Tương tự như cờ Vua và cờ Tướng, dùng để ký hiệu các quân cờ trên bàn cờ. Người ta dùng các chữ cái tiếng Anh của các quân (nói ở trên), chữ hoa cho bên trắng, viết thường cho bên đen, các điểm trống giữa các quân hoặc cuối hàng được biểu diễn bằng một chữ số. Cuối mỗi dòng dùng thêm ký tự / để dễ phân biệt.

    Ví dụ (hình 1): x1x1kxxxx/4c4/1xp6/2x1x1x2/p7r/2R1P1R2/X7X/4C2X1/4C4/XXX1KXXH1

    Với cờ Úp thông tin về các quân đã bị bắt rất quan trọng dùng để đoán xem khả năng một quân úp trên bàn cờ có thể biến thành quân nào. Ta sẽ ghi các quân cờ đã bị bắt và số lượng cuối trường 1, đặt trong cặp ngoặc vuông [ ]. Lưu ý nó phải dính liền với các ký hiệu phía trước (không có khoảng trống). Bỏ qua các quân chưa (hoặc không rõ) bị bắt. Không bắt buộc phải ghi số lượng quân cờ úp bị bắt (có cũng không sao) vì số lượng này có thể tính ra từ số quân đang trên bàn cờ và số quân đã bị bắt. Việc tránh ghi này giúp FEN ngắn đi một chút, tránh dư thừa hoặc sai sót thông tin (ví dụ như không khớp) và tránh phải dùng tới hai chữ số (vì số quân úp có thể tới 15).

    Nếu không có thông tin về quân Úp bị bắt có thể dùng ký hiệu trừ thay thế [-] hoặc bỏ qua cả cặp ngoặc vuông.

    Ví dụ: ký hiệu [H2P3C1r1p3] nghĩa là bên Trắng đã bị mất 2 Mã, 3 Tốt 1 Pháo, còn Đen mất 1 Xe, 3 Tốt

    Trường 2:

    Bên tới lượt. w ký hiệu cho Trắng, b cho Đen

    Trường 3:

    Thông tin về Nhập thành (Castling availability). Không dùng, dùng dấu trừ (-) thay thế.


    Trường 4:

    Nguyên thuỷ của cờ Vua là nước tiến Chốt hai nước (en passant). Cả Cờ Tướng lẫn Cờ Úp đều không dùng, ta dùng dấu trừ (-) để bỏ qua

    Trường 5:

    Số (nửa) nước tình theo từng bên, kể từ nước bắt quân hoặc tiến Chốt gần nhất, dùng để tính xem ván cờ có hoà theo luật 50 nước không.

    Trường 6:
    Tổng số nước đi: dùng để đánh số nước đi. Nước đầu tiên luôn là 1, khi Trắng đi thì không tăng mà Đen đi xong sẽ tăng thêm một.

    Ví dụ các chuỗi FEN hoàn chỉnh:
    Bàn cờ khởi đầu:
    xxxxkxxxx/9/1x5x1/x1x1x1x1x/9/9/X1X1X1X1X/1X5X1/9/XXXXKXXXX w - - 0 1
    2e6/4k4/9/2Ha1P2p/2a2P3/9/3p5/4E4/e8/2X1K4[R1C1P1r1h1p1] w - - 3 55
    Bàn cờ hình 1:
    x1x1kxxxx/4c4/1xp6/2x1x1x2/p7r/2R1P1R2/X7X/4C2X1/4C4/XXX1KXXH1[e1] b - - 0 6



    Hình 1. Một bàn cờ Úp với toạ độ Đại số




    3. Ký hiệu nước đi

    Cờ Tướng có hai dạng ký hiệu nước đi phổ biến nhất là kiểu đại số và kiểu truyền thống. Cờ Úp có thể dùng cả hai dạng này với vài biến đổi nhỏ.

    Kiểu đại số (dạng tiêu chuẩn SAN)

    Người chơi cờ ít dùng nhưng lại rất phổ biến trong các chương trình máy tính. Một nước đi bao gồm toạ độ của điểm xuất phát và toạ độ của điểm đến. Bàn cờ có các cột được ký hiệu từ a cho đến i tính từ trái qua phải, các dòng được đánh số từ 0 đến 9 từ dưới lên trên.

    Nước tiến Chốt giả ở biên bên phải là từ toạ độ i3 đến 4 và được ghi là i3i4.

    Với cờ úp sau khi tiến một quân giả nó sẽ chuyển thành một quân khác (mở úp). Ta có thể dùng cách ký hiệu tương tự như phong cấp của cờ Vua: sử dụng dấu = và chữ cái cho quân cờ nó chuyển thành. Ví dụ sau khi tiến Chốt giả ở trên nó chuyển thành Mã và được ghi như sau:

    i3i4=H

    Kiểu đại số thường ngắn gọn và không bao giờ có nhập nhằng.

    Kiểu truyền thống

    Kiểu truyền thống của cờ Tướng định vị quân cờ theo cột, đánh số từ 1 đến 9. Các cột này lại được ghi từ phải sang trái theo mắt người chơi (nên nó lại là từ trái sang phải khi ta nhìn sang đối phương). Ví dụ, Xe cột 3, Chốt cột 9.

    Thay cho điểm đến, người ta dùng cột tới đối với các nước đi khác cột và số bước tiến với các nước đi thẳng. Người ta phải thêm các thông tin rằng nước đó là tiến, thoái hay đi ngang (bình).

    Khi đi quân giả (trong cờ Úp) vẫn dùng ký hiệu giả như bình thường nhưng cần thêm thông tin về quân cờ nó chuyển thành.


    Hình 2. Bàn cờ Úp với cách đánh số cột kiểu truyền thống

    Ví dụ:
    Tốt giả cột 1 tiến 1 thành Mã
    Xe cột 9 bình sang cột 6
    Mã cột 2 tiến sang cột 3

    Viết vắn tắt hơn:
    Tốt 1 tiến 1 thành Mã
    Xe 9 bình 6
    Mã 2 tiến 3


    Hoặc dùng ký hiệu - cho bình, . tiến, / cho thoái và dùng các ký hiệu Việt:
    B1.1=M X9-6 M2.3

    Vấn đề lớn của cách ký hiệu trên là có thể xẩy ra nhập nhằng. Nếu hai quân Pháo cùng cột 5 và bình sang cột 7 thì sẽ không rõ là người ta muốn đi quân nào. Do vậy cần phải nói cho rõ hơn bằng cách dùng các ký hiệu t cho trước, s-sau, g-giữa. Tên cột được bỏ đi cho gọn:

    Pháo sau bình 7 hoặc gọn gàng là Ps-7

    Lưu ý:
    - Tuyệt đối không dùng cách chữa nhập nhằng trên cho các quân úp hoặc tính chúng vào nhập nhằng. Vì các quân úp là duy nhất trên mỗi cột nên không bao giờ bị nhập nhằng. Nước đi bởi quân úp có thể phân biệt với quân rõ (quân không úp) nhờ ký thành (=). Đồng thời lại tránh được trường hợp nhập nhằng nặng hơn như có hai cột mỗi cột có hai Xe (một Xe thật, một Xe giả) thì rõ ràng ký hiệu trước-giữa-sau là không đủ và lúc đó phải thêm số cột nữa. Hình minh hoạ ở trên cho thấy có hai quân Xe đen (một Xe giả, một Xe thật) ở cùng cột 9 nhưng nước đi X9-6 đã đủ để hiểu đó là nước đi của quân Xe thật và không cần phải thêm từ "trước" nữa.

    - Kiểu truyền thống vẫn bị nhập nhằng không giải quyết được khi có 4 hoặc 5 quân Tốt ở trên cùng một cột. Khi đó sẽ có 2 hoặc 3 quân Tốt ở giữa nên không biết là Tốt nào. Liên đoàn Cờ Tướng Châu Á có đưa ra cách giải quyết là bỏ chữ cái và thay bằng dấu cộng (+) để biểu diễn hai quân Tốt giữa đó.
    Lần sửa cuối bởi chezz, ngày 09-01-2019 lúc 12:52 PM.

  2. Thích LamQuanTuyet, CHIM, ongthan, tonetone, tt3bt, tinhlahan702 đã thích bài viết này
  3. #2
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    122
    Post Thanks / Like

    Mặc định A proposal for Jeiqi notation

    A proposal for Jeiqi notation

    I’m interested in Jeiqi and started working with it. However I realised there there has not been any work yet on its standardisation. It should be done ASAP to avoid having too many standards later. Bellow is a basic proposal.


    1. Short introduction

    Jeiqi (in Chinese: 揭棋, in Vietnamese: Cờ Úp, probably other names in English: uncovering / dark / unveiling chess / xiangqi) is a Xiangqi (Chinese chess) variant rising star when the number of players grows rapidly, especially in China and Vietnam.

    Basically the game plays with typical Xiangqi board and pieces. The main differences are:
    • At start point except the King, all 15 pieces of each side will be covered (usually by small plastic covers or simply put them face down to hide their symbols) and randomly put on original positions. Those covered pieces are called dark or covered or mystery ones
    • A dark piece should do the first move as the original piece in which it is located. After the first move it will be revealed / uncovered to show its real material. From now on that (unveiled) piece will move as its real chess type. The revealing is similar to chess promotion but in this case players cannot control which new types the pieces can become. We call it “revelation” to distinguish from promotion
    • Revealed Advisors and Elephants can move freely without any limited by area as they were in Xiangqi. It means they can appear out of palaces and can cross the river to attack opposite Kings
    • Kings are still limited in palaces, Pawns could be revealed anywhere but can go ahead only when they are still in their home land and could go sidedly after crossing the river
    • Captures: dark pieces could be captured as usual. However after being captured they may still remain in covered status. It means no one knows which real pieces are captured





    2. Names / terms
    We should follow notation in Wiki / Chess programming wiki for names of pieces as well as some terms:

    Typical names from Xiangqi:
    King / k
    Advisor / a
    Elephant / e
    Rook / r
    Cannon / c
    Horse / h
    Pawn / p

    White / w
    Black / b

    Additional names for Jeiqi
    Dark / d (dark/unseen/covered piece)

    2. FEN
    Standard FEN has 6 fields as below, only field 3 should changed meaning:

    1) Piece placement: similar to ches. Use x/X for dark pieces

    For Jeiqi the information about captures is vital to guess to which piece a dark piece could be revealed. We extend this field, add a pair [] to keep that information. We write down all revealed captured pieces and their numbers but ignore ones with no capture. We don’t need (not compulsory) to write down dark captures as well since we can calculate them from the board and revealed captures. That can make the FEN string a bit shorter, avoid redundancy and inconsistent data, avoid ugly using 2 digit numbers (dark pieces could be 15 - two digit number). However we may not be so strict in this issue (have or have not dark captures).

    If there is no captures we can use [-] instead or completely omit it.

    Example of a capturing record:
    [H2P3C1r1p3]: white loses 2 horses, 3 Pawns 1 Cannon, black loses 1 Rook, 3 Pawns

    2) Active color: similar to chess. w for white, b for black

    3) Castling availability: ignore. Use ‘-’ instead.

    4) En passant: ignore. Use ‘-’ instead.

    5) Halfmove clock: similar to chess. This is the number of halfmoves since the last capture or pawn advance.

    6) Fullmove number: similar to chess. The number of the full moves. It starts at 1, and is incremented after Black's move.



    Examples:
    Starting position:
    xxxxkxxxx/9/1x5x1/x1x1x1x1x/9/9/X1X1X1X1X/1X5X1/9/XXXXKXXXX w - - 0 1
    2e6/4k4/9/2Ha1P2p/2a2P3/9/3p5/4E4/e8/2X1K4[R1C1P1r1h1p1] w - - 3 55

    From above board:
    x1x1kxxxx/4c4/1xp6/2x1x1x2/p7r/2R1P1R2/X7X/4C2X1/4C4/XXX1KXXH1[e1] b - - 0 6

    3. Move notations

    a) Algebraic
    Basically it is similar to chess/Xiangqi move notations. Columns are named from a to i, rows from 0 to 9. For a move of a dark piece we notate it as its original piece and use promotion notation for the revelation. Bellow is a revelation move when a dark piece in original Pawn position i3 pushed to i4 and revealed into an Horse, Rook on i5 moves to d5, dark Horse in b0 moves to c2 and revealed to a Pawn:

    Example:
    1 i3i4=h i5d5 2) b0c2=p
    Or:
    1) i4=h rc7 2) Hc2=p

    b) Traditional
    The traditional move notation uses column number by side as image. We can use them as Xiangqi with some notes:
    • revealing move uses promotional symbol: P1+1=h
    • Don’t count dark pieces with revealed pieces of same types for solving ambitious cases. The dark and revealed pieces can be easily distinguished by revealing symbol
      For example, in above board even there are two black Rooks in column 9, their moves can not be ambiguous since r9.1 is definitely by revealed Rook and r9.1=c is definitely by dark one.




    4. Pgn
    Use Jeiqi as the variant name:
    [Variant “Jeiqi”]

    5. UCI

    From engine:
    Inform the engine can play Jeiqi variant:

    UCI_Variant var jeiqi

    bestmove: as typical and it could not have revelational piece even the moving piece is a dark one. Reason: the engine cannot decides that piece:
    bestmove a3a4

    From GUI
    GUI should adds revelational pieces to dark moves:

    Example:
    position startpos moves e3e4e b9c7c h2h7r i9h9p e4g2

    /Nguyen Pham
    Lần sửa cuối bởi chezz, ngày 09-01-2019 lúc 01:05 PM.

  4. Thích LamQuanTuyet, CHIM, tonetone, trung_cadan đã thích bài viết này
  5. #3
    Ngày tham gia
    Apr 2011
    Bài viết
    294
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Muon co 1 phan mem co up choi free de Luu van co qua.

  6. Thích chezz, trung_cadan đã thích bài viết này
  7. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    3,074
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi evolnuk Xem bài viết
    Muon co 1 phan mem co up choi free de Luu van co qua.
    Trên ứng dụng CH play gõ vào "cờ úp offline" có nhiều lắm,

    mỗi tội trên điện thoại chưa mạnh lắm thôi, chơi tạm được

  8. Thích chezz, trung_cadan đã thích bài viết này
  9. #5
    Ngày tham gia
    Apr 2011
    Bài viết
    294
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi TCNguyen Xem bài viết
    Trên ứng dụng CH play gõ vào "cờ úp offline" có nhiều lắm,

    mỗi tội trên điện thoại chưa mạnh lắm thôi, chơi tạm được
    Nhiều?? K dám nhiều đâu.
    Cái thì k cho save game. Cái thì k hiện quân bị ăn. Và nếu để chơi tự động thì ....
    Mình muốn nó phải có 1 chục năng như gui Binghe, cho tạo book ấy, Thế mới nghiên cứu đc.
    Chứ k cần Engine.
    Mong ô nào Crack cái Gui Fengfei chơi cờ úp quá

  10. Thích TCNguyen, tonetone, chezz đã thích bài viết này
  11. #6
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    122
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Muốn tạo được book thì phải có (rất nhiều) ván cờ. Có ván cờ lại phải đọc được chúng!

    Tôi có thử download và đọc một số ván cờ của ClubXiangqi thì phát hiện họ ghi theo "chuẩn" riêng của họ và bị nhập nhằng rất nặng, ví dụ khi hai quân Xe thật nằm trên hai Xe giả thì không thể biết nước đi Xe (theo cách họ ghi) là nước nào. CXQ tự giải quyết nhập nhằng bằng cách thêm các "luật" ẩn nữa. Nhưng như thế là không có chuẩn hay phá chuẩn. Chính vì khó khăn này nên tôi đưa ra chuẩn ở trên, hi vọng CXQ và các trang web, server cờ theo hoặc lưu ý. Chỉ khi đó ta mới có thể download được nhiều ván cờ mà máy có thể đọc được dễ dàng và xây dựng được các book lớn.

  12. Thích LamQuanTuyet, TCNguyen, tonetone đã thích bài viết này
  13. #7
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    122
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Xây dựng các GUI và book cho Cờ Úp không khó. Tôi thấy có một số nhóm VN đang làm và chắc là sẽ xong nhanh.

    Tôi cũng có làm book để phục vụ nghiên cứu là chính. Như hình dưới tôi có thể lần theo mọi phương án và biết / sửa được các con số cần thiết. Book hiện tại không lớn vì số ván cờ download không nhiều, lại bị nhập nhằng nặng nên phải bỏ kha khá. Chưa thể release được vì... quá lười hoàn thiện!


  14. Thích LamQuanTuyet, caohuy, TCNguyen, tonetone, DenHenLaiLen, tinhlahan702 đã thích bài viết này
  15. #8
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    1,478
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Quá hay, chờ ngày a release để học tập và nghiên cứu. Cám ơn anh.

  16. Thích minhpmt, chezz, TCNguyen, tonetone đã thích bài viết này
  17. #9
    Ngày tham gia
    Apr 2011
    Bài viết
    294
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi chezz Xem bài viết
    Xây dựng các GUI và book cho Cờ Úp không khó. Tôi thấy có một số nhóm VN đang làm và chắc là sẽ xong nhanh.

    Tôi cũng có làm book để phục vụ nghiên cứu là chính. Như hình dưới tôi có thể lần theo mọi phương án và biết / sửa được các con số cần thiết. Book hiện tại không lớn vì số ván cờ download không nhiều, lại bị nhập nhằng nặng nên phải bỏ kha khá. Chưa thể release được vì... quá lười hoàn thiện!

    Hay quá bác ơi. |
    Để theo 1 chuẩn thì rất là đúng đắn rồi. Nhưng có thể cho thêm 1-2 lựa chọn khác k?
    Ví dụ như đi theo tọa độ vậy. Thế thì k cần phải quan tâm quân trên, quân dưới, quân giữa làm gì.
    Mà nhìn trên hình là "cây khai cuộc". Cái này giống kiểu Book Info. Chứ book bình thường nó có cấu trúc khác.
    Ví dụ khi bác đi tướng 5.1. bên kia cũng đi vậy rồi lại tướng 5 thoái 1. Sau đó mới vào trận thì cái cây k đọc được đúng k???

  18. Thích LamQuanTuyet, tinhlahan702, chezz đã thích bài viết này
  19. #10
    Ngày tham gia
    Apr 2011
    Bài viết
    294
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Mong bác sớm tung ra cho a e nghiên cứu. nâng cao trình độ cờ úp.

  20. Thích tinhlahan702, chezz đã thích bài viết này
Chuẩn hoá ký hiệu Cờ Úp
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68