Kết quả 21 đến 25 của 25
Chủ đề: Canh gà Thọ Xuơng
-
07-11-2012, 04:52 PM #21
Buồn... Cười... và Cười... Buồn!
Chuyện anh Sâm lâu rồi vẫn thấy ý nghĩa.
Hôm nay, 7/11, hẳn bác ấy lại tha hồ khoe vốn liếng tiếng Nga trên tivi nhỉ!Lần sửa cuối bởi reporter, ngày 07-11-2012 lúc 04:58 PM.
-
07-11-2012, 05:47 PM #22
Clip cua Bac Lâm Đệ với tit của chủ đề hình như có ẩn ý gì đó.
"Không có phụ nữ xấu, chỉ có người không biết rằng mình rất xấu mà thôi!"
-
07-11-2012, 09:27 PM #23
Bài này nói về ngôn ngữ là chuyện khá phức tạp. Đối với người Việt thì kỹ năng đọc dịch không phải là vấn đề quá khó, tuy nhiên nghe nói là vấn đề rất lớn nhất là đối với các hệ tiếng châu Âu, Mỹ vì âm điệu hoàn toàn khác. Đối với người lớn tuổi mới học lại không có năng khiếu đặc biệt thì bị hạn chế rất nhiều, mặc dù họ có thể đọc và viết tương đối tốt. Tôi thì nói thật chả khoái LVS, tuy nhiên nếu như chê anh ta nghe tiếng anh kém thì các bạn cứ thử tập nói một thứ tiếng không giống hệ tiếng mình đã học thì sẽ thấy khó ngay thôi.
-
07-11-2012, 09:50 PM #24
Nhân tiện nói vụ "Canh gà Thọ Xương" (Nếu không vướng vụ A2 vừa rồi chắc em đã phọt (post) lên đây để anh em nhà mình chém tưng bừng roài
):
Canh gà Thọ Xương nghĩa là gì?
Canh gà Thọ Xương nghĩa hiểu theo nghĩa của từ đó là tiếng gà gáy điểm canh (Điểm giờ) tại Thọ Xương là vùng tây cố đô Thăng Long, tức Hà Nội cũ. Còn ý tác giả dụ ý tiếng gà gáy đã vang lên cùng lúc với tiếng trống điểm canh năm. Vì thế tác giả mới nảy ra ý nghĩ ngộ nghĩnh là con gà gáy điểm canh!
Đây là một nghệ thuật chơi chữ táo bạo của các nhà thơ, nhà văn, có dụng ý đánh động sự hiếu kỳ của độc giả hay thính giả. Từ xưa đến nay đã ai thấy gà gáy điểm canh suốt đêm đâu! Chẳng trách có người đã hiểu lầm và dịch canh gà Thọ Xương là chicken soup of Thọ Xương (bouillon de poulet de Thọ Xương)!
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Nhưng cũng có bài viết
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Cương...
Thời thuộc Pháp có một thày giáo xứ Huế làm luận án tiến sĩ về ca dao, tục ngữ Việt nam, khi dịch bài ca dao này sang tiếng Pháp ông nhờ viên quan Thống sứ người Pháp (rất giỏi Tiếng việt) xem và sửa hộ. Nhận được bản dịch, để ăn chắc ông lại nhờ người thử dịch lại sang tiếng Việt. Gặp một ông có "máu" Thơ, bản dịch ngược được dịch như sau: Roi tre vun vút tung ra (cành trúc= roi tre). Lạc đà cùng với lũ la chạy dài (la đà). Vợ trời (Thiên mụ) giáng một hồi chuông (tiếng chuông Thiên mụ) Gọi về ăn bát canh xương gà Tàu(canh gà thọ xương).
Roi tre vun vút vung ra:
Lũ lạc đà với lũ la chạy cuồng ...
Vợ Trời giáng một hồi chuông
Gọi về ăn bát canh xương gà Tàu!
Có người nước ngoài học tiếng Việt đã dịch bài thơ ra tiếng nước ngoài, sau đó một người nước ngoài khác lại dịch sang tiếng Việt. Từ Trấn Vũ được hiểu là ngăn mưa, từ Thọ Xương được hiểu là hóc xương, còn Canh Gà thì khỏi nói. Cuối cùng câu thơ được diễn tả như sau: "Ngăn mưa bằng một tiếng chuông, Canh gà húp vội hóc xương mấy lần".
Theo các bác là tiếng chuông Trấn Vũ hay Thiên MụLần sửa cuối bởi 6789, ngày 07-11-2012 lúc 10:01 PM.
-
07-11-2012, 10:53 PM #25
Trên StarMovies đang có phim người nhện xem lại vẫn hay, bài ca dao này nhiều cái vô lý lắm ai muốn hiểu thế nào thì hiểu.
Cô giáo cho cậu học sinh 8 điểm mình thấy cả cô và trò đều xuất sắc đã không đi theo lối mòn mà có cách hiểu mới. Mới rồi ngồi đánh cờ uống bia với ông Giáo gần 90, Ông đưa ra "canh gà là canh ăn được chứ không phải là tiếng gà gáy" lập luận sắc bén làm mình tâm phục khẩu phục, lúc đầu còn nói ông ấy lẫn hay lẩm cẩm.
PS: các bác nên stop vụ anh Sâm lại, mình rất quý anh í từ SV 2000, thi liên tỉnh, Chiến nón, ai là triệu phúLần sửa cuối bởi laototphilao, ngày 07-11-2012 lúc 11:04 PM.
Canh gà Thọ Xuơng
Đánh dấu