Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Gái Đẹp 3 Miền - Trang 2
Close
Login to Your Account
Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 23

Chủ đề: Gái Đẹp 3 Miền

  1. #11
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Đang ở
    Hà Nội
    Bài viết
    6,491
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Chủ đề về "gái đẹp" của HUngvi hấp dẫn quá nhỉ, nhưng cố gắng post những bài xúc tích, ngắn gọn cho anh em đọc dễ nhập tâm, và ghi nhớ hơn.
    "Không có phụ nữ xấu, chỉ có người không biết rằng mình rất xấu mà thôi!"

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Những Miền Gái Đẹp(1)

    Những miền gái đẹp: là tên một tạp bút của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết vào tháng 10-1999 sau một chuyến ngao du tại Tuyên Quang - vùng đất được xem có nhiều gái đẹp. Nơi đó có con sông Lô êm đềm chảy qua, mà ông viết là “ở đâu có sông nước đẹp thì ở đấy tất có nhiều mỹ nhân”. Miền gái đẹp sau đó được Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn in trong tập tạp bút Miền gái đẹp do Nhà xuất bản Thuận Hóa in năm 2001.

    Đó là những làng sơn nữ với những vũ điệu mê hồn, là vùng đất bên con sông hiền hòa đã có hàng trăm năm cung tiến mỹ nữ cho vua chúa, là thủ phủ của những “lò” đào tạo hoa hậu VN, là địa danh nghe qua đã thấy phải lòng với nhan sắc.Bí mật về những miền gái đẹp là do con người hay tạo hóa?
    Không chỉ những chúa đất vùng sơn cước mà quan ta, quan Tây miền xuôi cũng luôn khao khát được một lần diện kiến nét đẹp đến mê hồn của những cô gái Thái với điệu xòe Thái quay cuồng trên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Đó là những tuyệt sắc giai nhân với vũ điệu làm nghiêng ngả núi rừng Tây Bắc xưa nay.

    Huyền thoại xòe Thái

    Vượt gần 800km đường núi tràn ngập hoa ban với những con đèo cao kinh hoàng của Hoàng Liên Sơn, tôi tìm về thung lũng huyền thoại nơi khai sinh ra điệu xòe Thái lừng danh. Người đẹp xưa phần nhiều đã gối đầu về núi cùng với tổ tiên, người hiếm hoi còn sống cũng đang hút bóng rừng sâu

    Hỏi thăm mãi tôi mới tìm được hai vũ nữ được cho là cuối cùng của chúa đất Đèo Văn Ơn còn đang sống ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Chúa đất người Thái năm xưa gọi họ là xào mỗ, tức những cô gái múa. Xào mỗ Vàng Thị Hới, người gia nhập đội xòe khi mới 12 tuổi, nay đã đến tuổi 76.
    Còn xào mỗ Tào Thị Phè đã gần 80. Dòng thời gian, cuộc sống lam lũ, sinh nở nhiều và bệnh tật đã làm tàn phai nhan sắc họ, nhưng tôi vẫn còn thấy phảng phất nét duyên dáng, sắc sảo ngày nào qua từng ánh mắt, ngón tay lướt phím đàn tính tẩu.

    Trong ký ức của xào mỗ Hới, Phè, những nàng Én, nàng Núi, nàng Hủm, nàng Kheo ngày xưa nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng núi rừng Lai Châu. Mặc dù đã về với chúa đất nhưng đi đến đâu cũng có hàng đoàn trai bản bám theo. Những đêm trăng tròn, họ ra dòng suối Nậm So tắm, chúa đất phải cho cả lính theo canh gác từ xa không để những ánh mắt của lũ trai làng liều mạng đến rình trộm những tấm thân ngọc ngà.

    Các mỹ nữ múa xòe của chúa đất Đèo Văn Ơn ngày ấy vang danh đến tận Lào Cai, Hà Nội, Trung Quốc. Những quan ta lẫn quan Tây, quan Tàu đã tìm mọi cách mua chuộc chúa đất để được một lần đưa những tuyệt sắc giai nhân miền sơn cước về xuôi để chiêm ngưỡng.

    Đó là những chuyến đi dài ngày trên lưng ngựa xuyên qua dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, mà trước khi rời khỏi thung lũng Mường So họ phải được làm lễ cúng tế trời đất để mong có ngày trở về an toàn. Xào mỗ Phè đến nay vẫn chưa quên được chuyến đi múa cho quan Tây xem ở Lào Cai năm mình vừa tròn 16 tuổi.

    Đoàn đi gồm 21 người, có 12 xào mỗ, còn lại là gia nhân phục vụ và lính được chúa đất cử theo bảo vệ. Các mỹ nữ cũng phải ngồi lắt lẻo trên yên ngựa như lính tráng, vì hơn 150km đường từ Phong Thổ đến Lào Cai thuở ấy chỉ là con đường mòn vừa lọt dấu chân ngựa xuyên núi rừng hiểm trở.

    Rong ruổi suốt ba ngày đường, đoàn người mới về đến Lào Cai. Ngay tối đầu tiên họ đã phải múa hát, mời rượu các quan chức địa phương và lính Pháp đến nửa đêm. Trong cơn say San Lùng tửu, một quan Pháp cuồng si mỹ nữ, đòi bắt nàng Én xinh đẹp nhất đội xòe làm vợ qua đêm, nhưng cô may mắn thoát được nhờ nói mình đã ăn chung bát (nghĩa là đã trở thành vợ) với chúa đất Đèo Văn Ơn.
    Sau ba đêm múa hát rã rời ở Lào Cai, đoàn người ngựa lại rong ruổi về Hà Nội. Các quan Hà thành say mê đến mức nhắn tin với chúa đất cho những người đẹp ở lại với Hà thành lâu hơn, và trong chuyến đi ấy có người đã không bao giờ trở lại Hoàng Liên Sơn..


    Cung điện giai nhân

    Chuyện về mỹ nữ ở thung lũng Phong Thổ luôn gắn liền với nhiều bí ẩn. Hôm lên thị trấn Pa So tìm ông Nông Văn Nhay, nguyên phó Phòng Văn hóa huyện Phong Thổ, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lai Châu, một người chuyên nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Thái, ông Nhay kể: chúa đất Đèo Văn Ơn đam mê các mỹ nữ miền sơn cước đến độ đã xây dựng hẳn một cung điện 12 gian toàn bằng gỗ quí dựa lưng vào dãy núi Khau Phọ Nhọ, nhìn ra dòng Nậm So. Chúa đất chỉ dành một gian giữa để thờ cúng, 11 gian còn lại cho riêng 11 bà vợ. Riêng chúa đất không cần gian nào vì mỗi đêm sẽ vào ở với một nàng.

    Tương truyền chúa đất tìm người đẹp rất độc đáo bằng cách đóng giả làm chàng chăn trâu hay ông lão nghèo khó lang thang qua các mó nước, nơi gái bản hay tụ tập tắm giặt, hát hò. Chọn được mỹ nhân ưng ý, chúa đất không cưỡng ép mà mời về các đội xòe hoặc ngỏ lời hát giao tình, se duyên. Và 11 bà vợ của chúa đất Ơn dù đến tòa cung điện 12 gian bằng các con đường khác nhau nhưng đều là những người đẹp nức tiếng núi rừng Tây Bắc

    Hôm tôi về Mường So, cung điện xưa đã mất dấu, nhưng hình bóng những mỹ nữ chủ nhân của tòa cung điện ngày nào vẫn còn in đậm trong ký ức những người già. Họ kể trong 11 người vợ, bà Mào Thị Núi là vợ thứ năm xinh đẹp nhất của chúa đất.

    Bà Núi sinh ở Mường So, vùng đất đã được người Thái hát truyền: “Gái Mường So cổ cao ba ngấn, không trang điểm cũng đẹp như ai”. Người ta kể chúa đất mê nàng Núi không chỉ vì “chân nàng múa xòe dẻo dai như con hoẵng, con thỏ. Giọng nàng hát then vút cao từ lồng ngực căng đầy tựa tiếng chim rừng”, mà bởi nhan sắc của nàng không cần một thứ trang điểm nào cũng rạng rỡ như cánh hoa rừng đẹp nhất miền cao này.
    Những đêm Mường So mở hội xòe, trai tráng cách xa mấy dãy núi, mấy cánh rừng chim bay mỏi cánh cũng lắt lẻo lưng ngựa tìm đến để một lần chiêm ngưỡng nàng Núi..

    (QUỐC VIỆT
    Theo Tuoitre - Ảnh interne)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  3. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Những Miền Gái Đẹp(2)

    Cũng như những người lần đầu giáp mặt những cô gái Thái vùng Phong Thổ, tôi luôn tự hỏi: “Vì sao con gái nơi này quá đẹp?”. Nhiều cô chưa một lần biết phố xá, thị thành hay những cuộc thi nhan sắc, hoa hậu, nhưng nếu họ xuất hiện chắc hẳn nhiều người đã phải có cái nhìn khác về tiêu chuẩn hoa hậu...

    Bên chén rượu men tình

    Đêm trung tuần, trăng tròn vàng rực treo lơ lửng trên dãy Hoàng Liên Sơn. Những cô gái Phong Thổ nghiêng mặt cười e lệ, nâng rượu mời khách phương xa. Tôi mới nhấp vài chén đã chuếnh choáng say, nhưng không hiểu mình say men rượu hay say nhan sắc mỹ nhân? Đống lửa hồng giữa thung lũng bập bùng xua tan sương khí lạnh đại ngàn.

    Những đôi chân múa xòe càng lúc càng dẻo dai, dồn dập hơn. Tiếng hát khắp, hát then vút lên lẫn trong tiếng đàn tính tẩu, tiếng nâng chén rượu lách cách giao tình. Cô gái trẻ người Thái nắm tay mời tôi tham gia đêm múa

    Giờ đang là vụ mùa, những nàng sơn nữ hơi gầy nhưng gương mặt ai cũng lộ nét trẻ trung, xinh tươi, những đôi chân mày đen nhánh cong vút, ánh mắt sáng lấp lánh trên gương mặt thanh thoát, mờ ảo trong ánh trăng đêm...
    Đêm vui rồi cũng tàn. Các cô gái dừng bước múa ra về trong ánh mắt luyến lưu của bao chàng trai. Tôi nấn ná tìm những chứng nhân cuối cùng của “đế chế” các chúa đất để khám phá bí ẩn nguồn cội nét đẹp Phong Thổ. Nhiều người nói với tôi thung lũng này lắm người đẹp vì xưa là kinh địa của gia tộc những chúa đất.
    Nhưng cũng có người bảo vẻ đẹp con gái miền này là do giao hòa giữa hai dòng máu Á - Âu khi một thời gian dài quân Pháp lên đây đồn trú rất nhiều, xây dựng cả sân bay quân sự. Sự đi lại giữa một số lính Pháp và các cô gái Thái đã tạo nên nét xinh đẹp đặc biệt.

    Một đời nghiên cứu lịch sử, văn hóa nghệ thuật dân tộc Thái ở Lai Châu, ông Nông Văn Nhay cho rằng chính điều kiện thiên nhiên và nếp sống người Thái là nguồn cội tạo nên nhan sắc các cô gái Thái vùng này.
    Phong Thổ có địa hình hầu hết là thung lũng được các dãy núi và rừng già bao bọc, khí hậu quanh năm ôn hòa không quá nóng cũng không quá rét. Sống trong thiên nhiên thuận lợi đó, các cô gái Thái vừa lao động cần cù vừa say mê múa hát nên có vóc dáng khỏe mạnh, tâm hồn trẻ trung.

    Một đặc điểm nữa là các cô không hay trang điểm phấn son, còn ăn mặc thì dù trong lễ hội cũng chỉ thuần khăn piêu, áo trắng giản dị nên nét đẹp tự nhiên chan hòa với núi rừng.
    Nâng chén rượu mời khách rồi quay sang vợ, ông Nhay cười khà khà: “Anh cứ nhìn vợ tôi thì biết. Nét đẹp đặc trưng của phụ nữ Thái vùng này là phải đậm đà, hoang dã nhưng cũng nhẹ nhàng...”.
    Bà Nhay cười, uống cạn chén rượu đầy. Đã gần sang tuổi 70 nhưng mắt bà dư sáng để xe chỉ luồn kim, giọng bà vẫn trong vắt và đôi chân còn leo đèo dốc mỗi ngày.

    Bà Nhay cho biết: con gái Mường So dù mới dậy thì hay đã là mẹ, là bà, sinh con sinh cháu vẫn giữ được nước da trắng trẻo, hồng hào mà không cần son phấn. Ước gì được ăn cá bống vùi tro. Ước gì được về Mường So thăm nàng - bà Nhay cười nhắc lại câu hát giao tình xưa của người chồng già. Gương mặt bà đã hằn dấu tuổi tác nhưng vẫn không phai tàn hết nét xinh đẹp một thuở xuân thì..

    “Tiêu chuẩn” mỹ nhân

    Những ngày ở huyện Phong Thổ, tôi lang thang khắp mảnh đất đầy truyền tích Mường So để gặp gỡ những người đẹp sống lặng lẽ nơi núi rừng. Xã chỉ có 1.022 hộ dân nhưng hiện có 13 đội xòe với gần 200 người. Tất nhiên không phải ai cũng là tuyệt sắc giai nhân nhưng tất cả phải có nét xinh đẹp, duyên dáng cuốn hút người xem mới được gia nhập đội xòe.
    Ở bản Huổi Én, Lò Thị Hồng đang dở tay gặt lúa. Cô gái 22 tuổi này vẫn búi tóc tròn sau gáy, dấu hiệu của cô gái Thái cho chàng trai biết mình vẫn đang chờ người đến rước đi (người đã có chồng búi tóc trên đỉnh đầu).
    11 tuổi, Hồng đã chập chững biết xòe và nhanh chóng nổi tiếng ở Mường So không chỉ bằng những điệu múa mà ở cả nhan sắc mặn mà. Thường các cô chỉ múa quẩn quanh ở tỉnh Lai Châu, thi thoảng có hội thi mới được đi xa.

    Hồng không tự nhận mình đẹp, mà chỉ hay kể về các bạn múa xòe Lò Thị Hiệp, Đồng Thị Chinh, Lò Thị Yên, Lò Thị Thêm, Đồng Thị Hậu … ở các bản Vàng Bâu, Vàng Pheo, Huổi Én, Khổng Lào. Mỗi cô sơn nữ này như một bông hoa rừng khác nhau. Người đẹp đằm thắm, mặn mà. Người rực rỡ, kiêu sa. Theo Hồng, Lò Thị Thêm là người xinh đẹp nhất vùng. Thêm đã 19 tuổi nhưng chỉ mới học được đến lớp 6, phải nghỉ ở nhà phụ cha và tham gia đội xòe

    Buổi chiều, tôi tìm đến nhà Thêm bên triền suối Nậm So ngay khi cô đang gùi củi từ rừng về. Cái gùi nặng hơn 30kg làm trĩu bờ vai thon thả, trán cô đẫm mồ hôi nhưng không làm giảm đi nét xinh đẹp đặc biệt.
    Mỗi lần môi hồng cô cười, ánh mắt tròn to, đen nhánh cũng lấp lánh cười theo làm gương mặt trắng trẻo, tinh khiết rạng rỡ hẳn lên. Vừa thoăn thoắt xếp củi vào chái bếp, Thêm vừa nói: “Con gái Thái là vậy đấy anh à, làm việc nhiều lắm”.

    12 tuổi, cô gái này đã biết làm việc nhà, đồng áng, mà đặc biệt rất thạo dệt vải, thêu thùa. Cô cũng như các cô gái Thái khác mới 7,8 tuổi đã tập làm quen với bông, sợi, xe tơ và 12, 13 tuổi đã tự thêu cho mình những chiếc khăn piêu, áo quần lễ hội.
    Trong đôi mắt các chàng trai, sự xinh đẹp hoàn hảo của cô gái Thái bao gồm cả yếu tố này. Nhìn bộ quần áo, chiếc khăn mặc trên người được dệt, thêu tinh xảo hay xấu xí, họ nhận biết cô gái đó đẹp hoàn thiện từ thể xác đến tâm hồn hoặc lười nhác, thô kệch..

    Chuyến đi xa nhất của Thêm là đến thành phố Điện Biên, cách Phong Thổ gần 200km. Ngồi trên hiên nhà sàn, dõi mắt buồn nhìn xa xăm qua đỉnh núi Khau Phọ Nhọ, cô tâm sự với tôi: “Em xem tivi thấy Hà Nội, TP.HCM đẹp quá. Không biết đời em có được đến những nơi đó?”.
    Quanh năm sống lặng lẽ trong thung lũng bốn bề là rừng núi, nhiều bạn bè của Thêm cũng có tâm trạng đó. Tuy nhiên, nó không da diết, cồn cào mà chỉ phảng phất như những giấc mơ, bởi thật sự tâm hồn bình dị của các cô cũng chưa thể hình dung nổi về những nơi xa xôi đó...

    Ngày cuối cùng ở Phong Thổ, Thêm mời tôi ra mó nước Nậm So. Cô kể ngày trước nơi này đông vui lắm, nhưng giờ vắng dần rồi. Nhiều cô đã đi lấy chồng. Một số cô may mắn được học hành cũng bỏ lại váy múa, rời thung lũng đi tìm việc ở phương xa. Các đội xòe nổi tiếng của Mường So không biết ngày mai có còn đủ người để làm ngẩn ngơ những chàng trai đến từ phương xa

    (QUỐC VIỆT
    Theo Tuoitre - Ảnh internet)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  4. #14
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Đơn Dương - Lâm Đồng
    Bài viết
    6,124
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Dạo này lười đọc - chỉ thích xem hình
    Đầu thế kỷ 20 đã có những tấm ảnh nude nghê thuật - mấy cụ bà ngày xưa cũng tự tin gớm

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Những Miền Gái Đẹp(3)

    Tuyên Quang vang danh cả nước với câu truyền tụng “chè Thái, gái Tuyên”. Những ngày khám phá nét đẹp con gái Tuyên Quang, tôi vẫn chưa tự trả lời được vì sao người ta gọi như vậy.


    Vì sao “gái Tuyên”?

    Chiếc xe khách rệu rã lượn cua cùi chỏ liên tục trên con đèo Hoàng Liên Sơn hun hút vực thẳm. Cô bạn đường ngồi ghế cạnh tôi cứ lặng lẽ dõi mắt lo âu qua ô cửa kính. Tình cờ nghe tôi hỏi chuyện về Tuyên Quang với lơ xe, cô buột miệng: “Anh về quê hương em à?”. Lúc này tôi mới có dịp chú ý kỹ cô gái. Có lẽ cô mới ngoài 20 tuổi, gương mặt trái xoan tai tái vì say xe, nhưng nét thanh tú vẫn hiện rõ trong đôi mắt to tròn trong veo và mũi cao như nghịch ngợm với chiếc răng khểnh giữa làn môi mọng đỏ. Cô kể mình là giáo viên Tuyên Quang lên dạy học ở Lai Châu, nghỉ phép đi thăm bạn dưới Sa Pa. Chuyện trò mới được vài câu thì xe đã đến thị trấn mù sương. Cô gái cười chào rồi khuất bóng sau rặng thông. Tôi luyến tiếc chép miệng: “Tiếc thật, chưa kịp hỏi tên cô ấy!”.

    Ở thị xã Tuyên Quang, nhà nhiếp ảnh già Hồ Thăng nghe tôi nhắc chuyện này cười khà khà, ngâm nga: “Người đẹp chớp mắt về cõi mộng. Trăm năm ngơ ngẩn khách tình si”. Người nghệ sĩ già tự nhận mình may mắn được chiêm ngưỡng nhan sắc nhiều thế hệ người đẹp Tuyên Quang. Ngoài những người tên tuổi, ông biết cả những mỹ nhân mai danh ẩn tích ở rừng sâu, núi cao. Thời trẻ của ông, một cửa hàng Bảo Khuê bán dao rựa, cuốc xẻng, có tiếng là “máy cắt” vì giá cả đắt đỏ nhưng vẫn đông khách hàng mà đặc biệt là trai trẻ. Họ tìm đến để nhìn ngắm mấy chị em bán hàng. Trong đó xinh nhất là cô út đã làm mê mệt cả trái tim lãng tử Hồ Thăng. Về sau cửa hàng đóng cửa, gia đình Bảo Khuê ly tán, không ai biết các mỹ nhân đã trao thân gửi phận nơi đâu.

    Những ngày lang thang đôi bờ sông Lô, tôi bới tung cả kho sử liệu, rồi hầu chuyện các học giả hòng tìm giải đáp vì sao “chè Thái, gái Tuyên”. Nhiều người đồng ý kiến nơi này xưa là thành trì của vua tôi nhà Mạc nên cũng lắm mỹ nhân tụ hội làm thê thiếp. Vương triều sụp đổ, hậu nhân họ đã dần sinh sôi bao thế hệ người đẹp. Thêm nữa, đây là vùng đất trung du - miền núi có sông Lô, hồ Na Hang, núi Bạch Mã, Cham Chu... hội đủ linh khí hiền hòa lẫn hoang dã dữ dội của trời và đất để con người sống khỏe mạnh, yêu đời.

    Nhà văn Nguyễn Văn Mạch - nguyên giám đốc Sở Văn hóa thông tin, nguyên tổng biên tập báo Tuyên Quang - cũng đồng tình hai ý kiến trên. Nhưng theo nhà văn, có một nguyên nhân khác lớn hơn thuộc về yếu tố nhân chủng. Ngoài người Kinh, địa phương này còn 21 dân tộc đông người khác như Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Thái..., kể cả nhóm người Thủy bí ẩn và ít người nhất Việt Nam.

    Đặc điểm sinh sống của các dân tộc ở Tuyên Quang là ít co cụm mà thường phân tán, đan xen nhau. Sự giao thoa lối sống, văn hóa và hôn nhân đa tộc đã sinh ra nhiều người đẹp cho xứ Tuyên Quang. Một chi tiết đặc biệt khác mà nhà văn Nguyễn Văn Mạch tâm đắc cho rằng xứ Tuyên thời kháng chiến chống Pháp vốn là vùng sơ tán của rất nhiều cán bộ, trí thức, kiều nữ Hà Nội. Nhiều người trong họ về sau ở lại lập gia đình với người bản địa. Vì thế, xứ Tuyên không chỉ có người đẹp về nhan sắc mà còn về trí thức.

    Ngay hoa hậu, á hậu Vi Thị Lan, Triệu Nguyễn Thu Trang và nhiều người đẹp dự thi “Người đẹp thành Tuyên” 2006 cũng xuất thân từ những gia đình được pha trộn những dòng máu khác nhau như Kinh, Tày, Cao Lan..


    Tâm sự mỹ nhân
    Hẹn hò mãi, tôi mới hẹn được Dương Thanh Chấn, cựu người mẫu châu Á - Thái Bình Dương đầu tiên của VN gốc Tuyên Quang. Người đẹp ngày nào từng rải gót hồng kiêu sa trên khắp sàn diễn quốc tế, giờ sống khép kín với phố núi quạnh hiu. Sáng mùa thu se lạnh trong quán cà phê Mái Ngói khuất sau thành cổ nhà Mạc rêu phong, Chấn ngồi lặng lẽ bên tách trà nóng. Nàng chỉ mặc bộ váy sậm màu giản dị với chiếc áo khoác mỏng. Ở tuổi 39, nhan sắc nàng không còn rực rỡ như thuở xuân thì nhưng vẫn làm say đắm bao chàng trai.

    “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng. Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu”. Câu thơ mở đầu buổi trò chuyện. Chấn mỉm cười: “Mình không dám nhận là mỹ nhân, nhưng hình như tâm trạng cũng giống thế thật”. Người đẹp một thuở mở đầu thời rạng danh nhan sắc VN trên sàn diễn quốc tế có tuổi thơ cơ cực trong gia đình đông anh em. Lên 10 tuổi, Chấn mới được đi học. Năm 1993, lúc còn đang học môn bóng chuyền ở Trường ĐH Thể dục thể thao Hà Nội, cô đăng ký dự thi “khỏe, đẹp, thời trang” cũng vì bạn bè khích lệ: “Ai cũng nói chè Bắc Thái, gái Tuyên Quang, sao Chấn không thử?”. Lên sàn thi, Chấn lóng ngóng, thô mộc đúng bản chất cô gái nhà quê vì không được ai hướng dẫn, nhưng sau bất ngờ lại được chọn là một trong ba người đẹp VN sang Mỹ thi người mẫu châu Á - Thái Bình Dương

    Dương Thanh Chấn cho biết có rất nhiều người đẹp Tuyên Quang khác như Mai Huê, Minh Phương, Thu Hà, Tùng Lâm, Thu Hiền, Tô Hương Lan... đã làm rạng danh xứ núi heo hút bằng nhan sắc và tài năng của mình. Người từng là hoa hậu, á hậu, người đang làm phát thanh viên, nhà báo, doanh nhân. Hầu hết đều có điểm chung là đã ít nhiều nổi danh, và vì lý do cuộc sống, công việc, gia đình, không mấy ai trở lại quê hương. Năm 1997, Chấn giã từ sàn diễn sớm để lập gia đình, rồi lặng lẽ trở về xứ Tuyên mở mấy quán xá nho nhỏ. Tỉnh lỵ nhỏ xíu, khách vắng hiu, nhưng cô vẫn vui vì được sống bình dị trên đất quê.

    Trong mắt Dương Thanh Chấn, mỹ nhân Tuyên Quang có nhiều thiệt thòi so với người đẹp ở miền xuôi, ít có điều kiện thi thố. “Cũng chừng chục năm rồi, Tuyên Quang mới thi hoa hậu. Một thời gian không dài với đời người, nhưng cũng đủ để trôi qua mấy thời xuân sắc”. Ngay tân hoa hậu Vi Thị Lan cũng không biết có cuộc thi hoa hậu, may bố cô biết, gọi điện cho con gái đang học ở Hà Nội về tham dự. Các cô cứ lóng ngóng trên sàn diễn, còn trang phục sử dụng cả quần áo đi học. Chấn phải lấy kinh nghiệm truyền lại bước đi, dáng đứng và làm “bầu sô” cho các cô về Hà Nội ứng thí.

    Chấn khuyên tôi đừng cố công tìm kiếm mỹ nhân giữa Tuyên Quang này, những hoa hậu, á hậu, hoa khôi vừa đoạt giải đã nhanh chóng rời quê hương đến Hà Nội, TP.HCM cả rồi. Họ phải đi để khẳng định mình, tìm kiếm cơ hội cho tương lai. Anh bạn xứ Tuyên ngồi bên tôi nuốt ngụm cà phê đắng, giấu tiếng thở dài. Trong mắt anh ta, hình như có bóng những cánh hoa đang bay đi.

    (QUỐC VIỆT
    Theo Tuoitre - Ảnh interne)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  6. #16
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Những Miền Gái Đẹp(4)

    Ít ai ngờ rằng dưới đại ngàn Yên Tử hẻo lánh lại có một ngôi làng dân tộc thiểu số mà thiếu nữ với làn da trắng xinh, chân dài như những nàng hoa hậu. Tương truyền rằng đó là hậu duệ của những cung tần mỹ nữ đời nhà Trần đã định cư nơi này từ hơn 700 năm trước... Thật hư ra sao? Tôi cất bước vào núi rừng Yên Tử...


    Khi “nhà sư” phát hiện “mỏ sắc đẹp”!

    Ông Nguyễn Duy Bộ, nguyên trưởng Ban văn hóa xã Thượng Yên Công (thị xã Uông Bí, Quảng Ninh), cho biết chuyện đó là có thật và nhiều địa danh nơi này đã minh chứng điều đó: Tương truyền rằng thượng hoàng Trần Nhân Tông cách đây trên 700 năm khi vào Yên Tử tu luyện có 300 cung tần, mỹ nữ đi theo. Khi đến Yên Tử, do không được thượng hoàng cho ở cùng nơi đất Phật, trong khi đường về kinh đô đã bị tân vương phong tỏa, 300 cung tần mỹ nữ đã gieo mình xuống con suối của đại ngàn Yên Tử. Thượng hoàng Trần Nhân Tông đau xót cho lập đền cúng tế và đặt tên con suối này là suối Giải Oan, hiện nay suối Giải Oan nằm vắt ngang xã Thượng Yên Công thường xuyên bốn mùa có làn nước trong vắt như nước mắt.

    Lại nói tiếp chuyện trong số 300 cung tần, mỹ nữ trầm mình ở non thiêng Yên Tử thì có năm người được làng người dân tộc thiểu số Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử cứu sống. Để cảm nghĩa ơn cứu mạng, năm cung tần mỹ nữ này đã tình nguyện lấy năm chàng trai bản địa và những hậu duệ nơi này được thừa hưởng nhan sắc cũng như phong cách lịch lãm của vương triều. Khi các bà qua đời, dân làng Thượng Yên Công đã lập đền thờ Năm Mẫu để tưởng nhớ những nàng dâu vốn là cung tần mỹ nữ sắc nước hương trời.

    Phó chủ tịch UBND xã Thượng Yên Công Trần Mạnh Hòa bảo rằng không biết các thiếu nữ làng Dao, xã Thượng Yên Công có phải là con cháu dòng dõi của các nàng cung tần mỹ nữ trong nội cung ngày xưa không nhưng cái đẹp của con gái nơi này ai ai cũng thừa nhận. Đặc biệt là cô nào cũng có vóc dáng thanh mảnh, cao ráo

    Tuy không được học cao hiểu rộng nhưng con gái Thượng Yên Công nói năng nhỏ nhẹ, ý nhị, lịch lãm chẳng khác gì con gái miền xuôi. Còn trưởng Ban tư pháp xã Thượng Yên Công Nguyễn Xuân Mai cho hay: cái đẹp của con gái Thượng Yên Công nổi tiếng khắp nước, con trai từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... đua nhau xe hơi, xe máy về đây kiếm vợ, thậm chí cả Việt kiều xa xôi cũng tìm về chọn người kết tóc xe tơ...

    Thật ra, “mỏ sắc đẹp” sơn cước nơi này chỉ mới được phát hiện độ chừng 10 năm trở lại đây mà người đầu tiên phát hiện là “sư” Nguyễn Năng Văn, cán bộ Phòng VHTT thị xã Uông Bí. Khi ấy anh Văn được phân công vào cắm chốt tại chùa Yên Tử nơi có những bản người Dao để tìm hiểu văn hóa đồng bào. Do anh hay ở trong chùa nên đồng bào Dao cứ nhầm tưởng và gọi anh là “sư”.

    “Sư” Văn đã từng học khoa đạo diễn của Trường đại học Văn hóa, rất rành các tiêu chuẩn của hoa hậu nên khi lạc vào “miền hoa đào” Thượng Yên Công anh thật sự ngỡ ngàng đến lúng túng. Tâm sự với chúng tôi, “sư” Văn thừa nhận gần 10 năm công tác ở “mỏ sắc đẹp” Thượng Yên Công để tìm hiểu văn hóa anh Văn đã bị vợ suýt đốt xe máy đến mấy lần vì... ghen!

    Năm 1999, kỷ niệm 700 năm thượng hoàng Trần Nhân Tông về tu ở Yên Tử, “sư” Văn đã huy động 40 cô gái Dao Thanh Y ra rót nước mời khách tại sân chùa. Ông Lê Toán, giám đốc Sở Văn hóa Quảng Ninh, nhớ lại: “Buổi hôm ấy tôi cứ tưởng như tiên sa giữa sân chùa, sau tìm hiểu mới hay rằng tương truyền họ vốn là con cháu của các cung phi. Thảo nào…”


    “Cung nữ” trên đồng!

    Chủ tịch UBND xã Thượng Yên Công Lã Hoàng Mai tủm tỉm cười mãi: “Tôi xem các cuộc thi hoa hậu trên tivi, cứ thấy người ta khen cô này, cô nọ đẹp nhưng tôi chẳng thấy đẹp tí nào. Không tin, ngày mai anh ra đồng cùng làm với các cô ở đây một ngày thì sẽ thấy bình thường ngay thôi mà!”.

    Từ sáng sớm tinh mơ, tôi mò ra cánh đồng Khe Sú dưới thung lũng Yên Tử. Từ các khe núi những tiếng cười thanh, khúc khích vang vọng. “Các mỹ nhân ra đấy!” - “sư” Văn, người đã có gần mười năm thạo các “đường đi, lối về” của Thượng Yên Công, bấm vào sườn tôi. Khi ánh bình minh tràn vào thung lũng, tôi ngỡ ngàng như lạc vào cõi thiên thai.
    Trên các ruộng lúa, các người đẹp tay thoăn thoắt lưỡi hái ríu rít trò chuyện bằng tiếng Dao. Khi nhìn thấy tôi tay lăm lăm máy ảnh, cô thôn nữ Đặng Thị May ngượng ngùng nói bằng tiếng Kinh lơ lớ: “Không được chụp đâu nhé, chồng em biết là nó ghen đấy!”. Đặng Thị May năm nay đã 31 tuổi, có hai con nhưng trông nàng cứ như thiếu nữ. Cùng gặt lúa bên cô là thôn nữ Triệu Thị Lý nhan sắc cũng mặn mà không kém.

    Bà Trương Thị Thoại, 70 tuổi, người thôn Năm Mẫu: “Con gái Dao nơi đây có làn da trắng nõn nà vì ngay từ bé các bà mẹ đã truyền dạy cho các cô con gái uống nước lá, ăn những món ăn mát ruột, kiêng đồ ăn cay nóng để giữ cho làn da đẹp.
    Đi đứng cũng thế, tuy các cô đều có đôi chân dài nhưng họ được dạy phải đi đứng từ tốn, chậm rãi. Nói không bao giờ được nói lớn tiếng mà chỉ đủ nghe. Thậm chí khóc cũng phải… dạy.
    Khi bị bố mẹ đánh mắng chỉ được khóc thút thít mà không được... gào, khi khóc chỉ được dùng khăn hay vạt áo chấm nước mắt chứ không được dùng tay quệt”. Bà Thoại bảo ngày trước các gia đình thường dùng “roi dâu” để dạy con vì cho rằng khi con cái hư là do ma quỉ ám, chứ con người khi sinh ra vốn đã ngoan sẵn rồi. Thiếu nữ Dao nơi đây cô nào cũng biết uống rượu nhưng chỉ được phép uống rượu pâu - thứ rượu nhạt ủ với men lá

    Lúng túng khi ngồi xuống trước mặt tôi bởi đôi chân khá dài, người đẹp Trương Thị Hậu vừa được nhận vào Xí nghiệp than Đồng Vông (thuộc Công ty than Uông Bí) làm công nhân tuyển than nhưng đã đoạt ngay giải ba trong cuộc thi người đẹp các dân tộc vùng đông bắc Quảng Ninh. Hôm cô mới được nhận vào làm việc, sau buổi đi làm về không ít chàng trai thợ mỏ đã vè vè xe máy theo cô về tận bản. “Nhưng em đã trao trái tim cho người yêu rồi!”- Hậu nói với vẻ mặt ửng đỏ.

    Nguyên trưởng Ban văn hóa xã Thượng Yên Công Nguyễn Duy Bộ cười ý nhị và “cảnh báo” tôi: “Vào làng người đẹp đừng léng phéng kẻo không về nổi đâu!”. Đừng tưởng các cô gái đẹp như tiên sa dưới đỉnh non thiêng này ngờ nghệch, ngây thơ.
    Cách đây hai năm, có một chàng trai thợ mỏ ngoài Cẩm Phả vào du xuân Yên Tử gặp mỹ nhân Triệu Khánh Ly đã buông lời tán tỉnh hứa hẹn chuyện trăm năm, khi “xong việc” chàng quất ngựa truy phong.

    Sau khi khai hoa nở nhụy Triệu Khánh Ly một mình vượt núi ôm con đến tận Đài phát thanh - truyền hình thị xã Cẩm Phả đưa tin tìm chồng! Sau khi đài phát hình, cả Cẩm Phả đều ngỡ ngàng và cha đứa bé không còn cách nào phải trở lại Thượng Yên Công nhận vợ, nhận con và xin lỗi bà con. Hiện nay, Ly đã là chủ hiệu may ở thị xã Cẩm Phả và cứ cuối tuần lại được chồng cho cưỡi xe máy về thăm làng.

    Bà Trương Thị Toại cho biết gần đây con cháu của Năm Mẫu cũng “tân tiến” lắm rồi, có cô đã biết đi xe máy ra tận thị xã để mua sắm và hát karaoke. Nhưng ở làng các cô vẫn phải đội trên đầu chiếc mũ đính bạc, cổ đeo vòng, dây xà tích bạc, đi đứng nhẹ nhàng, ăn nói từ tốn nếu không muốn ăn “roi dâu”!

    (ĐỖ HỮU LỰC
    Theo Tuoitre - Ảnh interne)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  7. #17
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    11,749
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tặng các bác Gà, Hungvi, themgaidep 1 bộ ảnh vẻ đẹp đài các của phụ nữ xưa (chỉ mình em thích thôi, chứ các bác chắc ghét lắm ):






























    Đẹp từng milimet
    Điềm tĩnh trước gái xinh và không giật mình trước gái xấu

  8. #18
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Đang ở
    Hà Nội
    Bài viết
    6,491
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Không thích, không thích! Khuôn mặt sao mà đánh đá, gian giảo thế không biết!
    "Không có phụ nữ xấu, chỉ có người không biết rằng mình rất xấu mà thôi!"

  9. #19
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    11,749
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi themgaidep Xem bài viết
    Không thích, không thích! Khuôn mặt sao mà đánh đá, gian giảo thế không biết!
    Cảm ơn...đã không thích
    Điềm tĩnh trước gái xinh và không giật mình trước gái xấu

  10. #20
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    1,026
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Chân đã dài kiểu áo kéo "dài" thêm a nhỉ hí hí

Gái Đẹp 3 Miền
Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68