Kết quả 1 đến 10 của 16
Chủ đề: Trường học Mỹ
-
23-12-2012, 01:09 AM #1
Trường học Mỹ
Các bác Tontu, CKD, Gió ,Kt có gì bổ sung thêm nhé
Người Mỹ có chuẩn Mỹ gọi là American Standard. Chuẩn từ ổ điện ba chân đến vòi nước, kích cỡ cửa ra vào, chiều cao trần nhà, sơn cửa, đến đường điện đi trong tường.
Vài cái chuẩn của trường học Mỹ
Trường học của Mỹ cũng thuộc vào chuẩn, diện tích bao nhiêu, rộng dài, bao nhiêu học sinh trong một lớp và bao nhiêu lớp đều có qui định.
Bạn đến trường PT cơ sở Sandy Hook ở Connecticut( nơi xảy ra thảm họa vừa rồi )hay mọi trường khác thì sẽ thấy kiến trúc khá giống nhau như các shopping mall kiến trúc na ná, từ cửa ra vào, khuôn viên, nơi vui chơi, sân chơi thể thao trong nhà (gym) đến hội trường, chỗ cho các em học sau giờ để đợi bố mẹ đi làm về đến đón.
Thường là nhà tòa nhà khép kín nửa nổi, nửa chìm, 2 tầng, tầng mặt bằng với cửa ra vào dành cho lớp nhỏ, tầng hầm nhìn ra khuôn viên dành cho lớp lớn.
Trường không có bảo vệ canh cửa, mà cửa ra vào thường thiết kế rất rộng, có hai lối ra vào toàn bằng kính. Kẻ giết người như Lanuza muốn vào chỉ cần lấy báng súng đập vào kính, có thể đột nhập dễ dàng.
Trường tiểu học trung bình khoảng 400-500 học sinh. Ở chỗ đông cư dân có thể cao hơn chút lên tới 600-700. Mỗi lớp thường có khoảng từ 15 đến 25 học sinh, lớp 1 thì ít hơn khoảng trên dưới 10 em. Bàn học không xếp hàng lối từ trên xuống như bên Việt Nam, mà các em ngồi bàn tròn, chia làm 3-4 nhóm học tập để tiện trao đổi.
Lớp bắt đầu từ 9:00 giờ sáng đến gần 4:00 giờ chiều. Các em đón xe bus gần nhà khoảng 8:00 sáng tùy từng nơi xa trường hay gần nhưng thường trong khoảng bán kính 3-4 km.
Nếu bố mẹ đi làm cả ngày có thể gửi con từ sáng sớm và tối 6:00 chiều đón con. Khoảng thời gian ngoài giờ học đó phải trả tiền dịch vụ do quận cung cấp và trường không quản lý.
Học sinh tiểu học ra xe bus và khi về nhà đều phải có người lớn đón. Nếu không có ai đón thì lái xe lại đưa học sinh đó về trường và bố mẹ phải chi tiền trông trẻ.
Buổi trưa có ăn của dịch vụ cung cấp, có thể mua ăn theo tháng. Nhà nghèo thu nhập dưới 20.000 – 30.000$/người/năm được miễn phí, cao hơn chút phải đóng một phần, giầu chút thì đóng toàn bộ, khoảng 2$-3$/bữa.
Những cái không chuẩn
Đó là sách giáo khoa, về đồng phục, khẩu hiệu treo trước cửa, về giáo án… không trường nào giống trường nào.
Ví dụ trường Sandy Hook có khẩu hiệu (motto) “Think you can. Work hard. Get smart. Be kind. – Hãy nghĩ nếu bạn có thể. Hãy học hành chăm chỉ. Hãy trở thành thông minh. Và hãy tốt bụng”. Đến năm 2010, cô hiệu trưởng mới thường ngồi thân thiện với học trò đã thêm một hai từ “Have fun – hãy vui vẻ”.
Trường của Bin có khẩu hiệu “Nurture a lifelong love of learning and create contributing members of our local, national and global communities – Nuôi dưỡng tình yêu suốt đời đối với học hành và tạo ra đóng góp cho cộng đồng địa phương, quốc gia và toàn cầu”
Trong trường không có giáo án qui định. Mỗi thầy cô dạy theo một giáo án khác nhau và không có sách giáo khoa chuẩn của bộ Giáo dục qui định. Thầy cô gợi ý nên đọc thêm sách này, sách kia. Ra bài tập về nhà bằng những tờ in sẵn. Không lớp nào giống lớp nào.
Nhưng quận và tiểu bang có qui định cụ thể là dạy thế nào thì tùy, nhưng sau mỗi học kỳ, học sinh phải vượt qua được những kiểm tra tối thiểu về toán, văn, lịch sử, đọc và viết.
Trường tiểu học thì cô giáo rất nhiều, rất ít các thầy. Trường Sandy nơi xảy ra thảm họa, 6 cô giáo bị chết là vì thế.
Buổi sáng đón học sinh và chiều khi tan học, cô hiệu trưởng thường đứng trước cửa, chào các em, nhưng để quan sát xem học sinh đi đứng thế nào, xe đưa đón ra sao, cho tới khi các em vào lớp thì cô mới quay về phòng làm việc.
Có cô hiệu trưởng ở Mosby Wood , cô ấy nhớ tên 600 học sinh. Mà năm nào cũng có khoảng 30% học sinh mới thay vào số đã chuyển đi nơi khác do bố mẹ có việc mới.
Bộ giáo dục Hoa Kỳ – Yếu nhất trong các bộ
Các bạn để ý, khi xảy ra sự việc Sandy Hook, không thấy ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hoa Kỳ lên tiếng. Đó là vì Bộ Giáo dục Hoa Kỳ bị dân chúng coi là bộ vô dụng, chẳng đóng vai trò gì trong giáo dục, ngoài việc đưa ra vài dữ liệu về giáo dục, thống kê trường học.
Dân Mỹ không thích chỉ đạo, nhất là chỉ đạo về giáo dục, nhỡ cái lão trùm sò ngu thì sao. Ngu mà chỉ đạo thì đó là thảm họa quốc gia, liên quan đến hàng trăm triệu người và nhiều thế hệ. Giáo dục do dân, vì dân, có lẽ từ đây mà ra chăng.
Hội Phụ huynh rất mạnh, có đủ thẩm quyền để can thiệp vào nội dung giáo dục. Nếu để lão Bộ trưởng chỉ đạo thì trí tuệ tập thể đâu còn.
Bộ Giáo dục không có quyền chọn lựa giáo án, duyệt sách giáo khoa, hay đánh giá trường lớp, tuyển các thầy cô giáo. Tất cả việc này do chính quyền địa phương và tiểu bang chi phối.
Bộ chỉ có biên chế khoảng 5000 cán bộ và không có bất kỳ ảnh hưởng gì tới các trường và hệ thống giáo dục tại địa phương.
Đã nhiều lần các ứng viên tổng thống như Reagan, sau này nhiều ứng viên Tổng thống muốn xóa sổ Bộ Giáo dục vì coi bộ này là vi hiến, nhất là đảng Cộng hòa, vì họ cho biết trong Hiến pháp không có từ nào là “education – giáo dục”.
Tuy nhiên đảng Dân chủ lại hết sức ủng hộ Bộ Giáo dục. Lần nào tranh cử Tổng thống thì vấn đề giáo dục cũng được đặt ra, và câu chuyện Bộ này có nên tồn tại hay không lại trở thành nóng.
Việc đưa bộ GD là thành viên của chính phủ thời Jimmy Carter năm 1979 được coi là một sự can thiệp không cần thiết của liên bang vào công việc nội bộ thuộc về gia đình, tiểu bang và địa phương.
Phe Cộng hòa nói rằng:“Chính phủ liên bang không có quyền hiến định can thiệp vào trong các chương trình giáo dục hay kiểm soát việc làm trong thị trường. Đó là lý do tại sao chúng ta sẽ phải loại bỏ Bộ Giáo dục, kết thúc sự can thiệp của liên bang vào trong trường học của chúng ta và khuyến khích sự chọn lựa của gia đình ở mọi cấp bậc giáo dục.”
Thành lập từ năm 1867 nhưng sau bị xuống cấp thành một văn phòng trong năm 1868, không có hàm Bộ trưởng trong chính phủ và sau này thành một văn phòng nhỏ thuộc Bộ Nội vụ.
Năm 1939, văn phòng giáo dục này được chuyển sang bên cục liên bang an ninh, rồi nhập vào bộ Y tế, giáo dục và phúc lợi. Mãi tới năm 1979, Tổng thống Carter mới quyết định thành lập Bộ Giáo dục và có bộ trưởng là thành viên chính phủ.
Dù chống đối mạnh mẽ như vậy, nhưng tới thời điểm này Bộ Giáo dục vẫn tồn tại dặt dẹo, họp QH không ai thèm chất vấn như bên mình.
Vài sưu tầm về GD gửi các bạn hiểu chút về trường lớp bên Mỹ. vì trong nước mọi người rất muốn biết trường ở các nước tiên tiến học hành như thế nào.(st)
Một nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới thì bộ giáo dục lại chẳng là cái gì cả .Xem ra ép buộc học hành chỉ tổ làm cho con người cùn lụt đi mà thôi,bố mẹ nếu muốn thì cho con em ở nhà học cũng được (Homeschooling) rồi nếu đủ sức thì đi thi hoặc vào đại học tùy ý .Nhưng nhớ rằng vào thì dễ nhưng có ra được hay không thì lại khác .Không giỏi thì không cách gì ra trường được .Ban giảng huấn sẽ tìm đủ cách ra đề thi để níu bạn ở lại đến ....thiên thu
-
23-12-2012, 12:34 PM #2
Bài chia sẻ tương đối chính xác đó bác Lâm.
Bên Mỹ hệ thống Giáo Dục không bắt ép ai phải học cả. Tuy nhiên, nếu một bậc phụ huynh nào cấm đoán không cho trẻ con đi học khi có người đệ đơn thưa thì bậc phụ huynh đó vẫn phải chịu cảnh "cò bót" với pháp luật như thường...
Khi lũ trẻ đã học hết bậc Phổ Thông Trung Học thì cũng đã bước sang tuổi 18 rồi. Khi đó sĩ tử có quyền tự do lựa chọn ngành nghề cho chính mình. Đây chính là bước ngoặc cho các sĩ tử. Một là chấm dứt sự học mà phá ngang đi làm công, chợ búa, siêu thị, etc...thành phần này sẽ gặp rất nhiều khó khăn sau này.
Đa số sĩ tử đều tiếp tục việc học lên Đại Học. Ở Mỹ có hai hệ thống Đại Học: Community Colleges (Đại Học Cộng Đồng) và Universities.
Đại Học Cộng Đồng chỉ nhằm đào tạo AA Degree (Association of Art - hệ 2 năm). Community Colleges nhằm đào tạo hệ Trung Cấp trong mọi ngành nghề (i.e thợ máy, Y Tá, Nails, khai thuế, etc). Ngoài ra Community Colleges cũng là giai đoạn chuyển tiếp lên University. Community Colleges khá phổ thông đối với phần đông người Việt tại Mỹ. Community Colleges không cần học bạ ở VN. Khi qua đây các chứng chỉ của nước ta đều không còn công nhận. Nếu muốn học Community College, bạn buộc phải lấy lại Self Assessment Exams (Test lại khả năng Anh Ngữ, và Toán). Nhà trường sẽ dựa vào kết quả thi của thí sinh mà xếp lớp cho sĩ tử đó. Một năm đầu của Community Colleges, sinh viên phải lấy đầy đủ các lớp GED (General Education: Lịch sử, Địa Lý, Anh Ngữ, Toán, Vật Lý cơ bản, Hóa Học, Sinh Vật, Political Science, Psychology, Ethnics, etc). Những môn này buộc phải lấy nếu muốn nộp đơn vào các trường Universities (hệ 4-10 năm: tùy ngành, nhưng cũng tùy trường). Thường thì những học sinh giỏi ở bậc Trung Học thì không cần phải học hệ Community Colleges. Các em học sinh tốt nghiệp PTTH ở Mỹ có quyền nộp đơn thẳng vào University. Community Colleges thường thì phù hợp với những em học sinh có học lực hơi kém, chưa đủ sức vào University. Các em học ở đây là một hình thức "rèn luyện" kiến thức căn bản cho mình để chuẩn bị vào University. Tưởng cũng cần nói thêm là hầu hết các sinh viên du học tự túc đều học Community Colleges vì lệ phí nhẹ, thêm vào đó là dễ được nhận và phù hợp với khả năng của mình.
Đối với các sinh viên VN mới qua thì buộc phải hoàn tất GED trước khi nộp đơn vào University. Tiêu chuẩn được nhận vào University rất khác nhau. Mỗi trường đều có tiêu chuẩn nhận sinh viên khác nhau.
Ở California có 2 hệ thống University: University of California và Cal State University. Cal State University nhằm đào tạo các ngành nghề thuộc phạm vi Bachelor Degree (học vị Cử Nhân) và Master Degree (Cao Học: Việt Nam gọi là phó tiến sĩ). Cal State University là hệ thống Đại Học (4 năm). Cal State University nhằm đạo tạo các kỹ sư, Y Tá cao cấp, thương mại, và hầu hết tất cả các lãnh vực thuộc phạm trù 4 năm.
University of California (4-10 năm): UC system (University of California: Los Angeles, Berkley, Irvine, San Diego, San Barbara, Riverside, Southern California, Loma Linda, Standford, Davis, và 1 thằng nữa quên rồi, hihi.
UC system nhằm đào tạo tất cả các ngành nghề từ chương trình cử nhân, cao học tới học vị PhD (học vị Tiến Sĩ). Ngoài ra cũng tùy theo trường. Thường thì những trường nổi tiếng đều có các chuyên ngành: Luật Khoa, Nha Khoa, Dược Khoa và Y Khoa. Trường nào mà có Dược-Y-Nha thì trường đó có reputation hơn các University khác. Hiện tại riêng tiểu bang California có 9 trường University là có School of Medicine: LA, Irvine, Berkley, San Diego, Loma Linda, Standford, USC, Davis, và Riverside. Ngoài ra còn có Western University cũng có Y khoa thì phải?!
Tiêu chuẩn để được nhận vào các ngành chuyên khoa kể trên đòi hỏi không những học lực phải thật giỏi + tham gia các công tác thiện nguyện + good recommendation + research + Test Scores (MCAT: Y khoa, DAT: Nha Khoa, PCAT: Dược Khoa, etc). GPA (grade point averages) sau khi tốt nghiệp Đại Học phải tối thiểu 3.3 up to 4.0 (max). Thường thì những sinh viên được nhận vào các ngành nghề chuyên khoa phải có điểm số trung bình là 3.5 (mới có 1 tia hy vọng để mơ tới Y Khoa). Các University danh tiếng của tiểu bang California thường chỉ nhận những sinh viên có GPA khoảng 3.7 up to 4.0 mà thôi (i.e lấy 4 lớp thì phải có 3 lớp được điểm A và 1 lớp được điểm B+). Đây là 1 tiêu chuẩn quá khó đối với đại đa số các sinh viên của trường Đại Học. Đó là chưa nói còn phải cạnh tranh với nhiều người tài giỏi khác trong toàn quốc khi nộp đơn vào các trường chuyên khoa...
Một bác sĩ Y khoa tại Mỹ phải trải qua 4 năm bachelor (tùy sinh viên, có người chỉ 3 năm là xong) + 4 năm Medicine (2 năm lý thuyết + Step 1 Exam và buộc phải Pass + 2 năm clinical rotation + Step 2 Exam buộc phải pass để lấy văn bằng M.D) + 3 năm residency (tùy khoa) + 3-8 năm chuyên khoa tùy ngành + buộc phải pass Step 3 (License) = 14 năm (tính từ Bachelor Degree --> M.D Degree (Medical Doctor). Trong cả 3 Step Exam thì Step 1 và 3 là khó pass nhất.
Nha và Dược Khoa: 4 năm bachelor + 4 năm Pharm D/ Dental School = 8 năm (cho Nha Khoa Tổng Quát, và Dược Sĩ).
Nhìn vào số năm thì ai nấy sợ khiếp vía. Chỉ có Y Khoa là khó nhất trong các ngành.
Vài hàng gởi đến những bạn tại quê nhà để biết rõ trước khi có quyết định du học. Ngoài ra còn rất nhiều điều phải bàn lắm. Mình chỉ nói sơ sơ cho các bạn tại quê nhà được rõ để có 1 chút khái quát về các Community Colleges và Universities tại Mỹ.
Thân,Lần sửa cuối bởi Tontu, ngày 23-12-2012 lúc 12:44 PM.
Người vô minh không phải là người không có tri thức mà là người không biết chính mình.
- Krishnamurti -
-
23-12-2012, 12:53 PM #3
Quá chính xác Bác Tontu phải ăn mòn cơm counselor rồi mới rành rẽ như vậy .Y khoa là trùm ở đây .Tuy nhiên du học sinh nên chọn những ngành nghề tuơng đối dễ vì thật ra 2 hay 3 năm đầu thầy giảng bài là mù tịt chắc chắn không hiểu gì hết .Vì thế những bằng cấp do du học sinh lấy đa số chỉ có đem về nuớc dùng thôi còn không thể xài bằng đó để kiếm sống ở đây đuợc vì tiêu chuẩn làm việc ở Mỹ đòi hỏi rất cao .Trừ phi bạn xuất sắc về những ngành nghề kĩ thuật còn những ngành khác là thua .Bởi vậy thị truờng job gắn liền với học .trung bình 1 năm 10k bạn học 2 năm college thì đi làm khoang 24k một năm cứ thế tính lên Duợc 8 năm thì start 80k Còn như bác Tontu thì mới ra truờng giá chót phải 200k một năm đấy là mới thôi chứ còn sau này mà chuyên khoa thì úi cha xài tiền mệt thôi
-
23-12-2012, 01:05 PM #4
Giáo dục Mỹ đúng là khác xa giáo dục Việt Nam. Nhưng áp dụng như kiểu Mỹ vào Việt Nam thì chỉ có nước giáo viên khóc thét, học sinh sống dở chết dở bởi nếu không có giáo án chuẩn, chương trình chuẩn, đảm bảo các giáo viên chả biết phải mò mẫm ở đâu và dạy cái gì. Còn học sinh ấy à, nay thầy này dạy một đằng, mai cô kia dạy một nẻo chắc chắn sẽ hoang mang và hình thành tâm lý so sánh, coi thường vai trò của giáo viên.
Người Việt mình có thể đánh giá chung là yếu về kiến thức nền và thiếu tính chủ động trong tư duy, do đó muốn học tập lối dạy và học mang tính mở như các nước tiên tiến, chắc phải từ từ và mất vài thập kỷ nữa.
Đọc bài của bác Lâm Đệ mà thấy... thèm thế!Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc sảng nhiên nhi thế hạ
-
23-12-2012, 01:12 PM #5
Resident Physician người ta gọi là "learning doctor". Khi đã hoàn tất xong residency thì mới được gọi là bác sĩ thực thụ.
Family Practice lương khoảng 120K/năm, Internist (120-150k/năm), Surgery (gấp hai lần lương của internist). Lương thì nhiều, nhưng "nợ" cũng không hề ít bác Lâm. Thêm vào đó trách nhiệm nặng lắm, giờ giấc cũng thất thường. Bù qua sớt lại cũng chẳng sướng...
Học cái này tổn thọ ấy bác Lâm, hehe.
Học Y khoa không đến nỗi khó lắm, nhưng khi thi lấy Step 1, 2 và 3 thì cả 1 vấn đề vô cùng gian nan và biết bao khó khăn. Sợ nhất là USMLE Step thì khó ơi là khó. Khi nào mà pass được cả 3 STEP EXAM thì mới biết mình là M.D.
Bạn bè của mình phần đông theo Dược-Y-Nha vì thế mình biết rành về chúng lắm. Trong đám bạn học chỉ có mình là "bạo gan" theo Y thôi.Lần sửa cuối bởi Tontu, ngày 23-12-2012 lúc 01:15 PM.
Người vô minh không phải là người không có tri thức mà là người không biết chính mình.
- Krishnamurti -
-
23-12-2012, 02:36 PM #6
hihi chăn nào cũng có rận. Tuy hiện giờ đại học Mỹ vẫn là hàng đầu thế giới, World University Rankings 2012-2013,
nền giáo dục trung học và thấp hơn của Mỹ đang có vấn đề. Trong các lãnh vực đọc-và-hiểu, toán, và khoa học các học sinh Mỹ đang xuống dốc hơn các nước Á Châu (International Tests Show East Asian Students Outperform World As U.S. Holds Steady). Đáng lo hơn nữa là do kinh tế suy sập, học phí các trường đại học phải tăng lên làm các học sinh khó vào, và ra đại học hơn trước (Andreas Schleicher: U.S. Education Is Getting Left Behind).
Đây là một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình của Tổng Thống Obama.Anh có thể biết tôi, tạm gọi là vậy, qua ngọn gió trên đồi
Anh sẽ không biết tôi bằng danh xưng nào khác.
You can know me, if you will, by the wind on the hill
You'll know me by no other name.
(No Other Name - Peter, Paul and Mary)
-
23-12-2012, 03:07 PM #7
Căn bản vẫn là muốn dạy học sinh để lên lớp hay dạy cho mở mang. Bên Mỹ đại học dở khác với đại học trung bình, đại học trung bình khác với đại học giỏi cũng ở chổ này. Tôi được đào tạo tại một đại học kha khá, sao khi ra trường có cơ hội đọc sách của sinh viên cùng nghành năm thứ nhất của đại học có tiếng thế giới MIT mới thấy tại sao bọn đó giỏi hơn mình. Nó học căn bản quá hay, cái cách suy nghĩ vấn đề đã được kích thích từ đầu.
Trong khi đó giúp một người quen tại một đại học dở, bài đưa ra cho sinh viên năm thứ tư của đại học đó tôi đã làm vào đầu năm thứ hai.Lần sửa cuối bởi roamingwind, ngày 23-12-2012 lúc 03:23 PM.
Anh có thể biết tôi, tạm gọi là vậy, qua ngọn gió trên đồi
Anh sẽ không biết tôi bằng danh xưng nào khác.
You can know me, if you will, by the wind on the hill
You'll know me by no other name.
(No Other Name - Peter, Paul and Mary)
-
23-12-2012, 06:38 PM #8
Mấy hôm nay tiệc tùng nhiều quá nhậu say bí tỉ không có thời gian lên đàm đạo với mấy bác. Tôi rất phục mấy ông bác sỹ được đạo tại Mỹ. Để trở thành một bác sỹ chính thức, các ông ấy phải hy sinh rất nhiều. Ông bác sỹ nào cũng già khú đế. Là người Việt thì càng quý hơn. (Nói thế chắc bác Tontu nghe sướng tai lắm đây. Hì hì.). Tôi cũng rất phục mấy ông bác sỹ Trung Quốc. Đặc biệt là người học ngành Đông Y (Trung Y). Trong đợt thi châm cứu các ông ấy phải châm vào một bức tượng có kích thước bằng người thật. Những lỗ huyệt trên bức tượng đó được lấp sáp lại và chỉ to bằng đầu kim châm. Chỉ cần châm sai một huyệt là toi.
Ở VN, chỉ cần học 6,5 là trở thành bác sỹ hẳn hoi. Sướng thật. Gặp mấy ông chuyên tu thì càng sướng hơn. Có lần tôi đi nuôi ông già nằm viện, một ông giáo sư bác sỹ giảng bài cho các sinh viên Y (thực tế trên bệnh nhân), thấy 2 ông ngồi ngoài ghế đá hút thuốc phì phèo không ghi chép gì hết, tôi mới đến hỏi chuyện. Ông ta trả lời: "Chúng tôi công tác ở bệnh viện tuyến dưới bác ơi. Bệnh viện chúng tôi chỉ ưu tiên chuyển mà thôi, học nhiều chi cho mệt". Nghĩa là, những ông "bác sỹ" ấy chỉ cần cái bằng để hưởng biên chế mà thôi. Gặp bệnh nặng là ổng chuyển họ lên bệnh viện tuyến trên vì nếu ổng có trị được thì cũng không được phép. Hà tất phải học chi cho nhiều. Công tác ở bệnh viện nhà nước nào thì coi như suốt đời gắn với bệnh viện đó mà thôi.Bận lòng chi nắm bắt
-
24-12-2012, 12:59 AM #9
Hai sếp lớn chơi với trẻ con
Phong cách mỗi người một khác
Cùng học
Cùng ăn
Gặp gỡ
Với trẻ sơ sinh
-
24-12-2012, 01:08 AM #10
Chào cậu bé
Chào cô bé
Cùng chơi
Phù
Hai đứa tôi làm việc ở đây
Theo Radulova
Trường học Mỹ
Đánh dấu