Kết quả 1 đến 10 của 20
Threaded View
-
27-06-2009, 10:51 AM #1
Vài nét về nguồn gốc cờ tướng (ST)
Nguồn gốc cờ Tướng là vấn đề rất thú vị, hiện nay vẫn còn đang tranh luận và tiếp tục được tìm tòi khảo cứu.
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn chơi cờ bài viết của Kiện tướng Diệp Khai Nguyên dựa trên tài liệu của Trung Quốc về vấn đề này. Nhiều người Trung Quốc có quan điểm trái ngược với quan điểm chung của phương tây (cho rằng cờ Tướng có nguồn gốc từ Ấn Độ) và khăng khăng (hoặc tìm mọi cách chứng minh) nó cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa.
Có lẽ bạn đã có chính kiến riêng. Nhưng cũng vì vậy những tài liệu khảo cứu như của Diệp Khai Nguyên sưu tầm này càng thêm quý, càng giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn.
Cờ Tướng ra đời ở đâu? Ở thời đại nào? Có liên quan gì với cờ Vua?
Đó là những câu hỏi mà người hâm mộ rất muốn tìm hiểu. Các nhà nghiên cứu đã bỏ ra nhiều công sức để tìm ra câu trả lời. Tuy vậy cho tới nay, có một điều được phần đông chuyên gia thừa nhận là: cờ Tướng xuất xứ từ Trung Quốc trong khi cờ Vua có nguồn gốc từ một loại cờ cổ của Ấn Độ, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 6, được truyền bá sang Iran rồi sang châu Âu và phát triển thành cờ Vua như ngày nay. Vậy là hai loại có có nguồn gốc khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng như cách đi của một số quân. Dĩ nhiên không loại trừ trường hợp đã từng có những mô hình tượng trưng cho chiến trường cổ đại cùng được hình thành từ nhiều miền đất khác nhau và mang những đặc điểm riêng biệt. Trong quá trình tiến triển của lịch sử, do sự hoà nhập, giao lưu đã hình thành hai loại cờ Tướng phương Đông và cờ Vua phương Tây cùng có những điểm giống nhau.
Cờ Tướng, theo Hán văn gọi là Tượng kỳ
Tượng có nghĩa là hình tượng, tượng trưng chứ không có nghĩa là quân Voi (Tượng) trên bàn cờ. Theo các văn kiện lịch sử và các văn vật được phát hiện thì cờ Tướng xuất hiện từ thời Chiến Quốc (từ năm 403 đến 221 trước công nguyên) mà tiền thân là "Lục bác kỳ", một loại cờ rất thịnh hành ở thới kỳ đó, được tác phẩm "Chiêu hồn" của văn nhân Tống Ngọc đề cập tới với từ "Tượng kỳ". Nếu đúng như vậy thì cờ Tướng đã có trên hai nghìn năm lịch sử. Nhưng có thể khẳng định rằng cờ Tướng lúc đó chỉ mới có mô hình sơ khởi chứ chưa phải loại cờ Tướng mà chúng ta chơi ngày nay.
Đặc biệt cờ Tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618) là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ Tướng bởi cho tới thời đó con người mới tìm ra vũ khí "pháo" sử dụng trong chiến tranh: đó là loại máy móc thô sơ dùng để bắn các viên đá to. Trong một thời gian dài quân Pháo trong chữ Hán viết với bộ "thạch". Cho tới đời Tống (năm 960 - 1276) khi phát minh ra loại pháo mới mang thuốc nổ thì quân Pháo mới được viết lại với bộ "hoả".
Điều lý thú nhất là theo các tài liệu lịch sử, cờ Tướng ở thời Đường được gọi là Tượng hý (du hý, trò chơi) có đặc điểm là quân cờ lập thể, bàn cờ có 8 x 8 = 64 ô vuông xen kẽ hai màu trắng đen, giống hệt bàn cờ Vua hiện nay! Loại bàn cờ này đã được để lại trên các bức tranh dệt "Cầm, Kỳ, Thi, Họa" thời Đường. Tại Uyên Ương trì, Vĩnh Xương tỉnh Cam Túc, Trung Quốc người ta cũng phát hiện dạng bàn cờ này trên các vật dụng bằng sứ cổ đại với 64 ô. Nhiều ý kiến cho rằng loại bàn cờ này rất hợp với các con số mà nhiều học thuyết thuộc nền văn minh Trung Hoa thường đề cập đến như "Thái cực, Lưỡng nghi, âm dương, Tứ tượng, Bát quái, Lục thập tứ ngao"...
Trong khi đó theo sách khoa toàn thư Great Britain" thì trước thế kỷ 13, người châu Âu sử dụng loại bàn cờ 64 ô cùng màu! Như vậy lịch sử cờ Tướng, cờ Vua ra sao? Cho tới nay các nhà nghiên cứu chưa có đồng luận điềm. Nhưng có một điều có thể gọi là chung: Cờ Tướng hiện đại được hoàn chỉnh vào đời Tống. Các quy định về bàn cờ, quân cờ rất hợp với cơ chế quân sự thời đó: Tướng soái ở trong dinh chỉ huy, có Vệ Sĩ túc trực, Binh chốt có 5 quân đúng với luật "ngũ nhân vi ngũ" (5 người một ngũ, ngũ có nghĩa là đội ngũ). Điều này đã được ghi chép lại trong nhiều tác phẩm đại Tống như "Quảng Tượng kỳ đồ" của Triều Vô Cửu, "Đả Mã đồ kinh" của Lý Thanh Chiếu, bài thơ "Tượng dịch" của thi sĩ Lưu Khắc Trang. Cuốn kỳ phổ đầu tiên về cờ Tướng hiện đại là "Sự Lâm Quảng ký" của Trần Nguyên Tĩnh ở thời kỳ cuối đời Tống (cách đây hơn 700 năm) trong khi tác phẩm đầu tiên về cờ Vua được xuất bản tại Tây Ban Nha vào năm 1495.
(Theo tài liệu "Trung Quốc Tượng kỳ niên giám")
Diệp Khai Nguyên
Vài nét về nguồn gốc cờ tướng (ST)
Đánh dấu