Kết quả 1 đến 10 của 49
-
04-04-2011, 12:06 AM #1
CỜ TƯỚNG KHAI CUỘC CẨM NANG (Tiếp)
Vì thấy bạn tuanseed lâu quá không viết tiếp nên tôi muốn tiếp tục cho bạn yêu cờ có đủ tài liệu.
Vì không biết bạn tuanseed có đồng ý cho tôi viết luôn trong Topic do bạn đấy mở không, nên tôi mở Topic này. Nếu không có gì phiền phức thì mong các sếp cho luôn vào Topic của bạn tuanseed cho nó liền mạch.
Vì không thể nào không có thiếu sót do đó mong bạn đọc góp ý. Chỉ mong khi góp ý các bạn hãy nói rõ sai tại đâu, bài nào để tôi sửa.
Điều duy nhất tôi mong muốn là các bạn có tài liệu thật đủ và hài lòng. CHÀO.
CỜ TƯỚNG KHAI CUỘC CẨM NANG
Chương III Cách đi tiên
MỤC TIÊU LÀ CÁNH NÀO PHÒNG THỦ YẾU
Trong ván cờ, cuộc chiến thường diễn ra ở ba mặt trận: chính diện hay là các trục lộ 4, 5 và 6 nhằm uy hiếp trực tiếp Tướng: chính diện hay các trục lộ 4, 5 và 6 nhằm uy hiếp trực tiếp Tướng; trắc diện hay là hai bên cánh, có thể là cánh mặt hay cánh trái. Bên đi tiên cần nhạy bén đánh giá cánh nào phòng thủ kém có thể chuyển mục tiêu từ trung lộ sang cánh, thường giành được thắng lợi. Sau đây là một số ván minh họa cho những kiểu tấn công cánh.
Ván 32: Trận nghịch Pháo nguy hiểm
1. P8-5 P8-5 2. M8.7 M2.1 3. X9-8 X1-2 4. X8.4 M8.7 5. M2.1 X9-8 6. X1-2 X8.6 ?
Bên Đen đi sau nên phòng thủ chặt chẽ trước đã, vội phóng Xe xuống phản công vô cùng nguy hiểm.
7. P5-4 P2-4 8. X8-4 B1.1 9. P4.1 X8-7??
Đen tham ăn Tốt mà không thấy nguy hiểm chết người, rõ ràng lọt vào bẫy của đối phương. Tốt nhất nên 9...X8/2 phòng thủ bên hà, có gì đi X2.4 tăng cường liên lạc giữa hai cánh.
10. P2.7 X7.1 11. P4-3
Trắng cũng có thể chơi ngay 11. P4.6 diệt Sĩ rồi phối hợp hai Xe tấn công cánh trái của Đen chỉ có một Mã phòng thủ, chắc sẽ giành thắng lợi nhanh. Bây giờ chơi P4-3 nếu Đen bỏ Xe ăn Pháo rồi dùng Mã diệt Pháo kia, ván cờ sẽ kéo dài. Thế nhưng Đen lại đi tiếp không như vậy.
11. ... X7-3 12. X4.5 M7/6 13. P3.6 Tg5.1 14. X2.8 ĐỎ THẮNG.
Đây là ván cờ chơi theo lý thuyết, còn trong thực tế tấn công cánh vẫn có phối hợp tấn công trung lộ.
Ván 33: Trận nghịch Pháo đối công
Trong thực tế tấn công cánh vẫn có phối hợp tấn công trung lộ. Ván Dương Quan Lân gặp Trương Tăng Hoa ngày 16-12-56 đã đi như sau:
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.9 3. M8.7 M2.3 4. X9-8 X1-2 5. P8.4 S4.5 6. B3.1 P8-7?
Trắng thấy đối phương chơi Nghịch Pháo muốn trả đòn nên đi B3.1 để nhảy Mã uy hiếp trung lộ. Đáng lẽ Đen đi X9.1 phòng thủ vững hơn.
7. M3.4 X9-8 8. X1.1 B3.1 9. X1-6 X8.4 10. M4.5 P7-6 11. M5.7 P6-3 12. P8-5 X2.9
Trắng đã dằn được Pháo đầu, Xe lại chận lộ Tướng nên đổi Xe cho cánh mặt đối phương yếu kém rồi xuất Tướng trợ công.
13. M7/8 P3-1 14. S6.5 M9/8 15. Tg5-6 P1/2 16. B9.1 M8.7 17. B5.1 B7.1 18. B3.1 X8-7 19. M8.9 X7/1 20. Ps-8 P1-2 21. M9.8 P2-1 22. M8.7 P1-2 23. M7.9 ĐỎ THẮNG
Ván 34: Trận Pháo đầu phá bình phong mã hiện đại
Cũng với kiểu chơi như ván 33, Dương Quan Lân lại thắng Triệu Hằng Tuyền ngày 17-12-56 như sau:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. B7.1 M2.3 4. X1-2 B7.1 5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1 7. P8-7 P9-7 8. X3-4 T3.5 9. X4.2 P7-9 10. B7.1 T5.3 11. M8.9 S4.5 12. X9-8 X1-2 13. X8.6 P2/1 14. X4/4 M3/4 15. M9.7 X8.3 16. B3.1 X8-7 17. M3.2 B7.1 18. M2.3 B7-6 19. M3/4 X2-1 20. M7.6 M4.5
Trắng tấn công cùng một lúc cả hai cánh có gây cho Đen khó khăn trong đối phó nhưng cuối cùng Trắng chỉ duy trì được quyền chủ động. Bây giờ Trắng tiếp tục gây sức ép vào trung lộ và cánh mặt của Đen.
21. B1.1 B1.1 22. M6.7 P2-3 23. M7/5 M7.6 24. B5.1 M5.7 25. M4.2 P9-7 26. M2.4 X1-4 27. P7.4 P7.8 28. S4.5 T3/5 29. M5.7 X4-3 30. P7.2 X3.1
Đến đây Trắng thấy rõ sự yếu kém bên cánh mặt của Đen, dù ở đây có một Xe bảo vệ, do đó Trắng tập trung quân tấn công ở đây.
31. M4/6 M6.7 32. P5-7 X3-4 33. X8.3 S5/4 34. P7-6 X4-3 35. X8-6 ĐỎ THẮNG
Ván 35: Pháo đầu tuần hà Pháo công bình phong mã
Có nhiều trường hợp bên tiên tấn công hai cánh cuối cùng đối phương lúng túng không chống đỡ được. Ván sau là trận giao hữu giữa Lưu Văn Triết cùng Từ Gia Lượng cầm Trắng, Chu Hồng Tân và Dương Khắc Liêm cầm Đen.
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. M8.7 M2.3 4. B7.1 T3.5 5. X1-2 X9-8 6. P8.2 P2/1 7. B3.1 P8.2 8. B3.1 P2-8 9. X2.5 M7.8 10. B3-2
Trong những năm cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 người ta thường chơi Pháo đầu tuần hà Pháo và luôn chiếm ưu thế. Ở đây Trắng cả gan hi sinh Xe để giành lấy thế công.
10. ... P8-7 11. M3.4 P7.4 12. P5-6?
Đáng lẽ Trắng đi 12. M4.5 hay hơn, vì nếu Đen chơi 12... P7-2 13. M7.8 M3.5 14. P5.4 S4.5 15. M8.7 X8.4 16. X9-8 X8/1 17. M7.9 Tg-4 18.M9.8! Trắng ưu thế thắng.
12. ... X1-2 13. T7.5 P7/3 14. P6/1 X8.1 15. P6-8 X2-1 16. S6.5 X8-4 17. M7.6 B3.1 18. X9-7 B1.1 19. M6.4 P7-6 20. Mt.2 S4.5 21. M2.3 Tg5-4 22. Ps.1 B3.1 23. X7.4 X4-3 24. Ps-6 P6/1 25. M4.3 Tg4-5 26. Ms.4 S5.6 27. M4/6 Tg5.1 28. B2-3 Tg5-6 29. X7.3 X3.1 30. P8-2
Đen chịu thua vì nếu 30... S6/5 31. P2.4 Tg6.1 32. B3.1 Đen hết đỡ.
-
04-04-2011, 12:10 AM #2
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương III
II. CÁCH ĐI HẬU
Đi sau nói chung là phải phòng ngự chống đỡ, nhưng có nhiều thế trận bên đi sau vừa phòng ngự nhưng cũng đồng thời sẵn sàng phản công nếu đối phương chơi sai lầm hay tấn công không tích cực. Đó là các trận Thuận Pháo, Nghịch Pháo, Bình Phong Mã, Phản Công Mã và Thiết Đơn Đề. Sau đây chúng ta xem xét những trường hợp bên đi trước có sai sót, vi phạm nguyên tắc cơ bản của khai cuộc đã bị bên đi sau phản đòn giành chiến thắng.
1. Phản công trung lộ là mục đích của Đen
Nếu bên đi trước coi Tốt đầu là mục tiêu lớn trong khai cuộc thì bên đi sau cũng luôn quan tâm mục tiêu này để tranh giành với đối phương. Trong một số trường hợp bên đi sau đánh trả uy hiếp ngay trung lộ của đối phương. Các ván cờ sau đây minh họa cho điều này.
Ván 36: Cuộc Đấu Tranh Giành Làm Chủ Trung Lộ
Ván cờ:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. M8.9 B1.1 5. X2.6 X9-4 6. S4.5 M2.1 7. X2-3 X1.1 8. B3.1 X4.4!
Đen đưa Xe kỵ hà không cho Mã Trắng nhảy lên đồng thời nếu Trắng đi 9. B3.1 X4-7 sau đó đi T7.9 bắt chết Tốt đối phương, chiếm ưu.
9. P8-6 M1.2 10. X3/1 M2.1 11. X9-8 P2-3 12. X8.6 T7.9 13. X3.1 X1-6 14. X8-7 M1/2 15. P5.4 M7.5 16. X3-5 X6.7 17. X5/1 P5/1!
Đen lui Pháo hi sinh Mã để phản đòn ngay trung lộ trong khi các Xe đã sẵn sàng phối hợp làm thua đối phương.
18. X5-8 X4.2 19. M3/4 P3-5 20. M9/7 Ps.5 21. M7.5 X4-5
Trắng chịu thua vì không có gì cứu được.
Ván 37: Đen Cũng Đặt Mục Tiêu Vào Tốt Đầu
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. M8.9 B1.1 5. X2.6 X9-4 6. S4.5 M2.1 7. X2-3 X1.1 8. B3.1 X4.7 9. B3.1 X1-6
Trắng còn để một Xe trong góc, mới sử dụng Tốt 3 tấn công trong khi 2 Xe Đen đã giành các yếu lộ quan trọng chuẩn bị cuộc phản công quyết liệt:
10. M3.2 X6.7 11. M2.4 S4.5 12. M4.3 P2-7
Trắng cũng phải bảo vệ Tốt đầu, nếu tham bắt Mã đối phương bỏ Tốt đầu là sai lầm nghiêm trọng.
13. X3.1 P5.4 14. B3-2 M1.2 15. B7.1
Trắng không thể lui Xe về bắt Pháo đầu của Đen được, vì nếu 15. X3/4 P5-1, bắt hai Xe Trắng.
15. ... M2.4 16. P8.7 T3.5 17. M9.7 M4.3 18. T7.9 M3.4 19. M7/6 X6-5 20. Tg5-4 X5-6 ĐỎ THẮNG.
Ván 38: Trắng Sai Lầm Phải Trả Giá
Ván cờ này do Trương Tăng Hoa và Dương Quan Lân chơi ngày 15-12-56 một lần nữa cho thấy Trắng chơi không chính xác đã bị Đen phản công ngay trung lộ giành chiến thắng rất đẹp.
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. B7.1 B7.1 4. M8.7 M7.6 5. X9.1 S4.5 6. X9-6 T3.5 7. B5.1? M6.7
Trắng vội tiến Tốt đầu, đáng lẽ phải ra Xe nhanh 7. X1-2 P8-7 8. B5.1 9. B5.1 B5.1 10. M3.5, Trắng vẫn ưu.
8. M3.5 X9-8 9. B5.1 B5.1 10. P5.3 P8.3 11. X6.5 P8-5 12. S4.5 X1-4 13. X6-7 P2.4 14. X7-8 P2-3 15. T7.5 X4.4 16. X8/3 X4-5 17. X8-7 X5-2 18. P8.1
Trắng chậm ra Xe nên bị Đen phản công, các quân Trắng lúng túng. Bây giờ nếu Trắng đi 18. P8.9 X2.3 19. P9/1 M3.2, Trắng chạy Xe mất Mã. Đến đây Đen bắt đầu uy hiếp trung lộ mà mục tiêu là Tượng đầu.
18. ... X8.7! 19. B7.1 T5.3 20. M5.7 M7.5 21. T3.5 X8-5 22. Tg5-4 M3.4 23. X7-4 X5-3 24. M7.5 X3/1 25. X4.1 X2.1 26. X1-3 T3/5 27. X3-2 B7.1 28. X4.1 P5-6 29. X2.6 X3-6 30. S5.4 X6.1 31. Tg4-5 X6-5 32. S6.5 X2.1 33. M5.6 S5.4 34. X4-6 P6.4 35. Tg5-4 X5.1 ĐEN THẮNG
Ván 39: Pháo Đầu Không Dễ Yên Thân[/B]
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. X2.6 B7.1 5. B5.1 B3.1 6. B5.1 S4.5 7. M3.5 B5.1 8. P5.3 T3.5 9. X2-6?
Trắng chơi Pháo đầu Xe qua hà công gấp khống chế được trung lộ. Bây giờ đáng lẽ chơi P8-5 rồi triển khai nhanh cánh trái, Trắng đi nước X2-6 thật vô nghĩa.
9. ... P8.2 10. P8-5 P8-5 11. P5.3 X8.5 12. B3.1 B7.1 13. X6-3 M3.5 14. X3/2 X8/1 15. X3-5 M5.7
Đen không thể để đối phương dùng Pháo đầu khống chế trung lộ của mình nên đã dùng mọi cách để trục nó đi. Trắng cố bám giữ trận địa nhưng Xem chừng thế đứng của Xe, Pháo Trắng không ổn.
16. X5-3 Mt/6 17. P5/1 M6.5 18. X3-4 M5/7 19. X4-3 X8-5 20. M5/3? Mt.9 21. X3-2 M7.6 22. X2-4 M9.8 23. X4/1 M8.7 24. X4/2 X5.1 25. S4.5 P2.6 ĐEN THẮNG.
Bắt chết Xe, Trắng chịu thua.
Ván cờ kết thúc mà một cánh quân Trắng hoàn toàn bất động, rõ ràng vi phạm nguyên tắc khai cuộc rất nghiêm trọng.
Ván 40: Không Vào Pháo Vẫn Bắt Được Tốt Đầu
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. M8.9 B7.1 5. P8-7 X1-2 6. X9.1 P8.4 7. X9-6 T3.5 8. S4.5 S4.5 9. X6.3 P2.5 10. B9.1 B3.1 11. M9.8 P2/1 12. P7-6 P8-5
Đen thủ Bình Phong Mã nhưng đưa song Pháo qua hà cuối cùng bắt được Tốt đầu của đối phương, mở đầu cuộc phản công:
13. X2.9 M7/8 14. P6-8 X2-4 15. X6-2 M8.7 16. B7.1 P5/2 17. B7.1 X4.7 18. P8/1 T5.3 19. X2-7 T7.5 20. M8.7?
Trắng nhảy Mã xuống không có tác dụng gì, đáng lẽ nên X7/1 bắt Pháo phòng giữ tuyến Tốt để sau này nhảy Mã lên đổi Pháo đầu của Đen có thể giải vây cầu hòa.
20. ... X4/1 21. P8.1 X4-7 22. X7-5 P5.3 23. T7.5 B7.1 24. X5-3 X7/1 25. T5.3 M7.6 26. M3.4 P2-5 27. T3/5 P5/1
Đen ưu thế, lời Tốt nhưng Trắng có thể cầm cự đánh hòa. Do sai lầm để mất quân nên Trắng thua cờ tàn.
Ván 41: Thuận Pháo Đi Sau Đẩy Tốt Đầu
Trước đây có một số người nghĩ rằng trận Thuận Pháo chỉ có bên đi tiên, mới đẩy Tốt đầu tấn công, còn bên đi hậu phòng thủ được thì không đẩy được. Điều này hoàn toàn không đúng. Trong một số trường hợp chơi đối công, bên đi sau vẫn đẩy Tốt đầu như thường. Ván cờ này là một ví dụ:
1. P8-5 P2-5 2. M8.7 M2.3 3. X9.1 X1-2 4. X9-4 S4.5 5. B1.1 X2.6 6. M2.1 X2-3 7. S4.5 M8.7! 8. P2-3 B5.1 9. X4.5
Đen mở đợt phản công trong khi Trắng chưa có gì sơ hở. Đáng lẽ Trắng nên đi 9. X1-2 nếu Đen chơi tiếp 9...M3.5 10. X4.5 B5.1 M5.4 12. X4-3, Trắng ưu.
9. ... M7.5 10. X1-2 P8-6 11. X2.4 B9.1 12. B1.1 X9.4 13. X4-3 T7.9 14. P3-2 B5.1 15. B5.1 M5.3 16. X3-6 X3-7 17. P5.5 T3.5 18. T7.5 Ms.5 19. P2/2? X7-3 20. P2-1 X9-7 21. P1.7 T5/7 22. P1.2 X3.1 23. X2.5 P6-2 24. P1-3 X7/4 25. X2-3 P2.7 26. T5/7 X3.2 27. S5.6 M5.4 28. M1.3 M3.2 29. M3/5 M2.4 30. Tg5-4 X3-4 31. Tg4.1 Ms.5 32. Tg4-5 X4-5 33. Tg5-6 M4.2 ĐEN THẮNG.
Ván 42: Phòng Thủ Không Bằng Bắt Tốt Đầu
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. M8.9 B3.1 5. X9.1 T3.5 6. X9-6 S4.5 7. X6.5 P8.1 8. B7.1 B7.1 9. X6/2 B3.1 10. X6-7 M3.4 11. P8-6 P8.1 12. X2.1? P8.2!
Đen chơi Bình Phong Mã phòng thủ tích cực. Đến nước thứ 10, Đen nhảy Mã lên có ý đồ M4/2 để bắt Xe và bắt cả Pháo 8 của Trắng, buộc Trắng phải P8-6 để rồi X7-6 đuổi Mã Đen lui về. Đen chơi P8.1 bảo vệ Mã để nếu X7-6 thì Đen đi P2-4 đuổi Xe, Trắng sẽ mất Pháo. Do đó Trắng chơi X2.1 định đưa sang cánh trái uy hiếp đối phương tạo cơ hội cho Đen đi P8.2 bắt Tốt đầu, phản công trước.
13. X2-8 M4.5! 14. M3.5?
Trắng nên 14. X7-5 buộc đổi Mã mà không bị Đen chơi Pháo đầu.
14. ... P8-5 15. S6.5 P2-4 16. B1.1 P5/2 17. X7-5 X1-3 18. X8-7 P5-3 19. P5.4 X8.3 20. P5/1 X8-5 21. T3.5 P4.2 22. P5.2 T7.5 23. X5.2 M7.5 24. X7.3 P4.1 25. P6.1 B7.1 26. B1.1 B7-6 27. P6-5 B9.1 28. P5.2 P4-5 29. M9.7 M5.7 30. X7-8 P3-4 31. Tg5-6 P4/4 32. B3.1 M7/6 33. M7.5 M6.5 34. X8.1 T5.3 35. M5/7 M5.4 36. S5.6 M4.6 37. M7.6 X3.3 38. S4.5 X3-4 ĐEN THẮNG.
-
04-04-2011, 12:14 AM #3
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương III Cách đi hậu
PHẢN CÔNG Ở CÁNH
Nếu bên đi tiên tấn công trung lộ thường kết hợp với tấn công cánh nào phòng thủ yếu kém của đối phương thì bên đi hậu cũng sẵn sàng phản công giống như vậy. Thế có nghĩa là nếu bên tiên chơi sai lầm hoặc tấn công thiếu tích cực thì bên đi hậu khai thác phản công và đôi khi việc phản công ở cánh thường giành thắng lợi.
Sau đây chúng ta xem những ván cờ minh họa cho kiểu phản công ở cánh của bên đi hậu.
Ván 43: Đòn Song Long Pháo "Quái Chiêu"
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. B7.1 B7.1 5. P8-7 P2.6 6. X2.6 T7.5 7. X9.1 X1-2 8. X2-3 P8.6 9. X9/1 X8.2 10. B5.1 P2-7 11. M3/5
Đen chơi Bình Phong Mã nhưng không phòng thủ mà phản công ngay từ nước thứ 5 với P2.6 khống chế cả một cánh của Trắng. Sau đó cặp Pháo như hai con rồng uốn khúc khiến Trắng rúm cờ lại.
11. ... X2.4 12. B7.1 X2-3 13. P5-4 S6.5 14. M5.6 X3.2 15. T7.5 M3/1 16. M6.4 B7.1 17. M4.5 B7.1 18. X3-4 B7.1 19. P4.2 M7.5 20. X4-5 X3-6 21. S6.5 X6/1 22. P7-3 X6.3 23. M8.7 P7-5 24. X9.1 P8.1 ĐEN THẮNG.
Đây là ván Dương Quan Lân chơi với Lâm Ấu Như cầm Trắng năm 1956.
Ván 44: Phản Công Cả Hai Cánh
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. B7.1 B7.1 5. M8.7 T3.5 6. P8.2 P2/1 7. X2.6 P8-9 8. X2-3 X8.2 9. M7.6 P2-4 10. X3-4 M7.8 11. X4/2 M8.7 12. P5-8 X8.6 13. S6.5 P9-7 14. X4/1? M7/8! 15. T3.5
Sau giai đoạn khai cuộc, Đen đã giành quyền chủ động. Bây giờ các quân Trắng chưa làm được gì thì các quân Đen đã phối hợp phát huy ưu thế:
15. ... B7.1! 16. M6.4 B7.1 17. M4/3 P4.5 18. Mt.2 P4-6 19. M2.3 X8-7 20. B7.1 P6-8 21. Tg5-6 S4.5 22. Pt-6 X1-4 23. Mt/4 B5.1 24. P6.1 B3.1 25. P8-6 X4.4 26. M4.2 X7/1 27. T5.3 P8-7 ĐEN THẮNG
Ván 45: Trả Đòn ở Cánh Lời Quân Ngay
1. B7.1 P2-3 2. P8-5 P8-5 3. M8.7 M8.7 4. X9-8 X9-8 5. P2-3 M2.1 6. M2.1 B3.1 7. B7.1 X8.4 8. X8.5?
Nguyên tắc có nêu: đừng tham lợi nhỏ mà sa vào bẫy. Trắng lời một Tốt muốn khống chế không cho M1.3 nên đáng lẽ Trắng đi 8. B7-8 lại đi X8.5 bị đối phương giăng ngay cái bẫy.
8. ... B1.1! 9. X8-9 P3/1 10. X9/1
Nếu không bỏ Tốt thì bị 10... P3-1 bắt chết Xe, còn đi 10. B7-6 thì mất Tượng, nguy hiểm.
10. ... X8-3 11. X9-4 P3.6 12. P3-7 X3.3 13. X4.3 S4.5 14. X4-3 P5.4 15. S4.5 T3.5 16. X3/1 P5-3 17. P5.5 T7.5 18. T3.5 X1-4 19. X3/2 X4.8 20. T7.9 X3-1 21. X3-7 P3-5 22. Tg5-4 P5.2 23. Tg4.1 X1-5 24. X1-5 X5-9 25. S6.5 X4/2 ĐEN THẮNG.
Trắng chịu thua thì Đen phối hợp đánh song Xe.
Ván 46: Đơn Đề Mã Cũng Biết Phản Công
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8 4. B7.1 T3.5 5. M8.7 P2.4 6. B5.1
Đen vừa phi Pháo qua hà chuẩn bị cuộc phản công, Trắng có thể chơi 6. B3.1, nếu như 6...P8.4 thì 7. M7.6, Trắng vẫn còn chủ động.
6. ... S4.5 7. B9.1 X1-4 8. B9.1 X4.6 9. M7.8 X4.1 10. P8/1 P8.4!
Như vậy Đen không thụ động phòng thủ mà bắt đầu phản công ở cả hai cánh, giành quyền chủ động.
11. S4.5 X4/3 12. B9.1 X4.1 13. P8.1 X4-3 14. B9-8 P2/3 15. P8.4 X3-2 16. P8-5 X2-5 17. X9.9 M3/4 18. Pt-6 X5-4 19. P6-1 B7.1 20. X9/4 M4.3 21. T3.1 X8.3 22. M3.5 B3.1 23. M5.4 X4/1 24. X9.4 M3/4 25. M4.3 X4-5 26. X2.2 B3.1 27. X2-4 X8-7
Thế cờ giằng co nhưng rồi Trắng sai sót nên kết cuộc thua cờ tàn.
Ván 47: Từ Phản Công Cánh Đến Trung Lộ
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. B7.1 B7.1 5. X2.6 M7.6 6. M8.7 T3.5 7. P8.2 B7.1 8. X2-4 B7.1 9. M3/5 M6/4 10. X4/2 P2.2 11. X4-2 X1.1
Thế cờ còn phức tạp. Cánh trái của Đen bị Xe Trắng phong tỏa phải huy động Xe cánh mặt lên tiếp ứng. Bây giờ nếu Trắng chơi tiếp: 12. P5-2 X1-6 13. P2.5 X6.1 14. P2/1 M4.3 15. X2-7 X8.3 tình thế đỡ căng, hai bên cân bằng. Thế nhưng Trắng chơi những nước tiếp theo không chính xác.
12. X9.1? X8.1 13. X9-6 M4.3!
Đen thực hiện phương châm: "Bỏ quân để giành lấy thế". Bây giờ nếu Trắng đi: 14. X2-7 X1-6 15. X6.3 B3.1, Trắng vô cùng khó chơi. Do đó Trắng đã đi như những nước tiếp theo.
14. X6.3 B3.1 15. T7.9 Mt.2 16. P5-8 P2.3 17. X6-3 P2/1 18. P8-5 B5.1 19. P5.3 T7.5 20. X3.3 M3.4 21. X3-2 X8.1 22. X2.3 B3.1 23. X2/3 B3.1 24. X2-6 X1-4 25. M7/8 P2-5 26. M5/7 X4.1 27. M7.6 M4/2 28. X6.3 M2/4 29. M6.7 P5-9 ĐEN THẮNG.
Trắng chịu thua vì cờ tàn Đen lời nhiều Tốt.
Ván 48: Uy Hiếp Trung Lộ Đến Phản Công Cánh
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B3.1 3. X1-2 X9-8 4. M8.9 M2.3 5. P8-7 M3.2 6. X2.6 T3.5 7. B5.1 S4.5 8. B5.1 B5.1 9. X2-3 B5.1 10. P7/1 X1-4 11. B3.1
Trắng vội tấn công trung lộ bằng hi sinh Tốt đầu không ngờ đối phương bất chấp nước X3 -8 bắt hai quân, cứ ăn Tốt đầu rồi đưa Tốt qua hà khống chế trở lại Trắng. Bây giờ nếu Trắng tham ăn một quân mà đi: 11. X3-8 M7.6 12. X8/1 M6.8 phản công cánh mặt yếu kém thì Trắng khó chống đỡ.
11. ... X4.8 12. B3.1 P8.4 13. X3-8 P2-4 14. S6.5 P8-7 15. T3.1 X8.8 16. X8/1 X8-7 17. X8.4 P4/2 18. P7.1 P7-8 19. S5.4 B5.1 20. M3.4 P8.3 21. S4.5 X7.1 22. S5/4 X7/5 23. S4.5 B5.1 24. M4/5 X7.5 25. S5/4 X7/2 26. S4.5 X7-9 27. M5.4 X9.2 28. M4/3 P8/2 29. S5/4 X4-7
Trắng chịu thua vì không chống đỡ được những nước tiếp theo của Đen:
30. T7.5 P8.2 31. S4.5 X7.1 32. M3/4 X7-6 33. Tg5-4 P8/3 34. Tg4.1 P8-6.
Ván 49: Tấn Công Và Phản Công ở Cánh
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. B7.1 B7.1 5. M8.7 T3.5 6. P8.2 P2.2 7. X2.6 P8-9 8. X2.3 M7/8 9. X9.1 S4.5 10. X9-2 M8.7 11. B3.1 B7.1 12. P8-3 M7.6 13. X2.6 X1-4 14. M3.4 X4.3 15. P5-3!
Trắng chơi Pháo đầu thấy khó làm gì chuyển quân tập trung tấn công cánh, thế cờ căng thẳng quyết liệt.
15. ... S5.4 16. X2-4 B5.1 17. B7.1 M6/8 18. B7-6 M8/6 19. B6.1 S4/5 20. B6-7 M3/2 21. M4.3 P9.4
Đen bị uy hiếp nặng nề, sau khi đổi Xe, Đen bắt đầu tìm đường phản công.
22. Ps-5 M2.4 23. M7.6 P2-4 24. B7-6 P9-1 25. M6.8 P1/2 26. M8.7 P4-3 27. P5-6 M4.2 28. B6-5 P3/1 29. Bt.1 T7.5 30. M3.5 S5.4 31. M5/6 M2.3!
Đen nhảy Mã làm ngòi cho một Pháo tấn công Tượng và một Pháo tấn công Mã, Trắng phải mất một Mã nên buông cờ chịu thua.
. Ván 50: Những Phản Đòn Thuộc "Quái Chiêu"
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7 4. B3.1 B3.1 5. P8.4 T3.5 6. P8-3 B9.1 7. M8.7 X1-2 8. M3.4 P6.2 9. B5.1 S6.5 10. X9.1 P2.3 11. M4/3 P6-4 12. M3.5 P2/1 13. X9-6 X9.3 14. P5-3 P4/2 15. X6.5
Trắng chơi Pháo đầu phì Pháo rồi chuyển ra cánh tấn công, Đen chơi Phản Công Mã chống đỡ tích cực tạo tình thế đối công căng thẳng.
15. ... M3.4 16. B7.1 M4.6 17. B7.1 P2.3 18. Ps-8? X2.7 19. X6-8 X2/4 20. P3-8 B5.1 21. P8.3 T5/3 22. B5.1
Trắng lời Tốt, Xem ra ưu thế nhưng Đen có điều kiện phối hợp quân đánh trả quyết liệt, do đó không thể đánh giá Trắng ưu thật.
22. ... X9-2 23. P8-9 P4-5 24. T3.5 M6.4 25. X2.1 X2.4 26. X2-6 M4/5 27. B3.1 M5.6 28. M7.6 M7.5 29. M6/4 X2-5 30. S6.5 X5/1 31. M4.2 M5.6 32. Tg5-6 P5-4 33. Tg6-5 M6.8 ĐEN THẮNG
Trắng hoàn toàn bó tay chịu thua. Đây là ván Triệu Khánh Các cầm Trắng thua Hồ Vinh Hoa cầm Đen, chơi ngày 19/7/1974.
-
04-04-2011, 12:19 AM #4
Chương IV Những khai cuộc thông dụng
Qua các ván cờ trong chương II và chương III, chúng ta đã thấy được phần nào những kiểu khai cuộc thông dụng của bên đi tiên cũng như đi hậu. Song các ván này phần lớn có những sai lầm nghiêm trọng nên dẫn đến kết thúc tương đối nhanh. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ có thể rút ra từ đó nhiều bài học rất bổ ích, đặc biệt là vấn đề ra quân, bố trí thế trận.
Để giúp các bạn mới chơi, học tập có căn bản và hệ thống, chương IV được dành để giới thiệu những kiểu khai cuộc thông dụng hiện nay. Đây chỉ là phần lý thuyết nhưng không phải do một ai tự ý đặt ra mà xuất phát từ thực tiễn các ván đấu giữa các cao thủ được tuyển chọn và đúc kết lại. Như trên đã nêu, mục tiêu lý thuyết khai cuộc hiện đại, đối với bên đi tiên vốn nắm quyền chủ động, phải cố gắng giữ quyền chủ động này lâu dài, tiến lên kiếm lời Tốt hoặc lời quân, lời chất. Đối với bên đi hậu trước hết cần giữ thế cân bằng, tiếp đến lợi dụng sơ hở của đối phương để khai thác giành lại quyền chủ động và phản công. Cần chú ý tư tưởng của những nhà chơi cờ hiện đại thường thiên về tấn công, đối công chứ ít chịu phòng thủ thụ động. Cho nên, dù là chơi theo kiểu khai cuộc gì, các cao thủ vẫn lấy tấn công làm tư tưởng chủ đạo, dùng tấn công thay cho phòng thủ. Trong trường hợp bắt buộc phải phòng thủ thì chọn cách phòng thủ tích cực, luôn tìm cơ hội để phản công, trả đòn. Chính vì vậy mà kiểu chơi hiện đại rất sôi nổi, căng thẳng và đầy sức lôi cuốn, hấp dẫn.
Tuy nhiên, khai cuộc là vấn đề chiến lược, nó rất rộng lớn, phức tạp và không ngừng phát triển theo tư duy của thời đại. Muốn vươn lên trình độ cao cần phải đi sâu nghiên cứu từng chủ đề và từng chuyên cuộc, đặc biệt là phải theo sát bước phát triển của làng cờ hiện nay và trình độ của các danh thủ đầu đàn. Trong phạm vi quyển sách nhỏ này chỉ giới thiệu được những đường nét khai cuộc khái quát mà thôi.
I. THẾ TRẬN PHÁO ĐẦU VỚI CÁC THẾ TRẬN ĐỐI CÔNG
Khi bên đi tiên sử dụng thế trận Pháo đầu để tấn công mà bên đi hậu muốn đánh trả lại ngay thì thường sử dụng các thế trận Thuận Pháo, Nghịch Pháo hoặc Bán đồ Nghịch Pháo. Chúng ta lần lượt xem qua những kiểu tấn công và đối công diễn ra giữa Pháo đầu với các thế trận này.
A. PHÁO ĐẦU ĐỐI VỚI THUẬN PHÁO
Đây là kiểu chơi xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành các khai cuộc. Theo các nhà nghiên cứu, từ thế kỷ 12, sau khi người ta sáng tạo, cho mỗi bên hai Pháo, thì Cờ Tướng trở nên sôi nổi, hấp dẫn, đặc biệt là các trận đấu Pháo. Thế nhưng lý thuyết cổ điển đánh giá thấp kiểu chơi của bên đi sau, cho rằng Thuận Pháo không chống nổi Pháo đầu. Ngày nay qua thực tiễn các danh thủ khẳng định Thuận Pháo đủ sức đối công, tranh hoành với Pháo đầu. Tư tưởng chiến lược của cả hai bên là tấn công, phản công chứ không phòng ngự.
Sở dĩ gọi Thuận Pháo là vì khi bên đi tiên vào Pháo đầu bên nào thì bên hậu cũng vào Pháo đầu bên đó, hai Pháo vào đầu cùng chiều nhau. Chẳng hạn bên tiên đi 1. P2-5 thì bên hậu đối lại bằng 1...P8-5, còn nếu bên tiên đi 1. P8-5 thì bên hậu đi 1... P2-5 (xem hình). Thường một bên ra Xe thẳng (trực Xa) còn một bên ra Xe hoành (hoành Xa) hay ngược lại. Do đó, để dễ phân biệt người ta chia ra hai loại: Pháo đầu hoành Xe đối Thuận Pháo trực Xe và Pháo đầu trực Xe đối Thuận Pháo hoành Xe. Từ hơn ba thập kỷ gần đây các danh kỳ thay đổi phong cách chơi, vạch nhiều đường hướng rất mới trong thế trận của cả hai bên, do đó người ta còn phân biệt kiểu chơi cổ điển và kiểu chơi hiện đại. Tất cả sự phân biệt này có tính cách qui ước để dễ nghiên cứu mà thôi.
Sau đây chúng ta tìm hiểu cụ thể cách tấn công và đối công giữa Pháo đầu và Thuận Pháo.
1. HOÀNH XE ĐỐI TRỰC XE KIỂU CỔ ĐIỂN
Biến chung:
1. P2-5 P8-5 2. X1.1
Hoành Xe sớm để chiếm lộ 6. Kiểu chơi mới người ta thường lên M2.3 trước
2. ... M8.7
Mặc dù hai bên đều coi Tốt đầu là mục tiêu, nhưng nếu vội ăn Tốt đầu thì thường mất nước.
3. X1-6 X9-8
Đen có thể chơi 3...M2.1 tạo thế đối công nếu Trắng đi 4. X6.6 P2.2 5. M2.3 S6.5 6. X6/2 B1.1 7. B7.1 P5-4 8. M8.7 T7.5 đối công.
4. M2.3 S6.5
Đen có thể chơi 4... P2-3 5. M8.7 S6.5 6. X9-8 X8-4 7. B3.1 M2.1 8. P8-9 B1.1 9. M3.4 X8-6 .....
5. X6.7
Từ thập niên 60 trở đi các danh thủ hay đi 5. M8.7 P2-3 6. X9-8 X8.6 7. B5.1 M2.1 8. P8.5 P5.3 9. S6.5 P3.4 ...
5. ... M2.1
Biến 1:
1. P2-5 P8-5 2. X1.1 M8.7 3. X1-6 X9-8 4. M2.3 S6.5 5. X6.7 M2.1 6. X6-8 P2-3
Trường hợp Đen chơi 6... P2-4 Trắng có hai khả năng đi 7. B9.1 hoặc 7. S6.5 và thường Trắng vẫn ưu thế
7. B9.1 X8.5!? 8. B9.1 B1.1 9. X9.5 X8-4 10. M8.9 P3.4 11. M9.8 P5-3 12. M8.6 Pt/2
Đen có thể đổi lại 12... Ps-4 13. S4.5 P3/2 14. P8.5 P4.1 15. P5-9 X4/1 16. P9.5 B7.1 ...
13. M6.7 P3/2 14. T7.9 T7.5 15. P8.5 B7.1 16. X8-7 P3-4
Biến 2:
1. P2-5 P8-5 2. X1.1 M8.7 3. X1-6 X9-8 4. M2.3 S6.5 5. X6.7 M2.1 6. B9.1 X8.4 7. X6-8 P2.2
Nếu Đen đi 7... P2-4 8. M8.9 B1.1 9. M9.8, bây giờ Đen chơi 9... B1.1 10. X9.4 hoặc 9... X1-2 10. X8.1. Cả hai khả năng Đen đều kém phân.
8. B3.1 X1-2 9. X8.1 P2-3! 10. M8.9 M1/2 11. B7.1 P3-6 12. X9-8 B7.1 13. P8.3
Nếu Trắng đi 13. P8-7 M2.1 14. B7.1 P5-3 15. P7.4 P3.2 16. P7.1 B7.1 17. X8.7 X8-7, Đen có thế công.
13. ... B3.1 14. P8-4 M7.6 15. X8.9 B7.1 16. X8-7 B7.1
Biến 3:
1. P2-5 P8-5 2. X1.1 M8.7 3. X1-6 X9-8 4. M2.3 S6.5 5. X6.7 M2.1 6. B9.1 X8.6 7. M8.9 X8-7 8. X9.1 P2.2
Nếu Đen chọn phương án 8... B7.1 9. X9-4 hoặc 8... X7-6 9. T3.1 hoặc 8... P2.4 9. X9.2. Cả ba trường hợp Trắng đều chủ động.
9. X9-4
Trắng có thể chơi 9. X6/3 P2-3 10. P8.5, Trắng ưu.
9. ... P2-7 10. M9.8 P7.3 11. P8/1! B3.1 12. M8.6 X1-2 13. P8-5 X7-8 14. B5.1 M1.3 15. X6/2 M3/1 16. B5.1
Biến 4:
1. P2-5 P8-5 2. X1.1 M8.7 3. X1-6 X9-8 4. M2.3 S6.5 5. X6.7 M2.1 6. B9.1 P2-4
Các danh thủ thường đổi lại 6... X8.4 7. M8.9 B1.1 8. X6-8 P2-4 9. M9.8 B1.1 10. X9.4 P4.5 11. P5/1 P4-6 12. P5-7, Trắng còn ưu.
7. M8.9 X1-2
Có ý kiến cho rằng Trắng nên 7... B3.1 8. X9.1 X1-2 9. P8.2 X8.6 10. P5-8 X2-1 11. B3.1 X8-7 12. T3.5 M1.3 13. X6-7 M3.5 14. X7/3 P4.5 15. X9-3 M5.6 16. X3/1 P4-7 17. X3.2 P5.4 18. S6.5 X7-9, Đen ưu.
8. P8.2 X8.5 9. X9-8
Trắng có thể chơi 9. X9.1 X8-4 10. X9-4 P4.1 11. P5-8 X2.5 12. M9.8. Trắng ưu.
9. ... B3.1 10. P5-6 P5-6 11. P8-5 X8-5 12. X8.9 M1/2 13. B5.1 P6/1 14. X6/1 S5.4 15. M9.8 M2.3 16. M3/5 P6-5
2. HOÀNH XE ĐỐI TRỰC XE KIỂU HIỆN ĐẠI:
Biến chung:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 X9-8 4. X1-6 X8.4 5. M8.7
Biến 1:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 X9-8 4. X1-6 X8.4 5. M8.7 M2.3
Kiểu chơi hiện đại Đen thường nhảy Mã trong tạo thế đối công phức tạp.
6. X6.5
Đen còn có các phương án quan trọng khác là 6. P8.2 hoặc 6. B3.1 hoặc 6. X9.1 hoặc 6. B7.1. Tất cả các phương án này đều diễn biến phức tạp cần nghiên cứu kỹ.
6. ... P2.2 7. B7.1 P2-7 8. M7.8 B3.1 9. B7.1 P7.3 10. P8-3 X8-3 11. X9.2 X1-2 12. X9-7 X2.4 13. P5/1 B7.1 14. P5-7 X3.3 15. M8/7 M7.6 16. X6-7 M3/5
Biến 2:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 X9-8 4. X1-6 X8.4 5. M8.7 S6.5
Nếu chơi theo kiểu cũ Đen có thể đi 5... M2.1. Còn một phương án mới phức tạp là 5... B3.1 cũng được các danh thủ thử nghiệm.
6. B3.1
Trắng cũng có thể chơi 6. X9.1 M2.3 7. B3.1 P2-1 8. X6.5 P5-6 9. X9-4 X1-2 10. B5.1 X8-3 11. P8/1 X3.2 12. X6/4 X3-7 13. P8-5 T7.5 14. Pt.4 M3.5 15. P5.5 X2.4 16. P5/1 X7/1 , ...
6. ... M2.1 7. M3.4 B1.1 8. X6.4 X8-4 9. M4.6 X1.1 10. B9.1 B1.1 11. X9.4 X1-4 12. X9.1 P2.2 13. M6.5 T7.5 14. B7.1 X4.5 15. P5-3 P2-5 16. T7.5 B3.1
Biến 3:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 X9-8 4. X1-6 X8.4 5. M8.7 P2.2 6. B7.1 B3.1
Trắng có thể chơi 6. P8.2 P2-7 7. P8-3 M2.3 8. X6.4, Trắng còn chủ động. Hoặc 6. B3.1 B7.1 7. X6.3 M2.3 8. B7.1 S4.5 9. P5/1 P2-5 10. T7.5 X1-2 11. P8.2 M7.6 12. X6-4 B7.1 13. X4-3 X8-7 14. P5-8 X2-1 15. X9-8 B3.1 16. Ps-3 Ps-7, Trắng hơi ưu.
7. B7.1 X8-3 8. M7.6 M2.3 9. X9.1 X3-4 10. X9-7 P2-3 11. X7.3 S4.5 12. P8-6 X4-8 13. X6-4 T3.1 14. P6-7 P3.3 15. X7/2 M3.4 16. X4.4 X8-6
Biến 4:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 X9-8 4. X1-6 X8.4 5. M8.7 S4.5
Đen nêu đi 5... S6.5 hoặc 5... M2.1. Còn đi S4.5 như vậy rất nguy hiểm.
6. X6.7 M2.1 7. B7.1 P2-4 8. M7.8 B1.1 9. X9.1 M1.2 10. X9-6 B1.1 11. P8-9 P4-1 12. P9.2 P1.4 13. P5-9 X1-2 14. Xs.2 M2/1 15. M8/7 P1-2 16. B3.1 B3.1
-
04-04-2011, 12:24 AM #5
3. TRỰC XE ĐỐI HOÀNH XE KIỂU CỔ ĐIỂN
Biến chung:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. S4.5
Trắng cũng thường đi 4. M8.9 để rồi 5. P8-7 đều giữ thế công. Nếu Trắng đi ngay 4. X2.6 B3.1 thường đưa đến phương án "Thiên Mã hành không" đối công rất phức tạp.
4. ... X9-4
Đen có thể đi 4... B3.1 hoặc 4... M2.3 hoặc cũng có thể đi 4... X9-6 đối công có nhiều nước biến căng thẳng.
Biến 1:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. S4.5 X9-4 5. X2.6 M2.3
Nếu Đen chơi 5... M2.1 hoặc 5... X4.7 cũng không có gì hứa hẹn.
6. X2-3
Trường hợp Trắng đi 6. B7.1 X4.4 7. X2-3 P5/1 8. X3/2 X4/1 9. M8.7 P5-7 10. X3-6 X4-8 11. B5.1 T3.5, hai bên đối công.
6. ... P5/1 7. M8.9 B3.1 8. P8-7 X4.1 9. X3-4 M3.2 10. B3.1 X4.2 11. M3.4 X4-6 12. X4/1 M7.6 13. P5.4 T3.5 14. P5.2 S4.5 15. P7-4 M6/8 16. T7.5 B1.1
Biến 2:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. S4.5 X9-4 5. M8.9 B1.1
Đen cũng thường chơi 5... M2.3 6. X2.4 B3.1 7. B7.1 X4.3 8. P5-7 X4.2 9. P8.4 M3.4, hai bên đối công.
6. X2.6 M2.1 7. X2-3 X1.1 8. P8.2 X4.4 9. P8-7 P2.5 10. S5.6 X4.2 11. P5-8 X4-2 12. T3.5 X1-6 13. S6.5 M7/5?! 14. X3-5 X6.5 15. X5-3 M1.2 16. X9-8 X2.2
Biến 3:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. S4.5 X9-4 5. B9.1 X4.7 6. M8.9 X4-2 7. P8.2 M2.3 8. X2.5 B5.1 9. P5.3 S4.5 10. P8-3 M3.5 11. B5.1 B1.1 12. B9.1 B7.1 13. P3.3 M5/7 14. X2.1 P5.1 15. X2-3 T3.5 16. P5-6 X1.4
Biến 4:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. S4.5 X9-4 5. M8.7 B3.1 6. X2.4 M2.3
Đen có thể chơi 6... X4.5 7. P5-4 X4-3 8. T7.5 M2.1 9. P8/1 P5-3! 10. P8-7 X3-2 11. M7.6 B3.1 12. P4.1 X2/2, Trắng hơi ưu.
7. P5-4 S4.5 8. B7.1 X4.3 9. T7.5 B7.1 10. P8/1 T3.1 11. B7.1 T1.3 12. M7.8 X4-6 13. P8.6 P5-2 14. M8/7 T3/5 15. B3.1 M3.2 16. B9.1 X1-3
4. TRỰC XE ĐỐI HOÀNH XE KIỂU HIỆN ĐẠI
Biến chung:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. M8.7 X9-4 5. B3.1
Biến 1:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. M8.7 X9-4 5. B3.1 M2.1 6. M3.4
Trắng còn có các phương án quan trọng thường được các danh thủ sử dụng là 6. X2.6 hoặc 6. S6.5 hoặc 6. P5-4 thường vẫn ưu thế.
6. ... P2-3
Trường hợp Đen đi 6... X4.4 7. M4.5, còn như 6... X4.7 7. P8.4 hoặc nếu 6... S4.5 7. B7.1. Cả ba trường hợp trên Đen đều kém phân.
7. X2.5 X1-2 8. X9-8 X2.6 9. X2-6 X4-6 10. X6/1 B3.1 11. P5-4 X6-3 12. T7.5 P3.4 13. S6.5 B3.1 14. T5.7 M1.3 15. X6.2 X3-4
Biến 2:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. M8.7 X9-4 5. B3.1 M2.3 6. B7.1 X4.5
Nếu Đen đi 6... X1.1 là phương án song hoành Xe còn nếu như 6... P2-1 7. X9-8 X1-2 8. P8.4 X4.6 9. X8.2 X4/3 10. X2.8 B7.1 11. X2-3 M3/5 12. P8.1 T7.9 13. P8-3 X2.7 14. P3-9, Trắng ưu.
7. T7.9
Trắng có thể tấn công bằng 7. M3.4 X4-3 8. M7/5 B3.1 9. M5.3 B3.1 10. X2.8 P2.4 11. X2-3 P5.4 12. S4.5 M3/5 13. M4.6, Trắng ưu.
7. ... X1.1 8. M3.4 X4-3 9. X9-7 X1-4 10. X2.5 X3-1 11. P8/1 X1/2 12. X2-9 B1.1 13. P8-3 X4-6 14. M4.6 M3/5 15. X7-8 P2-4 16. B3.1 X6.7
Biến 3:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. M8.7 X9-4 5. B3.1 B3.1 6. X2.5 M2.3
Đen có thể chơi 6... P5/1 7. X2-7 T7.5 8. X7.1 X4.1 9. M7/5 M2.1 10. X7/2 P2-3 11. X7-8 M1.3 12. X8.2 M3.5 13. M3.4, Trắng hơi ưu.
7. X2-7 M3.4 8. X9.1 T3.1 9. P8.4 X4.2 10. X9-6 X4-2 11. X6.4 X2.5 12. X7-8 X2/4 13. X6-8 P2-3 14. M7/9 S4.5 15. S6.5 X1-4 16. P5-4 X4.6
Biến 4:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. M8.7 X9-4 5. B3.1 X4.5
Đen cũng thường chơi 5... X4.4 6. P5-4 P2-3 7. T7.5 X4-2 8. X9-8 M2.1 9. B7.1 X2/1 10. M3.4 B7.1 11. B3.1 X2-7 12. X2.6, Trắng ưu.
6. M3.4 X4/1 7. M4.5 M7.5 8. P5.4 S4.5 9. T7.5 B9.1 10. X2.5 M2.3 11. P5/2 X4.1 12. B7.1 P2-1 13. P8.3 X4-3 14. X9.2 B1.1 15. P8-1 T7.9 16. X2-4 M3.5
-
04-04-2011, 12:25 AM #6
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV
B. PHÁO ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỊCH PHÁO
Thế trận Nghịch Pháo cũng xuất hiện cùng thời với Thuận Pháo nhưng không được hâm mộ bằng vì tính chất đối công của nó quá nguy hiểm, táo bạo. Tư tưởng chiến lược của hai bên cũng giống như trên là tấn công và phản công.
Gọi Nghịch Pháo là vì khi bên tiên vào Pháo đầu ở cánh bên này thì bên hậu vào Pháo đầu ở cánh bên kia .
Để dễ phân biệt, người ta chia Nghịch Pháo ra làm hai loại: Trận đại liệt là khi một Mã nhảy vào trong và một Mã nhảy ra biên, còn Trận tiểu liệt là cả hai Mã đều nhảy vào trong. Cách phân loại này cần xem lại, vì đây là những phương án cụ thể nên đặt tên lại cho phù hợp hơn.
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV Thế trận Pháo đầu - Nghịch Pháo - Trực Xe với phương án Xe tuần hà
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV Thế trận Pháo đầu - Pháo đầu đối nghịch Pháo
B. PHÁO ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỊCH PHÁO
Thế trận Nghịch Pháo cũng xuất hiện cùng thời với Thuận Pháo nhưng không được hâm mộ bằng vì tính chất đối công của nó quá nguy hiểm, táo bạo. Tư tưởng chiến lược của hai bên cũng giống như trên là tấn công và phản công.
Gọi Nghịch Pháo là vì khi bên tiên vào Pháo đầu ở cánh bên này thì bên hậu vào Pháo đầu ở cánh bên kia .
Để dễ phân biệt, người ta chia Nghịch Pháo ra làm hai loại: Trận đại liệt là khi một Mã nhảy vào trong và một Mã nhảy ra biên, còn Trận tiểu liệt là cả hai Mã đều nhảy vào trong. Cách phân loại này cần xem lại, vì đây là những phương án cụ thể nên đặt tên lại cho phù hợp hơn.
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV Thế trận Pháo đầu - Nghịch Pháo - Trực Xe với phương án Xe tuần hà
1. TRỰC XE VỚI PHƯƠNG ÁN XE TUẦN HÀ
Biến chung:
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.9 3. X1-2
Trường hợp Trắng chơi 3. P5.4 S4.5 4. P8-5 M2.3 5. Pt-1 X9-8 6. M8.7 X1-2, Đen chủ động hơn. Còn nếu Trắng chơi 3. M8.7 M2.3 4. X9-8 X9.1 5. B7.1 X9-4 6. X1-2 P8-7 7. X2.4. Bây giờ Đen chơi 7... X1-2 8. P8.4 hoặc 7... B7.1 8. M7.6, hoặc 7... X4.5 8. M7.6. Cả ba trường hợp Trắng đều ưu thế.
3. ... X9-8 4. M8.9 M2.3 5. X9-8 X1-2
Biến 1:
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8 4. M8.9 M2.3 5. X9-8 X1-2 6. B9.1 B9.1 7. X2.4 X2.4 8. M9.8 X2-6 9. X2-6 B3.1
Nếu Đen chơi 9... M9.8 10. M8.6 hoặc nếu 9... X8.1 10. X8.1, cả hai trường hợp này Trắng đều ưu thế.
10. M8.7 S6.5 11. P8.7 P5-6 12. P8-9 P6.1 13. P5.4 M3.5 14. X8.9 Tg5-6 15. P9-7 Tg6.1 16. P7/1 Tg6.1
Biến 2:
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8 4. M8.9 M2.3 5. X9-8 X1-2 6. B9.1 B9.1 7. X2.4 P8-7 8. X2-6 X2.4 9. M9.8 X2-6 10. M8.6 X8.8
Đen còn hai khả năng khác là: 10... S6.5 11. M6.7 P7-3 12. P8.7 Trắng ưu, hoặc: 10... X8.4 11. M6.7 P7-3 12. P5.4 S6.5 13. P8.7 X6-4 14. X8.4 Trắng hơi ưu.
11. M6.7 P7-3 12. P8.7 S6.5 13. P5.4 Tg5-6 14. S6.5 X8/4 15. X8.8 X6-4 16. X6-8 P5-7
Biến 3:
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8 4. M8.9 M2.3 5. X9-8 X1-2 6. B9.1 B9.1 7. X2.4 P8-7 8. X2-6 X2.6 9. P5-6 X8.8 10. P6.1 X2-3 11. P8.7 X3-4
Nếu Đen chơi 11... X3.1 12. P6.6 X3-7 13. P6-4 T3.1 14. S6.5 P7/1 15. X8.8 P5/1 16. Tg5-6, Trắng ưu lớn.
12. X6/1 P7.4 13. X6.1 P7.3 14. S4.5 M3/2 15. X8.9 X8-7 16. X6-2 X7/1
Biến 4:
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8 4. M8.9 M2.3 5. X9-8 X1-2 6. B9.1 X2.4 7. P8-7 X2-6
Nếu Đen đổi Xe 7... X2.5 8. M9/8 bây giờ nếu Đen đi 8...P8.4 9. B3.1 P8-3 10. X2.9 P3.3 11. S6.5 M9/8 12. P7.5 P3/7 13. P5.4, Trắng ưu lớn. Còn nếu Đen đi 8...B9.1 9. B7.1 P8-7 10. X2.9 M9/8 11. P7.4 T3.1 12. M8.7 P7.4 13. M7.6, Trắng ưu.
8. X8.8 B9.1
Đen còn hai khả năng khác là:
a) Nếu như 8... B3.1 9. B7.1 S4.5 10. P7.3 B9.1 11. X2.6 P8/1 12. X8/2 T3.1 13. M9.8 X6.3 14. M8.7, Trắng ưu.
b) Nếu như 7...P5-6 8. X8.8 P5-6 9. M9.8 B3.1 10. M8.9 M3.1 11. X8/2 B9.1 12. X8-9 M9.8 13. X9-5 P6-5 14. X5/1, Trắng ưu.
9. X2.6 P5-6 10. M9.8 P6.1 11. X2-3 P8.7 12. X3-4 X6/1 13. P7.4 X6.1 14. P7.3 S4.5 15. P7-9 S5.6 16. M8.7 X8.4
2. TRỰC XE VỚI CÁC PHƯƠNG ÁN KHÁC
Biến chung:
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M2.3
Đen còn hai phương án khác, thường được các danh thủ sử dụng:
*Một là: 2...M8.7 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 P8-9 5. X2-3 X8.2 6. P8.2 (như 6... M2.3 7. M8.7 X1-2 8. P8-7 X2.2 9. X9-8 X2.7 10. M7/8 M3/1 11. P7-3 B3.1 12. P3.3 P9-7 13. P5.4 S4.5 14. T3.5, Trắng ưu) 7. P8-3 P9-7 8. X3-4 M7.8 9. P3.5 S6.5 10. X4.2 P7.6 11. P3/7 P5.4 12. S6.5 M2.3 13. M8.7 P5-9 14. X9-8 X1-2 15. X8.9 M3/2 16. B3.1, Trắng ưu.
*Hai là: 2... M8.9 3. M8.7 M2.3 4. X9-8 X9.1 5. B7.1 X9-4 6. X1-2 P8-7 7. X2.4. Bây giờ nếu Đen đi 7... X1-2 8. P8.4; hoặc 7...B7.1 8. M7.6; hay là 7...X4.5 8. M7.6. Cả ba trường hợp Trắng đều ưu.
Biến 1:
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M2.3 3. M8.7 M8.9 4. X9-8 X9.1
Đen hoành Xe để chiếm lộ 4 hoặc 6 khống chế đường Mã của Trắng, còn nếu 4...X1-2 5. P8.4 S4.5 6. B3.1 X9-8 7. X1-2 B9.1 8. B7.1, Trắng ưu thế.
5. X1-2 P8-7 6. B7.1 X1-2 7. P8.4 S6.5 8. P8.2 S5/6 9. P8/2 S6.5 10. P5-6 X9-6 11. T3.5 B7.1 12. S6.5 P7.1 13. X2.7 S5.6 14. X2/2 X2.1
Ván Dương Quang Lân - Trần Tùng Thuận đi: 14...B9.1 15.X2-1 S6/5 16. B7.1 X6.3 17. B7.1 P7-3 18. M7.6 X6-3 19. B3.1 M3/1 20. X1-3 Trắng ưu, sau khi đổi quân Trắng thắng cờ tàn.
15. X2-3 X2-4 16. B7.1
Biến 2:
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X1-2 4. M8.7 M8.7 5. X9-8 X9-8 6. P8.4 P8.4
Đen còn hai khả năng khác:
*Một là 6...B3.1 7. X2.5 P8-9 8. X2-7 P5/1 9. P8-7 T3.5 l0. X8.9 T5.3
11. X8/2, Đen ưu.
*Hai là 6...S4.5 7. B3.1 B3.1 8. P8-3 X2.9 9. M7/8 M3.4 10. M8.7 M4.3 11. X2.5, Trắng ưu.
7. B7.1 B7.1 8. P8-5 S6.5 9. X8.9 M3/2 10. Pt-9 M7.6 11. S4.5 P5-7 12. X2.2 M6.7 13. P9-1 B7.1 14. M7.6 M7.5 15. T3.5 B7.1 16. M3/2
Biến 3:
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 P8-7 4. X2.8 X1.1 5. X2-9
Nếu như 5. P8.6? P5/1! 6. P8/4 P5.5 7. M3.5 X1-8 8. M5/4. Bây giờ Đen có hai cách giải quyết:
*Một là 8...T7.5 9. M4.3 X8.4 10.P8-7 M8.7 11. P7.3 P7/5 12. P7.1 X8-2, Đen ưu.
*Hai là 8...S6.5 9. M4.3 X8.4 10. P8-7 M8.7 11. P7.3 B7.1. Đen ưu.
5. ... M3/1 6. B7.1 M1.3
Nếu Đen đi 6...P7.4 7. P5.4 S6.5 8. T3.5 M8.7 9. P5-9 X9-8 10. B9.1 X8.4 11. B9.1 B3.1 12. X9.4 M7.5 13. M8.9 B3.1 14. X9-7 X8-1 15. P9-3, Trắng hơi ưu.
7. M8.7 X9.1 8. M7.6 X9-6 9. X9.1 S6.5 10. X9-2 M8.9 11. M6.5 M3.5 12. P5.4 P7.4 13. T3.5 X6.2 14. P5/2 X6-5 15. P5.3 T3.5 16. B9.1
Biến 4:
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 P8-7 4. M8.9 M8.9 5. X9-8 X1-2 6. B9.1
/*Trường hợp Trắng chơi 6. B7.1 X9.1 7. X2.4 P7.4 8. P8-7 X2.9 9. M9/8 T3.1 10. T3.1 X9-2 11. M8.9 B1.1 12. X2-6 S6.5 13. X6.2 P5-6 14. B5.1 X2.3 15. X6-7 T7.5, cân bằng.
6. ... B9.1 7. P8.4 S4.5
*Đen còn hai khả năng khác:
• Một là 7... B3.1 8. P8-7 X2.9 9. M9/8 T3.1 10. M8.9 B7.1 11. X2.4 X9.1 12. M9.8 X9-4, cân bằng.
• Hai là 7... X9.1 8. P8-5 S6.5 9. X8.9 M3/2 10. X2.7 X9-7 11. M9.8, Trắng ưu.
8. P5-7 X9.1 9. X2.4 X9-6 10. X2-7 X6.5 11. X7.2 X6-7 12. T3.5 M9.8 13. B7.1 M8.6 14. P8/3 X2.6 15. X8.3 M6.7 16. P7-3
-
04-04-2011, 12:30 AM #7
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV
C. PHÁO ĐẦU ĐỐI VỚI BÁN ĐỒ NGHỊCH PHÁO
Do kiểu chơi Nghịch Pháo quá nguy hiểm nên các danh thủ sáng tạo ra kiểu chơi mới phức tạp hơn nhưng ít nguy hiểm hơn. Tinh thần vẫn là tấn công và phản công nhưng bên đi sau cố tình tạo bất ngờ sau 2 - 3 nước đi ban đầu, giống như phòng thủ Bình Phong Mã nhưng rồi chuyển sang Nghịch Pháo. Điều này khiến những tay cờ đi tiên thiếu kinh nghiệm dễ lúng túng. Xem hình.
Kiểu chơi này hiện đang phát triển và biến hóa rất phong phú, lai tạo những kiểu chơi hiện đại nên khó lường hết tính chất phức tạp của nó. Tất nhiên đối phó với kiểu chơi này, bên đi tiên cũng phải linh hoạt, chuyển đổi nhiều phương án tấn công thích ứng với các kiểu biến hóa của đối phương.
Phần sau xin giới thiệu một số kiểu chơi "Nửa đường chuyển thành Nghịch Pháo" hiện đang được các danh thủ sử dụng.
[B]Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV Pháo đầu đối với bán đồ nghịch Pháo - Sau Hai Nước Vào Nghịch Pháo
1. SAU HAI NƯỚC VÀO NGHỊCH PHÁO
Biến chung:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 P2-5
Biến 1:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 P2-5 4. X2.6 P8-9 5. X2-3
Nếu Trắng đổi Xe thì mất quyển chủ động : 5. X2.3 M7/8 6. X9.1 M2.3 7. X9-2 X1-2 8. M8.7 M8.7 9. X2.5 P5-4 10. B7.l T3.5 11. P8-9 X2.4 12. X2/2 S4.5 13. X2-5 B7.1 14. B5.l M7.6 15. X6/1 P4/2, Đen ưu.
5. ... X8.2 6. X9.1
Trắng còn có các phương án quan trọng khác là: 6. M8.7; hoặc 6. M8.9; hoặc 6. P8.2; hoặc 6. P8-6. Tất cả đều đưa đến tình huống đôi công phức tạp.
6. ... M2.3 7. P8.2 X1-2
Đen có thể chơi 7... P9/1 8. P8-3 P9-7 9. X3-4 M7.8 10. P3.5 S6.5 11. X4.2 P7.1, tình thế còn phức tạp.
Đen cũng có thể 7...B3.1 8. P8-3 X1-2 9. M8.9 M3.4 10. X9-4 X2.5 11. X4.7 X2-5, còn phức tạp.
8. P8-7 M3/5 9. M8.9 P9/1 10. X9-4 P9-7 11. X3-4 P5.4 12. M3.5 M5.6 13. M5.3 M6/5 14. M3.4 X8/1 15. X4-8 X2-1 16. P7-9 T3.1
Biến 2:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 P2-5 4. M8.7 X1.1
Đen còn có các phương án 4... X1-2 hoặc 4... M2.3; hoặc 4...P8.4, tất cả đều đưa đến tình thế đối công căng thẳng.
5. X9-8 M2.3 6. B7.1 P8.4 7. B3.1
Nếu như Trắng đi 6. P8-9 X1-4 7. B7.1 X4.3 8. X8.8 B7.1 9. X2.8 M7.8 10. X8-4 S4.5 11. X2/2 P5-5 12. B5.1, Trắng vẫn còn chủ động.
7. ... X1-8 8. P8.1 P8-2 9. X2.8 X8.1 10. X8.3 X8.5 11. M3.4 X8/2 12. M4.3 B3.1 13. X8.3 P5-6 14. X8-7 T3.5 15. B7.1 X8-3 16. X7/1 T5.3
Biến 3:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 P2-5 4. M8.9 M2.3 5. P8-7
Trắng còn có các phương án khác là: 5. P8-6 B3.1 6. P6.5; hoặc 5. P8.2 B7.1 6. X2.4 P8-9 7. X2.5; hoặc 5. X9-8 X1-2 6. X2.4 P8-9 7. X2-5, các phương án này đều đối công.
5. ... P8.4 6. B3.1 X1-2 7. P7.4 X8.4 8. X9-8 B7.1 9. X8.9 M3/2 10. M3/1 P5.4 11. S6.5 P8-7 12. X2.5 M7.8 13. B3.1 M8.9 14. Tg5-6 T3.5 15. B9.1 M2.4 16. P7-1 T5.7
Biến 4:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 P2-5 4. P8-6 X1.2 5. M8.7 X1-4 6. S6.5 M2.3 7. X9-8 X4.4
*Nếu Đen đi 7...P8.4 8. B7.1 B7.1 9. P6.2 P5/1 10. P5-6 X4-6 11. T7.5 P8/2 12. X8.8 P5.8 13. P6-2 Pt.5 14. P2.5 M3/5 15. P6.6 M5.8 16. P6/2 S4.5, tình thế còn phức tạp
8. X8.8 P8.4 9. X8-3 M3/5 10. T3.1 B7.1 11. X3-4 X8.4 12. B7.1 P5.4 13. P6/2 P5/2 14. M7.8 P8.1 15. M8.7 M5.4 16. X4-6 P8-5
2. SAU BA NƯỚC VÀO NGHỊCH PHÁO
Biến chung:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
Biến 1:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 P8.4
Đây là phương án phi Pháo phong Xe được các danh thủ sử dụng thịnh hành hồi thập niên 60.
4. B3.1
Trắng cũng thường chơi 4. M8.7 P2-5 5. B7.1 B7.1 6. X9.l M2.3. Đến đây Trắng có thể chơi 7. X1-2 hoặc 7. S6.5 đều đối công phức tạp.
4. ... P2-5 5. B7.1
Trắng còn các phương án khác là 5. M8.7 hoặc là 5. M3.4 hoặc 5. X9.1 tất cả đều diễn biến phức tạp.
5. ... X1.1 6. M8.7 X1-8 7. M3.4 P8.1 8. M4.5 P8-3 9. X2.8 X8.1 10. M5.3 S6.5 11. P5.5 T7.5 12. M3/5 X8.5 13. T7.5 X8-5 14. M5/6 P3/1 15. B1.1 X5/1 16. M6/7 M2.3
Biến 2:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. B7.1 P8-9
Đen sớm bình Pháo biên, hình thành kiểu phòng thủ "Tam bộ hổ"; nếu nước sau Trắng không vào Nghịch Pháo mà đi M2.3 cũng đủ sức chống lại Pháo đầu.
4. M8.7 P2-5
Đen có thể chậm vào Nghịch Pháo bằng cách đi:
*Một là 4... X8.5 5. T7.9 P2-5 6. B3.1 X8-7 7. X1.2 X1.1 (như 7...M2.3 8. P8/1 X7/1 9. P7-3, Trắng ưu) 8. P8/1 X7/1 9. P8-3 X7-8 10. S6.5 X1-6 11. X9-6, cân bằng.
*Hai là 4...B7.1 5. X1.1 X8.5 6. B5.1 P2-5 7. X1-4 M2.3. Bây giờ Trắng có thể 8. X4.5, hoặc 8. M7.5 hoặc 8. X9-8 và 8. P8.2, tất cả đều diễn biến phức tạp.
5. X9-8
Trắng cũng thường chơi 5. B3.1 hoặc 5. M7.6 và Đen đáp lại bằng các phương án 5... X8.4 hoặc 5... X1.1 hoặc 5...M2.3, đối công.
5. ... M2.3 6. B3.1
Trắng có thể đi sớm 6. X1.1 X1-2, bây giờ Trắng đi X1-4 hoặc X1-6 hoặc 7. P8.4 đều có thế công.
6. ... X1.1 7. X1.1
Trắng còn nhiều nước khác như 7. P8-9 hoặc 7. M3.4 hoặc 7. M7.6 hoặc 7. M7.8 hoặc 7. P8.1 hoặc 7. S4.5 hay 7. S6.5 đều đối công căng thẳng.
7. ... X8.4 8. X1-4 B3.1 9. M7.6 X8-4 10. X4.3 B3.1 11. M6.4 M7/9 12. P8-7 B3.1 13. P7.5 P9-3 14. P5-4 S4.5 15. X4-7 P3.2 16. M4.5 T7.5
Biến 3:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. B3.1 P8-9 4. M8.7 P2-5 5. X9-8 M2.3 6. X1.1 X1.1 7. M3.4 X1-4
Đen có thể chơi 7...B3.1 8. M4.3 X8.8 9. B3.1 P9.4 10. P8.1 P5/1 11. B7.1 P9-5 12. M7.5 P5.5 13. S6.5 X1-2 14. B7.1 X2.4 15. B7.1 M3/5 16. X1-3 P5/1 17. X3.3 X8-3 18. T7.9 X3/3 19. X8-6, cân bằng.
8. X8.1 X4.4 9. M4.3 X8.6 10. B3.1 B3.1 11. P5-3 X8-7 12. X1-3 M3.4 13. B7.1 X4-3 14. T7.5 X3.1 15. P8.5 P5.4 16. M7.5 M4.5
Biến 4:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. M8.9
Trắng cũng thường chơi 3. X1.1 P8-9 4. M8.7 P2-5 diễn biến như các phương án trên.
3. ... P8-9 4. B3.1 P2-5 5. X9.1
Trắng nên chơi 5. X9-8 M2.3 6. P8-7 X8.6 7. X1-2 X8-7 8.X8.6 B5.1 9. X2.2 M7.5 10. P7/1 B5.1 11. P7-3 X7-5 12. P3-5, Trắng chủ động.
5. ... M2.3 6. X9-4 X1-2 7. P8-7 X2.5 8. T3.1 X8.6 9. X4.7 S4.5 10. S4.5 P5-4 11. P5-6 B3.1 12. P6.1 X8/2 13. X1-4 X2-4 14. P6.4 P9-4 15. Xt/3 X8-6 16. X4.5 T3.5
-
04-04-2011, 12:40 AM #8
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV
II. THẾ TRẬN PHÁO ĐẦU VỚI CÁC THẾ TRẬN PHÒNG NGỰ
Để đối phó với Pháo đầu của bên tiên, bên đi hậu có nhiều thế trận phòng ngự, như Bình Phong Mã, Phản Công Mã, Đơn Đề Mã, Xuyên Cung Mã, Tam Bộ Hổ và Uyên Ương Pháo. Chúng ta lần lượt xem qua các thế trận này.
A. PHÁO ĐẦU ĐỐI VỚI BÌNH PHONG MÃ
Theo các nhà nghiên cứu thì thế trận này xuất hiện khá sớm sau các thế trận đấu Pháo. Có thể từ thế kỷ 14 người ta đã biết kiểu chơi này, nhưng phải từ thế kỷ 16, 17 trở đi nó mới thực sự thịnh hành.
Sở dĩ gọi là Bình Phong Mã vì bên đi hậu nhảy cả hai Mã vào trong để bảo vệ Tốt đầu, hình dáng như một bức bình phong che chắn trung lộ rất vững. Thế nhưng nó không phòng thủ thụ động mà rất tích cực trả đòn (xem hình). Để dễ phân biệt người ta chia Bình Phong Mã ra hai loại: cổ điển và hiện đại, căn cứ vào việc tiến Tốt 3 hay Tốt 7 với tư tưởng chiến lược khác nhau.
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV Pháo đầu đối bình phong mã cổ điển
1. PHÁO ĐẦU ĐỐI BÌNH PHONG MÃ CỔ ĐIỂN
Biến chung:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8
Biến 1:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. X2.6
Trước kia Trắng thường chơi 4. X2.4 M2.3 5. B7.1 B3.1 6. X2-7 B7.1 7. M8.7 (như 7. B5.1 P2/1 8. B5.1 Trắng cũng chủ động) 7...M3.4 8. B3.1 T3.5 9. B3.1 Trắng ưu.
4. ... B3.1 5. M8.9 T3.5
Nếu chơi tích cực hơn, Đen nên chơi 5...P8-9 hoặc 5...M3.4 hoặc 5...P2.1, tất cả các phương án nấy đều đối công phức tạp.
6. X9.1 B7.1 7. X2-3 M3.4 8. X9-6 P8.2 9. X6.3 S4.5 10. B9.1 X1-4 11. S6.5 X8.2 12. X3-1 M7.6 13. X6-2 M4.3 14. P8-7 M3.1 15. T7.9 B7.1 16. X2-3 M6.4
Biến 2:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. M8.9 B3.1 5. P8-7 M3.2 6. X2.6 T3.5 7. X9.1 S4.5 8. X9-6 B1.1
Nếu Đen chơi 8...X1-4 hoặc 8. B7.1 đều dễ bị Trắng uy hiếp. Chẳng hạn: 8... X1-4 9. X6.8 S5/4 10. B9.1 P8/1 11. B3.1 P8-5 12. X2.3 M7/8 13. M3.4 B7.1 14. B3.1 T5.7 15. P5.4 P2-5 16. P7-5, Trắng ưu.
9. X6.5 P2-3 10. X6-8 M2.1 11. P7/1 B7.1 12. B5.1 M7.6 13. P5.4 B7.1 14. X2-4 M6.4 15. M3.5 M4/5 16. B5.1 P8.7
Biến 3:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. B3.1 B3.1 5. M8.9 T3.5
Sau này ngươi ta thường đi 5...T7.5 phòng thủ tích cực hơn. Còn nếu Đen đi 5.... S4.5 6. P8.4 M3.2 7. X9.1 T3.5 8. X9-6 cũng dẫn về tình thế tương tự và Trắng ưu.
6. P8.4 M3.2
Các phương án khác như 6... M3.4 hoặc 6. B7.1 đều không hứa hẹn gì tình hình sáng sủa hơn.
7. P8-3 B1.1 8. X2.4 S6.5 9. X9.1 P8-9 10. B3.1 X8.5 11. M3.2 B1.1 12. B9.1 X1.5 13. M2.4 M2.3 14. X9-2 M3.5 15. T3.5 P9.4 16. S4.5 P9/2
Biến 4:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. M8.7 B3.1 5. B5.1 P8.4 6. B5.1
*Trắng nên đi 6. X9.1 S4.5 7. X9-6 T3.5 8. B3.1 P2.4 9. X6.5 X1-4 10. X6-7 X4.2 11. B5.1 B5.1 12. B7.1 B5.1 13. M7.8 P2-7, hai bên đối công.
6. ... S4.5 7. B5-4
*Nếu như 7. B5.1 M3.5 8. M7.5 P8-5 9. P5.4 M7.5 10. X2.9 P5/1 11. Tg.1 P2-5 12. Tg-4 M5.6 13. X2/7 X1-2 14. X9.2 X2.3, Đen ưu.
7. ... T3.5 8. P8-9 P2.2 9. B4.1 P2/1 10. B4-5 M3.5 11. X9-8 P2-3 12. X8.4 X1-4 13. P9.4 M5.4 14. P9.3 X4-1 15. X8-6 X1-4 16. X6-8 P3-5
Chương IV Pháo đầu đối bình phong mã hiện đại (hệ thống 1)
2. PHÁO ĐẦU ĐỐI BÌNH PHONG MÃ HIỆN ĐẠI
(Hệ thống Mã nhảy lên hà và lên Xe giữ Mã)
Biến chung:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3
Biến 1:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. B7.1 M7.6 6. M8.7 T3.5
Các danh thủ cũng thường lên Tượng trái: 6. T7.5 bây giờ Trắng có hai khả năng:
-Một là 7. X9.1 B7.1 8. X2/1 M6/7 9. X2.1 M7.6 10. X2-4 M5.7 11. X9-2 X1.l 12. P5.4 M3.5 13. X4-5 P8.2 14. T7-5 X1-7, đối công.
-Hai là 7. B5.1 B7.1 8. X2-4 M6.7 9. B5.1 S4.5 10. M3.5 P8.5 11. X4/4 M7-8 12. X4-3 B7.1 13. X3/1 P8-3 14. X9.1 Trắng ưu.
7. X9.1 B7.1
Đen có thể đi 7... S4.5 8. X9-6 P2.2 9. B5.1 B7.1 10. X2-4 M6.7 11. M3.5 P2-7 12. X6.4 M4/2 13. T7.5 X1-2 14. X6-3 X2.7 15. X3-2, Trắng ưu.
8. X2-4 M6.7 9. P5-4 S4.5 10. X9-6 P2.2 11. X4-2 B7-8 12. P8.1 M7/6 13. X2-4 B8-7 14. X4/1 B3.1 15. X4/2 B3.1 16. B5.1 P8-7
Biến 2:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. B7.1 M7.6 6. M8.7 T3.5 7. P8.1
Ngoài nước "cao Pháo" này Trắng cũng thường chọn các phương án khác như 7. P8-9 hoặc 7. B5.1 tạo thế đối công sôi nổi.
7. ... S4.5 8. X2-4 P8.2 9. B3.1 P2.2 10. P8-7
Trường hợp Trắng chơi 10. B3.1 P2-7 11. M3.4 P8.5 12. X4/1 X8.7 13. M4.6 X8-7 14. M7/5 P7.5 15. M5/3 X7.2 16. X4-2 P8-6, hai bên đôi công căng thẳng.
10. ... P2-4 11. B7.1 T5.3 12. X9-8 M6.4 13. B3.1 M4.3 14. X8.7 P8.2 15. X4/3 P4.2 16. B5.1 P4-1
Biến 3:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. B7.1 T3.5 6. M8.7 P8-9 7. X2-3 X8.2
Lên Xe giữ Mã là một hệ thống trước kia các danh thu thường sử dụng nhưng từ mấy thập niên gần đây các danh thủ thích chơi P9/1 tạo thế đối công sôi nổi hơn. Xem phần dưới.
8. X9.1 S4.5
Đen còn hai khả năng khác là 8...P2.4 9. B5.1 P2-3 10. T7.9 X1-2, hai bên đối công, Trắng còn chủ động. Hoặc 8...P2/1 9. X9-6 P2-7 10. X3-4 M7.8 11. X4.2 P7.5 12. T3.1, Trắng ưu.
9. X9-6 P2.1 10. B5.1 X1-4 11. X6.8 Tg5-4 12. M7.6 B3.1 13. M6.7 B3.1 14. M3.5 B3-4 15. B5.1 B5.1 16. P8-6 Tg4-5
Biến 4:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. B7.1 T3.5 6. M8.7 P8-9 7. X2-3 X8.2 8. M7.6 X1.1
*Đen có thể chơi 8... S4.5 9. P8-9 P2.4 10. M6.4 X1-4 11. X9-8 P2-4 12. X8.7 X4.4 13. X8-7 X4-6 14. P5.4 M7.5, cân bằng. Trường hợp Đen chơi 8...P2.1 9. P8.4 P2-4 10. X9-8 X1.1 11. M6.5 M7.5 12. P5.4 P4-5 13. P5.2 S4.5 14. X3-7, Trắng hơi ưu.
9. P8-7 P2.4 10. B5.1 X1-4 11. X9-8 P2-3 12. M6.5 M7.5 13. B5.1 M5/7 14. X8.7 X4.5 15. X8-7 P3-7 16. B5-4 S6.5
Chương IV Pháo đầu đối bình phong mã hiện đại (hệ thống 2)
3. PHÁO ĐẦU ĐỐI BÌNH PHONG MÃ HIỆN ĐẠI
(Hệ thống bình Pháo đổi Xe, thoái Pháo hãm bắt Xe)
Biến chung:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 B7.1 4. X2.6 M2.3 5. B7.1 P8-9 6. X2-3
Nếu Trắng đổi Xe thì thế trận cân bằng, Đen dễ đối phó. Có thời kỳ các danh thủ cũng thường chơi đổi Xe nhưng không thú vị hấp dẫn nên sau này người ta thường bình Xe đè Mã
6. ... P9/1
Biến 1:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 B7.1 4. X2.6 M2.3 5. B7.1 P8-9 6. X2-3 P9/1 7. M8.7 S4.5
Đen cũng thường chơi 7...X1.1 8. P8-9 X1-6 9. M7.5 P9-7 10. M6.5 M7.5 11. X9-8 S6.5 12. P5.4 M3.5 13. X3-5 X8.2, đối công
8. M7.6 P9-7 9. X3-4 T3.5
Đen có thể chơi 9... X8.5 hoặc 9... M7.8 tạo thế đối công căng thẳng.
10. P8-7 X8.5
Nếu như 10... P2.4 11. B5.1 X1-4 12. M6.7 P2-3 13. X4.2 P3/3 14. P7.4 P7-8 15. X9-8, Trắng còn chủ động.
11. B3.1 X8-7 12. M3.4 P2.3 13. T3.1 X7-8 14. P5-3 M7.8 15. P3.6 B7.1 16. X4-2 M8.6
Biến 2:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 B7.1 4. X2.6 M2.3 5. B7.1 P8-9 6. X2-3 P9/1 7. M8.7 S4.5 8. P8-9 P9-7 9. X3-4 P2.4 10. B5.1 B7.1
Đen có thể chơi l0... T7.5 11. X9-8 X1-2 12. X4/3 P2.2 13. P9-8 X8.8 14. S6.5 X8-6, Đen hơi ưu hơn.
11. B3.1 M7.8 12. B3.1 M8.9 13. X9-8 X1-2 14. X4/3 M9.8 15. S4.5 P2.2 16. S5.4 T7.5
Biến 3:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 B7.1 4. X2.6 M2.3 5. B7.1 P8-9 6. X2-3 P9/1 7. B5.1 S4.5 8. B5.1
Trắng cũng thường chơi 8. P8-7 P9-7 9. X3-4 M7.8 10. X4/3 X8.2 11. M8.9 M8.7 12. B7.1 B3.1 13. X9-8 X8-6 14. X8.3 M3.2, thế còn phức tạp
8. ... P9-7 9. X3-4 T3.5 10. B5-6
Nếu như 10. M3.5 B5.1 11. P5.3 B7.1 12. P8-4 M3.5 13. M8.7 B7.1 14. T3.l X8.4, hai bên đối công.
10. ... B7.1 11. X4.2 B7.1 12. X4-3 X8.2 13. X3-4 B7.1 14. P8-3 M7.8 15. M8.7 X8-7 16. X9-8
Biến 4:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 B7.1 4. X2.6 M2.3 5. B7.1 P8-9 6. X2-3 P9/1 7. M8.9 X8.5 8. B5.1 S4.5
Nếu Đen đi 8...M3.5 9. B3.1 X8.1 10. P8.4 P9-7 11. P8-5 M5.3 12. B5.1 P7.2 13. B5-4 X8-5 14. Pt/1, Trắng ưu.
9. P8-7 P9-7 10. X3-4 M3/4
Nếu Đen chơi 10...B7.1 11. X9-8 X1-2 12. X4.2 P2/1 13. X8.8 X2.1 14. X4-3 M7.6 15. B3.1, Trắng ưu.
11. X9-8 P2-5 12. M9.7 X8.1 13. X4.2 X8-7 14. X4-3 M7.6 15. M7/9 P5.3 16. S6.5 X1.2
-
04-04-2011, 12:44 AM #9
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV
B. PHÁO ĐẦU ĐỐI VỚI ĐƠN ĐỀ MÃ
Cũng tương tự như trận Bình Phong Mã, trận Đơn Đề Mã xuất hiện khá sớm, ngay sau các trận Thuận Pháo và Nghịch Pháo. Quyển Thích tình nhã thú của Từ Chi xuất bản năm 1570 có đăng một số ván chơi theo thế trận này. Từ đó người ta dự đoán nó cũng phải xuất hiện trước đấy rất lâu, ít ra từ thế kỷ 14. Xem kiểu bố trận ở hình bên.
Giải thích tên "con Mã đơn đề" tức là con Mã một vó, có hai ý kiến khác nhau. Một số cho là con Mã nhảy lên biên đích thị là con Mã đơn đề, một số khác lại cho là con Mã nhảy vào trong giữ Tốt đầu mới là Mã đơn đề. Đa số làng cờ ta hiểu theo cách giải thích thứ nhất. Để dễ phân biệt, người ta căn cứ vào con Mã nhảy lên biên cánh mặt hay cánh trái để chia thành: Hữu Đơn Đề hoặc Tả Đơn Đề gọi nôm na là Đơn Đề cánh mặt hay Đơn Đề cánh trái.
Đây là một kiểu chơi mang tính cách phòng thủ thụ động. Tài liệu cổ chỉ dẫn khá đơn giản nên phần lớn không có khả năng chống đỡ Pháo đầu. Các danh kỳ thế kỷ 20 đã sáng tạo, sửa đổi nhiều nước đi mới làm cho nó có nhiều khả năng chống đỡ và phản công mạnh hơn, đặc biệt là sự đóng góp của danh kỳ Chung Trân vào những năm 30 với kiểu chơi Đơn Đề Mã chậm lên Tượng, sớm hoành Xe tạo thế đối công sôi nổi. Làng cờ sớm học tập kiểu chơi này và gọi đó là trận "Thiết Đơn Đề". Sau đây chúng ta xem qua một số kiểu chơi Đơn Đề Mã đã được các tay cờ thử nghiệm trong nhiều cuộc thi đấu.
1. PHÁO ĐẦU ĐỐI ĐƠN ĐỀ MÃ TRỰC XE
Biến chung:
1. P2-5 M2.3
Nhảy Mã như vậy để hình thành Đơn Đề Mã cánh trái, chống đỡ đối phương X1-2 tích cực. Ngược lại chơi Đơn Đế Mã cánh mặt thường yếu hơn Chẳng hạn: 1...M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.1 4. M8.7. Đến đây Đen có ba cách đều kém phân:
-Một là 4...B7.1 5. X2.5 T7.5 6. B5.1 S6.5 7. M7.5 P8-9 8. X2.3 M7/8 9. B5.1 B5.1 10. X9.1, Trắng ưu.
-Hai là 4...B3.1 5. X2.6 P2-3 6. P8.5 T7.5 7. B5.1 X1-2 8. X8-9 B3.1 9. M7.5 B3.1 10. B5.1 B5.1 11. M5.7, Trắng ưu.
-Ba là 4...P8.4 5. B3.1 X1.1 6. M3.4 X1-6 7. M4.5 T3.5 8. B9.1 X6.3 9. M5/6 X6-4 10. B7.1, Trắng ưu.
Ngoài ra nếu Đen đi 4...P2-4 5. P8.4 hoặc 4...X1.1 5. P8-9 cả hai cách này Trắng cũng chiếm ưu
2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8
Nếu Đen chơi 3...P8-6 Trắng có hai cách tấn công:
• Một là 4. B5.1 P6-5 (như T3.5 5. B5.1 B5.1 6. X2.5 S4.5 7. X2-5 X1-4 8. M8.7, Trắng ưu) 5. M8.7 P5.3 6. M3.5 B5.1 7. X2.5 P5.2 8. P8-5, Trắng ưu.
• Hai là 4. B7.1 X9.1 5. P8-7 T3.5 6. X2.7 S4.5 7. M8.9 B7.1 8. X9-8 P2-1 9. X2/1, bây giờ Đen đi 9...X9-7 hoặc 9...B1.1 hoặc 9...P1.4 hay là 9...X1-4, tất cả bốn cách đều kém phân.
Biến 1:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8 4. B7.1 T3.5 5. M8.7 S4.5 6. P8-9 P2.4
Đen còn ba khả năng khác:
-Một là: 6...P2.2 7. B3.1 B9.1 (như X1-4 8. X9-8 B3.1 9. B7.1 T5.3 10. M3.4, Trắng ưu) 8. X2.6 X1-4 9. X9-8 P2-6 10. X8.7 B3.1 11. B7.1 M3.4 12. X8/4 P6-3 13. M7.5 M4/3 14. M8.5, bây giờ Đen đi 14...X4.3 hoặc 14...P8-6 hay 14...M3.5, đêù kém phân.
-Hai là: 6...X1-2 7. X9-8 P2.4 8. B3.1 P2-3 9. X8.9 M3/2 10. X2.5 M2.3 11. M3.4 P8-5 12. X2.4 M9/8 13. S8.5, Trắng còn chủ động.
-Ba là: 6...X1-4 7. X9-8 P2-1 8. X8.7 Pl/2 9. P9.4 X4.4 10. P9-5 M3.5 11. X8.2 X4/4 12. X8-6 Tg-4 13. P5.4, Trắng ưu.
7. B3.1 P2-3
Nếu Đen đi 7...X1-4 8. X9-8, bây giờ nếu Đen đi 8...X4.5 9. M3.4, hoặc nếu 8...P8.4 9. M3.4 hay là 8...P2-3 9. X2.4. Bả ba cách diễn biến Trắng đều ưu.
8. M3.4 P8.5 9. M7/5 P8-1 10. X2.9 M9/8 11. X9.2 X1-4 12. M5.3 X4.5 13. X9-7 P3-9 14. M4.5 M3.5 15. P5.4 P9-7 16. T3.5 X4/2
Biến 2:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8 4. B7.1 T3.5 5. M8.7 S4.5 6. P8-9 P2.4 7. M7.6 P2-7
Đen nên chơi 7...X1-4 8. X9-8 X4.5 9. X8.3 X4-3 10. P9.4 M3.1 11. X8.6 S5/4 12. P5.4 T5/3 l3. P5-9, Trắng ưu một chút.
8. X9-8 X1-4 9. M6.5 X4.3 10. B5.1
Trắng không sợ 10...M3.5 và 11. P9.4 sẽ ăn lại Mã Đen.
10. ... B3.1 11. B5.1 B3.1 12. X8.3 P7/2 13. M5/3 B7.1 14. X2.4 B3-4 15. S4.5 P8-6 16. X2-4 M9/7
Biến 3:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8 4. B7.1 T3.5 5. M8.7 P2.2 6. B3.1 B9.1
Đen cũng không thay đổi được tình thế nếu 6...S4.5 7. P8-9 X1-4 8. X9-8 B3.1 9. B7.1 T5.3 10. M3.4 T3/5 M4.5, Trắng ưu.
7. X2.6 S4.5 8. P8-9 X1-4 9. X9-8 P2-6 10. X8.7 P6/1 11. X2/3 X4.4 12. B5.1 M9.8 13. X2-4 P8-6 14. X4-8 Pt.4 15. P9.4
Trắng cũng có thể 15. B5.1 X4/4 16. M7.5 Pt-1 17. T7.9, Trắng ưu.
15. ... X4/4 16. M7.6 Pt/4
Biến 4:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8 4. M8.7 T3.5 5. P8-9
Nếu Trắng vội 5. B5.1 S4.5 6. B5.1 B5.1 7. M7.5 X1-4 8. P5.3 P8.4 9. P8-9 P2.4 10. B7.1 X8.4 11. M5.3 X8-5 12. X9-8 X6.1, Đen ưu.
5. ... B3.1
Đen nên 5...P2.2 6. B7.1 B9.1, Đen tạo được thế cân bằng.
6. X9-8 P2-1 7. B5.1 S4.5 8. B5.1 B5.1 9. M7.5 P8.4 10. P5.3 X8.4 11. X8.7 X8-5 12. X2.3 M3/4 13. P9-5 X5-9 14. B1.1 X9.1 15. M5.4 X9-6 16. M4.6 X1.1
2. PHÁO ĐẦU ĐỐI ĐƠN ĐỀ MÃ HOÀNH XE
(Tức Thiết đơn đề)
Biến chung:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 X9.1 3. X1-2 M8.9
Đen thường chơi: 3...X9-4 4. P8.2 B3.1 5. P8-3 T7.9. Đến đây Trắng có các phương án:
• Một là: 6. X2.5 X4.3 7. X2-6 M3.4 8. P5.4? M4.6 9. P5/2 P8.3, Đen ưu.
• Hai là: 6. M8.7 M8.6 7. X9-8 X1-2 8. X8.6 M3.4 9. P5.4 M6.5 10. X8-5 P8-5 11. P3-5 S4.5 12. P5.3 M4/5 13. X5.1 X4.6 14. X5/3 X4-3 15. M3/5 X3/1, Đen ưu.
• Ba là: 6. X9.1 B7.1 7. P3-5 S4.5 8. X9-4 X4.4 9. X4.4 M8.7 10. X4.1 P8/2 11. P5-1 T9/7 12. B5.1 X4-5 l3. M8.7 M3.4 14. X4-3 T7.5 15. M3.5 X5.1 16. M7.5 M4.5, còn phức tạp.
Biến 1:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 X9.1 3. X1-2 M8.9 4. B5.1 P8-5 5. M8.7 X9-4 6. P8-9
Trắng còn hai phương án khác:
-Một là 6. M7.5 P2.4 7. B5.1 P2-5 8. M3.5 X4.5 9. M5.4 P5.2 10. S4.5 X1-2 11. P8-7 X2.5, Đen ưu.
-Hai là 6. B5.1 B5.1 7. M7.5 X4.5 8. P5.3 S4.5 9. S4.5 B3.1 10. P8-5 P2.5 11. X9-8 X1-2 12. P5/1 P2-7, Đen ưu.
6. ... X4.5 7. X9-8 X1-2 8. X8.6 X4-3 9. M7.5 P2-1 10. X8.3 M3/2 11. B5.1 P5.2 12. P5.3 B5.1 13. P9-5 P1-5 14. M5.6 X3.3 15. M6.5 T3.5 16. M3.5 B5.1
Biến 2:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 X9.1 3. X1-2 M8.9 4. M8.7 P8-6 5. B5.1
Trắng có thể chơi 5. X2.7 X9-3 6. X2/2 X3-4 7. B7.1 X4.5 8. P8.4 S4.5 9. P8-5 M3.5 10. P5.4 P2-5 11. S6.5 X4/3 12. P5/2 P5.1 13. X9-8 T3.5, cân bằng.
5. ... T3.5 6. M7.5 X9-4 7. B5.1 B5.1 8. P5.3 S4.5 9. P8-5 P2.4 10. S4.5
Nếu như 10. M5.4 X1-4 11. S4.5 Xt.3 12. M4.5 Xt-5 13. M5.7 X4.1 14. X9-8 P2/4 15. X2.7 P6-5, Đen hơn quân, ưu thế.
10. ... P2-5 11. M3.5 X4.5 12. M5.4 M9/7 13. X9-8 M7.6 14. X2.5 X4-6 15. M4/2 X6-7 16. Ps-3 M6.7
Biến 3:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 X9.1 3. X1-2 M8.9 4. P8.2 B3.1 5. M8.7
Trắng còn haí phương án khác:
-Một là: 5. P8-3 P8-7 6. X2.7 X9-7 7. B5.1 (như 7. M8.7 B7.1 8. P3.3 P2-7 9. B5.1 P7-5 10. M7.5 X7-4, Đen chủ động) 7...B7.1 8. P3.3 P2-7 9. B5.1 P7-5 10. B5-4 M3.4 11. M8.7 X1.1 12. P5.5 T3.5 13. M3.5 M4.5, cân bằng.
-Hai là : 5. X2.5, bây giờ nếu Đen đi 5...P8-7 6. X2-7 T3.5 7. X7.1 P2/1 8. P8-3 P2-3 9. X7-8 M3.2, cân bằng. Nếu Đen đi 5... B7.1 6. X2-3 T3.5 7. X3.2 M3/5 8. X3/1 M5.3 9. P5.4 M3.5 10. X3-5 X9-4, cân bằng. Còn như Đen đi 5.... X9-4 6. X2-7 T7.5 7. X7-2 M3.4 8. P8-1 M4.5 9. X2-4 M6.7, cân bằng.
5. ... P8-6 6. P8-3
Nếu Trắng đi 6. B5.1 T3.5 7. X2.7 P6.5 8. M7/5 P5/3 9. B5.1 B5.1 10. M3.5 B5.1 11. P5.2 P6-5 12. Mt.3 P5/1 13. P5/2 X9-4 14. M5.3 B7.1 15. Mt.5 S4.5 l6. P5.4 X4.3, Đen ưu.
6. ... T3.5 7. X2.7 S4.5 8. X9-8 P2-1 9. B5.1 B7.1 10. P3-4 X1-4 11. B5.1 B5.1 12. M3.5 B5.1 13. P5.2 M3.4 14. P4/2 M4/6 15. P4.5 M6/8 16. P4-9 M8.6
Biến 4:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 X9.1 3. X1-2 M8.9 4. M8.9
Nếu Trắng chơi 4. P5.4 M3.5 5. P8-5 P8-5 6. P5.4 S4.5.
Bây giờ nếu Trắng đi 7. X2.4 X9-6 8. X2-6 X6.2, cân bằng. Còn như 7. M8.7 P2.1 8. P5/2 B3.1, Đen đủ sức chống đỡ. Hoặc nếu 7. M8.9 X9-8 8. X9-8 X8.2 9. P5/2 P2-1, cân bằng.
4. ... P8-7
Đen có thể chơi 4...X9-6 5. P8.2 B3.1 6. P8-3 P8-7, bây giờ nếu Trắng đi 7. X2.7 X6.1, cân bằng. Còn nếu 7. X2.5 P7.3 8. B3.1 T3.5 9. X9-8 P2.2 10. X2.3 X6.6 11. M3.2 X6-8, đối công phức tạp.
5. P8-7 T3.5 6. B3.1 X9-4 7. M3.4 X4.4 8. M4.5 M3.5 9. P5.4 S4.5 10. T3.5 X4/2 11. P5/1 X4.3 12. X2.3 X1-4 13. S4.5 Xs.4 14. P5/1 Xs-5 15. P5-4 X4-5 16. X2-5 X5.2
3. PHÁO ĐẦU ĐỐI THIẾT ĐƠN ĐỀ
Biến chung:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3
Gần đây các danh thủ thử nghiệm chơi 2. X1.1 X9.1 3. X1-6 X1.1 4. M8.7 T3.5 5. M2.3 M8.9 6. B5.1 X9-4 7. X9.1 S4.5 8. B5.1 B5.1 9. M7.5 P2/2 10. P5.3 P2-4, cân bằng.
2. ... X9.1 3. X1-2 M8.9
Biến 1:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 X9.1 3. X1-2 M8.9 4. B7.1 P8-7
Đen có ba phương án khác:
-Một là 4...P8-5 5. P8-7 T3.1 6. M8.9 P2.4 7. B3.1 X9-4 8. X9-8 Xl-2, Đen có thế phản công.
-Hai là 4...X9-4 5. B7.1 B3.1 6. P8-7 X4.1 7. P5.4 B3.1 8. X2.4 B3-4 (có thể B3.1 9. P7-5 M3.2 10. M8.9 B3-4 đối công) 9. P7-5 M3.2 10. M8.7 B4.1 11. S4.5 B9.1 12. B5.1 Tg.1 13. B5.l Tg-4 14. X2-7 S4.5 15. X7.1 P8.2, Đen chống được Pháo huyền khống.
-Ba là 4...X9-6 5. M8.7 X6.4 6. B5.1 P8-5 7. M7.5 P2/1 8. P8.7 P2.5 9. B3.1 X6/3 10. X2.3 Pt.3 11. P5.4 12. S6.5 X1-2 13. T7.5 X2.6 14. X9-6 X2-3 15. X6.4 B5.l, hai bên đối công.
5. P8-7
Nếu Trắng chơi 5. X2.7 X9-4 6. B7.1 B3.1 7. P8-7 M3.4! Đen phản công. Còn như 5. X2.4 X1.1 dễ cân bằnq, hoặc nếu 5. M8.7 X9-4 6. P8-9 X4.5 7. X9-8 P2-1 8. X2.7 X4-3 9. X8.2 Xl-2, Đen có thế phản công.
5. ... T3.5 6. X2.7
Trắng nên chơi 6. M8.9 X9-4 7. X9-8 P2-1 8. X2.7. Bây giờ nếu Đen chơi 8...S4.5 9. X2-3 M3/4 10. X8.7 X4-2 11. X8.9 X1.2 12. P5.4 M4.3 13. P5-l B7.1 14. P7-5 M3/4 15. M9.7, Trắng có thế công.
6. ... X9-4 7. X2-3 M3/5 8. X3-1 P2-9 9. P5.4 X4.6 10. M3/5 P9.4 11. B5.1 P9.3 12. T7.5 X4/4 13. B5.1 B7.1 14. M5.3 P9/5 15. P5-7 P9-5 16. S6.5 X1-2
Biến 2:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 X9.1 3. X1-2 M8.9 4. B7.1 P8-7 5. P8.4 T3.5 6. X2.7
Nếu Trắng chơi 6. P8-5 M3.5 7. P5.4 S6.5 8. B5.1 X1-3 9. M8.7 B3.1 10. M7.5 X9-6 11. X9-8 X6.3 12. T7.5 B9.1, Đen giành thế cân bằng.
6. ... S4.5 7. B5.1 X1-4 8. X2-3 X4.8 9. X3-2 X4-2 10. B5.1 X2/5 11. M8.7 B5.1 12. M3.5 M3.5 13. X2/3 X2.1 14. X2.1 M5/7
Biến 3:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 X9.1 3. X1-2 M8.9 4. P8-7 P8-7 5. M8.9 T3.5 6. X9-8 P2-1 7. B5.1 X9-4 8. B5.1 B5.1 9. X8.5
Nếu Trắng đổi lại 9. X2.5 B5.1 10. X2/1 X4.4 11. M3.5 S4.5 12. X2-5 X4-5 13. P5.2 X1-4, Đen chủ động hơn.
9. ... B3.1 10. X8-7 M3.4 11. X2.5 B7.1 12. X7/1 S4.5 13. X7-6 X1-2 14. M3.5 B5.1 15. P5.2 M4/6 16. X6.4 M6.8
Biến 4
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 X9.1 3. X1-2 M8.9 4. P8-6 X9-4 5. S4.5 P8-6 6. X2.4 S4.5 7. M8.7 X4.5 8. B7.1 X1-2 9. X9-8 P2.4 10. X2-6 X4-3
Nếu Đen đi 10...X6/1 11. M7.6 P2-7 12. X8.9 M3/2 13. P5.4 T3.5 14. M6.7 M2.3 15. P5-1 P7-1 16. P6-5, Trắng nhiều Tốt chiếm ưu.
11. B3.1 T3.5 12. M3.4 P2/1 13. B7.1 P2-6 14. X8.9 M3/2 15. X6-4 B3.1 16. P5.4 M2.3
-
04-04-2011, 12:45 AM #10
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV
C. PHÁO ĐẦU ĐỐI VỚI XUYÊN CUNG MÃ
Xuyên Cung Mã là một kiểu chơi biến dạng của Bình Phong Mã hoặc Đơn Đề Mã. Đặc trưng chủ yếu của nó là có một Mã nhảy lên chỗ nách Tượng, M2.4 hoặc M8.6 sau khi đã gác Tượng đầu. Do đặc trưng này mà một số người xếp nó vào loại khai cuộc Tượng. Và sở dĩ gọi nó là Xuyên Cung Mã vì chính con Mã "nhảy nằm" thường qua cung để sang chỗ tai Sĩ bên kia. Do đó người ta còn gọi nó là "Chuyển Giác Mã", "Triền Cung Mã" hay là "Quải Cước Mã". Trong dân gian thường đơn giản gọi là trận Nhảy Mã quỳ, vì nó khi có không "xuyên cung" hay "chuyển giác" gì cả. Xem hình.
Kiểu chơi này xuất hiện cùng thời với các kiểu trên nhưng vì nó phòng thủ thụ động nên không được hâm mộ. Trong quyển Quất trung bí có nêu trận này nhưng không nghiên cứu sâu, còn Mai hoa phổ thì giới thiệu ba ván Xuyên Cung Mã đi tiên đều bị Pháo đầu đi hậu phá.
Các danh thủ thế kỷ 20 cũng không đi sâu nghiên cứu, thỉnh thoảng có người sử dụng nhưng sửa đổi để nó chống đỡ tích cực hơn. Sau đây chúng ta xem qua một số ván phòng thủ "Nhảy Mã quỳ" được gom từ tài liệu xưa và nay để dễ so sánh, đối chiếu.
Biến 1:
1. P2-5
Trường hợp đảo ngược lại, bên "Chuyển Giác Mã" đi trước, Mai hoa phổ chỉ bên Pháo đầu đánh trả như sau: 1. T3.5 P8-5 2. M2.4 M8.7 3. M4.6 X9-8 4. P2-3 P5.4, bây giờ nếu Trắng đi:
*Một là: 5. S4.5 P5-4 6. X1-4 P2.2 7. X4.3 P2-1 8. P8-9 P1-5 9. M8.7 X8.9 10. X4/3 X8-6 11. Tg-4 X1.1 12. X9-8 X1-5 13. P3-4 X6-8 14. Tg-5 X8.8 15. P4/2 S6.5 16. X8.4 P4-9, Đen thắng rõ.
*Hai là: 5. S6.5 P5-4 6. P8.1 P4-2 7. M5.8 B5.1 8. B7.1 B5.1 9. B7.1 X8.4 10. M8/6 B5-4 11. B7.1 B4.1 12. M5.8 X8-2 13. M8.6 P2.7 14. T7.9 X2.4 15. P3/1 X2-5 16. S4.5 P2-9, Đen thắng rõ.
1. ... T3.5 2. M2.3 M2.4 3. X1-2
Quyển Quất trung bí nêu trường hợp Trắng đi: 3. X1.1 M8.9 4. X1-4 X9-8 5. X4.7 M4.6? 6. P5.4 S4.5 7. P8-4 Tg-4 (như 7. M6.7 8. P4.7 Đen chết một Xe) 8. X9.2 P8.1 9. X9-6 P2-4 10. X6.5! S5.4 11. X4-6! Tg.1 12. P4-6 S4/5 13. P5-6, 1-0.
3. ... M8.9 4. B5.1 X9-8 5. B5.1 B5.1 6. M3.5 M4.6 7. X2.4 P2-3 8. M5.6 X1-3 9. M8.7 B9.1 10. X9-8 S4.5? 11. M7.5 P3-4 12. P8.7 P4/2 13. M6.7 P4-2 14. X8.9 X3-2 15. M7.8 P8-7 16. X2-8 X8.4
Biến 2:
1. P2-5 M2.3
Cần phải nhảy Mã bảo vệ Tốt đầu, chỉ trừ trường hợp chơi Thuận Pháo hoặc Nghịch Pháo thì mới dụ cho đối phương bắt Tốt đầu sẽ chậm trễ triển khai.
2. M2.3 X1.1 3. X1-2 P8-7 4. M8.9 T7.5 5. P8-7 P2.2 6. B7.1 X1-6 7. B7.1 B3.1 8. X9-8 X6-2 9. X8.4 M8.6 10. X8-4 M3.4 11. X4.3 M6/8 12. P5.4 S4.5 13. X2.8 P2/2 14. X4/2 X2-4 15. P7-4 M4/3 16. P5/2 Tg5-4
Đây là ván Hà Thuận An - Từ Thiên Lợi chơi ngày 4-7-58. Ván cờ tiếp diễn 17. S4.5 X4.3 18. P5-1 P7-9 19. X4-6 M3.4 20. P1-2 M8.5 21. X2-4 X9-8 22. P2-5 Tg-5 23. X4/3 P2.2 24. M9.7 M4/3 25. M7.8 M3.2 26. P6-5 M2.3 27. P5.2, 1-0.
Biến 3:
1. P2-5 M8.7 2. B7.1 P2-3 3. M8.7 B3.1 4. M7.6 B3.1 5. M6.4 T3.5 6. M2.3 M2.4 7. X1-2 P8-9 8. X2.4 B7.1 9. M4.3 P3-7 10. X2-7 X1-2 11. P8-6 P7.4 12. T3.1 X9-8 13. X9.1 X8.3 14. X9-4 M4.2 15. X4.2 P9-7 16. S4.5 S4.5
Đây là ván Hà Thuận An - Dương Quan Lân chơi ngày 15-3-62. Ván cờ tiếp diễn 17. X7-8 X2-4 18. B5.1 M2.3 19. X8-7 Pt-8 20. B5.1 B5.1 21. P6-7 P8.1 22. P5-2 P7.5 23. P2.1 M3.5 24. P7-5 X4.4 25. X7-8 B7.1 26. Tg-4 B7.1 27. X4.2 X8.3 28. P5.3 X8.3 29. Tg.1 Tg-4 30. X8-5 P7-3, 0-1
Biến 4:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
Theo tài liệu của Tạ Hiệp Tôn có ghi ván đấu giữa Châu Đức Dụ và Trương Cẩm Vinh, chỗ này đã đi như sau: 2...B3.1 3. Xl-2 X9-8 4. X2.6 T3.5 5. B5.1 M2.4 6. B5.1 B5.1 7. M3.5 P2.1 8. X2-3 M7.5 9. X3/2 M4.6 10. X3-8 P2.3? (nếu Đen đi 10...P7-8! Trắng chơi thế nào cũng kém phân, như 11. X6.2 P7.7 12. S4.5 P2.7 13. X9-8 M5.7, -+, hoặc như 11. T3.1 M5.7 12. B3.1 B5.1 13. P5.2 M7.5 14. X6-5 P2/2, -+) Do sai lầm trên, Trắng chơi tiếp 11. M5.4 M5/3 12. X6-8 P2.3 13. X9-8 P8-9 14. Xs.1? S4.5 15. X8.2 X8.4 16. M4.3 X8-7 17. M3/1 X7.2 18. X8-7 X1-3? 19. Ml/2 X7-3 20. P8.5 X3-4 21. X8.5 B5.1 22. M2.4 B5.1 23. P5/1 X3-4 24. M4.6 M5.7 25. P8-5 T7.5 26. P5.6 S5.4 27. X7.1 P9/1 28. X7/2, 1-0.
3. B7.1 B7.1 4. M8.7 T3.5 5. X1-2 P8.4 6. P8-9 M2.4 7. X9-8 B3.1 8. B7.1 X1-3 9. M7.6 X3.4 10. P5-6 X3.1 11. P6.6 X3-4 12. P6-8 P2-4 13. P8.1 T5/3 14. X8.7 S6.5 15. P9.4 T7.5 16. P9.3 X8.4
CỜ TƯỚNG KHAI CUỘC CẨM NANG (Tiếp)
Đánh dấu