Kết quả 1 đến 2 của 2
Chủ đề: Khúc Cổ bồn ca
-
14-10-2012, 10:21 AM #1
Khúc Cổ bồn ca
Ngày trước ngồi uống rượu túm tụm cùng bạn bè ,tuổi trẻ hay có những độc ác vô tình thấy gia đình thằng bạn nào tan vỡ vì li dị ,hay thôi nhau, đã không chia buồn an ủi nó thì chớ lại càng khoái chí gõ vào ly mà hát khúc Cổ bồn ca .Hát rằng
Ruộng ta đã có người cầy
Ngựa ta người cưỡi tháng ngày ngông nghênh
Con ta có người dưng mắng chửi
Vợ ta có kẻ lạ nâng niu
Nó càng đau xót mình càng cười cợt .Nghĩ lại thật đúng là phường vô lại ,nay chúng có đứa đã đi xa ,có đứa tàn tạ ,có đứa chết giữa mùa trăng .Nhớ bạn giữa ly rượu khuya sóng sánh ........
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh thời lúc 25 tuổi,thất tình nên có viết bài thơ Mười Hai Tháng Sáu,trong đó có các câu :
Ta gõ vào bia mười ngón rập,
Mười năm theo máu hận trào rơi.
Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp,
Khúc Cổ Bồn Ca gõ hát chơi.
Trang Tử (365-290 BC) tên thật là Trang Chu,người đất Mông(tỉnh Hà Nam-Trung Quốc)nước Tống,sống ở thời Chiến Quốc,cùng thời với Mạnh Tử và Huệ Thi,thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết học Trung Quốc với Bách gia chư tử.Sử ký Tư Mã Thiên viết “ông có làm quan ở Tất Viên một thời,về sau sống ẩn dật ở vùng núi Nam Hoa cho đến cuối đời và tại đây,Trang Tử viết Nam Hoa Kinh,gồm hơn mười ngàn chữ”,nhằm xiển minh thêm những tư tưởng về Đạo (đức,vô thường,vô danh,vô vi)của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh,thiết lập nên tư tưởng Lão-Trang.
Đời sau,khi xét Nam Hoa Kinh,tất cả đều cho rằng,chỉ có Nội Thiên là căn bản tư tưởng triết học yếu trọng do Trang Tử viết vì lời văn bóng bẩy,ý tưởng cao xa ,còn Ngoại thiên và Tạp thiên thì chỉ quảng diễn lại những vấn đề đã được đề cập trong Nội thiên,mà văn chương lại thô thiển,vụng về và bác tạp,lại công kích Khổng Tử ,nên có nghi vấn là không chắc đã do Trang Tử đã viết.
Những tư tưởng này,đã ảnh hưởng rộng lớn về sau,trong thi ca Trung Quốc,ví như với Lý Bạch,trong bài Nguyệt hạ độc chước,với “đối ảnh thành tam nhân”hay Lý Thương Ẩn trong bài Cầm sắt :”Trang Chu hiểu mộng mê hồ điệp” hoặc tại Nhật Bản với Matsuo Basho trong bài haiku:” Em là bướm ư.Ta là giấc mộng.Trong hồn Trang Chu.”
Thiên Chí Lạc,viết :
”Vợ Trang Tử mất,Huệ Thi đến điếu,thấy Trang Tử ngồi duỗi xoác hai chân vừa gõ bồn vừa ca.Huệ Tử hỏi:
-Cùng người ở tới già,có con lớn mà người chết lại không khóc,cũng là đã quá lắm rồi ! Lại còn vỗ bồn mà ca,không quá lắm sao?
Trang Tử đáp:
-Không ! Lúc nàng mới chết,tôi sao chẳng động lòng,nhưng nghỉ lại,hồi trước nàng vốn không sinh,chẳng những không sinh mà đó lại vốn không hình,chẳng những không hình mà đó vốn là không khí.Đó chẳng qua là tạp chất trong hư không biến ra mà có khí,khí biến ra mà có hình,hình biến ra mà có sinh,rồi lại biến ra nữa mà có tử.Khí,hình,sinh, tử,có khác nào xuân,hạ,thu,đông,bốn mùa vận hành.Vã lại,người ta đã nghỉ yên nơi Cự thất(nhà Lớn),mà tôi còn cứ than khóc,chẳng là tự tôi không thông Mệnh ư,nên tôi không khóc.”
BÀI HÁT CỖ BỒN
Ôi cuộc đời nổi trôi
Khác nào hoa nở,rụng
Vợ chết trước ta lo mai táng
Ta chết vợ sang ngang.
Ví bằng ta chết trước
Thật một trường đại hài hước
Ruộng ta người sẽ cày
Ngựa ta người sẽ cỡi
Vợ ta người sẽ thương
Con ta người mắng chửi .
Tình thế là như vậy
Nếu lệ ta chẳng rơi
Thế gian cười tớ vô tình
Tớ cười thiên hạ như bình lệ chan
Khóc mà đổi được tuần hoàn
Thì ta đã khóc muôn ngàn năm nay.
(st)
-
14-10-2012, 01:16 PM #2
Hihi Lâm Đệ huynh phải dịch như đệ mới vui :
Ngựa mình thằng khác cưỡi
Vợ mình nó cũng cưỡi nốt
Con mình nó mắng chửi...
Hoặc :
Ngựa mình nó cưỡi ngày
Vợ mình nó cươĩ đêm
Con mình nó đánh thường xuyên...Lần sửa cuối bởi nhachoaloiviet, ngày 14-10-2012 lúc 01:36 PM.
Trời cho bao năm để rong chơi...?
Đến khi gặp người, chân rã rời...!
Khúc Cổ bồn ca
Đánh dấu