Kết quả 21 đến 30 của 46
-
13-07-2010, 06:40 PM #21
Kỳ II. Thất tinh vương Chung Chân ( tiếp theo)
Trần thứ hai Trần lại đi trrước,Trần không những không ngại mà còn yêu cầu tăng số tiền lên là mười đồng. Hoàng cũng đồng ý. Cứ đánh mãi Trần không những hiểu chiêu thức của Hoàng mà còn tấn công mạnh mẽ làm cho Hoàng liên tục bị động rơi vào thế yếu thua trận.Tới trân thứ 3,Trần càng đắc ý hơn , yêu cầu tăng tiền lên gấp đôi, vẫn như quy định từ trước.Do thua hai trận liên tiếp trong lòng nghi hoặc không thể giải thích nổi , nhưng là cao thủ sao chịu dừng tay.Lần này Hoàng đi trước có lợi thế nên tin chác rằng mình không thể thua được. Vào trận họ Hoàng lấy đương đầu pháo đối bình phong mã cho đến nước thứ 9 thì tới lượt Hoàng đi, Hoàng chuyển xe 3 tiến 2 đuổi mã, mã lùi 5, cờ chuyển thành thế bỏ mã ép xe. Kết quả tới nước 15 Hoàng lại đi trước, tuy đã có chuyên tâm đánh thế nhưng có phần gấp gáp, khi tới nước thứ 20 thì thế trận bỏ mã hãm xe đã thành. Hoàng vừa bực bội vừa nghĩ Trần hôm nay kỳ nghệ tăng tiến vượt bậc là vì sao. Quan sát một lát Hoàng để ý thấy bình thường Trần ra tay nhanh chóng nhưng hôm nay thì trầm tư suy nghĩ rất lâu, trong phòng thì không có người thứ 3 nên không thể có người giúp đỡ. Tới nước thứ 25 thì Trần đã chuyển thành thế thắng. Hoàng vô ý mà rung chân liền cảm thâý có cái gì đó bám lấy bèn cố ý đánh rơi túi tiền xuống dưới tiện thể khi nhặt tiền lên cúi đầu xuống xem thì mới phát hiện ra bí mật. Hóa ra dưới chân của Trần là một đám dây nối liền với một lỗ nhỏ ở trên tường thông vào phòng trong. Đây là đường dây liên lạc, đường chỉ huy. Thực ra Trần đánh cờ với Hoàng chỉ là hình thức, người thực sự đánh cờ với Hoàng là ở trong phòng khác. Hoàng nổi cơn giận định xông vào phòng kia để xem. Trần biết việc đã bại lộ liền theo kế hoạch của Chung đã bày cho mà hành sự, lập tức rời khỏi chỗ cười mà nói: “ Tôi vốn đùa với Hoàng tiên sinh đấy thôi” rồi cầm vàng lên trả lại còn nói vài ngày sau sẽ chịu rượu phạt nhưng nhất quyết không cho Hoàng vào phòng trong để xem.
Một lần, Trần cùng với danh thủ Lý Quý gặp nhau trong phủ của Tăng Hồng Triển vốn là một thương gia rất mê cờ. Nói chuyện với nhau một lát Chung liền mời Lý đánh cờ, Lý với Chung từng đánh với nhau vài lần có thắng có thua nhưng đều là chơi vui cả. Lần này Chung cố ý đề cao Lý,nói kỳ nghệ Lý rất siêu phàm phải nhường Chung đi trước.Cờ tới nước thứ 6 Chung đi mã 3 tiến 4,đi xong làm ra vẻ luống cuống nói mình ra tay nhanh quá quên mất cả tính toán xin hoãn. Lý không biết là kế, nhất định không cho, Chung lại giả vờ nói : Thôi thế coi như hòa cờ ,Lý càng không chịu. Lúc đó Chung mới cười nói lúc nãy tôi đùa Ông thôi bây giờ Ông có xin hòa tôi cũng không cho ,đoạn hỏi Lý có dám chung tiền chơi tiếp không ? Lý cho rằng Chung đi nhầm nước lại thấy hình cờ của mình đẹp hơn nên đồng ý ,thế là từ lúc chơi vui trở thành ăn tiền lúc nào không hay…trận cờ đó Chung thắng.
Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê VănLần sửa cuối bởi tranbinh, ngày 13-07-2010 lúc 06:47 PM.
-
Post Thanks / Like - 4 Thích, 0 Không thích
-
13-07-2010, 08:13 PM #22
Bác Chung Trân chăn gà cũng có nghề nhỉ.
-
13-07-2010, 08:38 PM #23
Chung Chân về sau chết vì đói thì phải ?
-
13-07-2010, 10:17 PM #24
-
14-07-2010, 11:38 PM #25
-
15-07-2010, 12:16 AM #26
buộc dây vào chân mà lại điều khiển được nước cờ là sao, chả hiểu gì cả
-
15-07-2010, 09:44 AM #27
-
15-07-2010, 11:30 AM #28
Kỳ II. Thất tinh vương Chung Chân ( tiếp theo và hết)
Kỳ nghệ của Chung vốn dĩ xuất thần nhập hóa, biến ảo khôn lường, lại có phần tinh ranh. Ở thời điểm đó lấy đánh cờ làm nghề ăn bát cơm giang hồ mà ở lâu một chỗ thì không thể được vì rằng biến báo đến đâu thì cuối cùng người ta cũng nhận ra được khuôn mặt thật của mình. Bởi vậy Chung ở Quảng Châu một thời gian rồi đi tới các nơi khác một thời gian dài sau mới trở lại Quảng Châu. Khi đó Tăng Hồng Triển là thương nhân buôn bán đường dài từ Thượng Hải, Dương Châu, Thiên Tân cho tới Việt Nam, nơi đấu Tăng Hồng Triển cũng từng qua cả. Vì vậy Chung quyết định theo Tăng Hồng Triển đi buôn, vừa ngao du thiên hạ mở rộng kiến văn mà chỉ tốn ít lộ phí. Tính đi tính lại họ Chung quyết định Tăng Hồng Triển làm một chuyến Nam du. So với Thượng Hải, Dương Châu thì Việt Nam gần hơn cả, lại thêm lúc bấy giờ ở Việt Nam cờ Tướng phát triển cũng rất mạnh, đến đó sẽ có dịp gặp được nhiều cao thủ. Thế là vào năm 1925 họ Chung cùng với Tăng Hồng Triển đã đến Nam Việt Nam cùng với các cao thủ ở đây giao đấu. Khi ấy ở Nam Việt Nam có những danh thủ như Nguyễn Bá Tiên, Hà Quang Bố, Hứa Văn Hải … đều có thành tích thực chiến trung cục rất tốt. Ngoài ra, Chung còn cùng với “Bát Kiệt” Diệp Thế Chân, Hồ Giám Sinh, Lưu Trác, Trịnh Nguyên Lượng, Lương Quế Trương, Ngô Đường, Lương Quốc Cường, Triệu Văn Bích giao thủ. Những ván cờ đó đều tạo ra những tiếng vang rất lớn. Trong cuốn “ Việt Nam tự kỳ phổ” có nhắc tới 2 trong số “Việt Đông tam phượng” là Chung Chân và Tăng Hồng Triển.
Trên đường ngao du, Nam, Bắc kỳ Việt Nam, Chung Chân giao thủ với không biết bao nhiêu cao thủ. Chung không những đấu trung cuộc mà còn đấu cả tàn cuộc. Có lần gặp một cao thủ tàn cuộc, lúc chập tối bày cờ, đến trưa ngày hôm sau mới bắt đầu đấu, đối phương bày ra thế “Tuyết ủng Lam Quan” đay cũng là một thế hòa trong “Bách cục tượng kỳ phổ”. Chung ban đầu tưởng dễ về sau nghĩ rằng không biết có biến hóa nào nữa không. Về nhà trọ cũng không kịp cởi dép mà bày cờ ra, dựa theo sách mà đánh, thuận theo tự nhiên hình thành thế cờ hòa. Cho đến nửa đêm vẫn chưa thấy phát hiện gì, Chung vẫn không chịu ngủ. Tới hơn 4 giờ sáng đột nhiên phát hiện ra một điểm mấu chốt trong tàn cuộc, đó là thay vì đi xe 2 bình 8 vốn là một nước chống bằng nước tốt 1 bình 2 phát triển thêm có thể trở thành thế thắng. Chung không ngừng nghiên cứu kỳ nghệ đối với “ Bách cục tượng kỳ phổ” có bước đột phá nên đã giành thắng lợi trong cuộc đấu đó. Sau này khi Đổng Văn Uyên, người tự hào rằng mình đánh tàn cuộc giỏi thách đấu với Chung cũng dùng thế “Tuyết ủng Lam Quan” đã bị Chung đánh bại. Tinh nhanh, sáng tạo và nghiên cứu không ngừng là những tuyệt kỹ của Chung.
Người ta thường nói những kỳ thủ xưa thường có ba điều đáng sợ. Thứ nhất sợ chiến loạn, không có người chơi cờ, không có cơm ăn. Thứ nhì sợ chơi mãi ở một chỗ cơm khó ăn. Thứ ba sợ đi xa không có lộ phí, thực ra các cao thủ còn có một điều đáng sợ nữa đó là tuổi già. Tuổi thơ Chung trải qua Cách mạng Tân Hợi nhưng không sa vào chiến loạn. Cuộc chiến loạn Bắc phạt sau đó cũng không ảnh hưởng tới Chung vì khi đó Chung đang mưu sinh ở Việt Nam. Có điều đến thời kỳ kháng Nhật thì ông không tránh khỏi. Khi đó là một người bôn tẩu giang hồ Chung trôi dạt đến Sơn Đầu, hy vọng tìm được một số kỳ khách nhưng ở đây còn ai có tâm tư mà chơi. Kiếm cơm đã khó, kiếm “cơm đen” càng khó ( Chung là người nghiện thuốc). Thiếu cả cơm lẫn thuốc, Chung Chân ngày một gày gò ốm yếu, bệnh tật nhân cơ hội đó mà tấn công. Lúc đó Chung đã hơn 60 tuổi chắng có nghề gì khác, lại thiếu sức lực, làm ăn mày thì sợ xấu hổ. Cuối cùng những ngày tháng phiêu dạt lang thang đấy đó đã vắt kiệt nốt phá sức lực còn lại của ông. Chung Chân mất vào khoảng năm 1944.
Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê Văn
-
Post Thanks / Like - 4 Thích, 1 Không thíchnamxuyen không thích bài viết này
-
17-07-2010, 10:06 AM #29
Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc
Kỳ III Đơn đề mã - Phùng Kính Như
Phùng Kính Như tên thật là Phùng Năng quê gốc ở Tân Hội ,Quảng Đông.gia đình định cư ở Long Đạo Vỹ ,Hà Nam, Quảng Châu. Phùng người nhỏ, thấp, mặt hơi đen xuất thân nghèo khổ,từ thời niên thiếu đã tới Hương Cảng làm nghề vá giày mưu simh nên còn gọi là “ Năng vá giày “Từ nhỏ Phùng đã rất mê cờ tướng,lúc vá giày rảnh rỗi lại lấy bàn cờ ra nghiên cứu nên trình độ ngày một tiến bộ. Khi đó giang hồ kỳ khách bày cờ rất nhiều,nhiều thế mới lạ nhưng đều không phải là đối thủ của Phùng.Điều này đã làm ước mơ lấy cờ làm nghề của Phùng mỗi ngày một lớn.Chính bởi thế một ngày nọ Phùng bỏ nghề vá giày trở về Hà Nam, Quảng Châu quyết hoàn thành tâm nguyện của mình Ban đầu Phùng bày cờ thế ở bên cạnh miếu ,chùa , những nơi hè đường góc chợ chủ yếu là hai thế cờ “Thất tinh tụ hội “ và “Thập tam thái bảo ‘ . Do trình độ bố cục cuả Phùng rất cao cường , cho nên đã thay đổi toàn bộ thế trận hầu như không có ai địch lại.Bước đi của Phùng có phần giống một cao thủ khác ở Quảng Châu khi xưa là Vương Trạch nên thường được gọi là A Trạch hay còn gọi là Phùng Trạch .Do người ta thường gọi thế nên cái tên ban đầu là Phùng Năng dần cũng bị người đời quên mất và ông cũng đổi tên mình thành Phùng Trạch luôn .Sau vì bày cờ lăn lộn hè đường nhiều quá da mặt Phùng đã đen lại càng đen hơn trông giống như người nghiện thuốc nên sau này Phùng còn có biệt danh “Phùng nghiện “.Cái tên này của Phùng được người đời gọi hơn mười năm trời đến quen miệng đến mức không ai nhớ tên thật của Phùng là gì nữa.
Cách mạng Tân Hợi thành công, cuộc sông ở vùng Quảng Châu ngày càng ổn định,đây là điều kiện để cờ tướng phát triển .Trà thất Phiên Phiên và trà thất Thiên Nam thay phiên nhau mở kỳ đài tạo thêm một”chiến trường “ cho các giang hồ kỳ khách tụ hội mưu sinh. Phùng cũng là một trong số đó. Những năm đầu của thập niên 20 thế kỷ trước Quảng Châu xuất hiện một cao thủ là Hoàng. Vĩnh Cao ,người này kỳ nghệ bất phàm với món sở trường là đương đầu pháo.Một hôm tụ tập trong Thiên Nam trà thất nảy sinh một cuộc tranh cãi về việc” Đơn đề mã “ có thể đỡ được “Đương đầu pháo “ hay không ?.Trong đó người giỏi “Đương đầu pháo “ là Hoàng Vĩnh Cao cho rằng pháo tất nhiên là có lợi thế.Giỏi “Đơn đề mã “ có Phùng Trạch thì cho rằng bên đương đầu pháo chưa hẳn chiếm được thượng phong. Hai bên tranh luận kịch liệt ,mỗi bên chia thành mỗi phe. Có điều dẫu sao cũng không thể cãi vã suông mãi được, có người đưa ra một ý : Chẳng bằng lấy người giỏi nhất bên pháo với người giỏi nhất bên mã mà tiến hành thực chiến, lời nói đó được tất cả mọi người đồng ý, tiền do hai bên cùng chung ra, nhưng vấn đề khác lại nẩy sinh vì một bên là đơn đề mã và một bên là đương đầu pháo thì mỗi trận đấu phải do bên pháo đi trước bên mã đương nhiên bị thiệt thòi. Vì vậy đại diện cho bên mã là Phùng Trạch đề xuất phương án “một ăn hai “ nghĩa là bên pháo thắng ăn 1, thua mất 2 cho bên mã, Hoàng Vĩnh Cao cĩng cho điều này có lý nên đồng ý. Kết quả do công lực họ Hoàng quá thâm hậu lại tấn công trực diện vào trung lộ được xem là huyệt trận của đơn đề mã , Phùng thì tâm lý bất ổn thủ thế không chắc hạ phong thảm bại. Phùng không cam chịu thất bại đòi hẹn ngày tỷ thí tiếp nhưng rồi ai cũng vì miếng cơm manh áo thường nhật choán hết tâm tư còn đâu thời gian mà luận bàn cao thấp nên cuôc thư hùng giữa “Đơn đề mã “với “Đương đầu pháo “ vẫn còn bỏ ngỏ đến tận ngày hôm nay mặc cho hai nhân vật chímh đã thành người thiên cổ…
Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê VănLần sửa cuối bởi tranbinh, ngày 17-07-2010 lúc 10:25 AM.
-
Post Thanks / Like - 4 Thích, 0 Không thích
-
18-07-2010, 03:23 AM #30
Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc
Đánh dấu