Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Làng
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Làng

  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2010
    Đang ở
    Racoon City
    Bài viết
    1,293
    Post Thanks / Like

    Mặc định Làng

    Có thể nói số phận văn học Việt Nam gắn chặt với một chữ: chữ "làng". Làng văn và làng thơ.

    Chữ "làng" ấy, nghe thì rất thân thương, nhưng chính vì vẻ thân thương như thế, người ta dễ quên nó là một khái niệm cũ. Không những cũ, nó còn lỗi thời. Không những lỗi thời, nó còn có hại: nó khiến chúng ta lẫn lộn giữa kỷ niệm và hiện thực, từ đó, buộc chặt tâm hồn của chúng ta vào những hình ảnh đã hoá thạch trong quá khứ, làm chúng ta mất hẳn khả năng thích nghi và thay đổi. Hậu quả là, bước sang thế kỷ 21, sinh hoạt văn học Việt Nam, từ trong lẫn ngoài nước, vẫn thấp thoáng hình ảnh của những sinh hoạt làng xã ngày xưa.

    Thì cũng thói quen dị ứng với mọi cái mới. Thì cũng tâm lý chiếu trên chiếu dưới. Thì cũng những cung cách hào lý, ở những người ít nhiều thành công và thành danh; cung cách trương tuần, ở những kẻ bất tài và nhiều tham vọng; cung cách thằng mõ, ở tuyệt đại đa số những kẻ chỉ có một đam mê duy nhất: lặp lại không mệt mỏi những điều ai cũng biết. Thì cũng một thứ văn hoá: văn hoá làng.

    Văn hoá làng còn là văn hoá của hội hè.

    Văn hoá hội hè thực chất là thứ văn hoá nghiệp dư, trong đó, người ta cầm bút theo cảm hứng chứ không theo một kỷ luật nào nhất định, hơn nữa, mục tiêu của việc cầm bút phần lớn có tính chất thù tạc, chỉ cốt để tìm vui và để làm vừa lòng nhau chứ không phải để tìm cái đẹp hay cái thật. Chuyện viết hay hay viết dở đôi khi không phải là điều quan trọng. Chưa có ai bị trục xuất ra khỏi "làng" vì sự bất tài. Người ta chỉ đồng loã với nhau để tìm cách trục xuất những ai làm cho họ mất "vui".

    Hậu quả dễ thấy nhất của hiện tượng ấy là tính chất bè phái trong sinh hoạt văn học. Văn học Việt Nam không có trường phái mà chỉ có bè phái. Yếu tố chính tạo nên trường phái là sự đồng thuận chung quanh một số quan điểm thẩm mỹ cũng như phương pháp sáng tác. Yếu tố chính tạo nên bè phái là những yếu tố nằm ngoài văn học: tinh thần địa phương, tinh thần cầu lợi hoặc, phổ biến hơn, tinh thần bầy đàn.

    Chính tinh thần bầy đàn đó đã làm nẩy nở, trong văn hoá hội hè, một thứ ý thức về tôn ti trật tự như là một thứ "đạo đức học" của tính chất bè phái, vừa biện chính vừa củng cố hiện tượng bè phái.

    Đó là thứ tôn ti hoàn toàn phi văn chương, thậm chí, phản văn chương. Giới cầm bút, ở những nơi khác, được phân biệt theo tầm vóc lớn hay nhỏ, căn cứ trên mức độ sáng tạo nhiều hay ít; ở Việt Nam, được phân biệt, thứ nhất, theo tiêu chuẩn địa vị xã hội: nếu "lập ngôn" bao giờ cũng đứng sau "lập công" và "lập đức" thì cái "ngôn" của những kẻ đã có "công" và có "đức" (dù là huyền thoại) bao giờ cũng có thế giá cao hơn hẳn cái "ngôn" của những kẻ khác; thứ hai, theo tuổi tác: người nào lớn tuổi và cầm bút trước, người đó là nhà văn đàn anh; người nào ra đời muộn và cầm bút sau trở thành nhà văn đàn em; cuối cùng, thứ ba, theo tiêu chuẩn bài bạc, giữa người cầm cái và người làm con, theo đó, ngay cả việc điều hành một tờ báo cũng được kể như một thành tích văn học có thể làm thay đổi hẳn số phận và bậc thang giá trị của một người cầm bút.

    Với những cách phân bậc như thế, thứ nhất, khả năng viết lách trở thành một yếu tố thứ yếu và phụ thuộc; và thứ hai, nỗ lực cách tân của thế hệ trẻ nếu không bị xem như một sự nổi loạn thì ít nhất cũng là một sự bất kính hoặc một hành vi không có lợi về thương mại (lý do thường được nêu lên: độc giả không thích những gì mới lạ quá, chẳng hạn). Như thế, từ phạm trù mỹ học, nó bị đẩy vào phạm trù chính trị hoặc phạm trù đạo đức; từ phạm trù nghệ thuật, nó rớt vào phạm trù kinh tế. Thực chất đó là những cách bảo vệ gian lận ưu thế của những người có quyền, những người đi trước và của những người làm văn nghệ có máu con buôn.

    Thế giới văn chương Việt Nam là một cái làng.

    Không những thế, lại là một cái làng thuộc địa. Mà tinh thần thuộc địa chủ yếu là tinh thần tự xem mình là kẻ ở ngoài rìa; tự cách ly mình với các trung tâm quyền lực và văn minh để có ảo tưởng là mình không bị đồng hoá.

    Trong tinh thần như thế, người ta dễ có khuynh hướng xem chính sự lạc hậu của mình như một thứ bản sắc độc đáo, một biểu hiện của tinh thần độc lập, một hình thức phản kháng đầy quật cường.

    Hậu quả là văn chương biến thành một bộ lạc, khép kín và cô lập, ở đó, người ta cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài, không thèm biết người khác đang làm gì, cứ cắm cúi và mê mải đi theo những vết chân trâu trên những con đường làng quen thuộc cũ.(st)
    Chưa gạp êm, anh vẵng ngỡ rèng
    Có nòang thíu nữ đệp như treng
    Méc xanh lòa bóng dừa huơn dựa
    Au ím nhìn anh không nóa neng …

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Đang ở
    Hà Nội
    Bài viết
    6,491
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Bây giờ nhiều người vẫn ám chỉ sự bảo thủ, không tiếp thu cái mới bằng cụm từ "văn hóa làng xã".
    "Không có phụ nữ xấu, chỉ có người không biết rằng mình rất xấu mà thôi!"

  3. #3
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Đang ở
    Bình Dương
    Bài viết
    1,981
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tâm thức có tính cộng biểu và đơn biểu, nghĩa là có tâm thức cộng đồng và tâm thức cá nhân. Làm sao có thể thay đổi tâm thức cộng đồng được vì nó vốn vi tế và phức tạp. Một người VN vốn không biết xếp hàng là gì, nhưng khi sang Canada, thấy người ta xếp hàng mua đồ thì tự động anh ta cũng sẽ xếp hàng theo. Ngược lại 1 anh tây ba lô sang đây sẵn sàng chen lấn với người bản địa mà quên đi văn hóa xếp hàng của quê hương mình. Người tu hành rèn luyện ý thức của mình để tác động vào tâm thức từ đó thay đổi được tâm thức từ từ. Thiền là khi chúng ta đóng 5 thức đầu lại, chỉ chăm lo đến thức thứ 6 là ý thức. Cũng vậy, muốn thay đổi tâm thức cộng đồng thì phải đi từ ý thức của nó mới có kết quả.
    Bận lòng chi nắm bắt

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2009
    Bài viết
    25
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Bài viết hay quá!

Làng

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68