Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Tín ngưỡng và thơ
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2010
    Đang ở
    Racoon City
    Bài viết
    1,293
    Post Thanks / Like

    Mặc định Tín ngưỡng và thơ

    Cuối tuần an lành các bác bạn bè

    Trong lịch sử nhân loại, có lẽ chỉ có hai điều là thực sự có tính chất phổ quát: tín ngưỡng và nghệ thuật.

    Có một số dân tộc và bộ tộc, nhất là bộ tộc, không có sinh hoạt kinh tế và chính trị, cũng như không có các thiết chế gắn liền với kinh tế và chính trị là tiền và nhà nước. Tuy nhiên, dường như không có dân tộc hay bộ tộc nào, dù sơ khai đến mấy, lại không có tín ngưỡng và nghệ thuật.

    Tôn giáo có thể không, nhưng tín ngưỡng thì nhất định là có. Tôn giáo là trình độ phát triển cao của tín ngưỡng. Cao về phương diện nhận thức: nó có tính triết lý và dựa trên một số điển phạm. Cao về phương diện tổ chức: nó được nghi lễ hoá, thiết chế hoá và đẳng cấp hoá. Cao ở phạm vi: nó được toàn quốc hoá, và ở một số trường hợp, như với bốn tôn giáo lớn, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Hồi giáo, được toàn cầu hoá.

    Nghệ thuật thì căn bản nhất vẫn là nghệ thuật ngôn từ; trong nghệ thuật ngôn từ, hình thức căn bản và phổ biến nhất vẫn là thơ; trong thời hiện đại, và nhất là, hậu hiện đại, thơ không còn đóng vai trò chủ đạo nữa nhưng dẫu sao nó vẫn ở vị trí căn bản: không ai phủ nhận thơ là tinh tuý của nghệ thuật ngôn ngữ.

    Có thể nói tín ngưỡng và thơ là yếu tính của nhân loại: Ở đâu cũng có. Thời nào cũng có.

    Nhưng tại sao tín ngưỡng và thơ lại gắn liền với nhân loại một cách sâu sắc, gần như tất yếu, như vậy?

    Có nhiều lý do, nhưng trong đó, hai lý do quan trọng nhất là: Thứ nhất, cả hai đều gắn liền với những ước mơ bay bổng của con người: trong khi tín ngưỡng là những ước mơ lớn và xa, thơ là ước mơ đẹp và gần. Thứ hai, cả hai đều có chức năng nâng cao kích thước của con người và mở rộng diện tích của cuộc đời để con người không còn là những thân xác trần trụi trên cuộc đời hiện thế này.

    Với tín ngưỡng, cuộc đời không phải chỉ có hiện tại mà còn có cả quá khứ và tương lai, có tiền kiếp và hậu kiếp; không phải chỉ bao gồm những gì đang hiện hữu sờ sờ trước mắt mà còn bao gồm cả thế giới vô hình vô sắc. Với thơ, con người không phải chỉ có cái đầu, bộ phận tiêu hoá và bộ phận sinh dục mà còn có con tim.

    Tín ngưỡng linh thiêng hoá từng cơn gió từng cơn mưa từng ngọn núi từng con sông…; thơ linh thiêng hoá từng sợi tóc từng ánh mắt từng tiếng thở dài cũng như từng cái trở mình trằn trọc trong khuya khoắt.

    Tín ngưỡng làm giàu có đời sống nội tâm con người bằng cách ngẩng lên trên và ngó ra ngoài; thơ làm giàu có thế giới bên ngoài bằng cách ngó sâu vào cái nội tâm hun hút bên trong con người.

    Tín ngưỡng làm cho con người mạnh mẽ nhờ một quyền lực được vay mượn từ thế giới siêu hình; thơ làm cho con người mạnh mẽ nhờ huy động và chuốt lọc cái mà mình đang có: ngôn ngữ.

    Tín ngưỡng nhắc nhở con người đang sống với những người đã khuất; thơ nhắc nhở con người là họ đang sống với những người-đang-sống.

    Tín ngưỡng giúp người ta trở thành tốt hơn; thơ giúp họ đẹp hơn.

    Nhờ tín ngưỡng, con người khám phá ra cái cao cả; nhờ thơ, con người khám phá ra cái thi vị.

    Tín ngưỡng biến cuộc đời thành một phương tiện để vươn tới một cứu cánh ở ngoài nó; thơ cứu cánh hoá một phương tiện: ngôn ngữ; với nó, ngôn ngữ không còn là một phương tiện truyền thông, một thứ ký hiệu nhằm biểu đạt một cái gì khác mà thành một vật tự nó.

    Tín ngưỡng và thơ rất gần nhau. Ngôn ngữ tôn giáo nào cũng là ngôn ngữ thơ. Thơ đầy tràn trong các tín ngưỡng. Với nhiều người, trong đó có Les Murray, trong bài “Thơ và tôn giáo”, “các tôn giáo là những bài thơ” (Religions are poems). Trần Dần, trong Sổ bụi 1988, cũng viết thế: “Thơ với tôi như tôn giáo không nhà thờ - không giáo chủ. Chẳng tăng sư.”

    Thơ, tự bản chất, cũng là một thứ tín ngưỡng: Đó là thứ tiếng nói của niềm tin và của sự say mê.

    Hãy nhìn các thi sĩ thực sự và những người tu hành thực sự: Họ đều giống nhau (st)

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    836
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Văn chương của bác Lâm thật là rộng lớn và uyên thâm !
    Không biết bác lấy gì làm khuôn thước để phân biệt thế nào là thực sự hay không thực sự ?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2010
    Đang ở
    Racoon City
    Bài viết
    1,293
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Thực sự hay không thực sự nó cũng giống như đồ dùng và đồ chơi vậy bác ạ .đồ dùng thực sự cần thiết nhiều khi mình lại không hề quan tâm ,nguợc lại đồ chơi để chơi thôi thì lại canh cánh trong lòng thôi xao hết cỡ .Chùm hoa Diên Vỹ thật lắm khi bầy ra truớc mắt lại thờ ơ chẳng ngó ,nhưng hoa đó trong tranh tĩnh vật thì lại hớp hồn người.Cơn mưa thì tầm thuờng nhưng Mưa chiều kỉ niệm lại xót xa khôn nguôi .Thế nên tạm hàm hồ mà nghĩ rằng Cái gì tác động sâu xa đến tâm tư mọi người đời này qua đời khác cái đó thực sự có giá trị vĩnh cửu .Một trăm năm nữa chắc có người vẫn nhớ
    Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
    Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ
    Thoảng hiện em về trong đáy cốc
    Nói cười như chuyện một đêm mưa

    Chứ ai mà còn nhớ bài thơ này dù rằng do một nhà thơ rất lớn làm ra

    Ôi! Người đó thiệt tình lớn quá!
    Người là đất nước dạt dào bất diệt,
    Người là gang, là thép
    Đôi mắt Người hào quang rất đẹp
    Người,

    hải đǎng của con tàu mặt biển

    Người,

    niềm tin hy vọng
    và sự sang giàu của đồng bào
    Thượng chúng tôi...

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    836
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Cái gì tác động sâu xa đến tâm tư mọi người đời này qua đời khác cái đó thực sự có giá trị vĩnh cửu .
    Bác Lâm so sánh thật hóm hỉnh, gừng càng già càng cay có khác !
    Xem hai đoạn ví dụ trên thì một đằng tạo ra từ cái tâm vắng lặng, một đằng nặn ra từ cái trí khôn ranh.

Tín ngưỡng và thơ

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68