Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Cà phê Đen - Trang 10
Close
Login to Your Account
Trang 10 của 151 Đầu tiênĐầu tiên ... 891011122060110 ... CuốiCuối
Kết quả 91 đến 100 của 1510

Chủ đề: Cà phê Đen

  1. #91
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Đang ở
    Bình Dương
    Bài viết
    1,981
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Lỡ nói thì nói cho trót. Tôi chỉ mong sau này (nếu có) về già ra thì đi cái bụp nhưng bóng đèn dây tóc đứt bóng. Đừng có như bóng đèn huỳnh quang khi sắp đứt thì ráng gồng lên gồng xuống chớp chớp giật giật. Khó chịu lắm.

    Cách đây 3 năm ông nội vợ tôi ra đi. Cả đời ông gắn với sông nước câu tôm bắt cá. Khi sắp "đi" ông muốn được về nhà, được nhìn con sông, bến đò... nhưng con cháu không cho bắt phải ở lại bệnh viện. Nhìn ánh mắt tôi biết ông tha thiết van xin đến nhường nào. Biết ông không thể nào qua được và bác sĩ cũng khuyên mang ông về, nhưng mấy người con cứ bảo còn nước còn tát cho ông nằm đó. Cuối cùng ông ra đi một cách mệt nhọc vào giữa khuya khi không có người thân bên cạnh... Âu cũng là duyên nghiệp.
    Bận lòng chi nắm bắt

  2. Thích Robetto đã thích bài viết này
  3. #92
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    1,270
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Đang đọc gần hết cuốn "The Glass Bead Game" (Trò Chơi Những Hòn Bi Thuỷ Tinh) của Hermann Hesse. Đã tính viết giới thiệu Hermann Hesse trung mục giới thiệu sách, nhưng câu chuyện tới đây thì chêm vào đây đúng chổ hơn.

    Một bài thơ của Hesse trong cuốn "The Glass Bead Game". Tôi chép bản dịch tiếng Anh trước (nguyên bản từ tiếng Đức), và phần "dịch đại dịch nhanh" của tôi sau đó.


    Stages

    As every flower fades and as all youth
    Departs, so life at every stage,
    So every virtue, so our grasp of truth,
    Blooms in its day and may not last forever.
    Since life may summon us at every age
    Be ready, heart, for parting, new endeavor,
    Be ready bravely and without remorse
    To find new light that old ties cannot give.
    In all beginnings dwells a magic force
    For guarding us and helping us to live.
    Serenely let us move to distant places
    And let no sentiments of home detain us.
    The Cosmic Spirit seeks not to restrain us
    But lifts us stage by stage to wider spaces.
    If we accept a home of our own making,
    Familiar habit makes for indolence.
    We must prepare for parting and leave-taking
    Or else remain the slaves of permanence.
    Even the hour of our death may send
    Us speeding on to fresh and newer spaces,
    And life may summon us to newer races.
    So be it, heart: bid farewell without end.

    - Hermann Hesse


    Những chặng Đường

    Những nhánh bông phai dần, như tuổi trẻ
    Ra đi, cuộc sống tại mỗi chặng đường
    Những đức hạnh và niềm tin
    Nở trong khoản khoắc nhưng không là mãi mãi
    Cuộc đời có thể gọi ta tại từng chặng
    Sấp sẵn, trái tim, cho cuộc khởi hành, cuộc chơi mới
    Sấp sẵn mạnh dạn và không hối hận
    Kiếm ánh sáng mới mà sự ràng buộc củ không đưa cho ta được
    Mọi sự bắt đầu đều có tiềm năng kỳ diệu
    Bảo vệ chúng ta và giúp chúng ta sống

    Chúng ta hãy thanh thản đi tới những miền đất xa
    Và đừng để những tình cãm quê nhà giử chúng ta lại
    Sự Sống không ràng buột chúng ta
    Mà nâng chúng ta lên từng chặng từng chặng đến những không gian rộng lớn hơn
    Nếu chúng ta chấp nhận ngôi nhà chúng ta tự tạo
    Thối quen sẽ sanh ra lười biếng
    Chúng ta phải sấp sắng cho chuyến đi
    Nếu không sẽ là nô lệ của sự cố định

    Ngay cả giờ phút tử sinh có thể đưa
    chúng ta tới miền không gian mới
    Và sự sống kêu gọi chúng ta cho cuộc chơi mới
    Không sao, trái tim: nói lời giã từ với không mục đích

    - Hermann Hesse
    Lần sửa cuối bởi roamingwind, ngày 14-02-2013 lúc 12:56 AM.
    Anh có thể biết tôi, tạm gọi là vậy, qua ngọn gió trên đồi
    Anh sẽ không biết tôi bằng danh xưng nào khác.

    You can know me, if you will, by the wind on the hill
    You'll know me by no other name.
    (No Other Name - Peter, Paul and Mary)

  4. Thích Robetto đã thích bài viết này
  5. #93
    Ngày tham gia
    Dec 2010
    Đang ở
    Racoon City
    Bài viết
    1,293
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Hesse hiểu Phật giáo quá tường tận trong bài thơ có những câu tuyệt đẹp như
    Blooms in its day and may not last forever. Bùng lên trong một khoảnh khắc rồi rạn vỡ
    Serenely let us move to distant places
    And let no sentiments of home detain us.
    Hãy giong buồm đến bến bờ xa lạ
    Và đừng để khói sóng chiều hôm dâng sầu lữ thứ


    Bài thơ hay quá .Gió này tài hoa thật Cầm kì thi họa ông gom hết .Cũng phải có gì yếu kém để tôi bớt mặc cảm ông ơi

  6. Thích Robetto đã thích bài viết này
  7. #94
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    1,270
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Lâm Đệ Xem bài viết
    Hesse hiểu Phật giáo quá tường tận trong bài thơ có những câu tuyệt đẹp như
    Blooms in its day and may not last forever. Bùng lên trong một khoảnh khắc rồi rạn vỡ
    Serenely let us move to distant places
    And let no sentiments of home detain us.
    Hãy giong buồm đến bến bờ xa lạ
    Và đừng để khói sóng chiều hôm dâng sầu lữ thứ
    Hay thật. Tôi không thể nào dịch thoáng như vậy được.

    Bài thơ hay quá .Gió này tài hoa thật Cầm kì thi họa ông gom hết .Cũng phải có gì yếu kém để tôi bớt mặc cảm ông ơi
    Bác mới làm tôi ngượng mặt .
    Anh có thể biết tôi, tạm gọi là vậy, qua ngọn gió trên đồi
    Anh sẽ không biết tôi bằng danh xưng nào khác.

    You can know me, if you will, by the wind on the hill
    You'll know me by no other name.
    (No Other Name - Peter, Paul and Mary)

  8. #95
    Ngày tham gia
    Dec 2010
    Đang ở
    Racoon City
    Bài viết
    1,293
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Đọc đuợc bài cà phê hay lại nhớ bác Gió

    Từ trước Tết (âm lịch) đến nay, một trong những điều khiến người dân, đặc biệt giới trẻ, ở Sài Gòn chú ý và bàn luận nhiều nhất không chừng là sự xuất hiện của tiệm cà phê Starbucks đầu tiên trong thành phố. Trong bài viết “Đầu xuân, ghé cà phê Starbucks Sài Gòn” kể, để được uống một ly cà phê trên góc đường Nguyễn Thị Nghĩa - Phạm Hồng Thái, quận 1, hàng trăm người phải xếp hàng rồng rắn ngay ngoài đường; lọt được vào trong tiệm rồi, lại phải xếp hàng tiếp để chờ đặt mua và trả tiền; sau đó, lại chờ tiếp để có được ly cà phê. Có người ví von việc xếp hàng chờ mua cà phê ở Starbucks cũng giống việc xếp hàng chờ mua gạo thời bao cấp. Từ đầu đến cuối, mất khoảng nửa giờ. Nghe nói, trong mấy ngày Tết, thời gian xếp hàng còn lâu hơn nữa. Mà giá một ly cà phê Starbucks lại rất đắt, khoảng 100.000 đồng Việt Nam (trong khi đó một ly cà phê Trung Nguyên chỉ có 20.000 đông). để uống được một ly cà phê Starbucks, những người lao động bình thường phải nhịn cà phê (vỉa hè) cả tháng.

    Tôi là người nghiện cà phê. Ngày nào tôi cũng uống ba, bốn ly cà phê. Sáng, thức dậy, công việc đầu tiên tôi làm trong ngày là pha cà phê. Mấy tiếng sau, vào trường đại học, công việc đầu tiên của tôi là đến thẳng tiệm cà phê để lấy thêm một ly nữa trước khi vào văn phòng làm việc. Ngày nào cũng thế. Có cảm tưởng, thiếu cà phê, tôi không tỉnh táo được. Thế nhưng, thú thật, tôi chỉ uống cà phê Starbucks những lúc tôi đi ngoại quốc. Ở Thái Lan. Ở Trung Quốc. Ở Hàn Quốc. Ở Singapore. Và ở Mỹ. Còn ở Úc: Không. Khi sang Âu châu, đặc biệt ở Anh và Pháp, tôi cũng không hề vào Starbucks. Với tôi, Starbucks bao giờ cũng là một lựa chọn cuối cùng. Khi không có cái gì khác. Và trong những trường hợp không có lựa chọn nào khác như thế, mỗi lần thấy Starbucks, tôi mừng vô cùng. Và cám ơn Starbucks vô cùng.

    Ở Trung Quốc, nơi người dân chuộng trà hơn cà phê, kiếm được một nơi có cà phê đã mừng húm. Cà phê Starbucks nữa thì có cảm giác như được lên thiên đường. Ngay cả ở Mỹ cũng thế. Nhớ, trong một chuyến đi Mỹ đi từ Orange County đến Las Vegas. Dọc đường, chúng tôi ghé vào một tiệm “to go” (take away) để mua cà phê. Mỗi đứa được “phát’ cho một ly thật bự, có lẽ khoảng gần một lít! Ra ngoài sân, trước khi lên xe, bọn tôi phải đổ bớt gần một nửa, một phần, vì biết không thể uống hết, phần khác, vì sợ đổ trên xe và cũng vì sợ mất công tìm nhà vệ sinh vốn khá hiếm hoi trên con đường cao tốc xuyên qua sa mạc dằng dặc để đến Las Vegas. Mà loại cà phê nhạt thếch như thế lại rất phổ biến ở Mỹ. Ngay ở các tiệm ăn lớn, thức ăn có thể rất ngon, nhưng kiếm được nơi có cà phê ngon không phải dễ. Phần lớn chỉ có loại cà phê pha chế sẵn, ai muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Lấy nhiều chỉ mất công đi tiểu nhiều. Ở một nơi như thế, Starbucks là một sự cứu rỗi.

    Chả có gì khó hiểu khi Starbucks thành công vang dội tại Mỹ. Ra đời từ năm 1971, đến đầu thập niên 1990, trung bình mỗi ngày Starbucks lại có một tiệm mới. Đến nay, riêng ở Mỹ, nó đã có trên 13.000 tiệm. Người ta nói Starbucks có mặt ở từng góc phố. Dĩ nhiên, sự phân bố không đều. Ở California, đặc biệt ở các vùng có đông dân cư người Việt, Starbucks vẫn còn thưa thớt. Nhưng ở trung tâm New York, chẳng hạn, có khi ở một ngã tư có đến hai tiệm Starbucks: một ở góc này và một ở góc bên kia, để phục vụ cho khách bộ hành đi hai lề đường khác nhau. Mà, thường, tiệm nào cũng đông nghẹt.

    Không những thành công ở Mỹ, Starbucks còn lan tràn hầu như khắp nơi trên thế giới. Starbucks có mặt trên hơn 60 quốc gia khác nhau. Nhiều nhất là ở Canada: trên 1000 tiệm; kế tiếp là Nhật: gần 1000 tiệm; ở Anh, 800 tiệm; ở Trung Quốc: hơn 700 tiệm (người ta dự đoán con số này sẽ tăng lên thành 1500 tiệm vào năm 2015); ở Hàn Quốc: gần 500 tiệm; ở Mexico: gần 400 tiệm; ở Đài Loan: gần 300 tiệm; ở Philippines: trên 200 tiệm; ở Thái Lan: gần 200 tiệm. Ở đâu, Starbucks cũng đều có cách pha chế giống nhau, hương vị giống nhau, cung cách phục vụ giống nhau. Và hầu hết đều thành công giống nhau.

    Trừ ở Úc.

    Vâng, ở Úc, nơi, về mọi phương diện, rất gần Mỹ, Starbucks lại thất bại. Ở Úc, năm 2000, tiệm Starbucks đầu tiên được khai trương; năm sau, tăng lên 15 tiệm; năm 2007, 87 tiệm. Nhưng phần lớn đều lỗ lã nặng. Từ năm 2008, nhiều tiệm lần lượt đóng cửa. Đến nay, cả nước Úc chỉ còn có 22 tiệm.

    Nguyên nhân của sự hờ hững ấy không phải vì dân Úc không thích uống cà phê. Ngược lại. Chủ yếu là vì Úc có văn hoá cà phê khá mạnh. Họ thích và chỉ quen uống cà phê trong các tiệm quen thuộc, với những hương vị quen thuộc, và nhất là, không khí quen thuộc. Starbucks không thay thế được.

    Bản thân tôi, tôi thích cà phê một phần vì cà phê, phần khác, vì không khí của tiệm. Nói chung, một khi đã được kỹ nghệ hoá, chất lượng cà phê giữa tiệm này và tiệm khác, nếu có chênh lệch, cũng không chênh lệch quá xa. Phần lớn đều mua cà phê từ một nguồn. Đều sử dụng một loại máy pha. Công thức và cách thức pha chế cà phê, từ tỉ lệ nước đến độ nóng của nước cũng như độ nóng của sữa, thường giống nhau. Yếu tố quyết định trong việc thu hút khách ở các tiệm cà phê là ở không khí. Với tôi, điều tôi không thích nhất là các tiệm vừa bán cà phê vừa bán thức ăn, nhất là các loại thức ăn có nhiều phô-ma (cheese), như pizza. Mùi cà phê thường nhẹ. Nó dễ dàng bị biến mất trước sự tấn công của loại mùi phô-ma trong các lò nướng.

    Uống cà phê khác uống trà: Uống trà, cần lặng lẽ; uống cà phê, cần bạn để tâm tình. Bạn, khi uống cà phê khác với bạn khi uống bia hay uống rượu: Với loại có chất cồn, bạn càng đông càng tốt, chuyện trò càng sôi nổi càng hay; với cà phê, người ta chỉ thích thì thầm. Tâm hồn con người, khi uống trà, thường khép lại, quay vào trong; khi uống bia hay rượu thường mở ra, chan hoà với người khác; khi uống cà phê, nửa khép nửa mở. Ngay cả khi ngồi uống cà phê một mình, người thường vẫn thích ngồi nhìn ra ngoài. Để thấy người khác. Hiểu được điều đó, phần lớn các tiệm cà phê, khi có điều kiện, thường thiết kế theo lối nửa kín nửa hở: nếu bàn ghế không bày lấn ra đường được thì ít nhất các cửa ngỏ đều mở toang, để không gian trong và ngoài tiệm gần như là một.

    Tôi không biết về lâu về dài Starbucks có thành công ở Việt Nam hay không. Nếu tôi có cơ hội về Việt Nam, không chừng tôi cũng sẽ uống cà phê ở Starbucks. Lý do: thấy an tâm hơn: Nó có thể không ngon như ý mình muốn nhưng ít nhất là nó không có các loại hoá chất được nhập lậu từ đường biên giới phía Bắc để biến bột bắp hoặc bột đậu nành thành…cà phê giết người.

    Giết từ từ.

  9. Thích Robetto đã thích bài viết này
  10. #96
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    1,270
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Starbucks chỉ cần mướn một người barista (người đã được huấn luyên các kỷ thuật làm cà phê kiểu Ý, cà phế Espresso) và làm những hình vẽ như sau thì cà phê Trung Nguyên sẽ sập tiệm



    Đồ nghề tôi có đủ hết rồi, chỉ là không vẽ hình được như thằng này thôi .
    Lần sửa cuối bởi roamingwind, ngày 21-02-2013 lúc 12:59 PM.
    Anh có thể biết tôi, tạm gọi là vậy, qua ngọn gió trên đồi
    Anh sẽ không biết tôi bằng danh xưng nào khác.

    You can know me, if you will, by the wind on the hill
    You'll know me by no other name.
    (No Other Name - Peter, Paul and Mary)

  11. #97
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Đang ở
    Bình Dương
    Bài viết
    1,981
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Mấy cô Trung Nguyên cũng làm được mấy hình này à. Tôi đã dùng nhiều rồi. Người Việt mình cũng khéo tay và được đào tạo khá lắm. Chỉ là sự khác biệt giữa cái chất cafe thì chưa thử
    Bận lòng chi nắm bắt

  12. #98
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    836
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Hôm nay vào siêu thị Nguyễn Kim ngắm nghía hàng hóa cho vui, tôi thấy có nhiều máy rang xay và đun pha cà phê. Có cái máy to như cái phích mà chỉ vài trăm, trong khi có cái máy chỉ bằng bắp hoa chuối lớn thôi mà giá những mấy triệu, hàng hóa bây giờ chắc đa phần của Trung Quốc. Ngó nghiêng cho khoái, chứ ở nhà pha cà phê lấy cũng lích kích lắm !.

  13. #99
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    1,270
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    À Starbucks Sài Gòn cũng đã cử barista bên Mỹ về. Ông này làm Starbucks bên Mỹ đã được 6 năm.

    Nghệ nhân Kennenth Cường La đang biểu diến pha chế








    Nguồn: Tận mắt xem nghệ nhân Starbucks pha chế tại Sài Gòn - Thebox.vn

    Biên kiến cá nhân, tôi nghi ngờ tay nghề barista của Starbucks. Nếu nhìn kỷ hình vẽ thì thấy lấm tấm những bọt không khí như cái mặt của mấy đưa trai dậy thì đầy mụn; như vầy là sữa không được đánh (steam) đúng độ cho nên sữa không được "velvet" (thuật ngữ pha cà phê espresso; nghĩa là sứa mịn, và nhuyễn đồng đều không có bọt không khí). Tuy nhiên, nhân nhượng, cũng có thể là tại người chụ hình dởm.


    So sánh với hình vẽ tương tự dưới đây, mặt tiền phải mềm láng và mịn như da thiếu nữ đôi mươi:

    Lần sửa cuối bởi roamingwind, ngày 27-02-2013 lúc 12:55 AM.
    Anh có thể biết tôi, tạm gọi là vậy, qua ngọn gió trên đồi
    Anh sẽ không biết tôi bằng danh xưng nào khác.

    You can know me, if you will, by the wind on the hill
    You'll know me by no other name.
    (No Other Name - Peter, Paul and Mary)

  14. #100
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    1,270
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trưa hôm nay đi ăn với người bạn. Ngày cuối tháng Hai không còn lạnh thở ra khói như tháng Một, không còn phải lụm khụm co ro trong cái áo dầy cọm. Hôm nay trời nóng, thang thảng mà đi, một thoáng lạnh đủ để cho là còn mùa Đông. Ăn trưa, đấu láo. Chuyện làm thuế. Tháng Tư gần tới rồi, bên Mỹ này 15 tháng Tư là ngày cắt cổ. Ngày trả nợ đời. Ngày chết. Ngày toàn dân nộp tiền cho chính phủ. Thuế và Chết. Tiếng Mỹ có câu đó, để cùng nhắc nhau hai thứ trên đời không ai trốn khỏi. Chuyện Đức Giáo Hoàng từ chức. Đức Giáo Hoàng mà cũng từ chức được, lạ thật. Chừng nào ông Dalai Lama từ chức? Trà dư tửu hậu.

    Ăn xong tôi ra quán chợt thấy cách quán khoản 100 mét cái kiosk nhỏ mà lâu rồi đóng cửa, hôm nay nó mở cửa với bản hiệu "Coffee to go" (cà phê đem đi). Có thể lái xe tới mua và đi không cần ra khói xe. Tôi chần chừ, suy tính. Cai cà phê cả tuần nay rồi. Đang tính làm một chuyến đi xa mà cần phải có sức. Phải chỉnh đốn chế độ ăn uống lại, không khéo bỏ mạng biên cương. Chôn thây nơi xứ tuyết. Thôi kệ, xem cái này ra sao. Tôi đi bộ tới kiosk. Một người đang ngồi phía trong cậm cụi viết, đang làm bài hoặc sổ sách. Các sinh viên thường hay đi làm vặt kiếm tiền còm. Nhân vật đội mũ beanie (loại mũ ấm đội vào mùa Đông), không để tóc dài, nên không rỏ nam hay nử. "Hi", tôi gọi. Vẫn chấm chú viết. "Hello", sau vài giây. Không động đậy, ngoài cái tay cầm bút. Lạ thật. Hay là nó không muốn bán? Tôi ngần ngừ tính kế, hay là gọi to hơn. Từ đây tới đó chừng hai thước mà nó không nghe? Đang toan tính thì cái đầu nhân vật ngững lên, cười tươi. "Hi". Con gái.
    "I am deaf, I am totally deaf". Tôi điếc, điếc đặc. Cô vừa nói vừ tiến tới quầy bán. Ông cần dùng chi ? Tôi chỉ trong thực đơn hàng chử cà phê cappuccino. Hai shot hay một shot? Một. Ly lớn hay nhỏ. Nhỏ. Điếc đặc mà vẫn đối thoại như thường. Cô quay vào làm cà phê, tôi xem cô làm sữa, à cũng biết cách làm đấy. Cappuccino thì phải quậy sữa cho bọt sữa lên nhiều. Latte thì không cần bọt sữa nhiều. Khi cô đưa tôi ly cappuccino tôi nói: "Xin lổi nhe cho hỏi một chút nếu cô không phiền, cô điếc từ nhỏ hả?" "Từ hồi tôi hai tuổi, có người em sinh đôi nhưng nó không bị điếc chỉ tôi thôi". "Thế thì cô đọc môi phải không?" (lip reading, một phương cách của người điếc nhìn môi người đối thoại mà biết họ nói gì). Cổ gật đầu nói "Đúng rồi tôi được điều trị về phát âm (speech therapy) từ năm 2 tuổi tới 18 tuổi. Bây giờ tôi 22 tuổi". 16 năm để nói và đọc môi. "That's very good. I am impressed." (hay thật. Tôi thán phục). Cô ta cúi nhẹ đầu, chấp hai bàn tay lại, nói cám ơn. Rồi ngững đầu lên cười tươi như hoa.

    Tôi phải là người cám ơn mới là đúng. Quay người đi tôi nghĩ: "có cái gì con người không làm được không há?"

    Ly cappuccino đắng quá không ngon. Nhưng tôi sẽ trở lại với kiosk này.
    Anh có thể biết tôi, tạm gọi là vậy, qua ngọn gió trên đồi
    Anh sẽ không biết tôi bằng danh xưng nào khác.

    You can know me, if you will, by the wind on the hill
    You'll know me by no other name.
    (No Other Name - Peter, Paul and Mary)

Cà phê Đen
Trang 10 của 151 Đầu tiênĐầu tiên ... 891011122060110 ... CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68