Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Hiện đại và hệ thống hóa khai cục cờ tướng
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    91
    Post Thanks / Like

    Mặc định Hiện đại và hệ thống hóa khai cục cờ tướng

    Hiện đại và hệ thống hóa khai cục cờ tướng
    Nguồn: tạp chí Người chơi cờ (T1/2008)
    Trên thế giới thực ra có rất nhiều lại cờ. Từ những lại cực kỳ đơn giản, chỉ còn chơi ở những làng quê, cho đến những loại cờ người ta mới sáng tác ra. Nhữ ở VN ta, có không ít nơi còn chơi Cờ Hùm, Cờ Giánh, Cờ Chân Chó, Cờ Tỷ Phú,… đó là những loại cờ dân dã, chơi đâu đó lẻ tẻ trong dân gian.
    Nhưng cũng có những loại cờ qua hàng nghìn năm, được sàng lọc, cải tiến, cách tân để trở thành những loại cờ chính thống. Được hàng trăm triệu người chơi chiêm nghiệm, đánh giá & thừa nhận, những loại cờ chính thống ấy, với sự thu hút do chính bản thân chúng đem lại, đã tồn tại cùng với tuế nguyệt, đã giành được vị trí xứng đáng trong sinh hoạt nghệ thuật & thể thao của hàng trăm triệu người trên khắp hành tinh, khẳng định được sức sống mãnh liệt của mình & góp phần rất lớn vào rèn luyện trí não & nhân cách cho cả tỷ người qua bao nhiêu thế hệ.
    Mỗi loại cờ như thế có 1 vùng đất riêng để “dụng võ”. Ví như cờ vua thì phát triển mạnh mẽ ở châu Âu & châu Mỹ. Trong lúc đó cờ tướng lại tung hoành ở nhiều nước châu Á, Cờ vây dời xứ sở Trung Quốc là nước khai sinh để lưu lạc sang Nhật Bản, Hàn Quốc rồi bắt đầu cắm rễ ở những vùng đất khác.
    Ngày xưa khi các quốc gia còn “bế quan tỏa cảng” đối với nhau thì ai chơi cờ gì cứ chơi cờ ấy đến suốt cả cuộc đời, chẳng hề biết rằng còn có những thứ cờ khác. Thậm chí còn so sánh, đố kỵ & bài xích những loại cờ khác.
    Thêm nữa việc giao lưu qua lại giữa các quốc gia còn rất hạn chế khó khăn, còn có những ý thức về chính trị, tôn giáo, tập tục cũng là 1 rào cản đáng kể để con người có thể xích lại gần nhau.
    Và không cần nói đâu xa, chỉ cách đây cỡ 15-20 năm, thông tin chưa bùng nổ khắp toàn cầu, nối mạng đến từng nhà như bây giờ thì tin tức ngay trong 1 nước với nhau còn chưa biết được, nói chi tới thế giới bên ngoài.
    Ngày nay, nói chính xác hơn là trong vài mươi năm lại đây tình hình đã hoàn toàn thay đởi, thay đởi 1 cách căn bản & cực kỳ mau chóng. Nó khiến cho sự vài xích & đố kỵ thu hẹp dần.
    Các lại cờ bắt đầu nhìn nhận nhau với con mắt thân ái & đồng cảm hơn. Đã có sự giao thoa & ảnh hưởng lẫn nahu giữa các loại cờ. Hơn thế nữa, người xứ này đã chịu tìm tới & học hỏi, chơi những loại cờ từ xứ khác. Những loại cờ mang đầy tính cổ hủ & bảo thủ cũng đã chuyển mình, những loại cờ vốn cao ngạo tửơng chỉ có mình mình là chủ soái của thiên hạ cũng đã nghĩ lại & chịu hạ mình cúi chào các loại cờ khác.
    Những ngùơi châu Âu & châu Mỹ đã thành lập những hợi cờ tướng & xin gia nhập hội cờ tướng thế giới. Những quốc gia hùng mạnh về kinh tế đã biết kính trọng môn cờ vây. Còn cờ vua thì đã làm hẳn 1 cuộc cách mạng để đến với tất cả các dân tộc, mà số thành viên của Liên đoàn cờ vua thế giới đã lên đến hơn 160 quốc gia.
    Nói chung phương pháp tổ chức, nghiên cứu lý thuyết, xây dựng luật lệ, đặt ra thể chế, sáng tạo ra nhiều thế thức thi đấu & thiết lập hệ thống giải toàn cầu cũng như việc tấn phong các loại danh hiệu, đẳng cấp thì không có 1 loại cờ nào có thể sánh được với cờ vua.
    Các loại cờ không hề có ý định cải tiến cờ mình thành như kiểu cờ vua, vì họ hiểu đó là 1 kiểu mẫu khoa học nhất, tiên tiến nhất, tối ưu nhất. Nó góp phần giải quyết bao nhiêu khó khăn & lúng túng xưa nay trong các loại cờ này, mà nhất là cờ tướng.
    Cớ tứơng tuy chơi đã được hàng nghìn năm , nhưng luật lệ còn rất nhiều chỗ khiếm khuyết, sơ hở. Thậm chí trong cùng 1 quốc gia, mà địa phương này cũng dùng luật lệ khác với địa phương kia. Tất nhiên giữa các quốc gia chơi cờ tướng thì khác biệt còn nhiều hơn, lại thêm ngay trong cờ tướng, các yếu tố về mê tín, tâm linh cũng tùy tiện đưa vào. Có nơi cấm chiếu từ phía sau quân tướng, vì cho đó là “đánh lén”, là “hèn”. Có nơi lại cấm pháo sát tốt đầu ở những nước đầu tiên, xưa còn cấm không cho đi ngay tốt đầu vì coi đó là “khinh thường đối thủ”… tất cả những “cấm kỵ” theo kiểu cảm tính vô lý như thế khiến cho cuộc cờ thêm rối rắm, tùy tiện. Đó là chưa nói đến những thế cờ, chiếu hoài, bắt hoài, bắt mãi giằng co nhùng nhằng, dẫn đến những tranh cãi liên miên bằng những kiểu viện dẫn thiếu hẳn tính logic & khoa học.
    Sau khi học cách làm luật của cờ vua, cờ tướng ngày nay đã được quy chuẩn & thống nhất hơn nhiều. các kỳ thủ cờ tướng các nước gặp nhau, an tâm thi đấu vì căn bản đã có 1 bộ luật soạn ra theo những căn cứ xác đáng, theo những chỉ dấu của kiểu soạn luật cờ vua (tất nhiên nó có những đặc trưng của cờ tướng chứ không hoàn toàn rập khuôn theo cờ vua)
    Cờ tướng cũng đã tiến tới chơi có ghi biên bản, có đồng hồ đo giờ cho từng đối thủ. Đó cũng là học được theo phương pháp thi đấu của cờ vua.
    Cờ tứơng xưa kia không biết đến thi đấu theo hệ Thụy Sĩ, nay thì phần lớn các giải đấu cờ tướng đều chấp nhận thi đấu theo hệ thống này, vì nó vừa tiện lợi, vừa công bằng, vừa giúp cho ban tổ chức giải tránh khỏi nhiều khó khăn phức tạp
    Cờ Tứơng cũng đã đưa cách tính hệ số Elo của cờ vua vào hệ thống tính điểm của mình & đã xếp hạng được đối thủ của mình 1 cách minh bạch & đầy sức thuyết phục
    Cờ tướng cũng học theo cờ vua mà viết các chương trình cờ tướng chạy trên phần mềm máy tính, hay tổ chức cho các kỳ thủ đấu với máy & thực hành chơi cờ trên mạng.
    Cờ tướng cũng áp dụng các hình thức đánh cờ theo giờ với các thể thức cờ truyền thống, cờ nhanh, cờ chớp…& phân định thắng thua ở những trận đối kháng nhờ cờ nhanh & cờ chớp như ở cờ vua
    Nói tóm lại là, sự tiếp thu, cách tân theo thể thức của 1 loại cờ khác mà bộ mặt cờ tứơng đã “trưởng thành” lên nhiều, khoa học, hiện đại & văn minh hơn nhiều
    Tuy nhiên nếu tính kỹ hơn thì vẫn còn những khuyết nhược mà chưa thể giải quyết được 1 sớm 1 chiều, nếu không muốn nói là hàng chục năm chưa biết chừng.
    Để khỏi mất nhiều thì giờ của quý độc giả, chỉ xin lấy 1 vấn đề làm thí dụ . đó là vấn đề còn tồn đọng , vẫn còn làm đau đầu các nhà nghiên cứu lý thuyết cờ tướng.
    Trước khi vào vấn đề này, tưởng cũng nên nói tới 1 vấn đề khác thuộc góc cạnh tâm lý, chứ không phải ở góc nhìn kỹ thuật chuyên môn.
    Đó là trong khi các nước Âu Mỹ, khi họ khám phá ra 1 điều gì mới trong lĩnh vực cờ, họ thường cho đăng báo công khai các công trình nghiên cứu của mình cho cả thiên hạ biết. Họ lại mở những cuộc cạnh tranh. Cũng có khi được truyền lại cho con cái hay đệ tử ruột với lời cam đoan là sẽ giữ kín luận công khai, phản bác 1 cách hết sức dân chủ, công bằng & biết lắng nghe ý kiến của nhau. Chính vì thế những lý thuyết cờ tiên tiến được lan tỏa rộng rãi & được kiểm nghiệm qua thực tế để rồi đúc kết được những tinh hoa lý thuyết, phổ cập cho thiên hạ. Trong lúc các nước Á châu, cờ tướng phải trải qua 1 thời kỳ manh mún kéo dải. Ai sáng tạo đựơc 1 điều gì mới là chăm bẵm cho riêng mình, giấu kín thiên hạ, tự gọi đó là những bí quyết, những tuyệt chiêu chỉ dùng khi cần để hạ những kẻ khác, chẳng mấy khi truyền lại cho ai, đổi lại lời cam đoan hay lời thề rằng “chết thì đem xuống mồ”
    Chính vì vậy mà dù có chơi cả nghìn năm nay nhưng lý thuyết quanh đi quẩn lại chỉ có vài 3 cuốn sách mỏng mảnh. Trong lúc cờ vua có tới mấy nghìn quyển đề cập tới mọi ngóc ngách của từng vấn đề, từng thế biến…
    Và cả nghìn năm qua, lý thuyết cờ tướng hầu như 1 con số không. Mỗi người chơi (đây là nói theo những cao thủ có danh tiếng), mỗi người thủ riêng cho mình 1 “miếng”, một “ngón” riêng.;
    Cho mãi tới gần đây, học tập cách hào phóng & công khai của cờ vua, 1 số những người đã dám “khai sơn phá thạch” mở đường cho lý thuyết cờ tướng. Nhờ những con người vô tư bất vụ lợi mà những quyển sách cờ tướng được tung ra thị trường với sự đón chào vô cùng hồ hởi của giới chơi cờ. trong đó có những quyển chuyên về khai cục, những quyển chuyên về đòn chiến thuật, có những quyển chuyên về cờ tàn…
    Từ đó đã làm nên 1 cuộc cách mạng về tư tưởng, về tác phong & cả đạo đức cho nền cờ tướng thế giới. Cờ tướng dần dà từ bỏ lối chơi theo thủ đoạn, mánh khóe, nhếch nhác… để tiến lên lối chơi đường hoàng, công khai, minh bạch. Nhiều kỳ thủ cờ tướng đã sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, những bí quyết của mình để được học hỏi nhiều điều hay từ bạn bè. Cũng nhờ đó mà những gì họ sáng tạo được cả 1 tập thể kiểm nghiệm, & trong nhiều trường hợp đã chỉ ra những thiếu sót nghiêm trọng mà 1 thời họ tửơng rằng đó là bí quyết độc nhất, hay nhất của riêng mình.
    Ngày nay bước vào các giải cờ tướng đỉnh cao, ta thấy phòng ốc, quân bàn, thiết bị… cũng sang trọng như cờ vua. Những kỳ thủ cờ tướng cũng sáng giá về mặt như các đấu thủ cờ vua hay cờ vây. Đó là kết quả của cả 1 quá trình xâm nhập, ảnh hưởng lẫn nhau, đó là cả 1 quá trình tự nhận thức ra mình để khiêm tốn & chân thành học hỏi.
    Tuy nhiên vấn đề muốn nói ở đây là cho tới tận bây giờ, cờ tướng vẫn chưa có 1 lý thuyết khai cục thống nhất, 1 lý thuyết khai cục “chuẩn” & khoa học như bên cờ vua. Thậm chí ngay cả đến những nước đi đầu tiên của khai cục vẫn cón nhiều kiểu dàn bài khác nhau. Trong phạm vi bài này chưa có đủ “đất” để trình bày cho thật sâu, thật chi tiết vấn đề khai cục trong cờ tướng. Cái đó để dành cho những nhà nghiên cứu có tâm huyết.
    Ở đây chỉ nêu ra 1 hiện tượng đơn giản thế này: Tại sao trong lúc người này cho rằng việc phân loại khai cục được chi ra theo đấu pháp, tức là hệ thống khai cục gồm có: khai cục tấn công, khai cục đối công, khai cục phòng thủ? Liệu hệ thống như thế đã chuẩn chưa? Ai dám nói trận “Tiên nhân chỉ lộ” là phòng thủ, ai dám nói “Phi tượng cục” là khai cục phòng thủ? Mà cũng không ai dám khẳng định khai cục pháo đầu là tấn công hay đối công? Phải chăng cách phân loại này quá “duy ý chí” tùy thuộc vào phong cách, ngẫu hứng chơi của từng người: Anh này hiếu chiến, anh kia cẩn trọng. Kiểu phân loại này thực ra là rất tương đối & có lẽ cũng không kém phần mù mờ, lấy chủ quan là chính, thiếu tính khoa học & khách quan. Người ta có thể dẫn chứng 1 số trận thế để chứng minh rằng kiểu chơi này sẽ dẫn tới đối công, chơi nước kia sẽ phòng thủ. Có người lại chia khai cục theo tên quân (Tấn binh, Khởi mã, phi tượng, trung pháo…) Cách này xem ra có vẻ sáng sủa hơn nhưng cũng không phải được tất cả công nhận
    Ở cờ vua thì không như thế, người ta phân loại khai cục theo nước đi của các quân đầu tiên, bất chấp ý đồ đối phương là tấn công hay phòng thủ. Ví dụ: Khai cục mở (hay khai cục thoáng), khai cục nửa thoáng hay khai cục kín. Nhưng khai cục thoáng không có nghĩa là tấn công, khai cục kín không có nghĩa là phòng thủ. Mà nhiều khi đơn giản khai cục thoáng là mở đường cho nhiều quân đi hơn, khai cục kín là ít quân ra trận hơn. Nhưng rồi các quân cũng sẽ được tung ra, chiếm lĩnh các vị trí cần phải chiếm lĩnh chứ không phải là tấn công, đối công hay phòng thủ.
    Nhờ cách phân chia này mà cờ vua có được bài bản khai cục cực kỳ hoàn chỉnh, mà trong 5-7 nước đầu, thậm chí là 10 nước đầu tiên đã trở thành kinh điển cho các tay chơi cờ, cho họ biết ngay là họ đang chơi trận theo khai cục nào, & việc sáng tạo là ở các nước tiếp theo chứ không phải tốn quá nhiều thời gian để nghĩ các nước khai cục mặc nhiên đã được nghiên cứu & chỉ dẫn sẵn. Mỗi 1 khai cục được đặt 1 cái tên cực kỳ ngắn gọn, dễ nhớ, chỉ gồm 1 vài từ, các biến cũng được đặt tên gọn ghẽ
    Liệu cờ tướng có làm được điều đó không, liệu cờ tướng có tạo dựng được 1 sơ đồ & trận thế khai cục hoàn hảo như cờ vua không?
    Thiết nghĩ, đến 1 ngày nào đó, cờ tướng cũng sẽ làm điều đó thôi. Biết bao nhiêu người chơi cờ đang chờ đợi. Thế nhưng tốt nhất là nên nghiên cứu để làm càng sớm càng tốt. Hiện nay cũng đã có người làm, với các khai cục cũng đã được đặt tên, tuy nhiên đi sâu, hệ thống hóa, phân loại 1 cách thật tỉ mỉ, khoa học thì chưa. Rất mong các nhà nghiên cứu cờ tướng Việt Nam ra tay!
    Thanh Trúc

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    229
    Post Thanks / Like

    Mặc định Thầy Hoàng Đình Hồng - hlv Cờ Sài Gòn

    Có lần tôi đã hỏi ý kiến thầy Hồng về việc phân loại khai cục. Theo ý kiến thầy thì có nhiều cách phân loại khai cục, chưa có sự chuẩn hóa, nhất quán. Một trong những cách đó là phân loại theo hệ thống khai cuộc. Có thể phân chia thành 3 hệ thống:
    + Hệ thống khai cuộc phòng thủ phản công: Ví dụ Bình phong Mã, Phản cung Mã
    + Hệ thống khai cuộc đối công: Ví dụ Thuận Pháo, Nghịch Pháo
    + Hệ thống khai cuộc hoãn công: Ví dụ Tiên nhân chỉ lộ, Phi Tượng
    Thử nêu lại ý kiến cho mọi người tham khảo, góp ý.
    Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    4
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Bình Phong Mã,Đơn Đề Mã,Liễn Cùng Pháo,Điệp Pháo,Uyên Ương Pháo,Trung Pháo Thất Chốt Xe hỏa hà.....có cả trăm ấy

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2011
    Bài viết
    151
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tiểu kỳ đã nói vấn đề này trong toppic "Khai trận và khi cuộc" (Mục Khai cuộc) đó là do một kỳ thủ TQ truyền dạy lại, các bạn có thể tham khảo và sẽ hiểu tại sao TQ vẫn ngự trị sân chơi này.
    Họ hệ thống hóa từ cách đây khá lâu rôi nên giờ chúng ta nên kế thừa và .... vượt họ.

Hiện đại và hệ thống hóa khai cục cờ tướng

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68