Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 46

Hybrid View

  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    1,241
    Post Thanks / Like

    Mặc định Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc

    Kỳ I. Vua pháo Ba Cát Nhân
    Trong số những kỳ vương tuyệt thế của lịch sử cờ tướng Trung Hoa, Ba Cát Nhân là một trong số rất hiếm hoi những người tộc Mãn. Tuy thế kỳ nghệ của Ba Cát Nhân cực kỳ tinh thâm, từng xưng hùng xưng bá một thời. Ông đặc biệt có sở trường sử dụng lối đánh " tuần hà Pháo", nên đời sau vẫn thường gọi ông là Tuần Hà Pháo Vương Ba Cát Nhân.

    1. Sử sách viết rằng, tổ tiên họ Ba vốn sinh sống ở vùng Đông Bắc, nhưng sau này khi người Mãn tiến vào Trung Nguyên, thành lập nên triều đình Mãn Thanh, tổ tiên họ Ba mới đến vùng Giang Tô làm quân rồi định cư luôn ở đó. Ba Cát Nhân sinh vào năm Đồng Trị thứ 7, tức năm 1868 tại vùng Trấn Giang, Giang Tô, nơi cha Ba Cát Nhân đương nhậm chức Tào Vận. Chuyện kể rằng, khi Ba Cát Nhân sắp ra đời, ngôi chùa Di Đà ở ngày cạnh phủ họ Ba bùng phát một trận hỏa hoạn vô cùng khủng khiếp. Lửa lan từ Tàng Kinh Các đến phòng phương trượng rồi từ Đại Hùng Bảo Điện lan sang Quan Âm các, cả ngôi chùa Di Đà chìm ngỉm trong một biển lửa. Nhìn ngọn lửa cháy đã 3 ngày 3 đêm chưa tắt đang bừng bừng lan sang nhà mình, cả phủ họ Ba hốt hoảng tìm cách di tản đồ đạc đi nơi khác. Trong lúc hốt hoảng, Ba phu nhân đã trở dạ sinh trước mấy ngày. Điều kỳ lạ là, đúng vào thời khắc đứa trẻ nhà họ Ba ra đời thì ngọn lửa như bị một phép thần dập tắt. Chuyện này được truyền đi, người vùng Trấn Giang đều nói, đứa con nhà họ Ba là tượng trưng của điềm may mắn, cát tường. Sau đó, vị quan đứng đầu Trấn Giang đã lấy cái tên “ Cát Nhân” ( người đem lại điềm may mắn) để đặt cho đứa trẻ này, ý rằng đứa trẻ này đem lại điềm may mắn cho mọi người. Cái tên Ba Cát Nhân của vị Kỳ vương tuyệt thế những năm sau này đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
    Ngay từ nhỏ, Ba Cát Nhân đã rất mê cờ tướng, lại thêm thiên phú thông minh nên mới hơn mười tuổi Cát Nhân đã tinh thông kỳ nghệ xưng hùng một dải Trấn Giang. Không chỉ thông minh hơn người Ba Cát Nhân còn rất cần cù hiếu học. Đối với kỳ nghệ Ba Cát Nhân càng chăm chú nỗ lực tìm tòi không biết mệt mỏi.
    Ba Cát Nhân ham học đến mức trên màn của ông lúc nào cũng dán sẵn một tờ giấy, bên trên là những thế cờ nổi tiếng của các cao thủ cổ kim. Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, Ba Cát Nhân lại nằm nhìn chăm chăm vào thế cờ dán trên màn rồi trầm tư mặc tưởng suy nghĩ rất mông lung về những cách phá giải. Cho đến khi người đã mệt bã ra, hai mắt nhắm lại Ba Cát Nhân mới chịu ngủ yên. Cứ như vậy ngày qua tháng lại những biến hóa của thế cờ dần dần in sâu vào trong đầu Ba Cát Nhân, đồng thời khiến chơi cờ trở thành thứ vô cùng thân thuộc và gần gũi với Ba Cát Nhân.
    2. Những người yên cờ vùng Trấn Giang đều gọi Ba Cát Nhân là “Ba Bất Đấu”, liên quan đến biệt hiệu này có hai cách giải thích. Một thuyết nói rằng khi Ba Cát Nhân chơi cờ ông rất giỏi dùng pháo, tuần hà pháo, thuận thủ pháo, liệt thủ pháo đều rất tinh diệu, có thể nói là xuất thần nhập hóa áp đảo quần hùng. Những kỳ thủ đấu pháo với Ba Cát Nhân trên bàn cờ mười người thì có đến chín người thua. Vì thế mọi người mới đặt cho Ba Cát Nhân biệt hiệu “ Ba Bất Đấu”, nghĩa rằng chẳng ai đấu lại được ho Ba cả.
    Lại có một thuyết khác nói rằng, từ nhỏ Ba Cát Nhân đã chơi cờ rất giỏi. Năm 15 tuổi, Ba Cát Nhân đã không tìm được địch thủ ở vùng Trấn Giang. Khi đó, gia đình họ Ba còn rất sung túc, phụ thân thường mang Ba Cát Nhân đi khắp nơi để đấu cờ. Ba Cát Nhân kỳ nghệ hơn người đánh đâu thắng đấy nên lần nào hai cha con cũng trở về hả hê với một túi tiền đầy. Trước sau, Ba Cát Nhân đã đánh bại các cao thủ Hoa Hồng Tuyền ở Tô Châu, Quan Hồ Tử, Ngô Chí long ở Hàng Châu…. Một lần, Ba Cát Nhân hẹn thách đấu với một cao thủ trong vùng nhưng đến ngày hẹn người này đột nhiên thay đổi quyết định nhất quyết không chịu giao đấu với Ba Cát Nhân. Nguyên nhân là do vị cao thủ này thấy Ba Cát Nhân tuổi trẻ nhưng kỳ nghệ kinh người sợ khi đấu cờ sẽ thua, vừa mất tiền lại vừa mất danh nên chẳng bằng tìm cách thoái thác không tham gia nữa. Sau này cũng có rất nhiều cao thủ dùng cách đó để thoái thác những cuộc đấu trực tiếp với Ba Cát Nhân. Lâu dần giới chơi cờ thường gọi Ba Cát Nhân là “Ba Bất Đấu”

    Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
    Tác giả: Lê Văn

  2. #2
    denhathaonam's Avatar
    denhathaonam Guest

    Mặc định

    ông này viết sách phản mai hoa xứng đáng là kỳ nhân kiệt xuất

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    18
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi denhathaonam Xem bài viết
    ông này viết sách phản mai hoa xứng đáng là kỳ nhân kiệt xuất
    Trong sách Quất Trung Bí của Chu Tấn Trinh có giới thiệu tác giả cuốn Phản Mai Hoa là Ba Kiết Nhân chứ k pải là Ba Cát Nhân

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    1
    Post Thanks / Like

    Wink

    that

    la ko tuong dc dung la ky vuòg so 1 ba cat nhan ca dọ danh co ko thua ại

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2009
    Bài viết
    94
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Cuong_mjnj Xem bài viết
    Trong sách Quất Trung Bí của Chu Tấn Trinh có giới thiệu tác giả cuốn Phản Mai Hoa là Ba Kiết Nhân chứ k pải là Ba Cát Nhân
    hì, chữ 吉 người Bắc mình đọc là "CÁT" con người miên Nam đọc là "KIẾT".
    cón 1 số chữ khác cũng vậy, Ví dụ như Phúc là âm miền Bắc, miền Nam lại đọc là PHƯỚC, Vũ (Miền Bắc) thì miền Nam là VÕ, miền Bắc gọi là HOÀNG TRUNG thì miền Nam là HUỲNH TRUNG...etc
    thực chất BA CÁT NHÂNBA KIẾT NHÂN là 1 người bạn ạ!
    LƯƠNG SƯ HƯNG QUỐC

    Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo
    Hưng quốc gia nguyên khí chi phương

  6. #6
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    348
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi tran_phuc_an Xem bài viết
    hì, chữ 吉 người Bắc mình đọc là "CÁT" con người miên Nam đọc là "KIẾT".
    cón 1 số chữ khác cũng vậy, Ví dụ như Phúc là âm miền Bắc, miền Nam lại đọc là PHƯỚC, Vũ (Miền Bắc) thì miền Nam là VÕ, miền Bắc gọi là HOÀNG TRUNG thì miền Nam là HUỲNH TRUNG...etc
    thực chất BA CÁT NHÂNBA KIẾT NHÂN là 1 người bạn ạ!
    đúng như bạn nói, từ hán việt có sai biệt là do phát âm theo từng địa phương . ngay chính ở trung quốc cũng đã có sai biệt giữa 3 miền, nam, trung, bắc , huống hồ từ nước này dịch sang nước khác,
    và đây là 1 số từ cùng nghĩa khác âm trong kinh điển, do người khác miền dịch,: gia = da , yết = kiết, phúc = phước, ra = la, tóa = tá, v.v.v.v còn nhiều lắm ko thể nói hết ở đây , nếu các bạn có học chữ tàu mới thấy sai biệt rất nhiếu, nhưng cũng đồng ý nghĩa thôi.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    DALAT
    Bài viết
    529
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi gg11gg Xem bài viết
    đúng như bạn nói, từ hán việt có sai biệt là do phát âm theo từng địa phương . ngay chính ở trung quốc cũng đã có sai biệt giữa 3 miền, nam, trung, bắc , huống hồ từ nước này dịch sang nước khác,
    và đây là 1 số từ cùng nghĩa khác âm trong kinh điển, do người khác miền dịch,: gia = da , yết = kiết, phúc = phước, ra = la, tóa = tá, v.v.v.v còn nhiều lắm ko thể nói hết ở đây , nếu các bạn có học chữ tàu mới thấy sai biệt rất nhiếu, nhưng cũng đồng ý nghĩa thôi.
    Vụ Bắc-Nam có đọc chệch một số chữ Hán Việt như hoa-huê, vũ-võ, phúc-phước, huỳnh-hoàng, nhân-nhơn.... đa phần do kỵ húy thời chúa Nguyễn mới vào Nam. Đọc các truyện Trung Quốc xưa do dịch giả miền Nam thời Pháp như "Tiết Nhơn Quý chinh Đông", "Tùy Đường diễn nghĩa"...hay các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Sơn Vương... sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.
    Lần sửa cuối bởi cuoiconbo, ngày 25-04-2019 lúc 01:12 AM.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    1,241
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Kỳ I. Vua pháo Ba Cát Nhân ( tiếp theo)
    3. Cho đến những thập niên đầu thế kỉ XX khi xã hội Trung Hoa bước vào thời kỳ Dân Quốc, từ một gia đình quan chức triều Mãn Thanh, gia đình họ Ba bắt đầu sa sút dần. Không còn bổng lộc của cha, lúc này miếng cơm manh áo của cả gia đình họ Ba đều đặt lên vai Ba Cát Nhân. Chẳng còn cách nào khác Ba Cát Nhân chỉ còn biết lấy việc đánh cờ ăn bạc làm nghề, dùng kỳ nghệ xuất thần nhập hóa của mình để tìm kế mưu sinh. Kể từ đây những trận cờ lừng danh của vị kỳ vương Ba Cát Nhân cũng bắt đầu.
    Để mưu sinh, kỳ tài cờ tướng một thời Ba Cát Nhân thường xuyên lui tới Thụy Nguyên trà lầu và Đồng Nguyễn trà lầu ở thành Trấn Giang để tìm người chơi cờ. Bới vì chơi cờ nổi tiếng nên mỗi lần chơi Ba Cát Nhân thường phải nhường đối thủ đi trước hoặc nhường đối thủ một đôi mã. Tuy nhiên, dù nhường thế nào thì Ba Cát Nhân vẫn ung dung giành chiến thắng.
    Một lần Ba Cát Nhân bày cờ ở Thụy Nguyên trà lầu đội nhiên một khách lạ tìm đến nói rằng vì ngưỡng mộ danh tiếng Ba Cát Nhân nên tìm đến đấu cờ. Theo thường lệ Ba Cát Nhân nhường người khách một đôi mã rồi dùng tuần hà pháo đánh cho người khách lạ thua không còn manh giáp nao. Sau này người ta mới biết rằng người khách bí ẩn đấy là một tướng quân nổi tiếng. Về sau dân gian mới chế ra câu vè chê bai vị tướng quân này đồng thời cũng ca ngợi sự tinh diệu vô song của nước tuần pháo của Ba Cát Nhân rằng: “ Duyên hà thập bát đả, tướng quân lạp hạ mã” ( ven sông mười tám trận, tướng quân phải ngã ngựa).

    4. Nước cờ của Ba Cát Nhân có phong cách rất riêng. Tất cả các loại binh chủng trên bàn cờ từ tướng, sĩ, tượng tới mã, xe pháo ông đều vận dụng rất tinh diệu. Chỉ cần vào tay Ba Cát Nhân thì dù chỉ là một quân tốt nhỏ nhoi cũng hóa rồng hóa hổ, sức mạnh kinh người. Tuy nhiên Ba Cát Nhân cực ký lợi hại trong việc điều khiển pháo có thể xưng là “ thiên cổ nhất tuyệt”. Trong suốt thời gian bày cờ mưu sinh ở các trà lầu, do trận nào Ba Cát Nhân cũng phải nhường nước hoặc quân nên quân pháo của ông càng trở nên tinh thông khó lường. Trong vô số những trận cờ mà Ba Cát Nhân tham gia ông không ngừng làm mới và phong phú thêm thế cờ sử dụng quân pháo như “đương đầu pháo” “quá cung pháo” “ quy bối pháo” … Trong các thế cờ này thế “ quy bối pháo” nhiều người cho rắng sức mạnh của các quân cờ chỉ tập trung ở tuyến trên mà để hở phần hậu phương. Tuy nhiên, “ quy bối pháo” của Ba Cát Nhân tuyệt không có chút sơ hở nào, thế tấn công cực kỳ mãnh liệt khó mà đỡ được. Chính vì thế những người chơi cờ trong vùng đều nhất nhất gọi Ba Cát Nhân “ Ba Bất Đấu” là “ Tuần hà pháo Vương”.
    Lúc còn sống, Ba Cát Nhân từng nói rằng: “ Những người mới học cờ đại đa số chỉ có thể dùng xe, luyện thêm một thời gian mới biết dùng pháo, sau đó mới biết dùng mã. Những người như vậy thì tạm coi như là học xong phần nhập môn. Đợi khi anh ta tiến bộ hơn thì mới học được cách sử dụng tốt. Thêm một thời gian nữa mới biết cách dùng tượng, dùng sĩ. Lại thêm một tầng bậc nữa mới có thể biết cách vận dụng quân tướng. Khi ấy mới có thể xem là đủ khả năng xưng hùng kỳ đài trở thành cao thủ.

    5. Sau khi bày cờ ở các trà lầu rồi đánh bại hàng loạt các cao thủ cờ tướng trong vùng, danh tiếng của Trấn Giang “ Tuần hà pháo Vương” Ba Cát Nhân càng được nhiều người biết tới. Vì thế các cao thủ, kỳ khách từ khắp mọi miền đất nước đều tìm về thành Trấn Giang gặp Ba Cát Nhân để so tài kỳ nghệ. Những cao thủ Trương Mưu của Nam Kinh, Dương Kim Đình ở Dương Châu …đều từng lặn lội đến Trấn Giang tìm Ba Cát Nhân thách đấu.
    Nhưng chẳng phải cao thủ khắp nơi tìm đến mà Ba Cát Nhân sợ hãi. Với người mê cờ như Ba Cát Nhân còn gì bằng có người cũng mình chơi cờ. Thế nên đã đến là không từ chối, Ba Cát Nhân chỉ trầm mặc bày cờ xuất quân ứng chiến. Và nhờ vào kỳ nghệ vo song khả năng khiển pháo tuyệt thế “ Tuần hà pháo Vương” Ba Cát Nhân vẫn trăm trận trăm thắng khiến những cao thủ kỳ nghệ đều phải tâm phục khẩu phục mà trở về. Người đời sau có thơ ca ngợi kỳ nghệ tuyệt luân của Ba Cát Nhân rằng: “Song pháo tề phi kết trận hùng, Đương đầu chuyển giáp thế như hồng, Duyên hà thập bát liên hoàn hưởng, Tiện tựa kinh lôi khởi nộ phong” ( nghĩa là: Hai pháo cùng xông lên kết thành thế trận hùng mạnh, Đối đầu chuyển góc thế tấn công như cầu vồng, Mười tám nước cờ ven sông nổ vang liên tiếp, Tựa như sấm động nổi gió dữ).

    Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
    Tác giả: Lê Văn
    Lần sửa cuối bởi tranbinh, ngày 07-07-2010 lúc 10:39 AM.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    1
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    bài viết rất hay, cảm on bạn

  10. #10
    Ngày tham gia
    May 2010
    Bài viết
    550
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    mình có diều thắc mắc có thể họ dã huyền thoại ông quá !!
    chứ mình nghĩ dù có giỏi mấy mà chấp 2 mã thì ... trừ khi dối thủ của ông BCN quá " gà "
    nhưng 1 khi ông dã nổi tiếng như vậy thì dối thủ của ông mình nghĩ cũng thuộc hàng thừ dữ
    còn về vụ tướng quân gì dó là 1 người lạ mặt chưa biết sức cờ ra sao mà ong ấy dã dám chấp 2 mã thì thể hiện tính cách " liều "

Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc
Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68