Kết quả 1 đến 6 của 6
Chủ đề: Igo và Shougi
-
20-06-2009, 11:42 AM #1
Igo và Shougi
Tôi không biết post bài này ở đâu nhưng hình như bên Việt Nam gọi cờ vây là Go thì có vẻ như không chính xác đấy . Tuy không biết rành về cờ vây nhưng tui cũng biết chút đỉnh tiếng Nhật . Cờ vây tiếng Nhật gọi là IGO ( i gô ) (囲碁). Việt Nam gọi là Go thì thiếu mất cái chữ I rồi , mất độ chính xác rồi . Các bạn nên xem lại nhé ! 1 chút góp ý thôi cho nó được chính xác mà . Thân mến . Bác mod Vũ Thiện Bảo lấy nguyên cả cái bằng khen của Nhật Bản Kỳ Viện làm chữ ký trông rất là oai nhỉ ! Cờ vây tui thấy khó quá , có lần định học chơi nhưng khó chơi quá thành ra nản , cờ tướng Nhật Bản có vẻ dễ chơi hơn .
-
21-06-2009, 08:59 AM #2
Go hay IGo thì dù sao cũng chỉ là cái tên mà thôi . Mỗi nơi gọi mỗi khác mà .
Cờ tướng Nhật theo đa số người Nhật thì dễ chơi hơn cờ vây . Cờ vây cách chơi và luật đơn giản hơn nhưng để chơi giỏi thì không dễ . Còn cờ tướng Nhật thì ban đầu học cách đi các quân có vẻ khó nhưng thuộc rồi thì cũng giống như cờ tướng Tàu thôi , có nhiều nét hơi giống nên cũng dễ chơi . Chỉ khác 1 vài quân , và khác chỗ ở quân cờ còn có mặt sau để sang đất đối phương lật lại mà dùng , và ăn được quân đối phương thì có thể dùng làm quân của mình đó là 1 vài khác biệt . Nói chung cũng na ná với cờ tướng nên để chơi giỏi thì chơi 1 thời gian cũng khá lên và có thể nói là dễ chơi hơn cờ vây .
-
12-02-2010, 10:30 PM #3
Topic tuy đã cũ nhưng xin mạo muội góp vài lời
1- Cờ vây t Nhật là 「囲碁」(đọc là Igo). 囲(I) = vây , 碁(go) = cờ. Nói tóm lại là người Nhật gọi là 「囲碁」 cũng giống như người Việt gọi "cờ vây" vậy.
Trên thế giời (t Anh) hay gọi tắt là chữ "go" phía sau. Như vậy nói là "chơi go" giống như nói là "chơi cờ" vậy
2- 将棋(shougi) cờ tướng Nhật Bản - tuy ko biết nhưng có vẻ cũng không hề dễ, tuy nhiên có 1 điều thú vị như thế này:
Hàng tuần đài NHK có tường thuật cả 将棋 lẫn 囲碁 ,kỳ thủ 将棋 cũng có các đăng cấp dan, phòng đánh truyền thống, người đếm giờ v.v... tóm lại là y xì như cờ vây không thua tí nào. Vì thế xem xong mình chợt liên tường : ở Nhật 将棋 cũng có đầy đủ các loại danh hiệu, giải đấu, viện cờ và có khi còn phát triển hơn cả cờ vây ?_?
-
13-02-2010, 04:51 PM #4
bác DTVD có điều kiện thử hỏi xem thu nhập của kì thủ shougi xem so với thu nhập của kì thủ igo xem nhiều ít thế nào.(ví dụ so sánh giải thưởng lớn nhất ở Nhật của 2 trò này)
Thì biết ngay cái shougi ấy có phát triển hay là không.
Cảm ơn bác.Lần sửa cuối bởi Go_player, ngày 13-02-2010 lúc 05:23 PM.
Đính chính:
aolam không phải là “áo lam”
aolam là “ảo lắm”
-
16-02-2010, 01:46 AM #5
Chúc mừng năm mới
Tiện thể em cũng biết chút ít t Nhật và về xã hội Nhật, hôm nay rỗi nhân tiện ngồi tra thử ra đc 2 link đây. Dịch hết thì dài quá nên chỉ tóm tắt qua thôi nhé
Chú ý về đơn vị quy đổi trước khi đọc:
1 man = 1 vạn yên
1 oku = 1 vạn lần 1 vạn yên = 10^4 man.
Nếu các bác muốn hình dung cụ thể thì cứ tính sơ sơ 1 man ~ 2 tr VND.
1 công nhân viên chức ở Nhật trung bình 1 tháng 20man ~ 40 tr VND -> 1 năm kh 480 man
*****************************
Cờ vây: �͌�v����m
"Lương cơ bản" được viện cờ trả từ vài man đến mười mấy man mỗi tháng tùy theo cấp độ. Ngoài ra khi tham gia các giải đấu thì sẽ được trả tiền theo từng ván và nếu thắng danh hiệu nào đó sẽ đc tiền thưởng của danh hiệu đó.
VD tiền thường của danh hiệu Kisei là 4200 man
Bảng ở bên dưới link là xếp hạng thu nhập 1 năm của kì thủ pro Nhật Bản 2002.
Người đúng đầu nắm danh hiệu Kisei, Jyuudan, người thứ 2 là Meijin, người thứ 3 là Honinbou, thứ 4 là Ouza.... Vị trí 30 cuối cùng là 480 man tức là = 1 "salary man" (kiểu như nhân viên công chức )trung bình của Nhật. Bình quân mỗi pro 200- 300 man 1 năm. Các "pro mới nổi" (mới lên pro) thì có khi chưa đến 100 man 1 năm nên thường phải làm thêm các công việc như viết sách, dạy amateur....
*****************************
Shougi:����̊�m �N��E���E����� ���i�K�C�h
Lương cơ bản: tùy thuộc League của kì thủ, ngoài ra cũng có tiền trả theo từng ván đấu + tiền thưởng nếu thắng giải. VD tiền thường giải Ryuuousen (dịch ra là "Vua Rồng Chiến" =) ) là 3200 man.
Thu nhập bình quân 1 năm 1000 man, top pro có thể vượt quá 1 oku 1 năm. Cụ thể thu nhập năm 2008 của pro shougi ở bảng ở giữa link. Rất tiếc em ko đọc được tên các danh hiệu (vì ko biết) nhưng các bác có thể thấy theo thứ tự từ trên xuống như sau:
1 / 1 oku 711man (10711 0000 yen)
2 / 6252 man (6252 0000 yen )
3 / 6082 man (6082 0000 yen )
4 / 3780 man (3782 0000 yen )
*****************************
Tóm lại tiền thường của giải đấu lớn thì Igo có vẻ nhỉnh hơn nhưng thu nhập bình quân của kì thủ thì rõ ràng Shougi chiếm ưu thế. Tuy nhiên người ta cũng nói rằng nếu chỉ sống nhờ vào tiền từng ván và tiền thưởng giải thì chỉ có top pro 40 -> hầu hết các pro đều phải đi "dạy thêm" và viết sáchLần sửa cuối bởi DTVD, ngày 16-02-2010 lúc 01:52 AM.
-
31-05-2010, 11:55 AM #6
em cũng xin góp ý 1 tí ^^
lúc em còn học bên Australia, thì em có tham gia Hội học sinh Nhật trong trường ĐH, nếu cứ hỏi 10 tên người Nhật, thì phải có 8,9 tên biết chơi Shougi còn chỉ có khoảng 1,2 tên biết luật Igo mà gần như chưa chạm quân cờ Igo bao giờ!
Tuy nhiên, họ cũng bảo là luật shougi khó hiểu hơn Igo rất nhiều. Và vì thế nó là 1 chướng ngại vật khá lớn cho giới cờ phương Tây khi tìm hiểu về Shougi, bản thân em cũng mất khá nhiều thời gian mới có thể hiểu được luật shougi.
Nói chơi shougi dễ cũng ko đúng, tuy rằng nó dễ chơi hơn Igo thật nhưng phép biến hóa của nó ko thua gì Igo. Ví dụ, nếu trong 1 biến bất kỳ trên bàn cờ, nếu cờ vua trung bình có 30 biến, thì Igo và Shougi cùng có 300 biến để đi ^^! Cái phức tạp của Shougi là hầu như quân nào cũng được thăng chức và tù bình bắt được có thể đặt lại trên bàn cờ thành quân của mình =].
Shougi được xem là quốc hồn quốc túy của Nhật. Về mặt giải thưởng và coi trọng thì shougi được xem trọng hơn Igo. Bạn em từng bảo xét mức độ yêu thích của người Nhật thì Majong nhất, Shougi nhì, bóng chày ba và cờ vây tư. Xem Hikaru no go mọi người có thể thấy là clb Shougi bao giờ cũng đông đúc hơn Igo rất nhiều =].
Để chơi shougi, ở mức độ beginner, mọi người có thể dùng trình flash sau, =]
Hozo's Flash Page - ハム将棋
Hướng dẫn cho người không rành tiếng Nhật:
Về việc gọi tên, thì English là Go, Japanese là Igo, Korean là Baduk và Chinese là Weiqi, một số thứ tiếng khác như Spanish, Portugese, Arab có thứ tiếng địa phương của họ. Tuy nhiên, trong tất cả các giải thế giới, đều thống nhất chung là Go. Chú ý, Go đọc là "Gô" chứ ko phải /gou/ như trong động từ "to go" của English =].
~Koks - vncovay.orgLần sửa cuối bởi koks, ngày 31-05-2010 lúc 12:02 PM.
~Koks - vncovay.org
Igo và Shougi
Đánh dấu