Kết quả 31 đến 40 của 46
Chủ đề: Nhớ quê
-
20-10-2012, 01:53 AM #31
Chào các bác
@ bác KT: quả là người khiêm tốn! Bác KT làm bộ ấy thôi, hehe. Bác KT nói chuyện có duyên nhỉ
@ bác wind: Bác wind giải thích đúng rồi đó. Riêng về thuyết sáng tạo...đại đa số là niềm tin của Kitô Giáo nói chung và những tôn giáo tin vào thuyết hữu thần (tin vào sự hiện diện của Thượng Đế).
@ Chào bác CKD: Bác tập thiền là quá tốt. Bên đây người ta cũng dùng "thiền" vào việc điều trị bệnh ấy. Rất có lợi về tâm sinh lý. Người tây phương hiện tại cũng tập thiền và Yoga không thua gì người Á Châu chúng ta. Những người tập thiền thường có cá tính "điềm đạm" và có một sức khỏe tốt. Vote cho bác 100 vé, hehe.
@ bác nhachoaloiviet: Người Mỹ xưa nay vốn trọng nhân tài. Những sinh viên Du Học nào xuất sắc thì Mỹ đều tạo cơ hội cho ở lại để trọng dụng nhân tài. Có một vài du học sinh VN ta được Mỹ tạo dk cho ở tại, nhưng không biết chính phủ VN có chịu không?
@ bác Lâm: Đúng là nhà trí thức lão thành.Lần sửa cuối bởi Tontu, ngày 20-10-2012 lúc 01:56 AM.
Người vô minh không phải là người không có tri thức mà là người không biết chính mình.
- Krishnamurti -
-
20-10-2012, 02:06 AM #32
@ChienKhuD
Tôi tin bác cái vụ điền khiển giấc mơ, vì đôi khi tôi cũng làm được. Có nhiều lúc trong mơ thấy sắp bị nguy hiễm tôi la lớn "thức dậy mau, không thôi thì mệt" vì nhiều khi tôi biết là tôi đang mơ. Nếu đạo diễn được giấc mơ sao bác không làm cho nó hay hơn mà lại để cho nó không thú vị?
Thật ra nằm mơ quan trọng lắm. Vì mơ mà nhân loại mới có tiến bộ. Óc dùng mơ để đi ra khỏi phạm vi tư tưởng bình thường... về cái này nhiều cái hay lắm, lúc có thời giờ tôi sẽ post thêm.
-
20-10-2012, 04:00 AM #33
Nói như bác ChienkhuD là đúng đấy nhưng điều khiển giấc mơ không có nghĩa là tạo ra giấc mơ ,có lẽ đúng hơn là trong mơ vẫn tỉnh thức .Chỗ này khá vi tế dùng lời không đạt hết đuợc lý ,có lẽ phải trải nghiệm thôi
Ngôn ngữ và bộ óc có sự liên lạc hết sức kỳ bí ,ngôn ngữ thứ nhất tức tiếng mẹ đẻ bảo rằng học chắc mình cũng chỉ học đuợc từ lúc lên 5 đến khi 10 tuổi là hết .Thế mà sau đó mình đọc hiểu rất nhiều lại còn có thể viết được những câu phức tạp một cách sáng sủa ,còn ngôn ngữ thứ 2 tức tiếng Anh cha mẹ ơi học rất cẩn thận bài bản hầu như suốt cả cuộc đời ,lại có may mắn là sống và làm việc trên chính cái đất nuớc đó nữa ,sử dụng nó hàng ngày .Nhưng thú thật các bác nó cứ quờ quạng thế nào ấy .Tôi nhiều khi đọc các báo Greensheet chuyên về quảng cáo ,xem mục thiếu nhi thấy bài viết của các em lớp 3 lớp 4 mà sững sờ .Tức tại sao chúng nó viết tiếng Anh hay đến thế,câu cú nhẹ nhàng như hơi thở
Truy mãi nguyên nhân mới hiểu ra một điều thì ra bộ óc mình chỉ mở toang hết công suất trong độ tuổi 5 đến 8 thôi sau đó nó sẽ khép một số chức năng lại ,năng lực hấp thụ chỉ còn 1/20 mà thôi
Nền giáo dục Mỹ hiểu rất rõ điều ấy ,tiểu học tập trung tối đa ,khối luợng homework là dữ dội .Trung học rong chơi tà tà quan sát hiện tượng cách đặt câu hỏi ,nền tảng cho sự sáng tạo .Đại học là tuyệt vời bác mà không giỏi chẳng bao giờ ra truờng đuợc ,bác vào thì dễ lắm thậm chí chẳng cấn học 1 ngày nào ở trung học ,mua quyển sách GED về học vài tháng là vào đại học đuợc rồi .Nhưng ra thì ôi thôi gay lắm .Thế nhưng có bác lại bảo Con tôi đi du học Mỹ đấy thôi có gì ghê gớm đâu .Khà khà trong chăn mới biét có rận .Sự thực tồn tại hai hệ thống đại học một cho dân bản xứ ,hai cho các nuớc khác du học ,kiến thức tiếp thu ở đây mang về nuớc anh làm việc thì đuợc còn để tồn tại trên nuớc Mỹ là bất khả Huống hồ nuớc Mỹ có khoảng ba ngàn truờng đại học nhưng bằng cấp thực sự đi làm để được tính bảng luơng chỉ khoảng 150 trường thôi .Các bác kt27 và bác Gió đến đây khi còn bé vòm thanh âm trong cổ họng các bác ấy chưa định hình nên chắc chắn các bác ấy nói tiếng Anh như người bản xứ .chứ một khi thanh âm định hình rồi tức khoảng sau 12 tuổi có cố gắng mấy đi nữa nói ra là biết ngay người ngoại quốc dù rằng cực kì lưu loát. những đuôi chữ vẫn mang dấu ấn nguồn gốc dân tộc anh .Nhưng thôi nói lan man một hồi lại lạc vào lĩnh vực ngôn ngữ học thì mệt lắm heheLần sửa cuối bởi Lâm Đệ, ngày 20-10-2012 lúc 04:03 AM.
-
20-10-2012, 05:28 AM #34
@bác Lâm
Lãnh vực ngôn ngữ học rộng và sâu lắm, có rất nhiều cái hay. Mấy năm trước tôi có làm qua vài projects dùng kết quả nghiên cứu của Johnson O'connor Research Foundation và Human Engineering Lab để tìm cách tốt nhất dạy toán và Anh văn. Đại khái là tìm mối quan hệ giữa tổng số từ ngữ vựng và chỉ số IQ, từ đó suy ra xác suất thành công trong xã hội của học sinh. Nói thì nghe trịnh trọng chứ thật ra công ty này chỉ muốn quảng cáo bán đồ thôi hehehe. Nếu bác có hứng về những nghiên cứu này thì link đây Aptitude Testing at the Johnson O'Connor Research Foundation
Bác nói đúng óc con nít nhiệm mầu lắm. Cũng theo Johnson con nít 11 tuổi trở xuống thì nói ngôn ngữ thứ 2 không có giọng, qua tuổi 12 thì bị dính suốt đời. Theo tôi biết sơ sơ về bộ óc non là nó giống như máy tính chưa nối dây và chưa configure vậy, nghe hơi lạ nhưng đó là cái hay của nó. Nó hơi giống máy computer nhưng chỉ khi bắt đầu xài thì nó mới tự chỉnh đốn hệ thống tính cpu, memories, bus speed... để phù hợp với công việc mà nó cần phải làm!
Hiên giờ tôi đang đọc một nghiên cứu tìm cách xóa những ký ức buồn trong óc! Món này độc à nhe! nếu làm được thì ngon quá, nhưng xóa bậy bạ nhầm chỗ thì chết chắc hehehe
-
20-10-2012, 06:37 AM #35
nhớ nhà, qua khoa học thực vật, qua thuyết tiến hóa, qua giấc mơ. Cái quán cà phê này lắm chuyện thật. Cúng hên cho tôi là hai tuần nay Lê Quang Liêm và Anand chơi cờ Vua không phê nên có thời giờ dạo rong ra khỏi xóm cờ Vua.
Có câu hỏi này mà khoản thời gian trước tôi đặc hỏi
- bạn nhớ lại trong đầu một giấc mơ nào đó bạn còn nhớ (phải làm liền khi đọc hàng này)
- bạn nhớ lại trong đầu một chuyên bạn làm hôm qua (phải làm liền khi đọc hàng này)
Hai cái giống và khác nhau thế nào?Anh có thể biết tôi, tạm gọi là vậy, qua ngọn gió trên đồi
Anh sẽ không biết tôi bằng danh xưng nào khác.
You can know me, if you will, by the wind on the hill
You'll know me by no other name.
(No Other Name - Peter, Paul and Mary)
-
20-10-2012, 06:51 AM #36
Vậy là các bác cũng có trải nghiệm này. Đúng là chúng ta không tạo ra giấc mơ mà "điều khiển" nó theo hướng "có lợi" cho chúng ta. Chính vì thế mà giấc mơ mất đi phần "thí vị" của nó.
Hồi còn bé tôi có "khả năng" đặc biệt lắm. Đó là thường xuyên gặp "ma" và nói chuyện với họ. Chiều chiều có hai mẹ con ở nhà, tôi nói có "ông này bà kia" đang đi ngoài đồng làm mẹ tôi sợ phát khiếp. Ông tôi hỏi họ thế nào. Tôi trả lời khiến ông ngẩn ngơ hồi lâu. Lúc đó ông chỉ rưng rưng không nói gì. Cái khả năng đó mất đi khi tôi lớn dần và từ từ mất hẳn. Cái này cũng là trải nghiệm thôi. Chứ dùng ngôn từ nói ra thì hoang đường khó tin lắm.Bận lòng chi nắm bắt
-
20-10-2012, 06:58 AM #37
hi... hi... có ai làm "sập" giấc mơ của mình chưa?
Nghĩa là trong khi mơ, biết mình đang mơ, tác ý "không mơ nửa", nhưng
vẫn ngủ không thức.
Hồi còn bé tôi có "khả năng" đặc biệt lắm. Đó là thường xuyên gặp "ma" và nói chuyện với họ. Chiều chiều có hai mẹ con ở nhà, tôi nói có "ông này bà kia" đang đi ngoài đồng làm mẹ tôi sợ phát khiếp. Ông tôi hỏi họ thế nào. Tôi trả lời khiến ông ngẩn ngơ hồi lâu. Lúc đó ông chỉ rưng rưng không nói gì. Cái khả năng đó mất đi khi tôi lớn dần và từ từ mất hẳn. Cái này cũng là trải nghiệm thôi. Chứ dùng ngôn từ nói ra thì hoang đường khó tin lắm.Anh có thể biết tôi, tạm gọi là vậy, qua ngọn gió trên đồi
Anh sẽ không biết tôi bằng danh xưng nào khác.
You can know me, if you will, by the wind on the hill
You'll know me by no other name.
(No Other Name - Peter, Paul and Mary)
-
20-10-2012, 07:02 AM #38
Đúng đấy bác Gió. Tôi thường xuyên "đánh sập" giấc mơ của mình theo kiểu đó đấy.
Bận lòng chi nắm bắt
-
20-10-2012, 07:16 AM #39
Được nói về cái trải nghiệm này vui quá. Coi như để trong lòng bấy lâu giờ mới quăng ra được. Tôi thường xuyên có một giấc mơ (lặp đi lặp lại) mà theo tôi nhớ là nó có khi tôi còn nhỏ đến tận bây giờ mấy bác ạ. Đó là giấc mơ chẳng có hình ảnh, âm thanh gì hết. Chỉ có cảm giác thôi. Ban đầu nó khó chịu, ngột ngạt như thể có ngàn sợi dây quấn vào mình. Càng vùng vẫy nó càng siết chặt. Rồi từ từ nó tự giãn ra, giãn ra... và mất dần. Lúc đó một cảm giác thật trơn tru, nhẹ nhàng lắm. Các bác có bao giờ gặp giấc mơ kiểu đó không? Cái này thì không thể "điều khiển" hay bắt nó dừng lại được.
Lần sửa cuối bởi ChienKhuD, ngày 20-10-2012 lúc 07:18 AM.
Bận lòng chi nắm bắt
-
20-10-2012, 07:18 AM #40
Tạo ra giấc mơ thì không được, ít nhât tôi chưa làm được. Nhưng chọn giấc mơ thì có làm rồi. Nghĩa là trong lúc mơ mơ màng màng những hình ảnh hiện ra từng cái từng cái và mình chọn một "hình" đâm vào. Làm chỉ được môt hai lần.
Bác Đ làm sập giấc mơ được thường xuyên là cao tay ấn quá. Tôi làm chỉ được vài lần
còn phần nhiều biết mình đang mơ thì rong chơi ... theo kiểu bác Lâm đang làm trong "cảnh giớ" nàyAnh có thể biết tôi, tạm gọi là vậy, qua ngọn gió trên đồi
Anh sẽ không biết tôi bằng danh xưng nào khác.
You can know me, if you will, by the wind on the hill
You'll know me by no other name.
(No Other Name - Peter, Paul and Mary)
Nhớ quê
Đánh dấu