Kết quả 1 đến 2 của 2
Chủ đề: Thuật bắt ve sầu
-
02-12-2012, 08:41 AM #1
Thuật bắt ve sầu
Người xưa luyện công quả có chỗ ghê gớm ,món gì cũng dốc toàn lực Tử công phu . kính tặng Pháp Sư họ Bùi
THUẬT BẮT VE SẦU
(Trọng Ni thích Sở)
Trên đường qua nước Sở, ra khỏi một khu rừng, Trọng Ni thấy một người bắt ve sầu dễ dàng như nhặt vậy. Trọng Ni hỏi người đó:
- Ông bắt tài quá, có đạo (thuật) gì không?
Đáp:
- Có, tôi có đạo bắt ve sầu. Trong năm sáu tháng, tôi tập giữ sao cho hai viên đạn đặt trên đầu gậy không rớt xuống, lúc đó ít con ve sầu nào thoát được tôi. Khi để ba viên đạn trên đầu gậy mà không rớt thì mười con chỉ bắt hụt một con. Khi để năm viên đạn mà không rớt thì bắt chúng dễ như nhặt vậy. Tôi giữ thân thể trơ trơ như khúc cây, cánh tay như một cành khô; chung quanh trời đất mênh mông, có biết bao nhiêu là vật mà tôi chỉ thấy cánh ve sầu thôi; tôi không nhúc nhích một chút, có ai đòi đổi mọi vật để lấy cánh ve sầu, tôi cũng không đổi. Như vậy làm sao không bắt được chúng?
Khổng tử quay lại bảo học trò:
- Tập trung tinh thần đừng cho phân tán thì không khác gì bậc thần, tức như ông lão này vậy
Ông lão đó bảo:
- Thầy là hạng (quần dài) áo rộng, biết gì mà nói vậy? Hãy sửa cái đạo (dùng nhân nghĩa) của thầy đi, (cho nó trở về đạo tự nhiên) rồi hãy nói như vậy.
NGƯỜI THỰC MẠNH THÌ KHÔNG CẬY SỨC MẠNH
(Công Di Bá dĩ lực văn chư hầu)
Trong số các chư hầu, Công Nghi Bá nổi tiếng là có sức mạnh. Đường Khuê công tâu với vua Chu Tuyên vương. Tuyên vương sửa soạn lẽ vật để mời Công Nghi Bá tới.
Công Nghi Bá tới, Tuyên vương coi hình dáng có vẻ yếu ớt, sinh nghi hỏi:
- Sức của ngươi ra sao?
Công Nghi Bá đáp:
- Sức của thần có thể bẻ gãy càng con giọt sành mùa xuân, mang được cánh con ve mùa thu.
Tuyên vương nổi giận, bảo:
- Sức bọn dũng sĩ của ta có thể xé da một con tê, nắm đuôi chín con bò mà kéo (lùi lại), mà ta còn cho là yếu; ngươi bẻ gãy được càng con giọt sành mùa xuân, mang được cánh ve mùa thu, mà nổi tiếng là mạnh trong thiên hạ, sao vậy?
Công Nghi Bá thở dài, đương ngồi trên chiếu, đứng dậy, tâu:
- Câu hỏi của đại vương thật hay, thần xin cứ thực mà đáp: Thầy của thần là Thương Khâu tử, vào hạng vô địch trong thiên hạ, mà người thân trong nhà không ai biết là vì không bao giờ dùng sức vậy. Thần thờ thầy tới khi thầy mất, có lần được thầy bảo: “Người nào muốn thấy những cái người khác không thấy thì phải nhìn cái người khác không nhìn; người nào muốn có những cái người khác không có thì phải làm những cái người khác không làm. Cho nên muốn tập trông thì mới đầu phải nhìn một chiếc xe củi; muốn tập nghe thì mới đầu phải lắng nghe tiếng chuông”. Cái gì dễ thực hiện ở trong thì khó thực hiện ở ngoài. Không gặp cái khó ở ngoài, cho nên danh tiếng không truyền ra khỏi cửa. Nay thần nổi danh khắp chư hầu là làm trái lời giáo huấn của thầy mà để cho người khác biết tài năng của thần. Nhưng thần sở dĩ nổi danh không phải là vì thần cậy sức mạnh mà vì thần biết dùng sức mạnh, như vậy chẳng hơn là cậy sức mạnh ư?
NGHỆ THUẬT ĐÁNH XE
(Tháo Phủ chi sư)
Thầy của Tháo Phủ là Thái Đậu. Hồi Tháo Phủ mới theo thầy học đánh xe, giữ lễ rất khúm núm, mà ba năm, Thái Đậu không dạy cho một lời. Tháo Phủ càng giữ lễ nghiêm cẩn hơn nữa, lúc đó Thái Đậu mới bảo:
- Thơ cổ có câu: “Con người thợ giỏi làm cung mới đầu làm cái thúng đã; con người thợ đúc giỏi mới đầu tập đúc cái búa đã”. Trước hết anh hãy coi ta đi, mà đi như ta, rồi sau mới cầm được sáu dây cương, chế ngự được sáu con ngựa.
Tháo Phủ thưa:
- Con xin vâng lời.
Thái Đậu bèn lấy các khúc cây, bề ngang chỉ vừa đặt chân lên, tính xem bước chân dài ngắn ra sao mà đặt thành đường đi, rồi dẫm lên mà chạy qua chạy lại, không trật bước nào. Tháo Phủ tập ba ngày đã thành thạo.
Thái Đậu than:
- Anh mẫn tiệp thật, tập mau nhĩ? Thuật đánh xe cũng chỉ vậy thôi. Cái thuật đi của anh (trên khúc cây), nhập vào chân anh rồi thì ứng vào lòng anh. (Đem thuật đó) suy ra thuật đánh xe, biết điều hoà dây cương, hàm thiếc, gò hay lơi ra ở môi mép con ngựa sao cho vừa phải; hiểu rõ cách đánh ngựa trong lòng thì cửa động ở ngoài sẽ hợp ý với ngựa. Nhờ vậy mà biết tiến lui theo phép tắc, quẹo hay chạy vòng quanh đúng qui củ mà không trật đường, tiến rất xa mà không hao khí lực. Như vậy là thực đạt được thuật đánh xe; thuật đó đạt được ở chỗ sử dụng hàm thiếc, rồi ứng vào dây cương; đạt ở chỗ sử dụng dây cương, rồi ứng vào bàn tay; đạt ở bàn tay rồi thì ứng vào lòng. Như vậy không cần dùng mắt để nhìn, dùng roi để thúc ngựa, lòng được nhàn, thân thể ngay ngắn, mà sáu dây cương không loạn, hai mươi bốn móng ngựa bước đúng không sai, quẹo vòng, tiến lui đều đúng mực, sau đó có thể khiến cho bánh xe và xe chạy khít đường, móng ngựa dẫm vào đúng chỗ, không phân biệt núi hang là hiểm trở mà đồng cao đồng lầy là bằng phẳng nữa, coi như nhau hết. Nghệ thuật của ta chỉ có như vậy thôi, anh nên nhớ lấy.
-
05-12-2012, 12:53 AM #2
Cảm ơn bác Lâm đã đưa ra những học thuật xảo diệu của Thánh Nhân !
- Cái học đánh xe là cái học của nhận thức, khi đường đi nước bước đã thuộc sẵn trong lòng tất sẽ ứng ra hành động mau lẹ chuẩn xác mà không cần phải đợi thần kinh chỉ đạo. Việc đó cũng giống như một kỳ thủ đã thành thạo các nước tiến lui ngang dọc của bàn cờ, nếu lại có thêm nhiều kinh nghiệm thực chiến thì việc chơi cờ dăm ba bàn một lúc cũng chẳng lấy gì làm khó !.
- Cái học mạnh-yếu là cái học của lý-thời, hiểu được lẽ động tĩnh thì thời chẳng sai, biết suy nghĩ cân nhắc thì lý thường đúng. Cho nên khi gặp việc mà hành động hợp lý đúng thời thì dẫu không muốn mạnh phỏng có được chăng ? Xét thấy "Giết gà dùng dao mổ trâu" cũng được việc, nhưng đâu biết rằng sẽ có thiệt hại do sự bất hợp lý gây ra.
- Cái học bắt Ve Sầu là cái học hạ chân tâm, khi công phu đã luyện đến mức thần ngưng chí định thì tâm chỉ còn nhìn thấy cái muốn thấy, thế thì sá gì mấy con Ve Sầu mà không bắt được ? Nhưng cái diệu thuật nhặt Ve Sầu đâu có cao siêu bằng cái diệu thuật nhặt kiến thức của đức Trọng Ni.
Thuật bắt ve sầu
Đánh dấu