Trang phục yêu thích của các tiểu thư đất Việt xa xưa rất đa dạng và phong phú.


Trang phục là một trong những sản phẩm văn hóa sớm nhất của xã hội loài người. Mỗi quốc gia đều có một quốc phục của riêng mình thể hiện cái hồn của dân tộc. Với dân tộc Việt, trang phục dân tộc qua thời gian luôn thay đổi để thích hợp với từng thời kỳ lịch sử khi sự phân chia, tranh giành quyền lực thường xuyên diễn ra.

Có thể nói thời kỳ nhà Lê là thời kỳ thăng hoa của trang phục phụ nữ Việt Nam khi giai đoạn này xuất hiện rất nhiều kiểu dáng và thiết kế vô cùng đa dạng. Nhưng nhìn chung các trang phục thời nhà Lê đều có thiết kế khá cầu kỳ với nhiều lớp áo choàng, màu sắc bắt mắt. Chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Hoa nên các trang phục truyền thống thời kỳ nhà Lê chưa thoát khỏi cái bóng của vùng đất hùng mạnh này.Trang phục của phụ nữ Việt thời Lê có nhiều nét giống với kiểu áo choàng Hanfu của Trung Quốc với phần ống tay rộng, chiếc thắt lưng to ngang eo được dùng để cố định bộ áo choàng này lại. Chính vì ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa mà bộ trang phục này không được nhiều người hưởng ứng.

Nhưng đến thời kỳ nhà Nguyễn các bộ quần áo đã được may thêm phần cổ áo và thắt lưng mang nét đặc trưng rất riêng của người Việt.


Trang phục của phụ nữ Việt thời kỳ nhà Lê Sơ và Lê Trung Hưng ( 2 ảnh trái) và thời kỳ nhà Nguyễn ( ảnh phải)

Cho đến thời kỳ Hậu Lê bắt đầu xuất hiện nhiều kiểu trang phục khác nhau và các bộ váy áo đã thể hiện được nét văn hóa riêng.






Những bộ trang phục của phụ nữ thời kỳ Hậu Lê rất kín đáo với nhiều lớp áo mang nhiều màu sắc khác nhau. Đặc trưng nhất vẫn là phần ống tay rộng.


Một hình thức trang phục thấy khá phổ biến nữa là trang phục hầu gái (hay quan hầu trong cung). Áo cổ tròn, có thể vạt áo dài hay ngắn, váy đơn hay xếp lớp, tay áo rộng hay hẹp… Có thể áo cổ tròn này là một dạng đặc trưng của hầu cận thời Lê.






Triều đại nhà Lý từ thế kỷ 11-13 có 2 trang phục tiêu biểu. Đầu tiên là trang phục được đặc trưng bởi chiếc mũ đội đầu và áo choàng lửng khá đơn giản và mộc mạc. Trong khi đó thiết kế đời sau có phần cầu kỳ và điệu đà hơn với nhiều lớp áo choàng


Đến nhà Trần từ thế kỷ 13-16, trang phục dân tộc của phụ nữ được chia làm 2 giai đoạn. Từ thế kỷ 13-15 đặc trưng với áo có phần ống tay rộng, phần áo choàng có cổ áo khoét sâu rộng, bên trong mặc một chiếc yếm quây. Đến thế kỷ 15-16, thời kỳ cuối nhà Trần, đầu nhà Lê, phần cổ áo đã được may kín đáo hơn với phần cổ tròn, ống tay gọn gàng hơn. Tuy nhiên, màu sắc lại có phần cầu kỳ và bắt mắt hơn


Mẫu trang phục thời nhà Lý vẫn khai thác cấu trúc nhiều lớp áo nhưng bớt cồng kềnh hơn thời nhà Lê


Đây là tiền thân của áo dài thời Nguyễn. Dạng áo này có thể thấy ở tượng các công chúa, mệnh phụ, hoàng hậu thời Lê cũng như trong các bức họa Đàng Trong.


Trang phục cuối đời Trịnh Nguyễn


Hoàng Thanh chức cống đồ - Thời Trịnh Nguyễn


Đây là dạng áo thấy ở các bức tượng Lê sơ, Mạc, đầu Trịnh Nguyễn.Đây có thể là trang phục dành cho những cô gái thuộc dòng dõi quý tộc khi chất liệu được in hoa văn tinh tế với áo choàng rộng

- Sưu tầm -