Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Gái Đẹp 3 Miền
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 23

Chủ đề: Gái Đẹp 3 Miền

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Gái Đẹp 3 Miền

    Áo dài Việt Nam trên chặng đường dài

    Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu.

    Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lữ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.

    Sử gia Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu.
    Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải".

    Vào khoảng từ năm 1618 đến năm 1623, một vị giáo sư người Italia có tên Cristoforo Borri, sống ở vùng Quảng Nam đã nhận xét trong một cuốn sách của ông rằng: "Người Việt Nam xưa nay thường có tính kín đáo. Tuy là một nước nhiệt đới, nhưng người Việt ăn mặc rất kín đáo, có thể là kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng"
    Có lẽ người Việt xưa đã phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹ với quy luật kín đáo cố hữu của dân tộc vào việc may mặc.

    Chẳng hạn, do đặc thù về nhân chủng học, người Việt có cái cổ thường không cao, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm sát cổ, trong khi tóc được vấn cao lên, để lộ gáy.
    Và vì thế, cái cổ của một phụ nữ Việt Nam có nhan sắc trung bình vẫn trở nên thanh tú và cao sang hơn. Phải chăng đó là tiền đề cho phần cổ của chiếc áo dài?
    Áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm. Người Trung Quốc gọi loại áo này là "bì bào", có nghĩa là áo mặc sát vào da. Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được chiếc áo dài Việt Nam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào
    Tuy nhiên, chuyện được biết nhiều nhất là việc chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng vương (năm 1744) đã bắt quan, dân phải mặc lễ phục lấy mẫu từ "Tam tài đồ hội" của nhà Minh, Trung Quốc

    Vì thế mà có giả thuyết cho rằng, áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Tuy nhiên, áo dài hay "bì bào" không phải là lễ phục. áo dài chỉ là một loại thường phục trang trọng có thể mặc để tiếp khách hay đi chơi.
    Loại "bì bào" độc nhất ở Trung Quốc thường được gọi là "Sường xám", có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện vào những năm của thập niên 1930 tại Trùng Khánh và Thượng Hải
    Vào năm 1776, sau khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chiếm được kinh đô Phú Xuân của xứ Đàng Trong, quan Hiệp Chấn Thủ Lê Quý Đôn đã ra lệnh cho dân ở đây phải ăn mặc theo lề lối của Đàng Ngoài.
    Theo lệnh này, về thường phục thì: "Từ nay trở đi, đàn ông và đàn bà chỉ được mặc loại áo ngắn tay có cổ đứng..."
    Tức là tay áo chỉ dài đến cổ tay, thay vì dài gấp đôi chiều dài của cánh tay như trong áo lễ. Trong cuốn sách của giáo sỹ Borri (như đã nói ở trên) có tên: "Tường thuật về sứ mệnh mới của các linh mục Dòng Tên ở Nam Kỳ - năm 1631" đã miêu tả cách ăn mặc của người Việt Nam đầu thế kỷ 17 như sau
    "Người ta mặc năm, sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên kia, mỗi cái một màu. Cái thứ nhất dài đến mắt cá chân, những cái áo khác ở ngoài ngắn dần...".

    Đấy là vị giáo sỹ đã nói đến chiếc áo mớ ba, mớ bảy của phụ nữ Việt Nam còn thấy ở các làng Quan Họ ở Bắc Ninh hay còn lác đác ở Huế. "Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài.
    Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông rất đẹp mắt... khi có gió thổi, các dải áo bay tung lên như cánh chim công thật ngoạn mục...".

    Thực ra, mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sỹ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm có ba hoặc bốn lớp dải lụa, gọi là cánh sen may chồng lên nhau
    Bức tượng Bà Ngọc Nữ được tạc từ thế kỷ XVII ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các dải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sỹ Borri đã miêu tả. Cái áo dài đó cũng như cách vấn khăn không có nhiều khác biệt so với bây giờ
    Cho đến đầu thế kỷ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo.

    Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay. Sở dĩ áo phải nối thân và tay như thế là vì các loại vải tốt như lụa, sa, gấm, đoạn... ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40 cm.
    Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chiết eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80 cm ở gấu, cổ áo chỉ cao khoảng 2-3 cm.

    Trong thập niên từ 1930 đến 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, nhưng phụ nữ thành thị bắt đầu dùng các loại vải màu tươi, sáng hơn, được nhập khẩu từ châu Âu. Thời kỳ này, gấu áo dài thường được may trên mắt cá chân khoảng 20cm.
    Từ đây và tiếp tục cho đến gần cuối thế kỷ XX thiếu nữ khắp nơi mặc quần trắng với áo dài. Quần đen dành cho những phụ nữ đã lập gia đình. Tuy nhiên, phần lớn phái nữ ở mọi lứa tuổi ở Huế vẫn chỉ mặc quần trắng.

    Ở giai đoạn này, một vài nhà tạo mẫu áo dài đã bắt đầu xuất hiện, nhưng họ mới chỉ bỏ đi phần nối giữa sống áo vì vải của phương Tây dệt có khổ rộng hơn vải ta. Tay áo vẫn may nối. Thời đó, Hà Nội đã có các nhà may nổi tiếng như Cát Tường ở phố Hàng Da và một số ở khu vực Hàng Trống, Hàng Bông
    Năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường đã tung ra một kiểu áo mới có tên gọi là Le Mur mang mẫu dáng rất Âu hoá, áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may, không nối sống bên dưới, nhưng cổ áo khoét hình trái tim; có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ; vai áo may bồng, tay nối ở vai; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải.

    Vậy là áo Le Mur được xem là táo bạo và chỉ có giới nghệ sỹ hay ăn chơi "thời thượng" lúc đó mới dám mặc. Nhưng chỉ đến khoảng năm 1943 thì loại áo này đã bị lãng quên

    Đến khoảng những năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may chiết eo. Các nhà may lúc đó đã cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân trước, đặc biệt là phần mông để áo ôm theo thân dáng mà không cần chiết eo; vạt áo cắt hẹp hơn, cổ áo cao lên trong khi gấu được hạ thấp xuống
    Vào những năm 1960, áo dài được thay đổi nhiều nhất vì cái nịt ngực được sử dụng ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài phải được may chiết eo, thậm chí người phụ nữ mặc rất chật để tôn ngực.

    Eo áo cắt cao lên để hở cạp quần; gấu áo cắt ngang thẳng và dài gần đến mắt cá chân. Năm 1960, vì muốn thấy có cảm giác cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền, được gọi là áo bà Nhu và sau này còn có người may áo dài với cổ khoét tròn

    Vào cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, để thích ứng với thời trang váy ngắn, quần loe của thanh niên theo lối hippy, áo dài mini đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng ra và không chiết eo, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ áo may thấp xuống còn 3 cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn; quần khi đó được may rất dài, gấu rộng đến 60 cm. Sau thời kỳ này trở về đến năm 1990, áo dài không thay đổi nhiều lắm so với truyền thống, thỉnh thoảng cũng có vài mẫu đổi mới, chẳng hạn như quần và áo đồng màu, nhưng không phổ biến.

    Ngày nay, Việt Nam đã có một lực lượng đông đảo các nhà tạo mẫu áo dài, với đủ các loại chất liệu vải, họ vẫn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo đưa ra những mẫu mốt mới... Song, cũng chỉ dừng lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn về kiểu dáng vẫn phải giữ theo "công thức" cũ, nghĩa là không khác gì nhiều với cái áo dài của pho tượng Ngọc Nữ thế kỷ XVII.

    Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt Nam, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.


    Ấn tượng áo dài...

    Điều mà làm cho du khách đến Việt Nam gây ấn tượng nhất là nhìn ngắm những sinh viên duyên dáng thước tha trong bộ áo dài đồng phục đang đạp xe hoặc bước bộ trên đường đến trường, trông thật quyến rũ.

    Áo dài, chiếc áo thướt tha cổ truyền mang đậm nét dân tộc của con người Việt Nam. Mặc dù lưu lạc ở bất cứ nơi nào trên thế giới, người Việt Nam luôn tựï hào về chiếc áo dài truyền thống trong những dịp đại hội, lễ nghi, hay những buổi tiệc thịnh trọng
    Áo dài Việt Nam có từ rất lâu. Vào thế kỷ 18, phụ nữ Việt Nam vẫn mặc váy. Nhưng vào năm 1744 dưới triều đại nhà Nguyễn, Vũ Vương, một viên quan cai trị phía Bắc miền Trung Việt Nam đã có ý yêu cầu thay đổi trang phục cho đàn ông lẫn đàn bà theo kiểu áo buộc giây hoặc cài nút xẻ phía trước với quần dài phủ giầy.

    Những năm sau đó vào thời Pháp thuộc, từ chiếc áo tứ thân buộc giây đã được cải biến thành chiếc áo dài hai tà và được mặc với quần ống rộng dài.
    Từ đó chiếc áo dài ngày càng được cách điệu theo nhiều kiểu lạ và đẹp với đủ màu sắc khác nhau nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chiếc áo dài hai tà.

    Hai kiểu áo dài mà được phụ nữ Việt Nam ưa chuộng nhất là kiểu cổ cao với tay raglan dài va kiểu cổ hở tròn. Ở những nơi công sở hoặc văn phòng làm việc, phụ nữ Việt Nam mặc áo dài một màu tạo nên vẻ gọn gàng và trông rất đẹp mắt.

    Ở hải ngoại, trong những dịp ca nhạc hội, đám cưới, hoặc những ngày hội dân tộc, những phụ nữ và những thiếu nữ Việt Nam có khi cả phái nam vẫn mạc áo dài, vẫn tôn vinh vẻ đẹp của chiếc áo dài
    Ngày nay, chiếc áo dài đã đi sâu vào làng thời trang trong nước cũng như ngoài nước. Đặc biệt trong những buổi đại nhạc hội luôn có một màn trình diễn áo dài thời trang được sáng tạo và may cắt khéo léo bởi những nhà tạo mẫu như Liên Hương, Minh Hạnh, và Sĩ Hoàng.

    Áo dài la một biểu tượng văn hóa đẹp nên người Việt Nam đã và vẫn tổ chức những thi hoa hậu áo dài như Hoa Hậu Việt Nam (ở Sài Gòn), Hoa Hậu Áo Dài Long Beach (ở California, USA) nơi có rất nhiều người Việt sinh sống. Những cuộc thi này được tổ chức cốt để giữ lại nét đẹp văn hóa Việt Nam cho những lớp trẻ Việt Nam trong và ngoài nước.

    Áo dài đã đi sâu vào trong lòng con người Việt Nam. Áo dài là một biểu tượng văn hóa dân tộc của người Việt Nam qua bao thời đại.

    ( Tổng hợp từ nhiều nguồn.)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Vẻ Đẹp Thiếu Nữ Hà Nội Xưa..

    Nếu con gái Tây Bắc chất phác, hồn nhiên; gái Huế đằm thắm, trữ tình; gái Sài Gòn rắn rỏi, vui tươi; gái miền Tây lam lũ, chịu khó… thì con gái Hà Nội lại mang trong mình nét đẹp riêng vốn có: dịu dàng, nết na, thùy mị

    Những cô gái Hà Nội yếm thắm, răng đen, chợ Đồng Xuân tấp nập quang đòn gánh là những hình ảnh về Hà Nội nhiều thế kỷ trước
    Trong Hà Nội - Con gái, nhà văn Chu Lai từng khen: Niềm tự hào của Hà Nội chính là cây xanh và con gái. Con gái Hà Nội lạ là thế, cuộc sống càng khó khăn hiểm nghèo thì vẻ đẹp con gái càng rạng rỡ, thách thức hoàn cảnh. Con gái giữa đời thường đã đẹp. Con gái trong chiến tranh càng đẹp. Đẹp mỏng manh, đẹp siêu thoát..
    "Thiếu nữ Hà Nội xưa được tiếng nết na, đảm đang, khéo léo. Giọng nói luôn nhẹ nhàng, ý nhị, lịch sự, tươi tắn, phát âm chuẩn. Họ không nói trống không, nói tục hay cười hô hố hoặc gọi nhau í ới ngoài đường.
    Bước đi thì lúc nào cũng khoan thai, uyển chuyển, nhấc cao chân để không phát ra tiếng động nơi công cộng, không gõ guốc cồm cộp hay kéo lê đôi dép quèn quẹt…", một nhà nghiên cứu về Hà Nội nhận xét
    < Tóc đuôi gà.
    < Nhuộm răng đen..
    < Ảnh trên bưu thiếp xưa nay được đưa ra triễn lãm.

    Trong ca dao cổ có câu “Một yêu tóc để đuôi gà”: Người con gái cuốn vành khăn trên đầu nhưng để thả phía sau một lọn tóc quăn quăn, nom tựa cái đuôi con gà trống, lối để tóc của các cô gái trẻ trong ngày hội thủa xưa hay trong các sân chèo cửa đình. Còn đa phần đều vấn tóc thành vòng tròn quanh trán, thường vấn tóc trần nhưng đôi khi cũng độn khăn vải bên ngòai.
    < Ra đồng
    < Bán nước vối dạo
    < Hái sen.
    < Nhạc họa..
    Cũng theo các nhà nghiên cứu, không biết tự bao giờ, thiếu nữ Hà Nội xưa biết làm đẹp với những chiếc yếm. Mỗi thời kỳ chiếc yếm đều có sự biến đổi khác nhau phù hợp với quan niệm thẩm mỹ thời đó.
    < Các thiếu nữ Hà Thành của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã hiện ra trong một triển lãm ở chợ Hàng Da với những vẻ đẹp xưa.


    Triển lãm ảnh “Ký ức Hà Nội xưa” đã diễn ra tại chợ Hàng Da (Hà Nội) là một cơ hội để người Hà Nội được nhìn lại những hình ảnh xưa. Triển lãm quy tụ trên 1.000 bức ảnh do kiến trúc sư Ðoàn Bắc và nhà giáo Ðoàn Thịnh sưu tầm, được chia thanh nhiều chủ đề, trong đó có chủ đề về thiếu nữ Hà Nội trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20
    (Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm, lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe... (thơ Hàn Mặc Tử).

    Đàn bà lao động mặc yếm cổ xây (là miếng vải vuông đặt chéo trên ngực người mặc, ở góc trên có khoét hình tròn làm cổ yếm), còn phụ nữ quý tộc thì trước yếm có thêm một vài đường dây tết lại với nhau thành hình lưới quả trám
    Những năm đầu của thế kỷ 20, khi cuộc sống hiện đại hơn; son phấn, vải vóc của các lái buôn Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan vào nước ta thì người con gái Hà Nội, nhất là những cô gái ở khu phố cổ, đông đúc, sầm uất như Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Tràng Tiền thường xuất hiện với chiếc áo dài, bắt đầu biết cách trang điểm nhè nhẹ. Họ không còn chít khăn mỏ quạ, mà thay vào đó là khăn hoa hay khăn len nhiều màu, rồi đeo cả đồ trang sức: vòng cổ, hoa tai..

    < Nụ cười
    < Vùng ven.
    < Thiếu nữ Hà Thành
    Sang đến thế hệ những năm 40 thì kiểu tóc của người con gái Hà Nội đã có nhiều đổi thay. Cái lề thói cổ xưa của người con gái đài các bị thay đổi. Từ chỗ vấn khăn chuyển sang để dài kẹp tóc bằng cặp ba lá hoặc búi tó củ hành, chải bồng phía trước cho đến cắt ngắn phi dê xoăn tít
    < Thiếu nữ ngày xưa.

    < Nghỉ ngơi giữa buổi làm đồng.

    Đến sau 1954, sau thủ đô giải phóng, một trào lưu thay đổi kiểu tóc của phụ nữ Hà Nội, nếu không muốn nói là một cuộc cách mạng đầu tóc và đầu óc của phụ nữ Hà Nội, đã diễn ra.
    < Một phi tần
    Thế hệ thanh niên thì luôn thay đổi theo đủ các mốt khác nhau. Phim ảnh nước ngoài thời ấy tuy không tràn ngập như bây giờ nhưng cũng là cái mẫu hình để nhiều thanh nữ bắt chước.
    < Sinh hoạt đời thường..
    < Thời chiến.

    Rồi theo đà mở cửa kinh tế, các thế hệ trẻ tha hồ đua nhau học theo các kiểu đầu mới. Một bài hát ca ngợi cái tóc đuôi gà nhưng nào em có biết tóc đuôi gà là thế nào đâu. Hát tóc đuôi gà nhưng cô ca sĩ lại nhí nhảnh với bộ tóc hình cái đuôi con ngựa. Rồi thì mốt Nhật, mốt Hàn, thậm chí lắm cô cắt ngắn tịt như nam giới không phân biệt được đâu là nam đâu là nữ…

    Bây giờ đôi khi bắt gặp mái tóc dài trên phố, ta lại nhớ về hình ảnh Hà Nội xưa, cái thời chỉ thoáng qua dáng đi mái tóc nụ cười là đã nhận ra đấy là cô gái đoan trang Hà Nội.

    ( Tổng hợp từ Datviet, Thanglong.chinhphu và nhiều nguồn khác)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Thế Giới Màu Sắc Trang Phục Thiếu Nữ Sơn Cước

    Trang phục là một trong những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc Việt Nam, được trang trí hoa văn sặc sỡ hài hoà về màu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng..

    Ở vùng thấp miền núi, các dân tộc sống trên những nếp nhà sàn thường mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Ở vùng núi và cao nguyên, phụ nữ lại mặc váy, nam giới đóng khố...

    Miền núi phía Bắc không chỉ có phong cảnh hùng vĩ trữ tình, mà còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số mang bản sắc riêng độc đáo. Vẻ đẹp thuần phác cẩu người thiếu nữ nơi này còn được tôn lên bởi trang phục rất đặc trưng.
    Trong dân tộc Dao có các nhóm địa phương như: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Dụ Lạy, Dao Ðại Bản), Dao quần chẹt (Dao sơn đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo Tiền, Dao Tiểu Bản), Dao quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài)
    < Các thiếu nữ dân tộc Dao với trang phục truyền thống.

    Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần. Y phục rất sặc sỡ với nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây...

    Các hoạ tiết trên trang phục của thiếu nữ Dao không theo theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải
    < Thiếu nữ Dao đỏ ở Sapa.

    Kỹ thuật in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm.

    Người Mông có các nhóm: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Xanh... Trang phục phụ nữ Mông do chính họ làm ra. Dù rất đa dạng nhưng bắt buộc phải có những thứ như: khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề đằng trước và sau váy, xà cạp, đồ trang sức… Váy của phụ nữ Mông thường hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng.

    Phụ nữ Mông Trắng thì trang phục thường làm bằng vải lanh trắng và áo thường xẻ ngực có thêu hoa văn ở cánh tay và yếm sau lưng.
    Phụ nữ Mông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả
    < Thiếu nữ người Mông.

    Phụ nữ Mông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực.

    Phụ nữ Mông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Mông Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng.

    Trang trí trên y phục của họ chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu phổ biến là hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập…

    Nhóm địa phương của người Tày gồm: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao và Pa Dí. Bộ y phục cổ truyền của thiếu nữ Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài.

    Phụ nữ Giáy thường mặc quần màu chàm có dải vải đỏ đắp trên phần cạp, áo cánh 5 thân xẻ tà, dài quá mông, cài khuy bên nách phải, hò áo và cổ tay áo viền những dải vải khác màu. Tóc vấn quanh đầu với những sợi chỉ hồng thả theo đuôi tóc. Vai khoác túi thêu chỉ màu với hoa văn là những đường gấp khúc.
    < Cô gái Hà Nhì.

    Người Hà Nhì cư trú ở Lai Châu, Lào Cai. Nhóm địa phương gồm: Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen.

    Phụ nữ Hà Nhì mặc áo dài 5 thân, xẻ từ sườn xuống chân. Áo bằng vải bông nhuộm chàm màu đen, màu xanh. Trên ngực áo phía phải, gắn thêm những đồng xu bằng bạc hoặc cúc bằng nhôm. Khăn, ngực áo và hai ống tay áo, là nơi để chị em phô diễn kỹ nghệ thêu móc và trình độ thẩm mỹ của mình thông qua cách bố trí các khoanh vải có màu sắc tương phản nhau, cùng những đường nét hoa văn.

    Người La Chí còn gọi là Thổ Ðen, Mán, Xá. Phụ nữ La Chí mặc quần, một số ít mặc váy. Bộ y phục truyền thống là chiếc áo dài tứ thân xẻ giữa, yếm thêu, thắt lưng bằng vải, đầu đội khăn dài gần 3 m màu chàm đen; đeo vòng tai, vòng tay

    Họ mặc áo ngắn năm thân, dài tay, cổ vuông, thấp, chui đầu. Trên nền chàm của áo, thân được chia thành các khu vực trang trí (hai phần gần như chia đôi giữa thân, vai, và ống tay cũng như gấu áo). Cổ áo vuông và mô típ hoa văn trang trí cũng như lối bố cục dùng màu rất đặc trưng. Váy màu chàm đen, đầu và chân váy được trang trí hoa văn màu đỏ, trắng vàng (giống áo). Đầu vấn khăn, hoặc đội mũ thêu ghép hoa văn theo lối chữ nhất.

    Trang phục truyền thống ngày thường của phụ nữ Khmer là áo dài (tầm-vông, cũng có người gọi là áo cổ bồng) và vận xà-rông. Xà-rông là một mảnh thổ cẩm rực rỡ trang trí nhiều hoạ tiết hoa văn, nhưng hình chám là hoa văn chủ đạo, kích thước rộng khoảng 1m dài 3,5 m khi mặc thì cuốn lại che nửa người phía dưới.

    Vào mỗi dịp lễ tết, lên chùa lễ Phật họ mặc xà-rông có đính chuỗi hạt cườm ở cạp. Áo tầm-vông dệt bằng tơ tằm, sợi bông, hay chỉ kim tuyến với các loại hoa văn khác nhau màu trắng họăc vàng chủ đạo.
    < Thiếu nữ Phù Lá.

    Nhóm địa phương của người Nùng gồm: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín...

    Y phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô tự dệt, nhuộm chàm và hầu như không có thêu thùa trang trí. Áo năm thân, dài quá hông, cài cúc bên nách phải.

    Phụ nữ Phù Lá chưa chồng thường để tóc dài quấn quanh đầu. Đầu thường đội khăn vuông đen hoặc chàm, bốn góc và giữa khăn có đính hạt cườm.
    Để tôn thêm nét dịu dàng uyển chuyển đầy nữ tính trong bộ lễ phục này không thể thiếu “Sbay” - một loại khăn lụa xanh mềm mại, cuốn chéo từ vai trái xuống bên sườn phải. Trong đám cưới, cô dâu mặc áo dài màu vàng thêu kim tuyến và đính hạt cườm, hạt kim sa rực rỡ ở phía trước.

    Độc đáo hơn, trên đầu cô dâu còn đội chiếc mão “kha-ba-lòn-cốt” như một vương miện nhỏ xinh xắn được làm từ hạt cườm và hàng trăm chiếc cánh cứng màu xanh biếc của loài bọ cánh cam (người Khmer gọi là con Chil-vít). Nếu khăn “Sbay” trong bộ lễ phục màu xanh thì Sbay của cô dâu bằng vải dệt kim màu vàng và được đính hàng ngàn hạt kim sa nhỏ xíu sáng lấp lánh tạo nên nhiều mô-típ hoa văn vui mắt hình cánh Trang sức của người Khmer chủ yếu thể hiện vẻ đẹp thẩm mỹ và sự hài hoà với váy, áo đồng thời cũng mang ý nghĩa của tín ngưỡng truyền thống.
    < Thiếu nữ Chăm ở An Giang.

    Phụ nữ dân tộc Chăm có trang phục phổ biến là váy và áo dài. Riêng váy được chia thành hai loại: loại váy quấn bằng một tấm vải với hai mép vải không khâu dính lại, khi mặc cạp váy được xếp nếp và lận vào bên trong có tác dụng giữ eo hông. Loại thứ hai được khâu lại thành hình ống tròn. Váy một màu gọi là Băn, nếu có hoa văn thì gọi là Băn Koh hoặc pha thêm một sợi kim tuyến khi dệt gọi là Băn Talay Mưh. Loại màu áo người Chăm ưa thích nhất thường có màu tươi và sáng như màu chàm, xanh lục, hồng.
    Biểu hiện rõ nhất ở trang phục phụ nữ Chăm là hai loại áo dài truyền thống Ao Tăh và Ao Doa Bong. Loại thứ nhất dành cho giới trẻ, chiều dài chiếc áo đến đầu gối hoặc quá một chút, cánh tay dài đến khuỷu tay, nhưng không bó sát. Cổ áo loại này thường hình tròn, khoét rộng để lộ các vòng dây trang sức bằng vàng hay bạc.

    Loại thứ hai được dùng cho phụ nữ đã có chồng và lớn tuổi. Chiều dài phủ chùng gót chân, ôm sát thân người, khi mặc phủ trùm lên váy tạo cho dáng đi uyển chuyển và làm nổi bật nét đẹp thân hình. Ở hai bên hông có các đường mở ngay eo và có hàng khuy bấm hoặc nút dính để bó sát eo

    Điểm đặc biệt ở loại váy này là cổ áo luôn thiết kế theo hình trái tim vì theo quan điểm của người Chăm, đó là tượng trưng cho lòng chung thủy. Nhìn chung, tùy theo hoạt động của xã hội, mà phụ nữ Chăm có những loại y phục khác nhau.

    Thường ngày, phụ nữ dân tộc Hoa mặc áo ngắn, nút áo bên sườn phải kéo từ cổ xuống, cổ áo hơi cao, tay áo quá khủy tay
    Quần của phụ nữ người Hoa ống hẹp, cao trên mắt cá chân. Trong ngày lễ Tết, phụ nữ người Hoa thường mặc một loại áo váy may dài, ôm ngang hông, xẻ tà dưới phần đùi mà người Việt quen gọi là “Xườn xám”, còn người Hoa gọi là “Chuyền chỉ”. Màu sắc trang phục của họ, nhất là các thiếu nữ thích màu hồng hoặc màu đỏ, cùng với các sắc màu đậm.

    Loại áo váy này thường đi với các loại trang sức như vòng cổ, vòng tay, bông tai tạo nên một vẻ duyên dáng, trẻ trung. Phụ nữ lao động người Hoa thường đeo một chiếc địu bằng vải để địu con, chiếc địu vải có tua quàng về phía trước. Đứa bé nằm trên lưng mẹ còn người mẹ làm việc và đi lại rất dễ dàng và thuận tiện
    Nam Tây Nguyên là nơi cư trú lâu đời của nhiều dân tộc bản địa như Êđê, M’nông, Mạ, Kơ Ho, Xtiêng... Các tộc người nơi đây còn bảo lưu nhiều vốn văn hóa nguyên sơ, đầy chất nhân văn. Di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc chứa đựng những giá trị độc đáo và khá đa dạng trên cả hai lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể. Dấu ấn văn hóa đó được thể hiện khá rõ nét trong trang phục truyền thống, thể hiện bản sắc tộc người.

    Nét chung nhất trong trang phục truyền thống các dân tộc Nam Tây Nguyên nói chung là đàn ông đóng khố, mặc áo chui đầu hoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc áo, váy, bên cạnh đó được điểm xuyết thêm một số trang sức làm đẹp trên cơ thể theo quan niệm thẩm mỹ của từng dân tộc. Người M’nông có chiếc váy nữ xanh màu lá rừng; bộ khố áo nam hùng dũng mang dáng dấp của trang phục chiến binh thời xưa. Nét độc đáo của tộc người này là trang sức vòng ống chân, vòng ống tay, đeo khuyên tai làm bằng ngà voi và làm đẹp cho đầu tóc một cách cầu kỳ với nhiều loại trang sức phụ kèm.
    Người già M’nông có áo rhắp, chiếc khăn rbay nghiêm trang, là trang phục không thể thiếu của các thủ lĩnh ngày xưa. Người Mạ và người Kơ Ho có chiếc áo chui đầu nền trắng của bông vải ban sơ nhưng lại nổi lên những dải hoa văn chỉ màu với những hình khối, mô típ bắt mắt. Nét độc đáo của trang phục Nam Tây Nguyên luôn đi kèm nhiều món trang sức quý giá như vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng nhiều chất liệu khác nhau như mã não, đá, đồng, bạc, ngà, xương, nanh thú, tre, nứa... Chúng góp phần tôn vẻ đẹp trang phục, tạo nên đặc điểm, sắc thái tộc người. Trang phục các dân tộc nơi đây mang nét hoang sơ, bảo lưu nhiều yếu tố cổ xưa, nhất là các loại hình trang phục choàng quấn khố, tấm choàng và đồ trang sức như đeo vòng đồng ở cổ chân, cổ tay, cắm lông chim trên đầu giống như cư dân Đông Sơn trước đây.

    Trang phục, trang sức của các dân tộc là sản phẩm sáng tạo văn hóa đặc sắc của các dân tộc, thể hiện bản sắc tộc người. Giữ gìn trang phục truyền thống là một việc làm quan trọng, cần thiết để bảo tồn, phát triển tính đa dạng văn hóa của các dân tộc

    (theo dulichgo Tổng hợp)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Aó Yếm_Di Sản Trang Phục Việt Nam

    Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm - thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa

    Ngày xưa áo yếm thường chỉ được gọi với cái tên nôm na là cái yếm, đó là thứ trang phục đã có từ bao đời nay và vẫn còn giữ được cho đến ngày hôm nay. Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực.

    Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra ruộng đồng "dầm mưa dãi nắng" với người nông dân và cùng với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa.
    Khi xưa ở với mẹ cha
    Một năm chín yếm xót xa trong lòng
    Từ khi em về nhà chồng
    Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.

    Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam.
    Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.


    Đàn bà thắt đáy lưng ong
    Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
    < Yếm ngày xưa.

    Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam không biết tự lúc nào và mãi tới đời nhà Lý (Thế kỷ 12) cái yếm mới "định hình" về cơ bản. Theo dòng lịch sử, cái yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải tiến.


    Thuyền anh ngược thác lên đây
    Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
    Ở gần mà chẳng sang chơi
    Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
    Mồng tơi chẳng bắc được đâu
    Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang
    Ở thế kỷ 17, cái yếm vẫn chưa có sự thay đổi lớn lao về hình thức. Thế kỷ 19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ, hai đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy.

    Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn. Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú.

    Dành cho người lao động có yếm màu nâu dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm
    Con gái nhà gia giáo mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo. Loại yếm "ỡm ờ", màu sặc sỡ, cổ cắm sâu trễ quá bờ ngực, "thách thức" chỉ dân "trời ơi" dạng Thị Mầu mới mặc. Thời kỳ "cách tân" này, cổ yếm thường được "dằn" thêm ba đường chỉ để "bảo hiểm" hoặc may viền lằn vải, thêu hoa cặp theo đường biên cổ.

    "Em đeo giải yếm đào
    Quần lĩnh áo the mới
    Tay cầm nón quai thao"
    Một loại yếm hay được các cô gái sử dụng nữa là "yếm đeo bùa". Gọi là yếm đeo bùa bởi người mặc chúng thường để xạ hương vào trong túi vải nhỏ đeo cạnh yếm, đó chính là thứ vũ khí vô cùng lợi hại của các cô gái thời xưa...

    Không chỉ vậy, chiếc yếm còn làm nên những câu chuyện tình yêu vô cùng độc đáo. Xưa, các cô gái khi hẹn hò người mình yêu thường "ém" một miếng trầu trong chiếc yếm của mình, dân gian gọi đó là "khẩu trầu dải yếm". Có lẽ không có thứ trầu nào "linh thiêng" hơn loại trầu dải yếm này.
    Để trở thành "quốc phục" của quý bà quý cô trước khi chiếc áo dài ra đời, đi kèm với cái yếm là chiếc áo cánh khoác ngoài không cài cúc.

    Khi ra ngoài bên ngoài chiếc yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ "độ nghề" ǎn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép.

    Gió xuân tốc dải yếm đào
    Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương
    Chưa hết, phục trang ra đường còn phải kể đến là hai chiếc khǎn đội đầu: khǎn nhiễu (quấn bên trong) và khǎn mỏ quạ (trùm bên ngoài). Nếu đúng dịp hội hè đình đám các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếc nón quai thao, tóc vấn cao cài lược.

    Suốt chiều dài lịch sử, cái yếm đã đi vào "giấc mơ" của biết bao thế hệ mày râu. "Trời mưa lấy yếm mà che - Có anh đứng gác còn e nỗi gì?". Đáp lại, các nàng cũng chẳng vừa: "Ước gì sông hẹp tày gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi".

    Lược trúc lỏng cài trên mái tóc
    Yếm đào trễ xuống dưới nương long
    Ðôi gò Bồng đảo sương còn ngậm
    Một lạch Đào nguyên suối chửa thông
    Hỡi cô mặc áo yếm hồng
    Đi trong đám hội có chồng hay chưa?...
    Cô kia yếm trắng lòa lòa
    Lại đây đập đất trồng cà với anh.
    Bao giờ cà chín cà xanh
    Anh cho một quả để dành mớm con.
    Cho đến câu nhớ nhung, mong đợi của kẻ xa quê
    Mình về mình có nhớ chăng
    Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.
    Ta về ta cũng nhớ mình
    Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao

    Cái yếm là thứ trang phục vừa kín đáo, vừa... “ỡm ờ” một cách nghệ thuật và độc đáo. Chả thế mà Thị Mầu nói với chàng nô: "Gió xuân tốc dải yếm đào - Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương!"
    Hay như thơ Hồ Xuân Hương:

    Lược trúc lỏng cài trên mái tóc,
    Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
    Ðôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
    Một lạch Đào nguyên suối chửa thông

    Cuộc cách mạng yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm và áo ngực mới lạ. Trang phục du nhập vào có tính tiện dụng hơn hẳn nên Yếm không còn được sử dụng rộng rãi nữa, yếm thường chỉ được dùng cùng với các trang phục cổ trong các dịp lễ hội truyền thống.

    Ngày nay chiếc yếm đã được cải tiến gọi là áo yếm để dùng cho các em gái mới lớn. Áo yếm dùng mặc trong có hai dây đeo lên vai thay vì trước đây chiếc yếm có hai dây buộc quanh cổ và hai dây bên buộc ngang lưng... nhưng chiếc áo yếm ngày xưa vẫn xứng đáng là một di sản trang phục của Việt Nam.

    (Tổng hợp từ báo Huế, Wikipedia và nhiều nguồn khác)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Nhan Sắc Sài Gòn Xưa..

    Thiếu nữ Sài Gòn luôn gây ấn tượng bởi trẻ trung và tự tin. Dáng đi khá nhanh nhẹn, chân bước dài, hai tay vung vừa phải nhưng vẫn uyển chuyển, nữ tính..

    Đến nay, vẻ đẹp ấy vẫn rất thời thượng!
    Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, xưa Sài Gòn chỉ có 70 km2 gồm Sài Gòn - Chợ Lớn… Ông cha ta tìm ra Sài Gòn thật đặc biệt. Vừa cửa sông vừa cửa biển, tàu thuyền quốc tế vào được, không như sông Hồng. Người Sài Gòn văn minh, có điện nước, sách vở báo chí, học hành, ăn mặc ảnh hưởng Tây phương.

    Tuy là nơi quần tụ, nhưng những đặc điểm phóng khoáng của vùng đất mới cũng hình thành những nét chung của những người đẹp trên đất Sài Gòn. Thiếu nữ Sài Gòn luôn gây ấn tượng bởi vẻ trẻ trung và tự tin. Dáng đi khá nhanh nhẹn, chân bước dài, hai tay vung vừa phải nhanh nhưng dáng vẫn uyển chuyển, nữ tính.
    Vẻ đẹp của Sài Gòn trước hết từ tà áo dài. Các ca sĩ thời thượng nhất vẫn thích trình diễn trong trang phục này. Áo dài đi làm, đi dạo phố Bonard ( Lê Lợi) hay Catinat ( Đồng khởi)

    Áo dài đi mua hàng siêu thị Nguyễn Du đầu những năm 1960. Màu sắc nào dường như cũng có pha thêm màu trắng cho dịu đi. Trang điểm vừa phải vì ai trang điểm đậm sẽ bị quy là giao du với lính Mỹ hay bán ở Snackbar (những nơi ăn chơi). Mắt kẻ viền ở mí trên, đánh bóng với màu xanh, nâu hay tím nhạt.


    Đến thập niên 60, áo dài tay raglan xuất hiện với nhà may Thiết Lập ở đuờng Pasteur là nổi tiếng nhất. Áo dài tay raglan có tay áo nối từ cổ xuống nách, xéo theo hò áo. Tay áo không có khúc nối ở lưng cánh tay. Áo trở nên ôm sát người vừa vặn và đẹp hơn.

    Thêm một sự cách tân nữa khi các cô mặc áo dài với quần tây may ống thẳng, rồi lại với quần xéo bằng hàng mềm, rất tốn vải vì xếp xéo để cắt. Diện và tha thướt hơn thì may bằng hàng mouseline mỏng, có lót bằng vải đen hay trắng





    Hình ảnh người đẹp Sài Gòn cũng rất gắn bó với hình ảnh chiếc xe. Có thể những năm 50, nhóm xe Mobylette hay các lọai xe của Đức như Goebel, Puch hay Sach chưa làm đuợc chuyện này vì dáng cứng, hợp với đàn ông. Đến giai đoạn sau, chiếc Vespa của Ý dù do người đàn ông cầm lái đã tạo nên vẻ đẹp của …các cô khi họ được các đấng hào hoa chở trên yên sau…

    (Theo Datviet, ảnh Flickr.com)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Độc Đáo Phong Tục Gội Đầu Của Phụ Nữ Thái

    Với người phụ nữ Thái, bên cạnh “tăng cẩu” thì nghệ thuật gội đầu, chăm sóc tóc của họ cũng được coi là cả một nghệ thuật mới mẻ với nhiều nét độc đáo.

    Những búi tóc cao nơi đỉnh đầu (người Thái gọi là tăng cẩu) là dấu hiệu chứng tỏ một cô gái Thái đã lập gia đình. Từ khi lập gia đình thì búi tóc đó ít khi bị xõa ra nhờ bí quyết vấn tóc và cả cái trâm bạc cài lên cố định tóc. Chiếc trâm bạc đó vừa là vật trang sức, vừa thể hiện thứ bậc của người phụ nữ Thái trong quan hệ xã hội. Bên cạnh điệu xòe và chiếc khăn piêu, mái tóc trở thành nét riêng có của phụ nữ Thái.

    Mái tóc thường được chăm chút cẩn thận và nuôi dài, rất hiếm phụ nữ Thái cắt tóc ngắn. Ngày xưa phụ nữ Thái thường gội đầu với lá cây rừng để giữ tóc đen mượt. Ngày nay cuộc sống hiện đại đã len lỏi đến vùng cao khiến người phụ nữ Thái dần quên mất phong tục gội đầu truyền thống.

    Nơi ngủ dậy núi đã đầy trong mắt
    Trong chiêm bao còn vọng tiếng nai chiều
    Tiếng ngựa thồ gõ vào mây rậm rịch
    Em gội đầu để suối suốt đời reo.

    Người Thái quan niệm, việc gội đầu của người vợ có quan hệ mật thiết với tính mạng của người chồng, nhất là khi người chồng đang đi xa và làm những việc nguy hiểm. Bởi vậy để tránh nguy hiểm cho chồng, người vợ thường không gội đầu trong suốt thời gian chồng đi vắng. Công việc hết sức hệ trọng đó được tiến hành trước ngày chồng đi xa và chỉ được thực hiện khi người chồng đã quay về một cách an toàn. Có những lần chồng đi rừng đến 1-2 tháng. Trong khoảng thời gian đó người phụ nữ Thái cũng không được gội đầu.
    Để cho những búi tóc luôn sạch, không bị gầu, không bị bết lại, phụ nữ Thái có một bí quyết riêng. Bí quyết này được truyền từ đời này sang đời khác cũng như cái quan niệm không gội đầu khi chồng vắng nhà. Bí quyết đó hết sức đơn giản nhưng cũng rất hữu hiệu: dùng nước gạo để gội đầu. Phải là nước vo gạo nếp và phải thật đặc như kiểu hòa bột vào nước. Nước đó phải để ít nhất 2 ngày hai đêm đến khi thành một hỗn hợp sền sệt và có mùi thum thủm thì mới được đưa ra để gội đầu.
    Có những lúc chồng đi rừng cả 3 tháng trời nên chỉ có cách gội đầu bằng nước vo gạo đặc đã lên men mới để tóc được lâu. Không những để được lâu mà cách này còn giúp tóc luôn đen, mượt”. Theo “quy định” thì mỗi khi người chồng đi xa thì phụ nữ nhất định không được gội đầu thế nhưng với những trường hợp chồng đi lâu ngày quá thì người vợ cũng có thể “phá rào”. Tuy nhiên công việc này chỉ được tiến hành vào buổi đêm “để tránh con mắt của quỹ dữ”.

    Không chỉ kiêng gội đầu lúc chồng đi vắng mà phụ nữ Thái cũng không được gội đầu vào 3 ngày Tết hoặc khi nhà có đại tang. Khi bố, mẹ qua đời, con dâu và con gái không được gội đầu, tắm rửa từ khi bắt đầu các công việc chuẩn bị tang lễ đến khi tang lễ kết thúc. Cùng với việc không được gội đầu, những người phụ nữ trong nhà chỉ được tắm với điều kiện mặc nguyên cả váy áo (phụ nữ Thái thường tắm “tiên”, lúc tắm không mặc áo cho dù tắm chung suối với nam giới). Trong ngày Tết, người Thái quan niệm gội đầu là một tư thế không được đẹp mắt sẽ làm phật ý những người đã khuất. Bởi vậy việc gội đầu phải được hoàn thành trước ngày 28 Tết. Hết 3 ngày Tết hay khi tiễn những người đã khuất về trời thì người phụ nữ mới được phép tắm rửa, gội đầu trở lại

    Cùng với sự phát triển đi lên của cuộc sống, nhiều quan niệm của người Thái đã trở nên lỗi thời trong đó có cả phong tục gội đầu. Ngày nay, cũng như bao thiếu nữ khác, các cô gái Thái đã tân tiến hơn, sử dụng các loại dầu gội thông dụng để làm sạch tóc. “Giờ chỉ có người già thỉnh thoảng dùng nước vo gạo thật đặc lên men gội đầu để cho tóc mượt thôi. Đàn ông Thái đã biết rời bản làng đi làm khắp nơi, cả năm mới về nên không thể đợi chồng về mới gội đầu được.

    Ven những con suối chảy qua những bản làng người Thái, những mái tóc dài đen nhánh buông trong nước đang dần trở thành ký ức…
    Vì vậy, nhân dịp đón tết Độc lập, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã tổ chức phục dựng Lễ hội gội đầu tại bến Pá Uôn.

    Đây là lễ hội của đồng bào vùng Thái trắng thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Phù Yên, xã Ngọc Chiến (huyện Mường La) tỉnh Sơn La và người Thái ở Mường Lay (tỉnh Điện Biên), Phong Thổ, Mường Tè (tỉnh Lai Châu). Hàng ngàn người dân các xã vùng ven hồ thuộc huyện Quỳnh đã đến xem, đồng thời chiêm ngưỡng cầu Pá Uôn, cây cầu bắc qua hồ thủy điện Sơn La có trụ cao nhất Việt Nam.

    Theo quan niệm của người Thái, gội đầu là để rửa trôi, tống tiễn những cái vất vả, bệnh tật, điều không may mắn của năm cũ theo dòng nước (sông, suối), đi mãi không lặp lại, đồng thời cầu cho khi bước vào năm mới con người có sức khỏe, năm mới tốt lành, gặp điều hay, làm ăn phát đạt.

    Lễ gội đầu của người Thái trắng gồm các hoạt động: Một thầy mo (hoặc ông trưởng họ) mời bà con dân bản xuống bến nước chuẩn bị gội đầu đón chào năm mới sắp đến. Ngay sau đó, các nam thanh nữ tú khiêng trống, chiêng vừa đi vừa khua rộn rã, thúc giục mọi người theo sau. Chậu nước gội đầu được bà con dân bản đun sôi để pha với nước gồm có bồ kết, vỏ cây xo xe, những cánh hoa rừng, hoa đào, hoa mận

    Đàn ông thì khoác súng kíp, đeo túi thổ cẩm trong có đựng bảo bối gọi là “thung xanh.” “Bảo bối” thực ra chỉ là móng vuốt hổ, vuốt gấu, đoạn sừng tê giác, châu ngọc hoặc có thể chỉ là của hồi môn như nhẫn vàng, vòng bạc.

    Theo bà Trịnh Thị Oanh, Bí thư huyện ủy Quỳnh Nhai, việc tổ chức phục dựng Lễ hội gội đầu là để đáp ứng mong muốn của người dân, đồng thời để bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa các dân tộc khi bà con đến nơi ở mới nhường sông Đà để làm hồ thủy điện Sơn La.

    Bà Bạc Thị Hoàn, Trưởng phòng Văn hóa và thông tin huyện Quỳnh Nhai cho biết: Lễ hội gội đầu là để tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc Thái của huyện Quỳnh Nhai, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, góp phần nâng cao trình độ dân trí.

    Lễ hội còn là dịp để quảng bá giới thiệu tiềm năng văn hóa, thể thao, du lịch và con người Quỳnh Nhai. Lễ hội này mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện lòng thiện của con người, yêu hòa bình, mong muốn cho bản thân và mọi người đều có cuộc sống tốt đẹp, có sức khỏe và may mắn

    ( Tổng hợp từ Dantri, TTXVN, ảnh sưu tầm)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Vẻ Đẹp Người Phụ Nữ Tày..

    Bà cụ ngồi cạnh bếp lửa, xung quanh là những thiếu nữ Tày mới mười tám đôi mươi đang chăm chú nghe lời cụ kể: “Ngày xưa, người dân Tày nói về vẻ đẹp của phụ nữ Tày đơn giản lắm vì người Tày không nói được hay và cầu kỳ đâu”. Cụ dẫn ra ngay câu tục ngữ về vẻ đẹp của cô gái Tày của Nghĩa Đô: Phụ nữ là lá là hoa/Là sao đêm sáng, là bầu trời xanh

    Cách nói của người dân Tày nơi đây có sự mộc mạc đến giản dị trong tư duy, cách nghĩ và cách quan sát của họ. Cách ví von phụ nữ Tày như lá, như hoa, như sao, như bầu trời xanh là cách miêu tả tuy đơn sơ nhưng đã mang đến vẻ đẹp giản dị, trong sáng và mát mẻ của những cô thiếu nữ Tày vừa mười tám đôi mơi. Vẻ đẹp ấy hòa lẫn với vẻ đẹp của thiên nhiên là cách nói rất phù hợp với cuộc sống và môi trường cư trú của người dân Tày ở nơi đây.

    Đi vào miêu tả chi tiết vẻ đẹp hình thể của người thiếu nữ Tày, bà cụ lại đọc tiếp một câu tục ngữ khác, nhìn đôi mắt bà cụ sáng và vui tươi hẳn lên: Con gái má lúm đồng tiền/ Chân trắng bẹ chuối bóc/ Tay thuôn búp măng mọc/ Nhiều trai làng chết lăn.

    Ca dao trữ tình Việt Nam cũng có nhiều câu nói về vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ: Cổ tay em trắng như ngà/ Đôi mắt em liếc như là dao cau... Người Tày ở Nghĩa Đô lại có cách nói nghe một lần có thể nhớ mãi. Câu tục ngữ là một quan niệm rất thật của người dân Tày vùng Nghĩa Đô. Có thể đó là cách nói chẳng có chút văn chương bác học theo quan niệm thẩm mĩ của nhiều người nhưng đó lại là cách nói để khẳng định chuẩn mực về vẻ đẹp người phụ nữ vùng đất này.

    Là con gái thì phải má lúm đồng tiền mới xinh, là con gái Tày chân phải trắng như bẹ chuối mới bóc, tay phải thuôn như búp măng trên rừng già...

    Vẻ đẹp ấy được hình thành trong tư duy của ngư*ời dân qua chính những gì họ nhìn thấy, qua chính công việc lao động vất vả trong cuộc mưu sinh như đào măng trên rừng già, chặt chuối nơi rừng sâu về nuôi lợn.

    Nghe bà cụ đọc, những cô gái Tày mới lớn như bị cuốn hút, bởi cho đến giờ các cô cũng đâu có được biết về “vẻ đẹp chuẩn mực ấy” là: Eo thắt đáy con mạ/ Má ửng hồng bồ quân/ Chân dong dỏng duyên dáng/ Tóc uốn dáng đuôi gà/ Mắt liếc mòn đá suối

    Tục ngữ Tày Nghĩa Đô xưa chỉ có mấy câu giản dị vậy thôi nhưng đã nói lên cái đẹp về hình thể, dáng đi, sự hiền hòa, mát mẻ toát lên từ cái ửng hồng của khuôn mặt của các cô gái miền sơn cước.

    Người thiếu nữ Tày cũng biết làm duyên làm dáng qua cái mớ tóc đuôi gà, má ửng hồng như quả bồ quân mới chín trên rừng già là tín hiệu của cô gái đã trưởng thành.

    Eo của các cô không phải là thắt đáy lưng ong như cách nói của người Kinh mà là thắt đáy con mạ mới là người phụ nữ vừa đẹp vừa chăm chỉ và khỏe khoắn. Và đôi mắt của ngời thiếu nữ Tày trong câu tục ngữ “Mắt liếc mòn đá suối” đã để lại ấn tượng sâu đậm đối với người nghe, làm say đắm những chàng trai trong bản và từ phư*ơng xa đến. Thế mới biết người thiếu nữ Tày Nghĩa Đô không chỉ đẹp, không chỉ duyên dáng mà còn sắc sảo và khỏe khoắn trong quan niệm hết sức mộc mạc và giản dị của người dân nơi đây.

    Đêm đã về khuya, bếp lửa than càng nồng đợm như lời kể của bà cụ về vẻ đẹp của người phụ nữ Tày Nghĩa Đô. Đang kể, bà cụ bỗng cất lên một lời ru mà tôi chưa được nghe một lần: “Ngủ ngon bé ngủ cho ngon/ Ngủ chờ mẹ thả gà lên rẫy cũ sờn non/ Mẹ thả con vịt xuống cánh đồng ốc hến/ Gà ăn thóc vãi no béo mập/ Vịt ăn tép ốc béo đầy bầu/ Lấy về mổ thịt cho con ăn. Rồi cụ nói: “Người phụ nữ Tày không chỉ đẹp đâu nhé mà còn biết cả hát ru nữa đấy”. Đó là vẻ đẹp của tình mẫu tử mà ngư*ời phụ nữ Tày nơi đây chắt chiu từ cuộc sống lao động vất vả và “chưng cất” nó thành điệu hồn của lời ru:

    Có lời ru nào mà mộc mạc đến vậy, dù chẳng có gió mùa thu thức trọn canh chày, dù chẳng lên núi để rửa bành con voi nhưng lời ru của người mẹ Tày Nghĩa Đô như in sâu vào trong giấc ngủ của em bé Tày và tâm hồn chúng được lớn lên từ đó.

    Rồi ngay cả cái dáng địu con (một phong tục của người Tày Nghĩa Đô) cũng được người phụ nữ đ*ưa vào lời ru: Chín tháng mẹ địu con đằng trước/ Năm năm mẹ cõng con trên lưng/ Đằng trước địu bằng da/ Đằng sau địu bằng vải.

    Những câu tục ngữ giản dị, chân thật mà dường như không thể thật hơn được nữa đã nói lên cả sự hy sinh ấy: Mẹ mặc rách, mặc ná/ Mong cho con có bát cơm đầy/ Mong cho con mặc đẹp bằng chúng bạn.

    Cứ như thế, qua lời kể của bà cụ, những câu tục ngữ của người Tày được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng hết sức mộc mạc, chân thật và giản dị đã làm toát lên vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ Tày Nghĩa Đô

    (Theo Didulich.net và nhiều ảnh nguồn khác)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Lạc Vào Miền Gái Đẹp Mường So(1)

    Cái đẹp của người con gái Thái miền Tây Bắc làm cho người nhìn thấy say như men rượu nồng…
    “Nơi hoa bản nở thành người con gái Thái”- nhà thơ Trần Mạnh Hảo, đến với Lai Châu vào những năm 80 của thế kỷ trước bị nét đẹp e ấp, dịu dàng của người con gái Thái làm cho ông không thể cầm lòng được với những “bông hoa rừng hoang sơ” toát ra thiếu nữ Thái ở vùng này.

    Cái đẹp như sức mạnh của bùa ngải

    Giờ vẫn còn đó, người đàn bà có tên Đỗ Thị Tấc thế hệ sau cũng vậy, bà phải thốt lên rằng sau những năm nghiên cứu và sống ở Tây Bắc, bà nhận thấy con gái Thái ở Mường So đẹp mà ngay cả đấng nữ giới như bà cũng phải thấy…thèm được nhìn các thiếu nữ trong trang phục váy áo cóm- trang phục truyền thống của đồng bào Thái
    < Dòng Pá So Na hợp lưu với Mường So.

    Bà Tấc làm ở Hội VHNT tỉnh Lai Châu. Bà không phải người gốc Thái nhưng đã ở Lai Châu từ nhiều thế hệ và dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu về văn hóa của vùng Tây Bắc, đặc biệt là con gái Thái. Tiếp xúc thực tế, trải nghiệm về góc nhìn của người chuyên nghiên cứu lâu năm, bà Tấc nhận thấy cái đẹp của những cô gái Thái ở Mường So, Phong Thổ nó đằm thắm mà nết na, hoang sơ như những cánh ban rừng mà thuở nào đó một nhà thơ đã từng phải lòng say đắm.
    < Nhịp xòe của của những cô gái Mường So.

    Có hay không bùa ngải cho những người phải lòng cái đẹp? Câu khẳng định là chẳng có bùa ngải nào mà thu phục được con người khi không có rung động về cái đẹp. Điều này ông Nông Văn Nhay một nghệ nhân tính tẩu ở Mường So đã khẳng định rất rõ ràng. “Tôi là người Thái chính gốc. Và tôi đã 50 năm đệm tính tẩu cho điệu xòe vào những đêm thôn bản có liên hoan cho đến những cuộc thi xòe lớn nhưng chưa bao giờ tôi thừa nhận có bùa ngải cả. Ai đó thấy các cô gái Thái đẹp mà lòng mê muội thường hay đổ lỗi, bùa ngải thực ra là anh đã không còn tỉnh táo ở lòng anh mà thôi…”- ông Nông Văn Nhay khẳng định.
    < Ngày hội Nàng Han đồng bào xúng xính áo váy cóm đến vui hội.

    Tại sao con gái Thái nơi đây được mệnh danh là miền gái đẹp? Tích truyền rằng Nàng Han là nữ kiệt Thái trắng đẹp như bông hoa rừng gặp ánh sương mai. Nàng đẹp và tài giỏi nhất vùng Tây Bắc. Nàng Han xuất thân trong một gia đình người Thái nghèo ở Chiềng Sa (nay là xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Nàng đã cải trang thành nam giới, đứng lên kêu gọi thanh niên trai tráng các bản đoàn kết đánh giặc.
    < Người đẹp xứ Mường So chơi còn bên dòng Nậm Na, đó là nét sinh hoạt văn hóa thường nhật của miền gái đẹp.

    Nàng đứng đầu cuộc khởi nghĩa của đồng bào 16 xứ Thái quật cường đánh bại giặc xâm lược phương Bắc. Sau khi dẫn đoàn quân thắng trận trở về, nàng tắm gội ở mó nước Tây An (xã Mường So) rồi bay lên trời. Từ đó, khi bà con lập đền thờ và tổ chức Lễ hội ngay ở mó nước nàng tắm thì dường như nước trong lên, khơi mãi mà không cạn. Nàng Han trong tâm linh 16 xứ Thái, xứ Mường ở Tây Bắc giống như Bà Trưng, Bà Triệu đối với người Kinh
    < Nghệ nhân tính tẩu Nông Văn Nhay.

    Nàng Han về giời để lại bộ váy cóm trắng tinh khôi hóa thành dòng nước nóng mà ngày nay gọi là suối Mường So. Chuyện của ngày xa xưa, nhưng các cô gái Thái ngày nay ở Mường So vẫn thường ra đó tắm rồi quẩy nước về nhà dùng. Con gái Mường So ai được Nàng Han để lại cho nước da thì đẹp tựa ban trắng trên rừng, môi đỏ như quả bồ quân mọc trên núi. Điều lạ kỳ, suối Mường So có nguồn mạch nước nóng ở bến Nàng Han nơi được cho rằng bà đã để lại tất cả rồi về trời. Những mó nước nóng ở Tây Bắc thường là nơi cô gái có làn da tuyệt mịn và trắng căng sức sống.

    Lễ hội của người đẹp

    Không biết thế giới có những cuộc thi hoa hậu từ khi nào, và cuộc thi hoa hậu Việt Nam chính thức tổ chức lần đầu tiền ở đâu, nhưng những cô gái Thái ở Mường So đã thi sắc đẹp từ rất lâu. Khi tìm hiểu về “miền gái đẹp” ở Mường So, ông Nông Văn Nhay, nghệ nhân tính tẩu đã đưa ra câu trả lời để khẳng định đúng là vùng đất của các sơn nữ đẹp mê hồn. “Người đẹp đi xuống suối, cá lội về xem chân. Người đẹp đi lên rừng, chim tìm về xem mặt…” ông Nhay giải thích. Chính dòng suối Mường So đã cho nhiều cô gái Thái đẹp. Xưa kia vua Thái Đèo Văn Ân đã có đội xòe mà chỉ dùng người Mường So xướng nhịp. Khi ấy, những đêm phuốc thiện ngả nghiêng cùng với nhịp xòe nồng say dưới bước chân nhịp nhàng mà không bối rối của các cô gái xòe làm cho những đêm trắng cứ ngắn lại
    < Chị Lò Thị Còi từng là "báo sao"- người con gái múa xứ Mường So.

    Chị Lò Thị Còi, một người con của miền gái đẹp Mường So có điệu xòe khiến quan khách không muốn dứt khi xem chị hòa nhịp xòe “Người đẹp Mường Then”. Chị nói rằng, ở miền núi tiết trời không khắc nghiệt như miền xuôi, vả lại quanh năm tắm nước khoáng nóng ở suối Mường So nên hầu như da dẻ con gái đều hồng hào. Áp lực cuộc sống vốn dĩ cũng làm cho thần sắc con người kém đi, nhưng ở miền núi cái áp lực không phải vì tiền bạc mà vì tinh thần văn hóa còn chưa dư thừa, chính vì vậy những lễ hội ở bản tất thảy đều vui hơn bao giờ hết
    Người miền núi vốn khoáng đạt, sống nhẹ nhõm như gió rừng thổi thì thầm vào những cánh hoa ban. Chị Lò Thị Còi giờ vẫn thế, vẫn “say” xòe nhưng chỉ khi bản có hội mới mang tài nghệ ra để “bung nở như hoa ban” dưới nắng non tháng 3. Đó là khi bản có lễ hội. Còn ngày thường, chị mở thêm hiệu may váy áo cóm để phục vụ bà con dân bản. Đó là trang phục truyền thống của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Váy áo cóm của người Thái nó tựa chiếc áo dài truyền thống của đồng bào Kinh. “So sánh ở mức độ nào đó thì váy áo cóm tôn cái đẹp ở miền rừng hoang dại thêm đẹp, còn áo dài ở xuôi thì tôn thêm vẻ dịu dàng của người con gái…”- chị Lò Thị Còi bộc bạch.

    Lễ hội Nàng Han được khôi phục lại từ năm 1948 đến nay. Và cứ đến tháng 3 Âm lịch là đồng bào Thái ở khắp nơi trên vùng Tây Bắc lại lạc vào Mường So xúng xinh trong bộ váy áo cóm chơi hội và thi sắc đẹp

    (Theo ANTĐ, internet)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Lạc Vào Miền Gái Đẹp Mường So(2)

    Thâm nhập nơi “tiên nữ” trút bỏ xiêm y
    Tại sao làn da người con gái Thái ở Tây Bắc lại căng mịn và tràn sức sống? Để lý giải chúng tôi đã có cuộc thâm nhập vào tận cùng của nơi này.

    Người Thái ăn theo nước, người Mông ăn theo mây, người Dao theo lửa... Đúc kết về tục của đồng bào các dân tộc đến nay vẫn nguyên giá trị. Lâu nay, dòng sông Đà là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của người Thái vùng Tây Bắc

    Điểm khởi nguồn mà chúng tôi tìm đến là dòng khoáng nóng dưới chân đèo Sam Sip. Đây là mạch nguồn khoáng nóng phun từ lòng đất lên nuôi dưỡng biết bao cô gái Thái đẹp như hoa ban rừng độ bung nở ở Mường Chiến, Mường La. Nơi tiên cảnh của vùng Mường La có dòng suối Chiến vắt qua mây để đưa nguồn nước hợp lưu với dòng sông Đà kỳ bí

    Khi chúng tôi đến Mường Chiến để tìm về điều kỳ diệu nào đã làm nên cái đẹp của các cô gái Thái ở đây thì được thầy giáo Nguyễn Văn Thi, Hiệu trưởng trường THCS Ngọc Chiến cho biết: “Trước tiên tôi thấy khí hậu ở đây tuyệt vời. Ít khi nóng quá 30 độ C.

    Tôi đi vùng cao Sìn Hồ dạy học đã nhiều năm, tôi thấy những cô gái Thái ở ven sông Đà đều có nước da trắng hồng. Ở Mường Chiến cũng vậy, các cô gái Thái có nét đẹp hoang sơ lắm…”

    Suối Chiến là nguồn nhỏ hòa vào sông Đà ở đoạn Mường La. Nơi ấy, có dòng nước nóng ngàn đời tuôn chảy để nuôi dưỡng những nét đẹp chứa chất hương rừng gió núi của cô gái Thái. Tôi đã ghi nhận thực tế từ Mường So, Phong Thổ đến Mường Chiến, Mường La và dòng “tiên nữ” sông Đà vào các buổi trưa và chiều hè oi nóng. Những cô gái Thái luôn chọn dòng nước tự nhiên để phục hồi sức lao động sau khi từ nương trở về. Họ e ấp nhưng không e ngại, ngay cả khi sự có mặt của những người miền xuôi. Bởi những dòng suối đó là “vùng trời” của phong tục bà con đồng bào Thái

    Những dòng sông nhỏ của ven trời Tây Bắc đều bắt vào dòng sông “tiên nữ” - sông Đà. “Em soi tóc trên cầu Nậm Cản. Tóc em bay xõa sóng sông Đà...”. Nậm Cản còn đó một bản nằm bên bờ sông Đà thuộc huyện Mường Lay, Lai Châu. Từ xa xưa đến nay, cùng với Mường So, Phong Thổ thì Nậm Cản được mệnh danh là nơi “tiên nữ chỏa mình”.

    Người miền xuôi khi được nhìn thấy những cô gái vùng vẫy dưới nước sông Đà thấy đẹp và lạ lẫm. Họ để mình trần xuống nước nhưng lại không phàm tục. Người Thái bao giờ cũng có chiếc váy tắm riêng để tắm suối. Khi làn nước ngập đến đâu thì váy nâng lên đến đấy. Họ cứ thế cho đến khi nước ngập chỉ còn lại búi tóc trên mặt nước. Và mỗi khi tắm xong, người con gái lên đến đâu thì váy từ từ buông xuống cho đến khi lên bờ, chì còn để lại cho người thấy những mơ mộng trong tâm tưởng…

    Tiên cảnh ấy trên Sông Đà đã có từ bao đời nay, và đến khi người xuôi biết tục đẹp này của đồng bào Thái đã gọi đó là dòng tiên sa.

    Giờ thì tiên cảnh nơi dòng sông Đà đã hiếm dần. Và có thể những người con gái Thái sẽ đẹp trong câu kể vào tương lai không xa. Có những bản đã phải chuyển đi nơi ở mới để cho dòng điện ngày mai. Có những bản vén lên cao trên núi để cho nước dâng vào thủy điện. Những sinh hoạt đã đổi thay, những phong tục phải theo cuộc sống mới. Dòng “tiên nữ” đã vặn mình đổi thế, nước về xuôi cho những nguồn sáng của tương lại. Người Thái hy sinh và họ chấp nhận hy sinh vì việc chung lớn của đất nước. Song cũng không khỏi chạnh lòng về dòng nước gắn với đồng bào cả ngàn năm giờ trở thành đoản khúc.

    Bà Đỗ Thị Tấc làm ở Hội VHNT tỉnh Lai Châu, chuyên tâm nghiên cứu về văn hóa và cái đẹp của đồng bào Thái cũng tiếc than với dòng sông Đà bằng những lời gửi gắm: “Tôi đã đi mòn chân cửa núi. Tôi đã đi bạc tóc của người. Nhưng cửa nước tôi không ngăn nổi. Tuổi ơi dưới đáy cũng sao trời…”. Vì sự phát triển ngày mai, con sông “tiên nữ” đã vặn mình đổi dòng, tích nước nhấn chìm biết bao nét đẹp văn hóa…

    Lễ gội đầu, té nước

    Mỗi khúc sông, khúc suối đều mang trong mình một truyền thuyết về sự kỳ diệu của thiên nhiên. Đi từ điều thường nhật trong cuộc sống, tắm sông là nét đẹp văn hóa, nó chỉ có giá trị ở nơi gắn bó với con người bao đời qua. Đối với đồng bào Thái ở ven sông Đà, tắm suối, gội đầu là nét sinh hoạt vùng, và nét sinh hoạt đó chỉ giữ nguyên giá trị ở nơi họ sinh ra. Đồng bào Thái ven sông Đà hy sinh cho dòng điện đồng nghĩa với hy sinh nét đẹp văn hóa của đồng bào mình. Tục mà ngàn đời qua họ vẫn cho rằng đó là nét văn hóa linh thiêng không thể thiếu

    Quỳnh Nhai, Sơn La là vùng đất để hội tụ những ngày lễ tắm và gội đầu lớn nhất vùng của người Thái. Đây là vùng có dòng sông Đà trữ tình nhất, và dễ dàng cho các cô gái Thái buông suối tóc chảy theo dòng sông để hóa tất thành “tiên nữ” vui chơi. Giờ cả thị trấn Quỳnh Nhai đã trở thành đáy của lòng hồ thủy điện Sơn La. Những quá khứ đẹp về cuộc sống, về nét đẹp mà chỉ có đồng bào Thái ở ven sông Đà còn thuần khiết đã không còn nữa. Năm ngoái, cuộc thi té nước gội đầu ở Mường So, Phong Thổ như một lễ lớn để chỏa tất cả những hy sinh của đồng bào Thái xuống dòng sông Đà. Đó là cách hy sinh, nhưng đó cũng là cách để tạ lỗi với vị “thần tiên nữ” vì sự đoản khúc giữa thiên nhiên sông Đà với những nét sinh hoạt bao đời bị mất đi

    ( Theo ANTĐ, internet)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Lạc Vào Miền Gái Đẹp Mường So(3)

    Người bị sắc đẹp "vây" ở miền gái đẹp

    Những cô gái Thái đẹp lại thường có tài múa xòe, ca hát. Nhưng để điệu xòe nồng say như men rượu thì còn phải có thêm tiếng tính tẩu dặt dìu…

    Người miền núi thường khoáng đạt. Ca hát như vị thần linh làm cho con người tươi tắn như hoa rừng. Vì thế những cuộc xòe đã vào nhịp thì không dứt nổi, hết mình cho cuộc chơi để tiếp sức cho ngày mai lao động vất vả

    Tương truyền, Đèo Văn Ân là ông vua đa tình và yêu các điệu múa, điệu xòe bậc nhất xứ Thái. Đèo Văn Ân có đến 12 bà vợ mà người vợ nào cũng đẹp như cánh ban, xòe giỏi nức tiếng. Trong nhà Đèo Văn Ân nuôi đến hàng trăm gái xòe và những lễ hội xòe được Ân tổ chức từ ngày này đến tháng khác mà không biết chán

    Điệu xòe giờ vẫn nồng say như thuở nào

    < Bản đồng bào Thái bên dòng sông Đà.

    Trước thời Đèo Văn Ân, xòe không có nhiều làn điệu. Xòe vốn chỉ là điệu múa cộng đồng dân dã được tổ chức vào các lễ hội của người Thái. Nguyên thủy, xòe chỉ là điệu múa của trai bản, gái Mường nắm tay nhau thành vòng tròn rồi nhảy theo nhịp. Nhạc cụ đệm cho xòe là đàn tính tẩu và kết hợp với trống, nhị và chiêng.
    < Tắm suối, sông là nét sinh hoạt văn hóa lâu đời của đồng bào Thái ở vùng Tây Bắc.

    Thời Đèo Văn Ân, khắp bãi trên bờ từ dòng Nậm So, Mường So đến dòng Nậm Na của đất Lai Châu đều là nơi tổ chức các cuộc xòe bất tận. Trai Mường trên đi thuyền đuôi én sang sông, gái bản dưới xinh đẹp áo cóm về bờ sông tụ họp bắt chuyện làm quen rồi nồng say nhịp xòe. Chân say nhịp xòe, lưỡi nồng men rượu, tiếng hát gọi bạn, tiếng tính tẩu réo rắt dưới ánh lửa rừng bập bùng tạo nên những đêm huyền ảo ở ven trời Tây Bắc. Vòng xòe trao tình mộng mị, vòng xòe cứ rộng mãi, dài mãi tưởng như bất tận, như núi non trùng trùng, điệp điệp.
    “Vua” tính tẩu bị sắc đẹp bủa vây

    < "Vua" tính tẩu Nông Văn Nhay đệm tính tẩu cho các cô gái xòe bên dòng Nậm So.

    Nói đến người Thái ở Tây Bắc là nói về xòe, nói đến “báo sao”- người con gái múa xứ Mường So- thì không thể không nhắc tên lão nghệ nhân tính tẩu Nông Văn Nhay- người khơi lửa cho nhịp xòe. Năm 13 tuổi lão nghệ nhân đã biết tự làm tính tẩu, đến 15 tuổi chơi tính tẩu du dương, khiến các nhịp xòe cô gái Thái cứ uyển chuyển từng cung bậc.

    Năm 15 tuổi (1955), ông đã là đội trưởng đội văn nghệ bản Phiêng Đanh và Văng Pheo, huyện Mường So, Lai Châu. Hơn một năm sau ông phụ trách văn nghệ huyện Mường So. Ông được cử đi thi Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn miền Bắc lần thứ nhất (4-1962) tại Hà Nội. Và trong lần tham dự giải đầu tiên của đời mình, chàng trai người Thái đã làm toàn hội diễn bất ngờ. Tiết mục độc tấu tính tẩu của ông đoạt huy chương vàng hội thi, rồi ông đi theo đoàn chiếu phim phục vụ bà con vùng Tây Bắc
    < Lâu nay, ông Nhay là người luôn bị các cô gái "bủa vây".

    Ngoài 70 tuổi, giải thưởng về cuộc thi tính tẩu trong nước, trong tỉnh thì khó đếm nổi. Điều duy nhất mà các “báo sao” bủa vây ông Nhay vào những đêm xòe không phải vì hư danh giải thưởng mà vì tài nghệ của người duy nhất còn chơi được 36 điệu tính tẩu cho nhịp xòe nồng say. Những cuộc thi xòe trong bản, các “báo sao” tìm ông Nhay, những cuộc diễn xòe để thi thố cũng do ông Nhay “chỉ huy” tất cả.

    Nhà ông Nhay ở huyện lỵ Phong Thổ. Nằm trên sườn núi, cách đường quốc lộ không xa. Ở Phong Thổ có 17 xã thì tất cả đều có đội xòe xã, thậm chí mỗi bản trong xã cũng đó đội xòe riêng
    < Cối gạo dùng sức nước- sự sáng tạo của người Thái.

    Các cô gái múa xòe đều muốn tiếng tính tẩu ông đệm. Họ cho rằng, múa đẹp, tính tẩu hòa nhịp du dương thì chẳng khác hoa ban nở lúc giao mùa, cũng giống như các cô gái Thái đẹp mà trầm mình ở mó nước nóng Mường So thì như sương mai gặp ánh nắng. Các cô gái múa xòe có ông “vua” tính tẩu Nông Văn Nhay đệm thì khiến điều xòe có khiếm khuyết mấy cũng làm người xem thấy đẹp, thấy mê.

    Giờ ông Nhay đã già, song những dịp chuẩn bị cho hội thi văn nghệ thì ngay cả đoàn văn nghệ ở mãi ngoài tỉnh cũng kén ông, tìm ông làm người hòa nhịp xòe bằng tài nghệ chơi tính tẩu. Các cô gái Thái bủa vây ông “vua” tính tẩu là bủa vây nhịp xòe Thái thân thương.

    Chính những điệu xòe nồng say đã làm cho nhiều người biết đến nét đẹp văn hóa ở ven trời Tây Bắc- đia danh đã được một nhà thơ từng thảng thốt: “Trái tim đập không một ai nhìn thấy. Ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu”

    ( Theo ANTĐ, internet)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

Gái Đẹp 3 Miền
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68