Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc - Trang 2
Close
Login to Your Account
Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 46
  1. #11
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    1,241
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Kỳ I. Vua pháo Ba Cát Nhân ( tiếp theo và hết)
    6. Thất trận trở về nhưng cảm thấy ấm ức không thôi.Dương Kiện Đình quyết định mời Tô Vạn Niên xuất mã đến thành Trấn Giang quyết một trận thư hùng nhằm cứu vãn chút sĩ diện cho làng cờ Giang Nam. Để đảm bảo giành thắng lợi, hai họ Tô Dương trong suốt nhiều ngàyđã miệt mài nghiên cứu những thế cờ sở trường cũng như phong cách đi cờ của Ba Cát Nhân. Tuy Tô Vạn Niên không phải là người nôn nóng như Dương Kiện Đình nhưng việc họ Tô nghiên cứu những thế cờ sở trường của Ba Cát Nhân chứng tỏ các bậc kỳ vương đã bắt đầu e ngại một tiểu kỳ vương đang dần rực sáng .
    Tô Vạn Niên vốn là người khiêm tốn, cẩn trọng. Tô luôn lấy cớ đê kết bạn, giao lưu rất rộng, trước sau chưa từng khiêu chiến với ai. Khi nghiên cứu các thế cờ của Ba Cát Nhân, tiếng là nhận lời mời của bạn mà đấu nhưng trong thâm tâm Tô Vạn Niên cũng biết rằng Ba Cát Nhân là đối thủ tìm cả đời cũng khó gặp. Vì vậy ông quyết định không nóng vội tìm đến Ba Cát Nhân khiêu chiến.
    Sau khi đáp thuyền đến Trấn Giang họ Tô không vội vã đi tìm Ba Cát Nhân mà giả làm một kỳ khách giang hồ bày cờ thế ở Quan Âm động, dũng cờ kết bạn. Do kỳ nghệ tinh diệu, xuất thần nhập hóa nên chỉ mới nửa tháng khắp vùng Trấn Giang ai cũng biết vua cờ Tô Vô Địch – Tô Vạn Niên đã tìm đến Trấn Giang.
    Khi Ba Cát Nhân biết Tô Vạn Niên vị kỳ vương nổi tiếng vùng Giang Nam đã đến Trấn Giang, Ba Cát Nhân tìm mọi cách mời bằng được To Vạn Niên về nhà mình thịnh tình khoản đãi. Sau khi Ba Cát Nhân và Tô Vạn Niên gặp gỡ vì cả hai đều là những cao thru bậc nhất đương thời nên cả hai đều rất coi trọng thanh danh của mình, sợ rằng chỉ đi nhầm một nước thì không chỉ thua cờ mà còn mất hết danh dự. Vì thế cả hai người gặp mặt đã lâu nhưng vẫn chưa có cuộc đấu nào chính thức. Tuy thế giới mê cờ ở Trấn Giang đều mòn mỏi trông đợi một cuộc so tài công khai giữa hai vị cao thủ bậc nhất đương thời.
    Sau khi thương lượng, hai người quyết định sẽ thi đấu một trận chính thức ở Thụy Nguyên trà lầu. Thông tin về cuộc đấu giữa hai vị đại cao thủ cờ tướng đương thời, giữa một “ Tuần hà pháo vương Ba Cát Nhân và Tô Vô Địch – Tô Vạn Niên” không cánh mà bay khắp vùng Trấn Giang, mọi người chỉ còn trông đợi vào ngày hai người cùng đối mặt với nhau trên bàn cờ. Cuộc đấu giữa hai người bắt đầu trong vòng người vây kín cả Thụy Nguyên trà lầu. Ba Cát Nhân và Tô Vạn Niên đều xuất cờ rất nghiêm cẩn. Tuy nhiên trong cuộc đấu giữa những cao thủ thì dù những nước đi bình đạm vẫn mang những uy lực khó ai tưởng tượng được. Hai vị kỳ vương đấu liền 3 ngày, đem hết sở trường một đời của mình ra thi triển quyết hạ bằng được đối thủ. Thế nhưng cuối cùng hai người cũng đành ra về trong thế hòa. Song cũng sau trận đấu kéo dài suốt 3 ngày 3 đêm quên ăn quên uống đấy, hai người đã trở thành những bạn tâm giao của nhau. Sau trận đấu này họ Tô vì vẫn muốn chơi cờ với Ba Cát Nhân nên tiếp tục ở lại Trấn Giang trong một thời gian dài. Trong thời gian này Tô Vạn Niên còn thu nhận một sô đồ đệ ở ngay thành Trấn Giang. Tác phẩm “ Phản Mai Hoa phổ” của Ba Cát Nhân lưu danh hậu thế cũng có một phần tâm huyết của Tô Vạn Niên.

    7. Tuy nhiên “anh hùng gian nan, hồng nhan bạc mệnh”, những ngày tháng tốt đẹp gặp người tri kỷ cùng mình chơi cờ quên ăn quên ngủ của Ba Cát Nhân là cực kỳ hiếm hoi trong chuỗi khó khăn kham khổ vì miếng cơm manh áo của kẻ dùng cờ mưu sinh. Cũng vì kỳ nghệ quá cao nên dù đã nhường đối phương rất nhiều nhưng chưa từng có ai có thể đánh thắng được “ Tuần hà pháo vương” vì vậy ngày càng ít người đánh cờ ăn bạc với Ba Cát Nhân. Cả đời mê cờ và sống nhờ cờ nên không có người đánh cờ gia cảnh họ Ba ngày càng sa sút.
    Không thể ở mãi vùng Trấn giang được nữa Ba Cát Nhân quyết định lên Thượng Hải bày cờ mời người đánh để mưu sinh. Không ngờ trong một lần xung đột với những cùng nghề bày cờ thế trên phố. Ba Cát Nhân đã bị bọn lưu manh Thượng Hải vây đánh. Thân là một kỳ vương tuyệt thế giờ lại bị bọn lưu mạnh đường phố đánh cho bầm dập, trong lúc quẫn trí Ba Cát Nhân đã gieo mình xuống sông Hoàng Phố tự sát. Lúc đó Ba Cát Nhân mới chỉ 50 tuổi.

    Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
    Tác giả: Lê Văn
    Lần sửa cuối bởi tranbinh, ngày 08-07-2010 lúc 05:16 PM.

  2. Thích luongdangxuan, Tuank75, hp007hp, 6789 đã thích bài viết này
  3. #12
    Ngày tham gia
    May 2010
    Bài viết
    735
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Không ai chiếu hết được Ba Cát Nhân trên bàn cờ, nhưng ông ta đã tự bỏ Tướng ra khỏi bàn cờ đời. Cám ơn tranbinh đã cho chúng ta một bài học sâu sắc cho những ai quá ham mê cờ tướng.

  4. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2009
    Bài viết
    30
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    "Chữ Tài đi với chữ Tai một vần...".

    Đọc phần kết thúc, thấy buồn chi lạ; người thường thì có cái chết bình thường, người phi thường cũng phải có cái chết phi thường mới xứng.

    "Cọp chết để da, người chết để tiếng", Ba Cát Nhân cũng đã sống không uổng phí 1 cuộc đời, trở thành bậc kỳ nhân lưu truyền hậu thế.

    Mong chờ kỳ II...

  5. #14
    Ngày tham gia
    Jul 2009
    Bài viết
    1,776
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Cảm ơn trần bình. làng cờ lâu rồi mới lại được thưởng thức những giai thoại truyền kỳ, sau khi kỳ bút inter gác kiếm.

  6. #15
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    1,241
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Kỳ II. Thất tinh vương Chung Chân

    Chung Chân là người Mông Cương Động, huyện Phiên Xương, sinh vào năm Quang Tự thứ 15 (1889) còn có tên là Linh Bảo cũng là người nổi tiếng về cờ. Thời kỳ đầu người ta thường gọi ông là Kỳ Tiên. Chung Chân vì sở trường thế Thất tinh tụ hội nên còn được gọi là “Thất tinh vương”. Thời niên thiếu Chung Chân thường được Phùng Kính Như chỉ điểm nên trình độ cờ ngày càng tiến bộ. Khi trình độ cũng khá rồi liền khiêu chiến với các danh thủ ở Phiên Xương. Khoảng năm Quang Tự thứ 34 khi đó trong thành Quảng Châu, Đường Xương được mệnh danh là “lão Hạ” được coi là cao thủ về cờ. Thế nên 3 lần giao đấu là từng ấy lần họ Chung bị Đường Xương đả bại. Nhưng Chung không chịu thất bại mỗi ngày đều tới xem Đường Xương chơi cờ với những người khác, khắc khổ tìm cách phá giải nước cờ của Đường Xương. Khi đã chuẩn bị kỹ càng rồi Chung Chân quyết định khiêu chiến một lần nữa với Đường Xương, một trận đấu thành danh của họ Chung đã được mở ra. Cuộc ờ này Đường Xương cầm quân đi trước, dùng pháo đầu tiến công, Chung Chân lấy bình phong mã chống trả, đi đến nước thứ 13 Chung bỏ mã hãm xe làm cho Đường Xương lâm vào thế yếu phải xin thua. Một trận thành danh, họ Chung trở thành cao thủ cơ tướng ở đất Quảng Châu. Lúc này Chung mới 19 tuổi.
    Những năm 20 của thế kỉ trước, Quảng Châu dần dần được yên bình, trong Ngũ Gia hoa viên, trà thất Phiên Phiên và trà thất Thiên Nam khi có việc đều mở hội chơi cờ. Khi đó Chung vốn đang làm nghề bốc gạo nhưng nhờ tài đánh cờ liền bỏ nghề, lấy đánh cờ làm kế mưu sinh. Nhưng cũng bởi lấy cờ làm nghề chính nên Chung thường phải giấu giếm trình độ cờ của mình. Chung Chân từng sáng tạo ra trận thế “bỏ mã hãm xe” chính là việc phát triển cục pháp trong Mai Hoa phổ. Họ Chung từng làm cho không ít người phải chắp tay xin hàng trên bàn cờ. Bởi thế thời kỳ này người ta mới gọi Chung Chân là “Tay tiên, Kỳ tiên”.
    Khi đó trong các trà thất và hoa viên, Hoàng Tùng Hiên cũng là cái tên xưng bá trên giới cờ nhiều năm, vì cũng là kẻ dùng cờ mưu sinh cho nên trước giờ không khi nào họ Chung và họ Hoàng đối chọi với nhau, nhưng Chung Chân rất muốn cùng thử sức với họ Hoàng. Giao thủ trực diện thì sợ không hợp, thế nên họ Chung muốn dùng “ Tiên pháp”. Một hôm Chung Chân tìm một người chơi cờ họ Trần nói với người đó rằng: ông cứ thách đấu với Hoàng Tùng Hiên tôi sẽ giúp ông thắng. Rồi Chung còn cẩn thận bày cách cho người đó phải làm thế nào khi Hoàng phát hiện ra. Vị khách họ Trần đó cũng thấy hay ho liền theo kế hoạch đánh cờ với Hoàng Tùng Hiên. Bàn cờ được đặt ở nhà họ Trần, quanh bàn đánh cờ không có người thứ 3, hai bên đặt cược mỗi ván là 5 đồng vàng. Hoàng Tùng Hiên nhường cho họ Trần đi trước, nếu họ Hoàng thắng thì nhường tiếp một nước, nếu thua thì giảm một nước cho tới khi phân tiên và nhượng quyền đi trước lại khì Hoàng thua. Hoàng quá hiểu rõ kỳ nghệ của họ Trần nên ban đầu cho rằng chấp nước 2 nước 3 thì có thể thắng, một nước thì càng không phải nói. Bởi thế xuống cờ có vẻ không chú ý lắm. Kết quả ngày trận đầu Hoàng bị họ Trần đánh bại nhưng họ Hoàng cho rằng tại mình bất cẩn mà thua thôi.

    Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
    Tác giả: Lê Văn
    Lần sửa cuối bởi tranbinh, ngày 09-07-2010 lúc 11:30 AM.

  7. Thích luongdangxuan, Tuank75, duytrungqn, 6789 đã thích bài viết này
  8. #16
    Ngày tham gia
    May 2010
    Bài viết
    550
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    cái kết thật buồn

  9. #17
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    442
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Cờ tướng nếu chỉ coi nó là một trò giải trí, thì thật nhàn nhã vô cùng: "khi nghe nước chảy, khi chờ trăng lên". Đêm khuya thanh vắng chỉ có ta và bạn bên ấm trà và bộ cờ bày ngoài hiên mà chơi đến sáng không thấy mệt mỏi. Đôi khi cao hứng, ta cùng bạn lại cùng ngân nga ca hát. Những lúc đó thấy giữa người trần và thần tiên đâu có gì là khác biệt.

  10. Thích luongdangxuan, tramphungchau đã thích bài viết này
  11. #18
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Tuy Hoa Town, Phu Yen Province
    Bài viết
    99
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi tranbinh Xem bài viết
    Kỳ II. Thất tinh vương Chung Chân

    Chung Chân là người Mông Cương Động, huyện Phiên Xương, sinh vào năm Quang Tự thứ 15 (1889) còn có tên là Linh Bảo cũng là người nổi tiếng về cờ. Thời kỳ đầu người ta thường gọi ông là Kỳ Tiên. Chung Chân vì sở trường thế Thất tinh tụ hội nên còn được gọi là “Thất tinh vương”. Thời niên thiếu Chung Chân thường được Phùng Kính Như chỉ điểm nên trình độ cờ ngày càng tiến bộ. Khi trình độ cũng khá rồi liền khiêu chiến với các danh thủ ở Phiên Xương. Khoảng năm Quang Tự thứ 34 khi đó trong thành Quảng Châu, Đường Xương được mệnh danh là “lão Hạ” được coi là cao thủ về cờ. Thế nên 3 lần giao đấu là từng ấy lần họ Chung bị Đường Xương đả bại. Nhưng Chung không chịu thất bại mỗi ngày đều tới xem Đường Xương chơi cờ với những người khác, khắc khổ tìm cách phá giải nước cờ của Đường Xương. Khi đã chuẩn bị kỹ càng rồi Chung Chân quyết định khiêu chiến một lần nữa với Đường Xương, một trận đấu thành danh của họ Chung đã được mở ra. Cuộc ờ này Đường Xương cầm quân đi trước, dùng pháo đầu tiến công, Chung Chân lấy bình phong mã chống trả, đi đến nước thứ 13 Chung bỏ mã hãm xe làm cho Đường Xương lâm vào thế yếu phải xin thua. Một trận thành danh, họ Chung trở thành cao thủ cơ tướng ở đất Quảng Châu. Lúc này Chung mới 19 tuổi.
    Những năm 20 của thế kỉ trước, Quảng Châu dần dần được yên bình, trong Ngũ Gia hoa viên, trà thất Phiên Phiên và trà thất Thiên Nam khi có việc đều mở hội chơi cờ. Khi đó Chung vốn đang làm nghề bốc gạo nhưng nhờ tài đánh cờ liền bỏ nghề, lấy đánh cờ làm kế mưu sinh. Nhưng cũng bởi lấy cờ làm nghề chính nên Chung thường phải giấu giếm trình độ cờ của mình. Chung Chân từng sáng tạo ra trận thế “bỏ mã hãm xe” chính là việc phát triển cục pháp trong Mai Hoa phổ. Họ Chung từng làm cho không ít người phải chắp tay xin hàng trên bàn cờ. Bởi thế thời kỳ này người ta mới gọi Chung Chân là “Tay tiên, Kỳ tiên”.
    Khi đó trong các trà thất và hoa viên, Hoàng Tùng Hiên cũng là cái tên xưng bá trên giới cờ nhiều năm, vì cũng là kẻ dùng cờ mưu sinh cho nên trước giờ không khi nào họ Chung và họ Hoàng đối chọi với nhau, nhưng Chung Chân rất muốn cùng thử sức với họ Hoàng. Giao thủ trực diện thì sợ không hợp, thế nên họ Chung muốn dùng “ Tiên pháp”. Một hôm Chung Chân tìm một người chơi cờ họ Trần nói với người đó rằng: ông cứ thách đấu với Hoàng Tùng Hiên tôi sẽ giúp ông thắng. Rồi Chung còn cẩn thận bày cách cho người đó phải làm thế nào khi Hoàng phát hiện ra. Vị khách họ Trần đó cũng thấy hay ho liền theo kế hoạch đánh cờ với Hoàng Tùng Hiên. Bàn cờ được đặt ở nhà họ Trần, quanh bàn đánh cờ không có người thứ 3, hai bên đặt cược mỗi ván là 5 đồng vàng. Hoàng Tùng Hiên nhường cho họ Trần đi trước, nếu họ Hoàng thắng thì nhường tiếp một nước, nếu thua thì giảm một nước cho tới khi phân tiên và nhượng quyền đi trước lại khì Hoàng thua. Hoàng quá hiểu rõ kỳ nghệ của họ Trần nên ban đầu cho rằng chấp nước 2 nước 3 thì có thể thắng, một nước thì càng không phải nói. Bởi thế xuống cờ có vẻ không chú ý lắm. Kết quả ngày trận đầu Hoàng bị họ Trần đánh bại nhưng họ Hoàng cho rằng tại mình bất cẩn mà thua thôi.

    Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
    Tác giả: Lê Văn

    Cho mình hỏi tên đúng của danh thủ này là "Chung Chân" hay "Chung Trân" ?

  12. #19
    CotuongSaiGon's Avatar
    CotuongSaiGon Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi skeleton Xem bài viết
    Cờ tướng nếu chỉ coi nó là một trò giải trí, thì thật nhàn nhã vô cùng: "khi nghe nước chảy, khi chờ trăng lên". Đêm khuya thanh vắng chỉ có ta và bạn bên ấm trà và bộ cờ bày ngoài hiên mà chơi đến sáng không thấy mệt mỏi. Đôi khi cao hứng, ta cùng bạn lại cùng ngân nga ca hát. Những lúc đó thấy giữa người trần và thần tiên đâu có gì là khác biệt.
    với tôi chơi cờ phải có xèng mới có hứng thú đc. Lúc đó thì chẳng biết xung quanh đang vận động ra sao nữa. Chỉ có các nước đi nhảy múa trong đầu thôi

  13. Thích R_Killer đã thích bài viết này
  14. #20
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    1,241
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi tuanseed Xem bài viết
    Cho mình hỏi tên đúng của danh thủ này là "Chung Chân" hay "Chung Trân" ?
    Tác giả Lê Văn dịch tên kỳ thủ này là Chung Chân, mình chưa kiểm chứng được điều này.

Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc
Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68