Kết quả 11 đến 20 của 63
Chủ đề: Góc chuyên môn
-
13-04-2011, 10:12 PM #11
Đối binh cục
Lần sửa cuối bởi TCNguyen, ngày 13-04-2011 lúc 10:14 PM.
-
14-04-2011, 01:50 PM #12
Mạn đàm về khai cuộc Uyên ương pháo
Bố cục cơ bản như sau:
là 1 trong các khai cuộc của Uyên Ương Pháo, hay còn gọi là Pháo Tây Tạng
=============
Kiểu chơi này mới xuất hiện vào những thập kỷ 40, 50, đầu tiên là những tay cờ giang hồ bày ra. Đặc điểm của Uyên Ương Pháo là khi đối phương chơi trực Xe (X1-2) thì họ không ra Xe giữ Pháo (X9-8) mà lại lên Xe (X9.2) để sau đó dùng Pháo cánh mặt lui về (P2/1) chuyển sang cánh trái đánh đuổi Xe đối phương. Kiểu chơi này khiến cho bên đi tiên không quen sẽ lúng túng,
bị đối phương phản đòn giành tiên thủ. Các tay cờ từ nhiều năm qua vẫn quen gọi đây là "trận Tây Tạng", không rõ ai đặt tên như vậy và ý nghĩa thế nào. Hiện nay trong giới giang hồ vẫn còn sử dụng nhưng tại các giải chính thức thì ít thấy xuất hiện.
Sau đây xin giới thiệu một số phương án quan trọng để các bạn có dịp làm quen với thế trận này.
Biến 1
Ván cờ:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 B7.1
3. X1-2 X9.2 4. M8.7
Trắng còn ba khả năng khác:
*Một là 4. P8-6 M8.7 5. M8.7 T3.5 6. B7.1 M7.6 7. X9-8 P2-1 8. X2.6 S4.5 9. X2-4 X1-4 10. S6.5 M6.7 11. P6.2 M7.5 12. T7.5 P8-6 13. M3.4 X9-8, cân bằng.
*Hai là 4. P8.2 B9.1 5. M8.7 P2/1 6. P8-7 M8.7 7. X2.6 B3.1 8. P7-5 T7.5 9. X2-3 P8/2. 10. X9-8 X1-2 11. X3-2 P2.5 12. S4.5 P8-7, Đen đe dọa trục lộ 7.
*Ba là 4. M8.9 P2/1. 5. X2.6 T7.5 6. X9.1 P2-8 7. X2-3 X1.1 8. P5-4 X1-6 9. P4.4 Ps-7 10. P8-4 M8.7 11. X3.1 X8.2 12. P4-6 P7-8 13. P6.5 X6-8 14. X9-4 Ps-1 15. P6.1, Trắng ưu.
4. ... P2/1
5. X2.6 P2-7 6. B5.1 S4.5
7. M3.5 M8.7 8. B5.1 B5.1
9. P8.5 T3.5 10. M5.6 X1-3
11. X9-8 B3.1 12. X2-7 M7.6
13. M7.5 M6.5 14. M6/5 X3-2
15. X7.1 P8-3 16. P8-5 T7.5
+-
Biến 2:
Ván cờ:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P2/1
3. B7.1
Trắng cũng thường chơi 3. X1-2 X9.2 4. X2.4 T7.5 5. B9.1 P2-8 6. X2-8 X1.1 7. M8.9 X1-4 8. S5.5 B7.1 9. X8-4 Pt-6 10. M9.8 P8-8 11. X4-2 M8.7 12. M8.9 M7.6 13. M9.7 Pt-3 14. P5.4 P6-5 15. P8-5 X4.4, Trắng hơi ưu.
3. ... P2-7 4. M8.9 X1-2
5. X9-8 T7.5 6. B3.1 S6.5
7. P8-7 X2.9 8. M9/8 B9.1
9. M3.4 M8.9 10. P7.4 X9-6
11. X1-2 X6.5 12. X2.7 X6-3
Ván Trần Kỳ - Thẩm Chí Diệc đổi lại: 12...X6/3. 13. X2.1 P7.4 14. P5-7 M3/2 15. T7.5 P7.1 16. B9.1 X6.2 17. X2/1 M9.8 18. S6.5 P7-8? 19. X2-5, Trắng ưu do Đen saí lầm. Sau đó Trắng thắng cờ tàn ở nước 45.
13. P7-3 X3.4 14. M8.9 T5/7
15. P3.3 X3/2 16. X2-1 P7.8
17. P3/9 X3-5 18. S6.5 X5-1
19. X1.2 S5/6 20. X1/4
+-
Biến 3:
Ván cờ:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 B3.1
3. X1-2 X9.2 4. M8.7
Trắng còn ba khả năng khác:
*Một là 4. M8.9 P2/1 5. X2.4 T7.5 6. X9.1 B7.1 7. X9-4 P2-8 8. X2-4 Ps-6 9. Xt-2 P8-6 10. X4-2 M8.7 11. B9.1 M7.8, Đen có thế công.
*Hai là 4. P8-6 X1-2 5. M8.9 P2-1 6. X2.4 M8.7 7. B9.1 B7.1 8. X9.1 S4.5 9. X9-7 P1/1 10. B7.1 B3.1 11. X7.3 P1-3 12. X7-8 X2-1 13. S6.5 T3.5 14. X8.4 X1-3 15. M9.8 M7.6 16. X2-4 M6/4 17. T7.9 P8-7, Đen có thế phản công.
*Ba là 4. P8.2 B9.1 5. M8.7 P2/1 6. P8-9 X1-2 7. X9-8 T7.5 8. B3.1 P2-8 9. X8.9 P8.8 10. X8/8 P8/6 11. B5.1 X9/1 12. M7.5 X9-6 13. B5.1 B5.1 14. P5.3 S6.5, cân bằng.
4. ... P2/1
5. X2.4 T7.5
6. X9.1 B7.1
Nếu Đen đi 6... P2-8 7. X2-8 X1.1 8. B5.1 X1-8 9. B5.1 B5.1 10. M7.5 X6.5 11. B7.1 X8/1 12. B3.1 X6-4 13. P5.3 P8-5 14. P5.3 S6.5 15. P8-5 M8.6 16. X9-4 M5.5 17. X8.2, Trắng ưu.
7. X9-6 P2-7 8. X2-6 X1-2
9. P8.2 M8.7 10. Xs-4 M7.8
11. T3.1 M8.7 12. P5-6 P8-6
13. X4.5 X9-8 14. T1.3 S4.5
15. B7.1 P7.4 16. T7.5 B3.1
-+
Biến 4:
Ván cờ:
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 B3.1
3. M8.9 T7.5 4. P8-6
Nếu Trắng đi 4. X9.1 X1.1 5. X1-2 X9.2 6. X9-5 X1-5 7. P6-7 X6.3 8. B9.1 M8.6 9. X2.4 P8-7 10. X6.7 P7/1 11. X612. M3.4 12. S6.5 P7.5 13. T3.1 S6.5 14. B7.1 X9-8 15. X2-8 M4.5 16. P5-4 M5.7 17. P7-3 X6.2, Đen có thế phản công.
4. ... P2/1
5. X9-8 P2-7
6. X8.4
Trắng nên chơi 6. B3.1 X1.1 7. B9.1 X1-4 8. S4.5 M8.6 9. X8.4 X9.1 10. X8-4 P7/1 11. P5-4 X4-2 12. T3.5 B7.1 13. X1-2 P8-7 14. X4.3, Trắng vẫn còn chủ động.
6. ... X1.1
7. B9.1 X9.2 8. P6.2 B9.1
9. P6-2 P8-6 10. X1-2 B7.1
11. P2.4 P7/1 12. B5.1 P6-8
13. X8.3 X1-6 14. M9.8 M3.4
15. X8.1 X6-2 16. P5.4 S6.5
-+
Ý kiến của bạn?
Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú
-
14-04-2011, 01:54 PM #13
Câu chuyện về Uyên ương pháo
Trong cờ tướng có một thế cờ rất hay, đó là dùng hai pháo để đối phó với thế công ở giữa của Trung Pháo mà đối phương đang sử dụng.
Khi sử dụng thế cờ này, hai pháo thường đứng sát nhau, do đó người ta gọi là thế Uyên Ương Pháo. Đó cũng là thế cờ mà tôi đã sử dụng khi lần đầu tiên chơi cờ cùng bố vợ tương lai, một đại kiện tướng cờ tướng có những nước đi mà cả thôn Đoài tôi rất ít người sánh được.
Thú thật, đó là một trong những ván cờ vô vàn khó khăn đối với tôi. Bởi vì tôi phải chơi thế nào để cụ thấy trình độ của tôi cũng kha khá mới đáng mặt làm rể cụ chứ), mặt khác tôi phải cố mà... thua cụ (vì lý do... tế nhị).
Khi thế cờ gần như an bài, nghĩa là tôi cảm thấy gần thắng, thì tôi lại phải toát mồ hôi đi những nước cờ “kém cỏi” để tạo điều kiện cho cụ chuyển từ Trung Pháo sang Trung Pháo Quá Hà Xa để đối phó với Uyên Ương Pháo của tôi. Cuối cùng cụ đã thắng tôi ván đó.
Hôm sau, nàng gặp lại tôi nói:
Bố em bảo anh có chịu khó học các nước cờ nhưng không biết sử dụng linh hoạt, ván đó chỉ cần vài nước nữa là anh đã thắng rồi, vậy mà bố em phải căng óc ra nghĩ những nước cờ tạo điều kiện thêm mà anh vẫn thua. Nói tóm lại bố em bảo trí tuệ của anh nó... nó...
Rồi, chắc cụ chê trí tuệ của tôi nó kém đây mà. Tôi vội lấy bàn cờ ra, nàng là con gái một bậc thầy cờ tướng nên chỉ cần nói vài phút là nàng đã hiểu tôi khó khăn vất vả thế nào mới có thể “chuyển thắng thành thua” được. Chủ ý của tôi là ông cụ chê tôi cũng chẳng sao, nhưng không thể để nàng xem thường trí tuệ của người chồng tương lai được.
Ấy vậy mà sau đó nàng kể lại chuyện đó cho ông cụ nghe mới khổ thân tôi chứ!
Mấy hôm sau nữa, bố vợ tương lai cho người gọi tôi đến. Kiểu này thì hỏng hết bánh kẹo rồi, chắc cụ định lên lớp cho tôi một bài vì dám “cố thua” như thể xem thường những nước cờ của cụ vậy. Giải trình một cách thật thà như tôi cũng là một nước cờ quá kém rồi.
Nhưng thật không ngờ, khi tôi lò dò đi vào chưa chào dứt câu đã thấy cụ cười khà khà:
Ván cờ hôm nọ là con thắng chứ không phải bố đâu nhé (lần đầu tiên cụ gọi tôi là con, xưng bố như vậy).
Tôi ấp úng:
Dạ, thưa...
Cụ bảo tôi ngồi xuống và nói rất nghiêm túc:
Hôm qua bố mẹ con sang chơi và xin ngày lễ dạm ngõ cho hai con. Hôm nay bố cho gọi con để bàn kỹ hơn việc trăm năm của hai đứa.
Cụ sai con gái nấu cơm rồi đem bàn cờ ra:
Nào, bây giờ làm một ván chờ cơm - Cụ nháy mắt đầy ý nghĩa - đánh thật lòng nhé, đừng nghĩ chuyển được sang thế Uyên Ương Pháo thì mọi việc khác có thể bỏ qua đấy.
Tôi sung sướng đáp:
Dạ, con xin hết sức cố gắng!
Ván cờ đó tôi đã đánh thật sự “hết sức cố gắng” và rất thoải mái tư tưởng, không phải lo nên thắng, hay nên thua nữa.
Sở dĩ tôi hoàn toàn tự tin được như vậy vì tôi đã biết cụ đã chấp nhận “thua” thế “Uyên Ương Pháo” của tôi ở một ván cờ khác rồi. Đó là ván cờ hạnh phúc của đời tôi!
-
14-04-2011, 01:55 PM #14
hehe,trận này qq hay dùng giết vịt đấy ! Nhưng mà gặp mấy tên pc khủng nó chém cho tan nát ! hic ! Nhưng mà kể ra vịt vẫn nhiều ,hehe,chơi cũng khoái lém ! Đẹp mắt và nhiều bẫy !
-
14-04-2011, 01:57 PM #15
Quy bối pháo va những biến hóa
Bố cục quy bối pháo như sau:
Lần sửa cuối bởi TCNguyen, ngày 14-04-2011 lúc 02:00 PM.
-
14-04-2011, 01:58 PM #16
-
14-04-2011, 02:01 PM #17
Bố cục Điệp pháo
Hay còn gọi là pháo trùng, pháo tầng
Lần sửa cuối bởi TCNguyen, ngày 14-04-2011 lúc 02:07 PM.
-
16-04-2011, 01:09 PM #18
Phản công mã và những tiêu điểm
Phản công mã hay còn gọi là phản cung mã
Cũng là 1 trong những khai cuộc cuộc sở trường của TCNguyen gà
Phản công mã có thể chia ra làm 2 dạng:
+ Phản công mã cổ điển
+ Phản công mã hiện đại
Trong đó: lại có thể chia ra 2 dạng tiếp theo là:
+ Phản công mã xuất hoành xa
+ Phản công mã xuất trực xa
mỗi thể loại lại bao gồm các biến hóa của 2 trận:
+ Tiến tốt 3
+ Và tiến tốt 7
biến hóa rất đa dạng và phong phú
với kinh nghiệm thi đấu va chạm trong nhiều năm, xin mạn phép đúc kết và phân tích 1 số dạng khai cuộc cơ bản như sau:
[1] Phản công mã cổ điển và trận tiến tốt 3
Trên đây là các nước đi cơ bản của bố cục Ngũ thất pháo tiến tốt 3 đối phản công mã.
Ở đây đen đang chuẩn bị có 2 nước đi là Pháo 2 thoái 3 và Pháo 6 tiến 4 bình bắt tượng dễ phản tiên!
Đỏ có các nước đi Tốt 9 tiến 1 chờ đợi thì đen đi pháo 6 tiến 4
Nếu đỏ đi Mã 3 tiến 4 thì đen đi pháo 6 tiến 2
Pháo đầu ko dám bình ra sợ đen đánh tốt đầu đổi xe, xem ra đen đã có được 1 khai cuộc mãn ý.
Trên đây là bố cục Ngũ lục pháo đối phản công mã, cũng là 1 trận đối công căng thẳng với nhiều biến hóa phức tạp.
Tất nhiên đó chỉ là lý thuyết về khai cuộc, biến hóa thực chiến rất đa dạng và phong phú, giả sử như là ví dụ trên!
Bài sau sẽ viết tiếp trận phản công mã cổ điển và trận tiến tốt 7!Lần sửa cuối bởi TCNguyen, ngày 16-04-2011 lúc 01:35 PM.
-
16-04-2011, 01:38 PM #19
[2] Phản công mã cổ điển và trận tiến tốt 7
Nhượng pháo trống, thí 2 xe chiếm thế!
Đỏ có thể đánh thế này!
Đen trùng trùng điệp điệp bẫy!
Biến hóa phức tạp!Lần sửa cuối bởi TCNguyen, ngày 16-04-2011 lúc 01:57 PM.
-
16-04-2011, 01:58 PM #20
[3] Phản công mã bố cục xuất hoành xe và trận tiến tốt 7
Lần sửa cuối bởi TCNguyen, ngày 16-04-2011 lúc 10:20 PM.
Góc chuyên môn
Đánh dấu