Kết quả 1 đến 4 của 4
Chủ đề: History
-
16-10-2021, 09:32 PM #1
History
lâu lắm mới thấy bác Gà online trên diễn đàn chả hay tiên sinh dạo này vẫn mạnh giỏi chứ, có đi câu được con cá chép nào to Không?
bác thỉnh thoảng lên chơi sinh hoạt ở diễn đàn cho có không khí, mấy người tài hoa như lão gà, lão Thợ Điện lao Aty lão Béo nuôi tép cảnh, ta hóng ngày đêm ây. rồi 6789 và Nhạc Hoa nữa.
vài năm nữa chả biết ta còn được cái diễm quét cái ngõ trăng mà đón các toa về chơi trăng.
-
Post Thanks / Like - 2 Thích, 0 Không thíchtrung_cadan, Congaco_H1R5 đã thích bài viết này
-
16-10-2021, 09:38 PM #2
Cảm ơn Olala TV , lâu nay mình vẫn khỏe .
Lâu nay bận lắm, không có thời gian câu, lâu lâu ra cần chưng 2-3 tiêng nhưng ngồi giấc từ 13h đên 15h30 lo cuốn cần , khung giờ đó chỉ lên phi với diêu hồng thôi chớ k thể bói ra chép. hihihii-
-
Post Thanks / Like - 2 Thích, 0 Không thíchtrung_cadan,
Olala TVđã thích bài viết này -
16-10-2021, 09:46 PM #3
tiên sinh vẫn mạnh là em mừng rồi, năm nay thời tiết chán lắm nên câu không được mùa, em ra Hạ Long chơi câu mấy ngày cũng chỉ bắt được mấy con cá bé. thỉnh thoảng viết mấy bài em xem nhé!
-
Post Thanks / Like - 1 Thích, 0 Không thíchCongaco_H1R5 đã thích bài viết này
-
17-10-2021, 08:06 PM #4
a lăng ca pê sắp a lăng ca đề u
anh Thao đọc lại bài này hay lắm, em vẫn mua sách của cụ Nguyền Tuân.
Hình như năm nay thu nó về sớm hơn một kỳ; phải không hở anh Cử? Ông già sáu mươi cài hết hàng khuy hổ phách nơi tà áo chiếc áo lụa Nguyễn tím than đã bợt, ngẩng đầu hỏi người con đang soạn bộ đồ trà. Cậu Cử mở qua loa cuốn lịch, thưa lại:
- Thưa thầy, lập thu vào ngày mồng một tháng bảy.
Ông già sáu mươi kêu: "Thảo nào!" và hỏi tiếp:
- Đến tháng tám này là đúng vào ngày đầy tuổi tôi con bé cháu Tố Tâm đấy nhỉ?
- Dạ thưa thầy vâng.
- Một năm đủ mười hai tháng. Lên một, Tố Tâm nó chơi đèn được rồi đấy. Năm nay anh Cử có định bày cỗ cho các cháu chơi tết Trung Thu không?
Dưới nhà, vọng lên tiếng trẻ khóc bú và tiếng đàn bà ru con. "A ơ... Tâm ơi, Tâm ngủ đi Tâm... Để mợ ra đầm, gánh nước tưới hoa... à ơ...".
Ông già tỳ cùi tay lên gối xếp da quang dầu, vuốt chòm râu bạc, nhìn ra cơn heo may lay bức mành, làm gật gù bông cúc nơi chậu cây cảnh ngoài sân. Ông già nét mặt nghiêm trang, bảo cậu Cử:
- Các con gọi tên con cái, nên gọi cho đúng. Tên cháu bé là Tố Tâm, thì phải gọi đúng như thế. Sao lại ăn bớt đi mất một chữ. Không thể bảo như thế là tiện là dễ gọi được. Người ngoài người ta cười cho.
Cậu Cử vội chạy xuống nhà rồi lại chạy lên ngay. Nói tiếp về việc bày cỗ tháng tám, cậu Cử thưa:
- Đã đến mấy năm nay, nhà ta bỏ mất cái tục lệ ấy. Cứ kể có bày ra lại, nó cũng vui nhà.
Dưới nhà, lại vẳng đưa lên cái giọng ru con ban nãy:
"à ơ, Tố Tâm thừa chút hương trời... à ơ ư...".
Ông cụ già bằng lòng. Người con dâu thứ ở nhà dưới ru trẻ theo cái ý của ông già vừa ngỏ với cậu Cử. Cậu Cử cũng hài lòng vì vợ đã tỏ ra là một người thuần thục, biết nghe lời gia huấn. Không những thế, mợ Cử còn tỏ ra là người cũng võ vẽ thi ca nữa. Vì con gái út là một thứ hương thơm bắt được của trời!
Thằng Ngộ Lang, đứa con đầu lòng lên bảy tuổi, chạy lên mách với cậu Cử: - "Em Tố Tâm ngủ rồi cậu ạ". Rồi nó leo lên sập, nhảy vào lòng ông nội, cũng đòi uống trà tàu. Cái lối chạy lên làm nũng ông nội như thế, và được ông nội thỏa nhận, thằng Ngộ Lang đã có thói quen. Ông già sáu mươi yêu cháu vô cùng. Có khi ông lại đọc cả thơ chữ Hán để cho đứa trẻ sớm thông minh kia ngồi nhại mình. Nhớ được một hai câu ngũ ngôn ngăn ngắn, nó lại chạy xuống bếp túm dải yếm mẹ và đọc sai gần hết để mợ Cử lại phải phì cười chữa lại từng thanh âm một. Từ khi cụ Thượng Nam Ninh không ở chức tổng đốc vùng xuôi, về trí sĩ ở Hà Nội, tại cái nhà ngói chật hẹp phố Hàng Gai này, thằng Ngộ Lang là một cái vườn cảnh cho cụ vui cái thú điền viên. Cụ khen cháu cụ là đĩnh ngộ. Mỗi bữa rượu sớm, mỗi tuần trà trưa, cụ đều cho Ngộ Lang ngồi kèm một bên. Đã mấy mươi lần, vợ chồng nhà Cử hai hết sức van xin ông đừng nuông cháu quá, sợ Ngộ Lang đâm ra hỗn. Cụ Thượng phật ý, bảo dâu và con nếu không để cho cụ như thế thì cụ vào ở trong huyện Thọ Xương vậy. Vợ chồng cậu Cử không biết làm thế nào, đành cứ phải để Ngộ Lang mặc sức quấy và làm nũng ông nội. Cụ Thượng cười và thôi không dọa vào ở trong huyện Thọ Xương, nơi mà người con trai cả lỵ đã mấy năm nay. Thực thế, cái ý vào ở với cậu Cử cả, giờ là một ông quan lệnh, ý đó chỉ là một lời dọa. Ông lệnh Thọ Xương đã mấy mươi lần đem cả vợ con đến nhà hẹp phố Hàng Gai để rước cụ Thượng vào trong huyện ở cho mát hơn rộng hơn. Cụ Thượng chỉ trả lời ông huyện Thọ Xương:
- Lần sau, anh được lúc việc quan thanh thản, có ra chơi ngoài phố này với thầy, đừng có nên đem lính ra nhé. ồn lắm. Chúng nó có sinh vào thời vua Lê chúa Trịnh, thì cho thêm vào cái đám Kiêu binh Tam phủ được đấy. Thầy rất sợ hàng phố người ta nói vào.
Mấy lần sau ra thăm cha, ông huyện Thọ Xương không dám đem mấy tên lính trọ trẹ ra theo nữa, nhưng đả động đến việc cũ, thì chỉ thấy cụ Thượng trả lời:
- Thầy ở đâu thì cũng thế. Miễn là được tĩnh mạc là hơn cả. Anh cũng rõ cái tính tôi vốn sợ cái bọn lính hầu cận và lại hay tránh sự giao thiệp. Tôi tưởng vào ở tư thất một huyện nha nó phiền nhiễu lắm. Thôi anh cứ để tôi ở ngoài này.
Ông huyện Thọ Xương biết cha mình có bụng yêu chú Cử em hơn nên kiếm cớ ra như thế, bèn nói dỗi:
- Dạ, con tưởng hồi trước thầy còn ở chức, sự giao thiệp và đưa đón những tạp khách cũng nhiều lắm, và nhiều không kể cho hết được, lại là những cái gai mắt của toán lính hầu cận thầy. Một cái dinh Đốc bố đường, thưa thầy, sai nha không phải là ít. Vậy mà con không thấy thầy phàn nàn bao giờ cả.
Cụ Thượng hiểu ý, cười:
- Bởi thế cho nên tôi mới thèm đến sự an nhàn lúc được dưỡng lão. Vả lại thầy ở ngoài này nó quen đi rồi. Bao giờ anh được lùi về vườn và nếu trời còn cho thầy sống một vài giáp nữa, ông con ta sẽ ở chung để sửa sang một cái vườn có đủ hoa bốn mùa. Anh không lo rằng chậm. Thôi, cứ để thầy ở ngoài này.
Cụ vừa trả lời ông huyện Thọ Xương vừa nhìn ông Cử hai đứng sau người anh, có ý bảo thầm người con thứ rằng: "Bao giờ thầy cũng chỉ muốn ở với con, bởi vì con có tâm hồn giống như ta". Rồi ngắt sang câu chuyện khác, cụ hỏi:
- Các anh có nghe thấy ở các phường người ta đồn về cái tin đức Thành Thái ngự du ra khánh thành cầu Bồ Đề với quan Toàn quyền Đô Mỹ như thế nào không? Chắc ông huyện thì rõ nhiều hơn là em Cử nó. Mấy nhịp cầu tất cả nhỉ! Hình như là chín nhịp đấy nhỉ?
Thường mỗi một lần từ chối lời mời mọc chí tình của người con cả, ông già lại có một câu chuyện đánh trống lảng như thế, để giữ lấy hòa khí trong đám "anh em chúng nó". Cùng là con cả, nhưng cụ Thượng đã thấy rõ ông Cử cả, tức là ông huyện Thọ Xương đương chức kia, là một người có tâm thuật rất hèn kém. Cũng là một giọt máu sinh đôi mà sao ông Cử cả và ông Cử hai không giống nhau lấy mảy may, từ quan niệm nhân sinh cho đến từng cái nhỏ nhặt hàng ngày. Cụ Thượng tin rằng khi cụ trăm tuổi đi rồi thì ông huyện Thọ Xương dám làm mọi chuyện phương hại đến gia thanh. Cái người ấy, thường cụ vẫn hạ mấy chữ "vô sở bất chí" những lúc nghĩ riêng mình với mình: "Ta nằm xuống, là thằng này sẽ làm mất hết những chính tích hay trong một đời làm quan của ta". Bởi chán về người con lớn đã tìm được lối xuất thân, cụ càng nghĩ mà thương và yêu người con thứ. Cũng là thân danh một ông cử nhân có vợ, có con, mà vẫn còn đơn giản như ngày để chỏm. Ông Cử hai có khoa mà không có hoạn, và cái khoa mục ấy giá không nói ra thì không ai biết. Người có hoa tay, thêm được chút tâm hồn lãng tử, nên ông Cử hai sống cuộc đời mình như người ta chơi chơi vậy thôi. Người ấy, thực là một người không có lấy một giây phút trịnh trọng đối với nhân sinh. Ông ta sinh ra để mà đùa với cuộc sống và bắt đầu từ việc đem ngay cái tài hoa của mình ra mà đùa nhả với sự nghiệp thân thế mình. Hồi cụ Thượng còn nhậm ở dưới Sơn Nam hạ, cái gia đình lớn ấy chưa quy về một mối, ông Cử hai quanh năm đi dạy học ở bốn tỉnh tứ chính Đông Nam Đoài Bắc. Không cần phụ huynh học sinh xử hậu hay bạc, không cần địa phương ấy là có đất văn tự hoặc dân ấy là có nếp văn chương muốn cầu học chữ của thầy, có khi tới ở đó ít ngày, ngồi giảng bài chưa ấm phòng học, ông đã quẩy khăn gói tráp điếu lên đường. Người tuổi tác có hỏi, ông trả lời là vì cảnh ở đấy không dung được người. "Bực trượng nhân thử nghĩ: cái gì mà nước chỉ chảy xiết không bao giờ tụ; cây trồng đến ba năm bói không có quả; ớt nhấm không thấy cay; hoa chỉ có mùi thơm về phần đêm; núi chỉ bằng đầu chứ không có chỏm ngọn, và mây trời không bao giờ hiện đủ năm sắc. Cảnh như thế, tôi ngồi mà làm gì. Chữ thánh hiền không phải ở chỗ nào cũng đem bố thí được".
Ông Cử hai đi dạy học, đã lấy cái việc dạy học làm một mưu hồ khẩu mà y như là đi ngoạn cảnh hoặc là đi dâng hương ở các đền chùa cổ tích. Và những lúc mỏi chân phải ngừng ở lại các thôn ổ, ông lại còn thỉnh thoảng ngừng cả cái miệng giảng sách hoặc ngừng chấm nét son lên quyển bài, để đề một bức châm lên lá quạt tặng bạn đồng song, để khắc chữ triện và trạm trổ một hòn đá xù xì cho thành một con thạch ấn, để dúng ngón tay trỏ vào chậu mực vẽ một bộ tứ bình thủy mặc có hình đủ bốn thứ cây cỏ tứ hữu: cúc, trúc, lan, mai, treo chơi trên vách đất quán trọ nơi ngồi dạy học.
Gần ngày tết nhất, người trưởng tràng lúc thu xong sổ đồng môn, chỉ khổ lên vì đi tìm thầy. Tết mùng ba, ông Cử hai đã trốn khỏi nhà trọ từ hôm trước để để đi ăn hàn thực và đi hội đạp thanh với các bạn sính làm thơ tức cảnh. Tết Đoan ngũ, ông lên núi hái lá thuốc, những mong được như hai người Lưu Nguyễn ngày xưa gặp tiên. Tết Trung thu ông lên chùa Thầy ngắm trăng Chợ Giời họp trên đỉnh núi Sài Sơn. Gần tết Nguyên đán, nếu chưa về nhà, thì ông ẩn ở trong một mái đình vắng nào để gọt cho hết một lắp thủy tiên. Cái hành tung của người nghệ sĩ không chịu sống cho người khác và hùa theo với người chung quanh ấy, thực khó mà dò hỏi. Lùng tìm cái dấu bàn chân một chính khách thất quốc lúc vượt bể ra ngoài mưu việc lớn, có lẽ còn dễ hơn đi đuổi theo ông Cử hai những lúc cái hứng giang hồ ở người ông nổi dậy.
Từ ngày cụ Thượng nghiêm phụ về trí sĩ ở Hàng Gai, Hà Nội, ông Cử hai không tha phương làm ăn nữa. Ông ở riệt ở nhà chép lại cuốn gia phả, và sao được bao nhiêu pho Kinh mượn trên chùa Trấn Quốc cho cha. Thế rồi mợ Cử sinh thêm được con Tố Tâm. Trước ngày ở cữ Tố Tâm, vườn lan nhà cụ Thượng Nam Ninh ở Hàng Gai nở đều mấy chậu vừa Tiểu Kiều, Đại Kiều. Cụ Thượng cha gọi thế là lan báo hỉ và đặt tên luôn cho cháu gái là Tố Tâm. Mợ Cử hai, thấy chồng không ra mặt bất đắc chí và phẫn uất với buổi giao thì nữa, chỉ ngày ngày thờ cha già và chơi với Ngộ Lang và Tố Tâm, cũng vui cười hể hả thêm lên. Một hôm Mợ đã dám ru con rất to, như rót vào tai chồng:
Ba năm lưu lạc giang hồ,
Một ngày tu lại, cơ đồ vẫn nên.
Thằng Ngộ Lang và con Tố Tâm ngoan vô cùng. Thằng anh mến con em, nhiều khi cắn cả má em để cho em vừa khóc vừa theo, ồn ào và dễ thương lạ. Con Tố Tâm chưa đầy tuổi tôi, mà má đã lúm đồng tiền, mà mắt đã trong như nước hồ thu. Ngắm con gái, anh hoa sớm lộ ra ngoài, mợ Cử hai có điều ngài ngại. Buồn một cách thoảng qua thôi. Chỉ có một lần thằng Ngộ Lang làm cho mẹ nó buồn sợ hơn hết là một buổi tối, nó vén màn the lên, kéo mẹ nó đến gần cửa song có con tiện, chỉ cho mẹ nó xem một vừng trăng sớm ló bên đầu hồi nhà.
- Mợ ơi, ra đây mà xem ông giăng.
- Ông giăng làm sao?
- Ông giăng đẹp lắm. Có hai cái cánh nhọn.
- Thế thì đẹp gì. Ông giăng có tròn thì mới đẹp chứ!
- Tròn cả không đẹp mợ ạ.
Từ lúc ấy, thằng Ngộ Lang cứ vắt tay lên trán mà ngắm giăng như một người lớn đang suy nghĩ. Mỗi lần mẹ nó bảo bỏ lá màn xuống cho khỏi muỗi thì nó lại sụt sịt khóc. Và nó cứ vắt tay lên trán nhìn vừng giăng lên mỗi lúc một cao. Ông Cử hai vừa về, nó nhẩy choàng dậy, vui mừng như một người đứng tuổi khi tìm được một tâm hồn bầu bạn, nó lôi tay bố nó xềnh xệch đến chỗ chấn song, chỉ vừng giăng bạc có cánh nhọn và nói:
- Ban nãy ông giăng khéo hơn bây giờ kia cậu ạ. Ngộ Lang nằm chờ mãi mà không thấy mây che lấy ông giăng của Ngộ Lang. Thế đêm nay có mây không hở cậu?
Vợ chồng ông Cử hai nhìn nhau hồi lâu, chốc lại liếc qua Ngộ Lang đứng bần thần bên cửa sổ có ánh giăng xuyên qua. Người vợ hình như lấy cặp mắt lo lắng bảo thầm chồng: "Tính di truyền giọt máu nhà lại bắt chúng ta cho ra đời một tên tài tử nữa rồi" để cho người chồng nghĩ thêm rằng: "Đời thằng Ngộ Lang rồi cũng chỉ đến lăng băng mà thôi. Cái vừng giăng lưỡi liềm kia sau này còn lôi kéo cái thơ mộng Ngộ Lang kia đi xa lắm. Việc ấy cũng là số mệnh định cả và điềm ra như thế".
Qua ngày Tết Trung Nguyên, ông Cử hai để tâm vào việc sắm cỗ tết Trung Thu cho hai trẻ Ngộ Lang và Tố Tâm và vợ chồng cũng quên cái việc Ngộ Lang mê cái bóng giăng lưỡi liềm đêm trước.
Mấy hôm nay, ông Cử hai chạy suốt ngày như một người bận rộn nhiều lắm. Chốc chốc lại tha về mấy cái mai cá mực, hoặc ít mụn nhiễu đủ các màu tươi và bao nhiêu là giấy hàng mã cùng là que nứa và dây lạt. Ông Cử hai, một người tài hoa giang hồ, đến cái tuổi chán sự bay nhảy và đã nghĩ đến chuyện vui cùng gia đình.
Người ấy đã hồi tâm lại, mong gây cái êm ấm cho gia đình vào một ngày tết của con trẻ. Người ấy đi kiếm các vật liệu để làm cho lũ con một cái đèn xẻ rãnh. Từ trước tới giờ cái người ấy có sao Thiên Cơ chiếu vào hoa tay, chỉ đi làm đèn xẻ rãnh ở những chỗ đầu sông ngọn nguồn cho các thứ trẻ con thiên hạ, hồ mong trả cái nợ áo cơm đối với những người bao dung mình vào những ngày và tháng bẽ bàng.
Mấy ngày liền liền, ông Cử hai nghĩ tìm một cái đầu đề mới lạ cho đèn xẻ rãnh. Hay là lấy sự tích Tam Quốc ra làm? Không thấy hứng lắm, bởi vì đã đến ba bốn lần ông mượn tích Tam Quốc rồi. Người ta còn nhắc mãi đến bây giờ cái đèn xẻ rãnh của ông hồi mấy năm về trước, diễn cái tích "Triệt giang phò A Đẩu" lúc Triệu Tử Long nhẩy sang thuyền Tôn phu nhân trên sông Ngô, trông cứ như thật. Cái tài làm đèn xẻ rãnh của ông được nổi tiếng truyền rộng ra một vùng Kinh Bắc là từ cái đèn "Triệt giang phò A Đẩu" ấy. Tác phẩm chỉ độc có một cái ấy, ngày nay ông Cử hai không còn nhớ ra được là đã vào tay ai. Hình hài ông vào hồi ấy cũng còn là chuyện bỏ qua, huống hồ chỉ là một công trình tiểu xảo kia! Ai đi nhớ mà làm gì!
Mấy hôm nay ông nghĩ đầu đề làm đèn xẻ rãnh cho thằng Ngộ Lang, thực khó hơn là tìm vận thơ gieo cho một bài bát cú phú đắc. Chưa biết nên diễn cái tích gì đây! Hết ngày ấy sang ngày khác, ông ngồi bóc sẵn hạt bưởi và chẻ những hạt na ra từng hai mảnh một. Hạt bưởi xâu vào que phơi khô, tức là những cây nến cắm vào đèn giấy cho lũ trẻ con nhà nghèo chơi đêm ngày rằm.
Cụ Thượng nướng đỏ cái tiêm sắt vào ngọn đèn thổ hà, xiên mũi tiêm nóng vào lòng mảnh hạt na, hút một điếu thuốc lào, thở khói pháo. Mảnh hạt na vừa tàn thì tro thuốc nơi nõ điếu cũng vừa tụt gọn vào điếu. Gọn gàng và ngon lành đến thế là cùng. Cụ Thượng hỏi ông Cử hai:
- Thế anh đã nghĩ làm đèn như thế nào chưa?
- Con định hỏi lại thầy về cái tích này xem có nên không. Là diễn một tích trong truyện Ngô Việt Xuân Thu, lúc Phạm Lãi đem Tây Phi sang dâng Ngô Phù Sai.
- ừ, Phạm Lãi gặp Tây Thi giặt lụa ở bến Trữ La, hồi này thú vị đấy. Nhưng anh Cử định diễn từ đoạn nào? Phải làm những quân gì? Đừng nên làm nhiều quân lắm. Cái sức luân chuyển của tán đèn đốt lửa chỉ có chừng độ thôi. Nếu dùng nhiều quân quá, sức máy gạt ngang sẽ yếu đi nhiều.
- Con đã nghĩ rồi. Cái rãnh chính để hình dung một con sông chảy từ đất Việt sang đất Ngô. ở phía bên phải chiếc đèn, đắp một hòn núi giả hơi cao. ở rãnh phụ ấy đặt một cái máy gạt ăn vào hai hình quân Ngô Phù Sai và Ngũ Tử Tư. ở nơi góc bên trái, cũng ở một cái rãnh phụ nữa, lại một chiếc máy gạt ăn vào một chiếc thuyền ở trên có hình Phạm Lãi ngồi. ở cái rãnh chính thì có chiếc thuyền lớn. Đấy là thuyền Tây Thi tiến Ngô.
- Thế anh cho các quân ấy chạy và gặp nhau như thế nào?
History
Đánh dấu