Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Kinh nghiệm học và chơi trung cuộc.
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    33
    Post Thanks / Like

    Mặc định Kinh nghiệm học và chơi trung cuộc.

    Trích & tóm lược từ : Cờ Tướng Trung Cuộc
    Trần tấn Mỹ - Phạm tấn Hòa – Lê thiên Vị - Quách anh Tú
    (Hội Cờ Thành phố Hồ chí Minh xuất bản 1992 )

    I .PHÂN BIỆT GIỮA CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT.

    Tìm hiểu nguồn gốc thì các từ CHIẾN LƯỢC và CHIẾN THUẬT xuất phát từ những thuật ngữ quân sự của Hy Lạp có nội dung ý nghĩa như sau:
    CHIẾN LƯỢC là nghệ thuật phối hợp tác dụng của những lực lượng quân sự để dẫn dắt một cuộc chiến tranh.
    CHIẾN THUẬT là nghệ thuật phối hợp tác dụng của các đạo binh hoặc các vũ khí khác nhau nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong tác chiến.
    Như vậy theo nguyên gốc thì ý nghĩa của các từ chiến lược và chiến thuật có điểm giống nhau nhưng cũng có những khía cạnh khác hẳn nhau.
    Cả hai đều là nghệ thuật phối hợp nhưng một đằng nhằm dẫn dắt một cuộc chiến tranh nói chung còn một đằng nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong tác chiến.
    Vậy CHIẾN LƯỢC và CHIẾN THUẬT hiện nay ta dùng có ý nghĩa thế nào ? Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này ra sao ?
    Theo chúng tôi thì CHIẾN LƯỢC trong môn cờ là đường lối tiến hành một trận đấu. Có đường lối thì mới dẫn dắt cuộc chiến từng bước theo những phương hướng đề ra, nếu không có đường lối thì sẽ lúng túng, chẳng biết phải tiến hành ván cờ như thế nào. Nhưng đường lối là một khái niệm rất rộng và trừu tượng, bao gồm nhiều vấn đề, vì vậy để làm rõ nội dung của thuật ngữ chiến lược trong môn cờ chúng ta chỉ khoanh lại mấy vấn đề sau :
    - Một là tư tưởng chiến lược :
    Khi tiến hành một ván cờ thì tư tưởng của các đấu thủ có mấy dạng là tấn công, đối công và phòng thủ. Đó là 3 dạng tư tưởng chiến lược chính, nhưng khi thể hiện thì nó có nhiều vẻ khác nhau. Chẳng hạn, cùng là tư tưởng tấn công nhưng có người thích kiểu tấn công ồ ạt, chớp nhoáng, có người thích kiểu tấn công vây siết từ từ. Cũng là tư tưởng đối công có người chơi đối công một cách “ liều mạng ” một mất một còn nhưng cũng có người chơi đối công một cách thận trọng, dè dặt, không mạo hiểm đến mức mặc cho may rủi. Còn tư tưởng phòng ngự cũng vậy, có người phòng ngự tiêu cực, thụ động nhưng cũng có người phòng ngự tích cực, luôn tìm mọi cơ may để phản công.
    - Hai là kế hoạch chiến lược :
    Khi đã khẳng định tư tưởng chiến lược như thế nào thì phải tiến hành trận đấu theo một kế hoạch, thể hiện tư tưởng chiến lược trên. Nói kế hoạch là nói vấn đề huy động và bố trí lực lượng, xác định nhiệm vụ của từng loại binh chủng, xác định hướng tấn công hoặc phòng thủ. Dự kiến những biện pháp cụ thể phải đưa ra thực hiện. Trong giai đoạn khai cuộc thường người ta chỉ có thể đề ra một kế hoạch tổng quát nên cũng gọi đó là kế hoạch chiến lược. Sang giai doạn trung cuộc, tình hình diễn biến càng lúc càng căng thẳng, phức tạp thì kế hoạch phải được cụ thể hóa rõ ràng để giải quyết các mâu thuấn cho phù hợp và có lợi.
    - Ba là mục tiêu chiến lược :
    Song song với việc vạch một kế hoạch để tác chiến là việc xác định rõ mục tiêu. Bởi vì có xác định rõ mục tiêu thì kế hoạch mới có cơ sở để vạch cụ thể, rõ ràng. Còn xác định mục tiêu không rõ, hay không có mục tiêu cụ thể thì kế hoạch sẽ chung chung hoặc thực chất chẳng có kế hoạch gì. Nếu mục tiêu đề ra cho một giai đoạn ngắn, thì đó là mục tiêu trước mắt, còn nếu đề ra cho một giai đoạn dài, thì đó là mục tiêu chiến lược.
    - Bốn là nguyên tắc, phương châm chiến lược :
    Đây là những kinh nghiệm từ thực tiễn đấu cờ được tổng kết để người chơi học tập và vận dụng. Có những nguyên tắc chung như Tượng kỳ thập quyết ( Mười bí quyết trong chơi cờ ) nhưng cũng có những nguyên tắc nêu ra cho từng giai đoạn khai, trung, tàn cuộc rất bổ ích mà bất cứ chiến lược nào cũng cần quan tâm vận dụng. Còn phương châm cũng là những kinh nghiệm hay, được nêu ra như một loại “ kim chỉ nam “ hướng dẫn các hoạt động chiến đấu đạt kết quả. Tùy đối thủ trình độ cao, thấp cỡ nào mà đề ra phương châm cho phù hợp. Như gặp đối thủ thấp hơn thì có thể phương châm là : “ Bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, diệt gọn “ , còn gặp đối thủ cao thì có thể phương châm là : “ Thận trọng đối công, giành từng thắng lợi nhỏ, đẩy lùi địch từng bước rồi tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn “.

    Đó là mấy nội dung cốt lõi mang tính đường lối chung khi tiến hành một ván cờ. Các vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên một chiến lược tổng quát trong khai cuộc. Do đó khi viết về khai cuộc, chúng tôi từng khẳng định đó chủ yếu là vấn đề chiến lược, vì bản thân khai cuộc thể hiện đầy đủ các nội dung trên.
    Trong giai đoạn chuyển từ khai cuộc sang trung cuộc, các xung đột mâu thuẫn tăng cao thì nhiều vấn đề chiến lược nổi lên cần phải lý giải và có chủ trương giải quyết. Đó là những vấn đề như : giá trị quân, thế tốt, thế xấu, điểm yếu, khâu yếu, mối quan hệ giữa các quân, giữa lực lượng vật chất với quyền chủ động, vấn đề tấn công và phòng thủ….Nói chung những vấn đề nầy đều là những nội dung của chiến lược. Do đó có người gọi đây là những yếu tố chiến lược cũng không có gì sai.
    Còn CHIẾN THUẬT trong môn cờ là những phương pháp hoặc biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các tư tưởng, ý đồ theo kế hoạch chiến lược hoặc theo kế hoạch cụ thể đã vạch ra. Mà phương pháp hay biện pháp thì rất phong phú đa dạng, luôn gắn với việc sử dụng, điều động, bố trí phối hợp các lực lượng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chúng trong từng trận đánh. Do đó khái niệm nội dung của chiến thuật cũng rất rộng, nhưng nó cụ thể hơn. Đại thể có thể nêu một số nội dung sau đây :
    - Một là nước đi và điều quân :
    Đây là một nội dung cơ bản nhất của chiến thuật, vì có nước đi thì mới có điều quân, khi đã có điều quân thì mới thực hiện được ý đồ của đấu thủ. Xét về tính chất thì điều quân có thể là một nước tấn công hoặc là một nước phòng thủ, có thể gồm một số nước tích cực hoặc tiêu cực tùy tình hình cụ thể mà đánh giá.
    - Hai là đổi quân :
    Đổi quân là một đòn chiến thuật phổ biến trong chơi cờ. Tùy mục đích yêu cầu của việc đổi quân, người ta phân ra làm nhiều loại : đổi quân để giành nước tiên, giành lấy thế, đổi quân để lời chất hoặc lời quân, đổi quân để giải vây, để cầu hòa.
    - Ba là hi sinh quân :
    Hi sinh quân hay bỏ quân là đòn chiến thuật cũng rất phổ biến. Người ta cũng căn cứ vào mục đích ý nghĩa của hành động này để phân ra các loại : hi sinh để giành lấy thế, đoạt tiên, hi sinh để nhốt quân, giam quân, hi sinh để giải vây, hi sinh để đánh bí ….
    - Bốn là phong tỏa hoặc mở đường :
    Phong tỏa là ngăn chận việc triển khai hay điều động quân đối phương, còn mở đường là để giúp cho quân của phe mình thêm cơ động hay linh hoạt.
    - Năm là sự phối hợp các quân :
    Đây là một nội dung quan trọng trong chiến thuật, vì nếu các quân đứng riêng lẻ thì sức mạnh của chúng có thể giảm đi, ngược lại nếu chúng liên lạc nhau, phối hợp cùng nhau thì sức mạnh của chúng gia tăng rất nhiều. Từ sự phối hợp này mới có thể thực hiện các đòn đánh phối hợp với nhiều mục đích khác nhau.
    -Sáu là gia tăng hiệu năng của từng quân cờ :
    Vấn đề này liên quan đến việc điều động, bố trí quân, liên quan đến việc mở thông các đường, đến vị trí chỗ đứng, đồng thời liên quan đến cả sự phối hợp với các quân bạn. Nhưng bản thân từng quân cờ, từng binh chủng có nhiều khả năng về đòn chiến thuật cần cố gắng phát huy. Chẳng hạn nước tấn công đôi của Xe, của Pháo hay đòn đánh chĩa của Mã ; đòn phối hợp chiếu rút của Xe, Pháo hoặc Xe, Mã, các đòn ghim quân hoặc phong tỏa rất lợi hại của Xe phối hợp với Pháo….
    Đó là một số nội dung cơ bản của chiến thuật, nó thường có mối quan hệ gắn bó với nhau, diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp trên một cánh hoặc cả hai cánh. Có thể nói : Chiến thuật là sự biểu hiện cụ thể của chiến lược trong từng thời điểm một cách sinh động. Giữa chiến lược và chiến thuật có mối quan hệ mật thiết nhau đến mức chiến lược mà thiếu chiến thuật thì đường lối chiến đấu trở nên trừu tượng, ngược lại chiến thuật mà thiếu chiến lược thì như đi trong đường hầm.
    ( Còn tiếp )

  2. Thích tuantoanthptqb1 đã thích bài viết này
  3. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    322
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Biết quyển này lâu rồi, nhưng tìm mua không có. Cám ơn bạn.
    Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ
    V. Hochinski

  4. #3
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    33
    Post Thanks / Like

    Mặc định Sự khác biệt giữa người cao cờ với người chơi kém.

    Trích & tóm lược từ : Cờ Tướng Trung Cuộc
    Trần tấn Mỹ - Phạm tấn Hòa – Lê thiên Vị - Quách anh Tú
    (Hội Cờ Thành phố Hồ chí Minh xuất bản 1992 )

    II. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUNG CUỘC

    Phân biệt giữa chiến lược và chiến thuật là để giải quyết nhận thức tư tưởng đồng thời có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn chơi cờ. Vì mọi người đều biết : cờ là một trò đấu trí, chơi phải có tính toán mưu mẹo, không thể đụng đâu đi đó, nghĩ từng nước một. Vào giai đoạn trung cuộc, tình thế phức tạp, muốn tiến hành trận đấu thuận lợi, bao giờ cũng phải có kế hoạch. Đối với người chơi giỏi thì kế hoạch từ khai cuộc đến trung cuộc được họ “nhập tâm “ đến mức chẳng cần phân tích lý luận dài dòng, vì đó cũng là kinh nghiệm của họ. Còn người chơi kém thì thường lúng túng từng hồi, từng chập, chẳng biết nên đi như thế nào cho đúng, vì họ không có kế hoạch gì. Cho nên sự khác biệt giữa người cao cờ với người chơi kém, ngoài khả năng đánh giá thế trận, còn có khả năng lập một kế hoạch cho cuộc chiến.

    Vậy xây dựng kế hoạch trung cuộc như thế nào ?

    Trước khi nêu một số kinh nghiệm để tham khảo, cần nhắc lại là : ván cờ diễn ra từ mở đầu đến kết thúc là một cuộc chiến liên tục không hề gián đoạn. Không phân chia khai, trung, tàn cuộc như ta nghiên cứu và kế hoạch trung cuộc không phải đến giai đoạn trung cuộc mới xây dựng mà đó chỉ là bước nối tiếp cụ thể hóa kế hoạch chiến lược của khai cuộc mà thôi. Với nhận thức như thế, xin nêu một vài kinh nghiệm xây dựng kế hoạch chơi trung cuộc như sau :

    1. LÝ THUYẾT RA QUÂN VẠCH SẲN KẾ HOẠCH TRUNG CUỘC :

    Nhiều nhà nghiên cứu cờ cũng như các danh thủ viết lý thuyết khai cuộc, thường đề ra chiến lược dàn quân với các kế hoạch tấn công, phòng thủ hay đối công. Do đó khi chúng ta học tập lý thuyết khai cuộc, đương nhiên chúng ta cũng tiếp thu tất cả các kế hoạch này.
    Mặc dù nói khai cuộc diễn ra trong vòng từ 8 đến 12 nước đầu tiên nhưng nhiều quyển sách nghiên cứu khai cuộc không dừng lại đó mà người ta nghiên cứu sâu đến 15 – 17 nước. Nhiều chỗ phức tạp, có nhiều phương án khác nhau cũng được người ta nghiên cứu kỹ để thấy phương án nào hay, phương án nào sai lầm hay không hiệu quả. Các phương án diễn ra từ nước thứ 8 trở đi phải được coi là các kế hoạch chơi trung cuộc. Nếu từ các nước đầu tiên đến nước thứ 8 hoặc thứ 10 là kế hoạch tổng quát thì các phương án chính là các khả năng diễn ra tiếp theo cụ thể hóa rõ hơn đường lối chiến lược này. Do đó, trước tiên chúng ta phải biết lý thuyết ra quân của từng thế trận và biết qua các phương án quan trọng, làm cơ sở đầu tiên để xây dựng kế hoạch trung cuộc.
    Chẳng hạn, trận “ Pháo đầu Xe qua hà công Bình phong Mã hiện đại “ Phương án bình Xe đè Mã đối lên Xe giữ Mã, lý thuyết chỉ dẫn cách chơi như sau :

    1. P 2-5......M 8.7
    2. M 2.3......C 7.1
    3. X 1-2......X 9-8
    4. X 2.6..... M 2.3
    5. C7.1.......P 8-9
    6. X 2-3......X 8.2


    Lên Xe giữ Mã là một nước đi mở ra một kế hoạch chiến lược hoàn toàn khác với nước 6… P 9/1 dẫn tới một kế hoạch phản công căng thẳng phức tạp khác. Ngược lại bên Tiên, nếu không đi 6. X 2-3 mà đi 6. X 2.3 đổi Xe cũng đưa đến một kế hoạch trung cuộc khác nữa.
    7. M 8.7
    Bên Tiên còn có các nước 7. C 5.1 hoặc 7. P 8-7 đều dẫn đến những tình huống đối công phức tạp, kế hoạch hai bên cũng phải khác hơn kế hoạch này.
    7…. T 3.5
    Nếu Hậu chơi 7… X 1.1 lại đưa đến tình huống phức tạp khác.
    8. M 7.6
    Trường hợp tiên chơi 8. X 9.1 thì hậu đối công bằng 8…. P 2.4 hoặc cũng cố trung lộ bằng 8… S 4.5 tạo nhiều tình huống thú vị.


    Từ kế hoạch chiến lược của Tiên chơi như trên, thế cờ đã đi dần sang trung cuộc, đòi hỏi Hậu phải chọn một trong các phương án kế hoạch sau đây :

    A. Phương án 1 :

    8………….....P 2/1
    9. P 8.4..... P 2-4
    10. X 9-8..... X 1.1
    11 M 6.5..... M 7.5
    12 P 5.4 ..... P 4-5
    13. P 5.2 ..... S 4.5
    14. X 3-7..... X 8.4
    15. P 8-1..... X 8-7
    16. P 1-3..... X 7-6
    17. X 8.3..... X 1-4
    18. C 1.1..... C 7.1
    19. M 3/5..... X 6/2
    20. M 5.7..... P 9-6
    21. S 4.5..... S 5/4


    Tiên hơn Chốt nhưng Hậu còn khả năng chống đỡ và phản công ở cánh trái.

    B. Phương án 2 :

    8…………….P 2.4
    9. C 5.1..... P 2/1
    10. M 6.7..... P 2-5
    11. M 3.5..... P 9.4
    12. P 5.2..... P 9-5
    13. C 9.1..... C 5.1
    14. X 9.3..... C 5.1
    15. P 8.2..... X 1-3
    16. P 8-5..... M 3.5
    17. C7.1..... S 4.5
    18. X 9-5..... M 5.3
    19. P 5-7


    Tiên vẫn còn chủ động nhưng Hậu chống đỡ vững.

    C. Phương án 3:

    8. ……...... S 4.5
    9. P 8-9..... P 2.4
    10. M 6.4..... X 1-4
    11. X 9-8..... P 2-4
    12. C 3.1..... C 7.1
    13. X 3-2..... X 8.1
    14. M 4.2..... P 9-8
    15. M 2/3..... M 7.8
    16. X 8.7


    Tiên vẫn còn chủ động, Hậu chơi không khéo dễ nguy.

    D. Phương án 4 :

    8…………….X 1.1
    9. P 8-7...... P 2.4
    10. C 5.1..... X 1-4
    11. X 9-8..... P 2-3
    12. M 6.5..... M 7.5
    13. C 5.1..... M 5/7
    14. X 8.7..... X 4.5
    15. X 8-7..... P 3-7
    16. C 5-4..... S 6.5
    17. P 7.4..... X 8.4
    18. X 7-9..... M 7.5
    19. P 5.5..... T 7.5
    20. X 9-5..... Tg -6
    21. X 3-5


    Tiên ưu thế thắng.

    Nói chung, trong mỗi thế trận, bên đi tiên cũng như bên đi hậu đều có nhiều phương án kế hoạch chiến lược khác nhau, đòi hỏi người chơi phải nắm vững. Lý thuyết đã tổng kết từ thực tiển để ta có cơ sở vận dụng và sáng tạo.
    ( Còn tiếp )
    Lần sửa cuối bởi mathuyenxua, ngày 19-06-2009 lúc 02:31 PM.

  5. #4
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    33
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích & tóm lược từ : Cờ Tướng Trung Cuộc
    Trần tấn Mỹ - Phạm tấn Hòa – Lê thiên Vị - Quách anh Tú
    (Hội Cờ Thành phố Hồ chí Minh xuất bản 1992 )

    2. HỌC TẬP KẾ HOẠCH CHƠI TRUNG CUỘC CỦA CÁC DANH THỦ :

    Lý thuyết dù viết hay như thế nào cũng không thể phản ảnh đầy đủ thực tiễn phong phú sinh động. Do đó người chơi cờ cần sưu tập tài liệu các ván đấu của danh thủ để xem họ đã xây dựng kế hoạch chơi trung cuộc như thế nào, có điều gì khác lạ so với lý thuyết không.
    Chẳng hạn, ván cờ giữa Từ Thiên Lợi và Đới Quang Khiết chơi ngày 07-12-1958 cùng ván cờ giữa Phạm Thanh Mai với kỳ vương Đông Nam Á Lý Chí Hải chơi tại Chợ Lớn năm 1959 cho chúng ta các bài học về kế hoạch trung cuộc rất sinh động.
    Hình bên là trận đấu của các danh thủ nêu trên sau 8 nước đi.



    Bây giờ đến lượt Hậu đi, lý thuyết có nêu :
    8.……………...T 7.5
    9. X9-6……...S 6.5
    10. M 4.3…….M 2.1
    11. P 7/1……..X 1-2
    12. X 2.4……..X 2.5
    13. C 5.1 ?!......P 2.3 !

    Hai bên đối công

    Đới Quang Khiết cũng như Lý Chí Hải đi Hậu đến chỗ này không chơi theo lý thuyết là 8. …….T 7.5 mà đều đi : 8…….X 1-4 ?! . Nước sáng tạo này không được các nhà nghiên cứu đồng tình, cho là phải củng cố trung lộ mới đủ sức chống đỡ.

    Kế hoạch của Từ Thiên Lợi là tấn công cánh mặt rồi chuyển sang cánh trái, ngược lại Phạm Thanh Mai vạch kế hoạch tấn công cánh trái của đối phương, phối hợp với tấn công trung lộ. Cả hai kế hoạch đều thành công. Chúng ta xem diễn biến dưới đây :

    A. Từ Thiên Lợi – Đới Quang Khiết :

    8……............X 1-4 ?!
    9. X2.5……..T 3.5
    10. X 2-6……X 4.1
    11. M 4.6……X 8.1 ?
    ( nên 11……...P 8.5 đề nghị đổi Pháo, giải tỏa bớt áp lực của bên Tiên )
    12. X 9-2……X 8-4
    13. M 6.4……P 8-9
    14. X 2.5……P 9.4
    15. X 2-3……P 9-7
    16. X 3-2……M 7.6
    17. X 2/3 !......M 2.1
    18. P 7/1…….P 2.4
    19. P 5.4…….S 4.5
    20. C 5.1…….P 7-5
    21. P 5/3…….P 2-5
    22. C 5.1……X 4.7
    23. M 9/8……P 5/1
    24. C 5-4……Tg -4
    25. X 2/1……X 4.1
    26. Tg .1…….X 4/1
    27. Tg /1…….X 4.1
    28. Tg .1……P 5-2
    29. T 7.9…….P 2.3
    30. P 7.1

    Tiên thắng cờ tàn.

    B. Phạm Thanh Mai – Lý Chí Hải :

    8…….............X 1-4 ?!
    9. X2.6………..T7.5
    10. X9-4……….S6.5
    11. C5.1……….M2.1
    12. P7/1………..C3.1
    13. M4.3……….C3.1
    14. C5.1 !………P2.1 ?
    15. M9.7………..X4.3
    16. M7.6………..P2.6
    17. S4.5………...M1/3
    18. X4.3 ?!……..M3/5
    19. M6.8 !...........X4-3
    20. M3/5……….C5.1
    21. X4-7 !……...X3/1
    22. M8/7……….P8-9
    23. X2-3………..X8.2
    24. M7.5……….M7/8
    25. P7.6………..X8.2
    26. C3.1………..X8.2
    27. P7-1


    Tiên thắng.

    Thật ra trong cách chơi trung cuộc của các danh thủ có rất nhiều điều để học, từ kế hoạch đến các vấn đề chiến thuật, từ phương cách tấn công đến phương cách phòng thủ. Chẳng hạn ván cờ Phạm Tấn Hòa đấu với kỳ vương Hồng Kông là Lê Huệ Đông ngày 15-12-1973 tại Chợ Lớn có nhiều bài học rất bổ ích.

    Ván này Lê Huệ Đông đi tiên.
    Phạm Tấn Hòa


    Lê Huệ Đông


    Sau 10 nước đi hình thành thế cờ trên.
    Bây giờ đến lượt Hậu đi.
    Theo lý thuyết thì Phạm Tấn Hòa thừa biết, nếu đi :
    10.…………….X1-7
    11. T7.5 !……..X7.2
    12. P7.3………S4.5
    13. M9.8 !........T7.5
    14. P7-9………P8-5
    15. X2.9………M7/8
    16. X9-8………P5-7
    17. M8.7
    Tiên có thế công mạnh.

    Do đó Phạm Tấn Hòa đã đổi lại như sau :

    10……………..T7.5
    11. X9-8………P8.3
    12. C7.1……….X1/2


    Tiên tiến Chốt đe dọa bắt chết Xe hậu bằng P5-9 buộc Hậu phải lui Xe.

    13. C7.1……….X1.1
    14. M3.4………X1-3
    15. X8.2……….P8-5
    16. P5-2……….P5-1


    Vừa qua có nhiều phương án khác có thể chơi được, như ở nước 16, Tiên có thể :
    16. T7.5…….X9-8
    17. M9.8 để rồi 18. M4.6 tạo thế đối công phức tạp.
    Còn đối với Hậu, thực hiện nguyên tắc : phòng thủ thì cố đổi bớt quân để giảm áp lực của đối phương.

    17. T7.9……….X3/1
    18. P2.7……….C5.1
    19. X2.6……….X3-6
    20. M4/6……….S6.5
    21. M6.5……….M3.4
    22. X8-2……….X6.1
    23. C5.1……….M7.5
    24. S6.5……….M5.3


    Hậu phòng thủ vững nên Tiên dù chủ động vẫn chẳng làm được gì. Mặt khác 2 Mã bên Hậu nhảy lên tạo nhiều cơ may phản đòn.

    25. P2-1……….X8.3
    26. X2.4……….Tg-6
    27. T9.7……….M4.3
    28. X2.3……….Tg .1
    29. M5.7………Ms .5
    30. X2/1……….Tg/1
    31. X2/6……….X6-2
    32. M7.6 ?.........M3.4 !


    Khi Hậu chơi 31. …….X6-2 , Tiên vẫn nghĩ là đối phương lo chống đỡ con Mã của mình, không biết là Hậu đã có kế hoạch phản công. Đến khi Hậu đi : 32……..M3.4 thì Tiên thua tới nơi rồi.
    Bây giờ xuất Tướng có thể Tiên chết Xe :
    33. Tg -6………X2.5
    34. Tg .1………M5.3
    35. X2-7………X2-3
    36. X7.1………X3/3
    37. M6/5………X3/1
    Hậu ưu thế cờ tàn.

    Nhưng Phạm Tấn Hòa thấy kế hoạch ăn Xe như trên chưa hay nên đã đi :

    33. Tg -6………M4/5
    34. Tg -5………Mt .6
    35. X2.7……….Tg .1
    36. X2/6……….X2.5
    37. S5.6……….M5.4
    38. Tg .1………X2/1
    39. Tg .1………M4/5
    40. X2-4………S5.6
    41. S4.5……….X2/1
    42. S5.6……….M6.4
    43. Tg /1………X2.1

    Tiên đầu hàng.

    ( Còn tiếp )
    Lần sửa cuối bởi mathuyenxua, ngày 20-06-2009 lúc 02:19 PM.

  6. #5
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    33
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích & tóm lược từ : Cờ Tướng Trung Cuộc
    Trần tấn Mỹ - Phạm tấn Hòa – Lê thiên Vị - Quách anh Tú
    (Hội Cờ Thành phố Hồ chí Minh xuất bản 1992 )

    3. SO SÁNH CÁCH CHƠI KHÁC NHAU CỦA CÁC DANH THỦ :

    Trong những vấn đề trung cuộc thường có những ý kiến khác nhau giữa các danh thủ nhất là vấn đề phương án kế hoạch. Thế nhưng họ không tranh cãi nhau trên lý thuyết mà tranh cãi bằng những kiểu chơi khác nhau ngay trên bàn cờ. Do đó, nếu ta theo dõi các vấn đề liên tục và có hệ thống thì sẽ thấy những sự khác biệt này. Thông thường thì những sáng tạo mới có nhiều điều hay hơn, chính xác hơn là những kiểu chơi cũ.

    Như trận Thuận Pháo cổ điển – hệ thống Thiên Mã hành không có thời nảy sinh nhiều cuộc tranh luận xung quanh các phương án của bên tiên cũng như bên hậu. Ngày 24-11-1958 , danh thủ Dương Quan Lân và Lưu Ức Từ đã chơi một ván sôi nổi theo hệ thống này. Sau đó Hồ Vinh Hoa gặp Tôn Thọ Căn vào tháng 3 năm 1961, họ đã chơi lại ván cờ trên, nhưng Hồ Vinh Hoa đã sáng tạo nên một phương án mới rất độc đáo. Lúc này Hồ Vinh Hoa vừa tròn 16 tuổi đến Tô Châu thăm và thi đấu biểu diễn với tư cách là đương kim vô địch Trung Quốc, đã làm cho làng cờ ở đây kinh ngạc và khâm phục.

    Dương Quan Lân cũng như Hồ Vinh Hoa đều đi Tiên, còn Lưu Ức Từ và Tôn Thọ Căn đều đi Hậu. Hai ván cờ diễn ra ở hai thời điểm khác nhau nhưng họ đã chơi rất giống nhau từ nước đi đầu tiên đến nước thứ 11.



    Vì chơi Thuận Pháo nên hai bên đối công quyết liệt. Bây giờ tới Tiên đi, Tiên có nhiều kế hoạch để tấn công tiếp.

    A. Duơng Quan Lân – Lưu Ức Từ :

    12. P7-6……….P2-7
    13. X8.4……….X4-6
    14. P5.5……….T3.5
    15. T3.1……….X1-3
    16. P6-4……….T5.7
    17. X3/1……….X3.4
    18. T7.5……….X3-5
    19. M9/7………X6-3
    20. X8-7 ?.....X3/1
    21. T5.7……….X5.1
    22. T7/5……….T7.5
    23. X3/1……….X5-7
    24. T5.3……….M6.5


    Hậu ưu thế, cuối cùng đã thắng.

    B. Hồ Vinh Hoa – Tôn Thọ Căn :

    12. M9/7 !!....X4-3
    13. X8.3……….X3.1
    14. C3.1!...….T7.9
    15. X8-4………X3/3
    16. M7.8 !.....X3-4
    17. C3.1 !.....T9.7
    18. M3.2………M6.5
    19. X3.1………X1-2
    20. P5.4………S4.5
    21. X4.6 !!


    Hậu đầu hàng, vì nếu :

    21………….....Tg -6
    22. X3.2………Tg .1
    23. M2.3……...P5-7
    24. X3/2

    Ăn Pháo, Hậu không đỡ được.

    So sánh cách chơi của các danh thủ giúp chúng ta hiểu sâu nhiều phương án kế hoạch quan trọng. Như trận Pháo đầu đối Bình Phong Mã hiện đại có nhiều biến hóa rất phức tạp, nhất là khi Hậu bình Pháo đòi đổi Xe rồi thoái Pháo hăm bắt Xe.

    Chúng ta xem một số thí dụ sau :

    Hình bên dưới là trận đấu của nhiều danh thủ hay chơi, sau 12 nước đi của Tiên.


    Bây giờ đến Hậu đi.

    A. Liễu Đại Hoa – Dương Quan Lân ( ngày 16 - 12 - 1983 )

    12. …………..…P7.5
    13. X8.6………M8.6
    14. P5-3………X8.2
    15. P3.2………X8-6
    16. M7.6……..P2-1
    17. X8-7………X2.7
    18. C7.1


    Hai bên tung ra nhiều cái bẫy để dụ nhau. Vừa rồi nếu Tiên tham ăn quân, đổi lại đi :

    18. X4.2 ?.....P1-6
    19. X7.1………T3.5
    20. X7/1………P7-8, để rồi 21……….X2-6, Tiên khó chống đỡ.

    18. …………..…P7-8
    19. C7-6………P8.3
    20. M5.7………M6/4
    21. S6.5


    Tiên vẫn còn chủ động nhưng cuối cùng ván cờ hòa.

    B. Dương Quan Lân – Lưu Điện Trung ( ngày 18 - 12 - 1983 )

    12. …………..…C7.1
    13. X8.6………C7.1 ?
    14. M7.6………C7.1
    15. T3.1………T3.5
    16. X4/2………X8.3
    17. M5.7………X8-7
    18. M6.7………X7.1


    Ván cờ đến đây coi như cân bằng nhưng sau đó Hậu sai lầm nên thua cờ tàn.

    C. Dư Lý Mộc – Triệu Quốc Vinh ( ngày 14 – 08 – 1984 )

    12. …………..…C7.1
    13. X8.6………T3.5
    14. X8-7……..P2.4
    15. X7.1………P2-3
    16. X7-9………P3.3
    17. M5/7………P7.8
    18. S4.5……….M8.9
    19. P9-8……….P7-9
    20. S5.4……….X8.9
    21. Tg.1……….X8/1
    22. Tg/1……….P9/1
    23. P5.4……….X8.1
    24. Tg.1……….M9.8
    25. Tg.1……….X8-5
    26. S4/5……….C7.1


    Hậu thắng.

    ( Còn tiếp )

  7. #6
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Đơn Dương - Lâm Đồng
    Bài viết
    6,124
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Quyển Cờ Tướng_Trung Cuộc" là 1 tài liẹu quí hiếm , 216 trang sách với một lượng kiến thức mêng mông , Mathuyenxua đã chắt lọc một số phân tinh túy nhất của sách để post lên diễn đàn cho kỳ hữu phương có điều kiện nghiên cứu học hỏi , mong rằng Mathuyenxua tiếp tục phát huy tinh thần "Mình vì mọi người" -Cảm ơn bạn . Khi post tiếp phần các đòn phối hợp giữa các quân , bạn lam 1 topic riêng nhé . Tôi luôn ủng hộ bạn

  8. #7
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    33
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích & tóm lược từ : Cờ Tướng Trung Cuộc
    Trần tấn Mỹ - Phạm tấn Hòa – Lê thiên Vị - Quách anh Tú
    (Hội Cờ Thành phố Hồ chí Minh xuất bản 1992 )

    4. PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA BẢN THÂN :

    Khi trình độ chúng ta tiến bộ khá thì nhất thiết phải tham gia sáng tạo nhiều phương án theo nhận định đánh giá của ta. Có thể nhiều phương án của ta không chính xác, nhưng nếu ta thử nghiệm nhiều lần thì ta càng nhận thức đầy đủ hơn thế cờ và tự loại bỏ những phương án sai lầm để giữ lại các phương án hay nhất. Có sáng tạo và thử nghiệm lựa lọc như vậy, bản thân ta mới mau tiến bộ và góp phần làm cho trò chơi ngày một phong phú hấp dẫn hơn.

    Chẳng hạn, thế trận Pháo đầu đối Bình Phong Mã hiện đại có phương án diễn biến như sau :

    01. P2-5……….M8.7
    02. M2.3………C7.1
    03. X1-2………X9-8
    04. X2.6………M2.3
    05. C7.1……….P8-9
    06. X2-3………P9/1
    07. M8.7………S4.5
    08. M7.6………P9-7
    09. X3-4………T3.5
    10. P8-7.




    Đến đây lý thuyết có nêu 2 khả năng chơi đối công của Hậu là :
    10……………...P2.4
    Hoặc là :
    10……………...X8.5
    Đồng thời lý thuyết cho rằng nếu Hậu đi :

    10……………..X1-4 ?
    11.X9-8………X4.5
    12. X8.7………X4-3
    13. P7-9………M3/4
    14. P9.4,

    Tiên ưu thế lớn.

    Thế nhưng tại giải Cờ Tướng A1 toàn thành năm 1986 diễn ra tại CLB An Đông, Trịnh Tư Dưỡng danh thủ của Quận 11 gặp cao thủ Nguyễn Văn Hiệp của huyện Bình Chánh, đã lúng túng khi đối phương sáng tạo một phương án mới trong kiểu chơi này.
    Hiệp đã đi như sau :

    10……………..X1-4
    11. X9-8………P2/1 !?
    12. M6.7………X4.7
    13. X8.2………P2-3
    14. S4.5 ??........X4-3 !
    15. X8-7………P3.2


    Hậu bắt đôi Xe, lời quân nên thắng ván cờ không khó.

    Nước sáng tạo của cao thủ Nguyễn Văn Hiệp làm chấn động làng cờ thành phố lúc bấy giờ. Ai cũng nghĩ thì ra lý thuyết nói 10………..X1-4 là sai lầm, hóa ra Hiệp đã chứng minh không sai lầm mà còn hay là đằng khác.

    Trịnh Tư Dưỡng là người thua đau nên đã dầy công nghiên cứu lại phương án này, nhờ đó một thời gian sau Dưỡng nêu ý kiến như sau : “ Lúc đó đang thi đấu quá căng nên không kịp phát hiện cái sai của đối phương. Nếu bình tĩnh thì đã nhìn ra nước đối phó tuyệt vời như sau :

    10……………X1-4
    11. X9-8……..P2/1
    12. M6.7…….X4.7
    13. X8.2……..P2-3
    14. M7.5 !.......T7.5
    15. X8.7 !

    Đến đây bên Hậu chống đỡ như thế nào cũng thất thế “


    Nêu câu chuyện này để biểu dương tinh thần sáng tạo của các đấu thủ nhưng đồng thời cũng cho thấy sự khó khăn, phức tạp trong sáng tạo.
    Chỉ mỗi một nước cờ thôi – nước 14. M7.5, thoạt trông đơn giản nhưng phải mất gần một năm sau mới tìm ra.

    5. PHẢI NHẠY BÉN NẮM LẤY NHỮNG CÁI MỚI :

    Cờ là một trò chơi luôn luôn sáng tạo và phát triển. Do đó cần để tâm theo dõi sự phát triển này để nâng cao trình độ.

    Cái mới trong cờ thì rất nhiều : có những vấn đề thuộc về chiến thuật làm phong phú thêm kiến thức về chiến thuật của ta, nhưng có những vấn đề thuộc về chiến lược cần phải đặc biệt quan tâm.

    Chẳng hạn trận “ Lên Tượng đầu “ là một chiến lược xuất quân cổ xưa ai cũng biết. Người ta đã liệt nó vào loại “ chiến lược phòng ngự, cầm cự “ tức là kiểu chơi rất thụ động. Nếu bây giờ có sửa đổi thì nó cũng chỉ phòng thủ tích cực mà thôi.

    Thế nhưng tháng 9 năm 1979, danh kỳ Hồ Vinh Hoa gặp Vương Gia Lương tại giải Đại hội Cờ Tướng lần thứ IV ở Trung Quốc đã sử dụng trận “ Lên Tượng đầu “ thành một trận tấn công rất độc đáo.
    Ván cờ diễn ra như sau:

    Hồ Vinh Hoa ( tiên ) Vương Gia Lương

    01. T3.5……….P8-6
    02. M2.3………M8.9
    03. X1-2………X9-8
    04. P2.4 !...........M2.3
    05. P8.2 !


    Khi Vương đối phó bằng nước Pháo tai Sĩ ( 01……P8-6 ) thì Hồ suy nghĩ đến 10 phút mới đi tiếp 02. M2.3 . Điều đó cho thấy Vương chuẩn bị chơi nước lạ, còn Hồ thì bị bất ngờ. Thế nhưng sau 5 nước đi của Tiên thì rõ là không phải Tiên phòng ngự mà là đang tấn công, còn Hậu mới chính là đang phòng ngự và đang gặp khó !

    05. ……………T3.5

    Hậu không thể chơi :
    05……………..T7.5 vì bị
    06. P8-1 bắt Mã, hoặc nếu :
    05……………..C3.1 thì
    06. P8-2 bắt Xe, buộc Xe Hậu cũng phải trốn vô góc.

    06. P8-2 !

    Vương Gia Lương



    Hồ Vinh Hoa


    Ai cũng nghĩ : Hậu lên Tuợng đầu thì Tiên không thể chơi P8-2, nhưng xem kỹ lại thì Tiên vẫn chơi được, vì nếu :

    06. …………….....X2.3 ăn Pháo thì :
    07. P2-9 !.......X1-2
    08. X2.6………...P2.3
    09. X2/1, tuy Hậu đổi Xe lấy 2 Pháo nhưng các quân vẫn bị uy hiếp.

    06………………...X8-9
    07. M8.7……….X1-2
    08. X9-8……….P2.4


    Nếu chịu khó đếm lại số nước đi thì Tiên chơi 8 nước, còn Hậu chỉ mới đi 6 nước, coi như “ chấp 2 nước tiên “

    09. C7.1……….X9.1
    10. S4.5……….X9-4
    11. X2-4………S4.5
    12. X4.5……….X4-2
    13. C7.1

    Tiên hi sinh Chốt với ý đồ rất rõ là : “ Bỏ con tép bắt con tôm “ tức là hăm bắt chết Pháo bên Hậu khi 13. ………..C3.1, 14. Ps-8 ! buộc Xe bên Hậu phải đổi Pháo, Mã bên Tiên. Và Hậu đã chơi như vậy.

    13…………….....C3.1
    14. Ps-8 !………Xt .4 !
    15. M7.8……….X2.5
    16. C3.1………..X2/5
    17. P2.1………...P2/2
    18. X4.1………..C3.1
    19. X8.2………..X2-4
    20. X4-3………..X4.4
    21. C3.1………..P2-7

    Tiên hi sinh Chốt để ngăn chặn Xe bên Hậu không qua được cánh mặt yếu kém của mình, đồng thời tiếp tục tập trung lực lượng để tấn công.

    22. X8-7……….C3-4
    23. X7.4………..C9.1
    24. M3.2……….C4.1
    25. C5.1………..C4-5
    26. X7/3………..C5-4 ?

    Hậu nên:
    26………………P7.2
    27. X3/3………..X4-8
    Tức là chơi “ bỏ trước, lấy sau “ có nhiều cơ may cầu hòa.

    27. X7-8………..M3.2
    28. X8.1………..M2/3
    29. C5.1 !.......C5.1
    30. M2.4………..M3/4
    31. X8.5………...S5.4
    32. M4.5………..T7.5
    33. X3-4………..C5.1
    34. X4.1………...X4-5
    35. P2.1…………M9.7
    36. P2-9…………X5-3
    37. X4/1…………M7/9
    38. P9.1…………S6.5
    39. X4-5………..M9/7
    40. X5/2


    Đen ưu thế lớn và thắng cờ tàn dễ.

    Như vậy, không thể giữ mãi nhận thức cũ, cho rằng thế trận này chỉ để phòng ngự chứ không phải tấn công. Hoặc như thế trận Đơn Đề Mã cũng vậy, trước kia là loại phòng thủ thụ động, sau này người ta nghiên cứu sửa đổi khiến nó trở thành một loại tích cực đối công. Hay như trận Bình Phong Mã hiện đại, vốn nó vừa phòng ngự vừa sẳn sàng trả đòn, nhưng các danh thủ đã không ngừng cải thiện các phương án, như phương án “ lưỡng đầu xà “ , năm 1991, người ta đã chơi theo kiểu mới như sau :

    01. P2-5…..…..M8.7
    02. M2.3…......X9-8
    03. X1-2……...C7.1
    04. X2.6……....M2.3
    05. M8.7……....C3.1
    06. X9.1……....P2.1
    07. X2/2……...T3.5
    08. C3.1……....C7.1
    09. X2-3……....M7.6
    10. X9-4……....P2.1
    11. X4-2……....X1.1


    Trước kia tới đây bên Hậu thường đi:
    11. ………….S4.5
    12. C7.1…….P2/1
    13. X2-4……M6/8
    14. X3-6……C3.1
    15. X6-7……X8.1
    16. P5-6…….X8-7
    17. T7.5…….P2/3
    18. M7.6
    Tiên vẫn chủ động.

    Hiện tại các danh thủ chuộng phương án mới này, tức là Hậu sớm hoành Xe cánh mặt.

    12. C7.1……….C3.1
    13. X3-7………X8.1
    14. X7-4………X1-6
    15. C5.1………S4.5


    Nhiều danh thủ đông tình các diễn biến như trên của Tiên cũng như của Hậu, nhưng chơi tiếp nữa thì họ có những phương án kế hoạch khác nhau. Chẳng hạn :

    A. Từ Thiên Hồng – Lâm Hoàng Mẫn

    16. M7.5……….M3.4
    17. C5.2………..M4.5
    18. M3.5……….P8-6
    19. X2.7………..X6-8
    20. X4-8……….M6.5
    21. X8.1………..M5/3
    22. X8.4………..S5/4
    23. P5.4………..S6.5
    24. S6.5 ……….X8.3


    Sau khi đổi quân thế cờ cân bằng, cuối cùng hòa.

    B. Tống Quốc Cường – Trịnh Tân Niên

    16. X2-6……….M6/8
    17. C5.1………..X6.4
    18. M3.4……….C5.1
    19. M4.3……….X8-7
    20. M3/5


    Nếu như :
    20. X6.5………..M7.8
    21. P5-3………..X7.1, tình thế phức tạp.

    20. ……………..M8.7
    21. X6-3………..M7/6 ?


    Đáng lẽ Hậu nên :
    21………………M7.6
    22. X3-4……….M6/5
    23. M7.5……….M5.3
    Để sau đó 24………..Ms.4, Hậu còn giằng co.

    22.X3.7………..M6/7
    23. M7.6………P2-4
    24. P8.4

    Tiên có các quân chiếm thế tốt nên vẫn chủ động.

  9. #8
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    365
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Mong bạn tiếp tục phát huy. Cám ơn
    Chiều dần trôi ánh hoàng hôn mờ tắt
    Lòng ta hiu hắt nỗi buồn tha phương;
    Hỡi lòng trai đã mấy mùa xa quê
    Hoài niệm năm xưa, biết khi nao trở về.

  10. #9
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    3,456
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    có ai làm ơn chèn cái bàn cờ dạng Java ấn nút,di chuyển từng nước.ở các biến được ko

    trình cờ em gà,lại ko tiện có bàn cờ bên cạnh.không tưởng tượng được để theo dõi

  11. #10
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    1
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    ban co the mail cho minh tai lieu nay duoc ko? tranvanhoa23@gmail.com.vn

Kinh nghiệm học và chơi trung cuộc.
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68