Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Rượu
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 61

Chủ đề: Rượu

  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    353
    Post Thanks / Like

    Mặc định Rượu

    Ngồi buồn chẳng biết làm gì, thèm uống rượu nhưng hết tiền nên xin khuân vác bài về rượu từ diendanvanhoathethao.net về giải sầu.
    Đây là mạch bài rất nhiều người viết nhưng sau đó có nick hoai-huong áp đảo quần hùng nên tôi chỉ khuân những bài viết của nick này về, có biên tập lại tý tẹo.
    Mạch này khá dài nên em sẽ khuân dần dần
    Lần sửa cuối bởi hyh, ngày 06-07-2011 lúc 09:42 PM.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    353
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Thứ nhất, nếu nói rượu Tây thông dụng nhất, phải nói đến vodka. Vodka do rất nhiều nước trên thế giới sản xuất, từ Âu sang Á, từ Mỹ sang Úc. Vodka được sản xuất từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau: lúa mạch có, lúa gạo có, lúa mỳ có, khoai tây cũng có và ngay cả nho cũng có. Chỉ có thể nói whisky là dòng "brown spirit" thông dụng nhất. Còn nếu tính cả "white spirit" thì vodka thông dụng nhất, được bán với sản lượng (volume) lớn nhất từ nhiều năm nay.

    Thứ hai, nếu nói whisky có xuất xứ từ Scotland cũng không đúng. Khác với Cognac, Armagnac, Calvados và một số loại rượu khác bắt buộc phải được gắn liền với "tên gọi xuất xứ địa lý", whisky thì không được quy định chặt chẽ đến mức như vậy. Có thể nói thế này sẽ đúng hơn: Whisky là dòng rượu mạnh, được chưng cất từ một hoặc nhiều loại ngũ cốc lên men, được ủ trong thùng gỗ sồi và phải tuân theo các quy định chặt chẽ của từng nước, nơi mà tại đó, rượu được làm ra. Hiện nay, trên thế giới có nhiều nước sản xuất whisky: nổi tiếng nhất và có sản lượng lớn nhất là Scotland (Scots, Scotch, Scotch whisky), tiếp theo có Ireland (Irish Whiskey), Mỹ (Bourbon Whiskey, Tennessee Whiskey), Nhật (Japanese Whisky), Canada (Canadian Whisky), Anh, Úc, Đài Loan, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển....

    Thứ hai, whisky không phải tất cả đều được làm từ đại mạch. Nếu làm 100% từ đại mạch (barley - cũng có thể gọi là 'lúa mạch vàng' hoặc đơn giản chỉ là 'lúa mạch') thì chỉ có dòng Single Malt Whisky hoặc Blended Malt Whisky. Whiskey Mỹ thì nấu từ hỗn hợp ngũ cốc lên men mà chủ yếu là từ ngô nên cũng có thể gọi là Whiskey ngô (theo Luật của Mỹ, để làm ra rượu Bourbon Whiskey như Jim Beam, Wild Turkey, Four Roses, Buffalo Trace... hoặc Tennessee Whiskey như Jack Daniel's thì nguyên liệu hỗn hợp ngũ cốc lên men phải có tối thiểu 51% là ngô trong thành phần).Whisky Ca nada thì nguyên liệu là hỗn hợp ngũ cốc lên men, trong đó lúa mạch đen (rye) phải chiếm đa số, nên có thể gọi là rye whisky.

    Ngay cả các dòng Blended Scotch Whisky như Johnnie Walker, Chivas, Ballantine's, Grant's, Dewar's, J & B, Teacher's, White Horse, Bell's ... thì nguyên liệu cũng là hỗn hợp, vì trong thành phần của chúng vừa có các loại rượu Single Malt, vừa có các loại Grain Scotch Whisky (nấu từ hỗn hợp ngũ cốc, bao gồm cả lúa mạch, lúa mạch đen và lúa mỳ).

    Whiskey và Whisky

    Theo một số cuốn sách về rượu của những Connoissieur nổi tiếng thế giới như Michael Jackson (không phải là Vua nhạc POP), Jim Murray, Serge, Richard Peterson..., thì do có thời gian, rượu Scotch Whisky bị làm lung tung, không có quy định kiểm tra, giám sát chặt chẽ, dẫn đến giảm sút uy tín, nên các Nhà chưng cất ở Ireland quyết định lấy tên gọi chung của rượu whisky Ireland là Irish Whiskey để phân biệt.

    Những lò rượu đầu tiên tại vùng đất mới bên thị trấn Bourbon, bang Kentucky của Mỹ cũng là do những người Ai-len nấu, nên họ gọi là Bourbon Whiskey.

    Ngoài Ireland và Mỹ, tất cả các nước khác nếu có rượu do mình sản xuất đều gọi là whisky như Scotland.

    Whisky Đơn và Whisky Pha trộn

    Tại Scotland có 05 dòng whisky:

    Loại 1 - Single Malt Scotch Whisky
    Loại 2 - Blended Malt Scotch Whisky
    Loại 3 - Single Grain Scotch Whisky
    Loại 4 - Blended Grain Scotch Whisky
    Loại 5 - Blended Scotch Whisky.


    Loại 1 - Single Malt Scotch Whisky, tiếng Việt thường được gọi là Whisky Đơn, đúng ra phải gọi là Whisky Mạch nha đơn, hoặc đầy đủ thì phải là Whisky Mạch nha Đơn cất của một Nhà Chưng cất duy nhất (để phân bệt với Single Grain Whisky - là loại Whisky Ngũ cốc Đơn cất).

    Đây là dòng Whisky ngon nhất, giàu hương vị và có độ phức hợp nhất, đồng thời cũng là dòng whisky có giá cao nhất trong số 05 dòng whisky kể trên. Nó đắt và ngon là bởi vì nó được làm theo quy trình cầu kỳ và tốn rất nhiều công đoạn, tốn rất nhiều công sức.

    Nguyên liệu của Single Malt là lúa mạch vàng (barley). Barley phải được làm thành mạch nha (Malted Barley) thông qua công đoạn malting process. Trải qua nhiều bước phức hợp khác nhau (em xin phục vụ các bác ở một bài sau), nguyên liệu được đem chưng cất theo mẻ (batch) ở những nồi đồng (pot still). Quá trình chưng cất cũng rất công phu. Sau đó, nó được đưa vào ủ trong những loại thùng gỗ sồi khác nhau. Sau khi được ủ đến độ tuổi nhất định, ví dụ 12 tuổi, 15 tuổi hay 18 tuổi..., rượu sẽ được mang ra để đóng chai hoặc blend giữa nhiều thùng rượu khác nhau và đóng chai. Cho dù là được blend từ nhiều thùng rượu khác nhau, thì tất cả các thùng này đều phải được lấy từ một Nhà chưng cất (Distillery) duy nhất, rượu mới được gọi là Single Malt.

    Rượu Single Malt của Scotland lại được phân nhóm theo những style khác nhau, căn cứ vào vùng sản xuất và style của Nhà chưng cất. Những vùng nổi tiếng nhất là Speyside (với style thiên về dịu ngọt và hương thơm hoa quả), Islay (với style nồng nàn, đượm hương khói và vị biển), Highland (với độ dải khá rộng về phổ hương vị), Lowland (với style hương vị nhẹ nhàng, thanh nhã và dịu dàng), Campbeltown (với style nằm giữa Islay và Speyside)...

    Rượu Single Malt thường được đề năm tuổi trên nhãn (Age Statement), trong đó, tuổi ghi trên nhãn là tuổi của thùng rượu trẻ nhất. Tuổi rượu phải được tính đủ ngày (từ ngày, tháng của năm A đến ngày, tháng của năm B). Ví dụ rượu được chưng cất ngày 01 tháng 10 năm 1990 và đưa vào warehouse để ủ, nếu đóng chai vào ngày 30-09-2010, thì chỉ được ghi tuổi rượu là 19 chứ không được ghi là 20. Tại thị trường VN, chúng ta dễ dàng tìm được những chai này, như Glenfiddich 12yo, 15yo, 18yo, 21yo, 30yo, Macallan 12, 18, 21, 30, Glenmorangie 10, 18, 25, Old Pulteney 12, 17, 21, 30, Balvenie 12, 17, 21, 30...

    Một số chai rượu thì lại không ghi tuổi rượu (NAS - No Age Statement). Loại này được phân chia theo 2 thái cực khác nhau, hoặc đó là chai rượu trẻ (thường là từ 3 đến 8 năm tuổi), hoặc là những chai cao cấp (super-premium) có chất lượng đặc biệt, được blend từ nhiều thùng rượu có độ tuổi khác nhau, kể cả những thùng được ủ tới hơn 50 năm. Những chai này có thể kể đến Macallan Select Oak hoặc Estate Reserve. Dễ tìm hơn thì có loại Macallan 1851 Inspiration hoặc Glenmorangie Signet.

    Một số dòng sản phẩm thì lại ghi rõ năm chưng cất (Vintage). Cách này thì giống như vang. Nhà Chưng cất nhận thấy vào một số năm, họ chưng cất được mẻ rượu có phẩm cấp xuất sắc, nên họ quyết định sẽ đóng chai nguyên mẻ rượu của năm đó và ghi Vintage. Trên nhãn, họ sẽ ghi năm chưng cất (đồng thời cũng là năm bắt đầu cho rượu vào thùng để ủ) và năm đóng chai. Ở thị trường VN, chúng ta có thể tìm thấy loại Balblair Vintage 2000 (10 tuổi), Vintage 1997 (12 tuổi), Vintage 1991 (18 tuổi), Vintage 1989 (21 tuổi), Vintage 1975 (32 tuổi), Macallan Vintage 1991 (18 tuổi).

    Loại 2 - Blended Malt Scotch Whisky

    Là rượu pha trộn của các loại rượu Single Malt với nhau. Trước đây, dòng này cũng có thể được gọi là Pure Malt hoặc Vatted Malt, nhưng Luật 2009 của UK (có hiệu lực từ đầu năm 2010) đã chính thức cấm tên gọi Pure Malt và Vatted Malt.

    Để tạo ra một dòng rượu mới với những hương vị khác lạ, một số nhà sản xuất sáng tạo ra bằng cách trộn một số loại single malt với nhau theo những công thức riêng biệt.

    Blender có thể chính là nhà sản xuất, nhưng cũng có thể là một nhà khác (họ không sx ra rượu nhưng mua rượu của các nhà khác về để trộn và bán lại).

    Dòng này có thể kể đến:

    - JW Green Label 15 years old, được pha trộn từ trên 20 loại whisky, trong đó core của blend bao gồm 04 loại Single Malt khá đẳng cấp: Caol Ila, Talisker, Linkwood và Cragganmore.

    - Monkey Shoulder, là dòng Blended Malt nổi tiếng của Nhà Glenfiddich, có thành phần bao gồm 03 loại rượu Single Malt do chính Nhà Glenfiddich làm là Balvenie, Glenfiddich và Kinivin.

    - Ballantine's 12years old Pure Malt, được trộn từ trên 10 loại Single Malt, bao gồm Balblair, Old Pulteney, Longmon, BenRiach...

    Có một điều khá đặc biệt là, bạn có thể chọn 05 dòng rượu Single Malt rất ngon và đắt tiền để trộn với nhau thành Blended Malt, nhưng sản phẩm cuối cùng lại cho ra một thứ whisky rất dở.

    Chai JW Green Label cũng được giới Connoisseur trên thế giới đánh giá như thế. Rượu Caol Ila và Talisker mà 15 tuổi thì khá đắt tiền và rất ngon, nhưng đem trộn với nhau và trộn với một số loại Single Malt khác nữa, thì lại cho ra một sản phẩm có hương hơi nhạt, thiếu cá tính, vị hơi nhiều cay nồng, tươi trẻ. Khi uống, ta có cảm giác là rượu chỉ khoảng 10 năm chứ không phải 15 năm tuổi.

    Bản thân mùa đông năm nay, người viết bài này cũng thử blend ra một dòng rượu riêng từ khoảng hơn 20 loại Single Malt mà người viết cho rằng rất phù hợp để trộn với nhau. Đêm đầu tiên, sau khi trộn khoảng 15 loại với nhau theo 2 công thức khác nhau, cả hai sản phẩm đều không ưng ý, một Blended Malt thò hơi nhạt, còn một thì khá nồng ấm, nhưng body của nó vẫn thiếu balance và vị không được round cho lắm.

    Phải mất 3 đêm mới ra được 2 sản phẩm ưng ý: một loại được trộn từ 18 loại Single Malt khác nhau. Một loại được blend từ 10 loại khác nhau. Cả hai sản phẩm này đem mời một ố anh trong ngành rượu VN tại một Tasting Event thì đều được đánh giá là có cá tính và sẽ bán được trên thị trường. Vấn đề là có đủ để mà bán hay không
    Lần sửa cuối bởi hyh, ngày 06-07-2011 lúc 09:39 PM.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    353
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tequila là một dòng rượu mạnh được sản xuất tại Mexico từ nguyên liệu của lá cây thùa gai (blue agave) lên men. Cây thùa gai này giống như cây dứa (thơm), có rất nhiều lá mọc từ gốc và tủa lên trên.

    Rượu Tequila có mùi vị thơm hăng hăng, đắng, hơi chát và spicy. Nó hầu như không thích hợp để uống nguyên chất (neat) mà để pha chế hoặc uống theo cách riêng.

    Một số loại Tequila ủ lâu năm trong thùng gỗ sồi, rất cao cấp và hiếm có thể được uống neat như Cognac, Armagnac, Calvados, Single Malt hoặc aged Rum, ví dụ như chai Sauza Tres Generaciones Anejo. Các loại rượu Tequila bán pỏi biến tại VN đa phần là các loại rượu trẻ không ủ (Blanco) hoặc pha màu hoặc ủ sơ sơ (Reposado).

    Các nhãn phổ biến tại VN có thể kể đến Jose Cuervo, Omeca, Corzo. Thỉnh thoảng ở một vài Shop hay nập hàng 'xách tay' cũng có thể tìm được mấy chai ngon như Sauza và Don Julio.

    Rượu Teqila hay được uống theo cách sau: dùng một ly lớn, miệng loe rộng để lạnh (freezing); lấy một đĩa sứ hoặc thủy tinh, rắc đều muối lên trên đó (muối hạt nghiền mịn, không phải hạt thô, không phải muối tinh, không phải muối iốt, không phải muối gia vị); lấy chiếc ly úp xuống đĩa muối sao cho muối dính đều trên miêng ly; từ từ rót rượu vào trong ly; cắt miếng chanh (nên dùng lime, không nên dùng lemon) cài trên thành ly; chiết thêm mấy giọt chanh vào trong rượu rồi bắt đầu thưởng thức. Hương vị Tequila hòa quyện với hương vị chanh và muối, thêm chút cảm giác lạnh từ chiếc ly sẽ cho bạn cảm giác lạ lẫm, khoan khoái, dễ chịu. Bạn cũng có thể tráng ly bằng nước chanh trước khi dính muối và rót rượu.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    353
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Loại 3 - Single Grain Whisky

    Đây cũng là một dòng Whisky Đơn, nhưng mà là Whisky Ngũ cốc Đơn cất.

    Sở dĩ gọi là Whisky ngũ cốc là vì thành phần nguyên liệu để lên men là hỗn hợp nhiều loại ngũ cốc, bao gồm lúa mạch chưa làm thành nha (unmalted barley), mạch nha (malted barley), lúa mạch đen (rye), lúa mỳ (wheat) và ngô (maize).

    Quy trình làm và nấu loại rượu này đơn giản và công nghiệp hơn rất nhiều so với rượu Single Malt. Việc chưng cất cũng rất công nghiệp. Các nhà nấu rượu dùng hệ thống lò chưng cất hình tháp (Column Still) thường bằng inox, chưng cất theo công nghệ vào-ra liên tục (chứ không theo từng mẻ một như Pot Still). Đây cũng chính là công nghệ để chưng cất rượu Vodka (kể cả Nga, Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Phần Lan hay VN...). Chính vì áp dụng quy trình và công nghệ làm rượu đơn giản, công nghiệp nên giá thành để sx ra loại rượu này rất rẻ nếu đem so với việc làm rượu Single Malt.

    Nhưng tiền nào của nấy. Sản phẩm đầu ra của loại rượu này khá tinh khiết (pure), nhưng trung tính (neutral) và thiếu tính cách, thiếu hương vị.

    Bởi vậy, rượu Single Grain Whisky đa phần được bán cho các Nhà chuyên Blend để dùng làm rượu background cho các sản phẩm Blended Scotch Whisky, chứ ít khi được đóng chai dưới dạng Single Grain Whisky.

    Những chai Single Grain Whisky hiếm hoi hầu như chỉ có thể mua tại chính Nhà chưng cất (khi chúng ta đến thăm Visitor Center của họ - hiện VN cũng đã có một số Tour như thế này) hoặc tại một số Site Bán lẻ nổi tiếng của nước Anh như The Whisky Exchange hoặc The Royal Miles Whisky.

    Các bác có thể vào link sau đây để ngắm một chai khá nhiều tuổi (Chưng cất tại Nhà North of Scotland năm 1974, được Nhà Douglas Laing mua về và tự mình ủ 35 năm trong hầm Nhà Douglas Laing theo phưong thức ủ riêng, sau đó đóng chai). Giá chai này bán trên site cũng khá mềm (khoảng 83 Bảng Anh) nếu nhìn vào tuổi rượu và độ hiếm hoi của nó. Bác này ở Anh, hoặc sang Anh chơi, nên xách về chai này để anh em thử hoặc để làm kỷ niệm, nhất là các bác sinh năm 1974.

    North of Scotland 1974 / 35 Year Old / Clan Denny : Buy Online - The Whisky Exchange

    Có một loại Single Grain trước đây đã thấy ở VN, đó là Cameron Brig. Chai này là một chai NAS (không đề tuổi) khoảng 6 tháng trước thấy có bán ở Công ty Mai Anh (334 Khâm Thiên) giá khoảng 300.000 VND (không hời nếu so về chất lượng với các dòng khác, nhưng rất đáng mua nếu muốn thử một dòng khá khan hiếm), nhưng giờ thấy hết sạch. Chai này hình như là do Công ty Linh Gia trước đây hoặc Tập đoàn Diageo hiện nay nhập về VN để dùng riêng cho các Tasting Events hoặc cho các buổi Tutor.

    Hình của nó, mời các bác xem ở đây:

    Cameron Brig : Buy Online - The Whisky Exchange

    Loại 4 - Blended Grain Whisky

    Dòng Single Grain đã ít người uống, thì có ai đem chúng blend làm gì. Có chăng, thỉnh thoảng các Master Blender đem blend chơi chơi để uống hoặc tặng nhau mà thôi.

    Loại này gần như không xuất hiện trên thị trường, kể cả ở UK.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    353
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Loại 5 - Blended Scotch Whisky

    Đây là dòng rượu whisky Scotland phổ biến nhất trên thế giới, chứ không riêng gì tại VN.

    Trước đây, nói đến Scotch Whisky là nói đến Johnnie Walker, sau này thì là Chivas rồi Ballantine's.

    Trong các Báo cáo và Tạp chí nghiên cứu về ngành công nghiệp rượu, con số thống kê vào những năm 2005, 2006 cho thấy khoảng 90% rượu Scotch Whisky bán ra trên thị trường thế giới là loại rượu này.

    Tuy nhiên, gần đây, trên khắp thế giới, và ngay tại VN, dòng Single Malt ngày càng được ưa chuộng vì tính sang trọng và đẳng cấp của nó. Có thể rồi đây, sản lượng của Blended Scotch Whisky cũng sẽ giảm đi (xét về tỷ lệ % chứ không xét về volume).

    Chắc đọc đến đây, nhiều bác đã đoán ra: Blended Scotch Whisky là gì?

    Nó là hỗn hợp rượu pha trộn của nhiều loại whisky bao gồm một số loại Single Malt và một số loại Single Grain trộn với nhau theo công thức bí mật của từng Nhà, được Master Blender tuyển lựa và quyết định chất lượng.

    Thông thường, trong thành phần của Blended Scotch Whisky sẽ có khoảng 35% là Single Malt, còn lại 65% là Single Grain. Đến đây, các bác đã biết tại sao 1 chai JW Black Label 12 năm tuổi rất ngon như vậy mà Cty Diageo VN (hàng chính hãng nhá) bán ra chỉ có giá tầm khoảng 420.000 đến 450.000 VND, vậy mà 1 chai Glenmorangie 10 năm tuổi có giá tới 650.000 VND, 1 chai Balblair Vintage 2000 (10 năm tuổi) có giá 780.000 VND, và thậm chí 1 chai Macallan 12 tuổi bán tới giá 850.000 VND (gần gấp đôi chai Black).

    Bởi rượu Single Malt có đẳng cấp hơn hẳn Single Grain, nên dòng Blended Whisky nào mà có tỷ lệ Single Malt cao, thì dòng đó thường được giới sành rượu ưa chuộng hơn (và cũng mắc hơn).

    Chivas 12, 18, 25; Teacher's, JW Gold Label, Blue Label là những chai có hàm lượng Single Malt khá cao, từ 45% lên đến trên 60%.


    Có một điều khá thú vị: Những dòng Single Malt đem Blend với nhau và blend với Single Grain thường thành công và cho ra sản phẩm mới (Blended Scotch) xuất sắc hơn so với việc chỉ đem Single Malt để blend với nhau (Blended Malt).

    Nguyên nhân là: do Single Grain khá trung tính, ít mùi vị riêng, nên dùng làm nền để các loại Single Malt trổ hương, khoe vị. Nó không những không át hương vị của các loại Single Malt mà còn tôn thêm một số mùi hương lên thêm. Trái lại, nếu blend riêng các loại Single Malt với nhau mà làm không khéo hoặc thiếu nguyên tắc (và kiến thức và dự cảm), thì loại Single Malt này sẽ át mất loại Single Malt khác.

    Bởi vậy, xu hướng là Blended Scotch Whisky vẫn sẽ tồn tại song song lâu dài với các dòng Single Malt (cho dù sale volume của Single Malt ngày càng tăng), còn các sản phẩm Blended Malt nếu có, cũng chỉ là thêm vào danh mục cho phong phú hơn, chứ các nhà làm rượu sẽ ít không trông chờ vào nó.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    353
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Ly tối ưu cho việc thưởng thức rượu ngon là Tulip shape glass, nếu được là crystal tulip shape glass thì càng tốt.


    Nosing Glass hoặc Tulip Shape Glass, là loại thích hợp nhất, tối ưu nhất cho việc thưởng thức rượu có chất lượng cao như: (1) Single Malt Whisky, (2) Cognac, (3) Armagnac, (4) Calvados, (5) một số loại Brandy cao cấp của Nhật, Tây Ban Nha, Đức và Hy Lạp, (5) một số loại Dark Rum cao cấp.

    Loại này có đáy rộng, giúp cho bề mặt trên của phần rượu trong ly trải rộng để hương rượu được tỏa nhiều hơn. Sau đó, ly có dáng như bông hoa tulip, thuôn dài lên phía trên và miệng ly thu nhỏ lại. Điều này giúp cho hương rượu được dẫn nhè nhẹ lên trên, tụ lại và tập trung vào mũi người thưởng thức. Mặt khác, miệng ly nhỏ sẽ giúp ly “trap” được hương lâu hơn bên trong ly, tránh hương rượu bay hơi nhanh chóng như khi sử dụng một số loại ly / cốc khác. Sử dụng ly có dáng này sẽ giúp thưởng thức tốt nhất mùi hương của những loại rượu chất lượng, nhiều hương thơm, đồng thời tránh được việc mùi cồn (đương nhiên là có trong bất kỳ một loại đồ uống có cồn nào) xộc lên mũi gây cảm giác hăng, khó chịu khi ngửi rượu.

    Cốc hình trụ (tumbler) truyền thống của Scotland thì dùng với các loại rượu cao cấp ở trên sẽ phí hương thơm của rượu quý vì dáng thẳng đứng và miệng rộng của Tumbler làm hương rượu bay đi rất nhanh và ngay cả khi vừa rót ra cốc thì hương cũng khuyếch tán rộng nên sẽ cảm nhận được ít hương thơm hơn. Cốc này chỉ hợp với việc sử dụng rượu Whisky ít tuổi, Whisky Blended và các loại rượu trung tính khác như Vodka, Gin. Nó cũng rất thích hợp để sử dụng với các loại rượu này khi uống với đá (theo kiểu on the rock).

    Ly hình trái lê (Snifter) truyền thống của Pháp khi sử dụng với Cognac và Armagnac thì cũng có nhược điểm. Mặc dù cũng là loại đáy rộng và miệng thu hẹp, nhưng thân ly thường ngắn, khoảng cách giữa đáy ly và miệng ly ngắn hơn khá nhiều so với loại Tulip Shape Glass. Do đặc điểm này, mà khi ngửi rượu, thì ngay cả với loại cực kỳ cao cấp, đắt tiền, ủ lâu năm, người thưởng thức thường nhận thấy mùi cồn xộc mạnh lên mũi, làm giảm bớt cảm giác khoan khoái khi thưởng rượu. Vì vậy, khi sử dụng ly này, người ta thường cố tình để yên lặng một số giây đến nửa phút sau khi rượu được rót ra để mùi cồn tỏa bớt. Điều này gây bất tiện, hơn nữa, khi cồn tỏa bớt đi thì thực chất, một số chất tinh túy của rượu cũng mất theo. Chính vì thế, hiện nay, chính bản thân các hãng Cognac và Armagnac của Pháp cũng khuyến cáo sử dụng ly Tulip Shape để thưởng thức tốt nhất các loại rượu của họ.

    Ly Tulip Shape Glass có nhiều dáng, đặt biệt là chân ly: có chân ngắn, chân dài, chân vừa. Miệng ly cũng có loại khép lại thật nhỏ, cũng có loại khép lại ở phía trên, nhưng lên đến trên cùng lại mở ra một chút.

    Em chưa có điều kiện đưa ảnh lên mấy ảnh các ly này lên ấy trang ảnh, nên các bác chịu khó xem qua link nhé.

    Dưới đây là một mẫu ly Tulip shaped glass:

    5 Best Cognacs For The Money – 10 Most Expensive | FriendsEAT.com

    Snifter truyền thống thì các bác có thể xem chiếc ly cuối cùng trong bài theo link dưới đây:

    http://pinaywifeatbp.blogspot.com/20...sware-101.html
    Nosing glass thì các bác có thể xem ở đây ạ:

    How to prepare for a whisky review or whisky tasting

    (cái ly thứ hai, không phải là ly trên tay người thưởng rượu đang cầm).

    Ly này nhìn khá funny. Các bác có thể dễ dàng order qua mạng hoặc mua ngay tại mấy nước hàng xóm như Sing hoặc Thái, chứ không ần phải sang tận châu Âu đâu ạ.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2009
    Đang ở
    hai phong
    Bài viết
    3,152
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Thích bạn rồi đấy nha!!!!!
    Rót mãi những chén chua...............chua ..này!!!
    Lần sửa cuối bởi nhachoaloiviet, ngày 06-07-2011 lúc 11:58 PM.
    Trời cho bao năm để rong chơi...?
    Đến khi gặp người, chân rã rời...!

  8. #8
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    353
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Đôi dòng lan man về rượu nữa:
    - Vodka thì uống tới say, zô zô cho vui cũng được (em cũng có lúc tham gia), nhưng các loại Cognac, Armagnac, Single Malt, Rum ngon thì không nên zozo, chỉ nên savouring, chứ không nên drinking - theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
    - Có nhiều loại rượu không nên uống với đồ ăn mà chỉ nên uống sau bữa ăn tối thiểu 15 phút
    - Người sành rượu là người uống ít rượu mỗi lần, nhưng uống làm nhiều lần. Mỗi lần uống, lại cảm nhận rõ hơn về hương, vị, cốt, hậu vị của loại rượu mà mình thưởng thức, nhưng chỉ một vài ly thôi, cứ thế, cứ thế, nó ngấm dần (bằng một chuỗi phản xạ có điều kiện). Rượu ngon thì không cần nhiều bạn hiền, tầm 4 người là đủ.
    - Whisky của Nhật Bản với hai Hãng nổi tiếng là Suntory và Nikka, có các thương hiệu đình đám như Yamazaki cũng được những người yêu thích whisky trên toàn thế giới mến mộ và đánh giá cao từ nhiều năm nay. Đây là dòng whisky được cho là gần gũi với Scotch Whisky nhất. Whisky Nhật cũng có đủ cả Single Malt và Blended Whisky.

    Ở Châu Á, whisky của Ấn Độ cũng thắng được khá nhiều Awards ở các Cuộc thi hoặc Blind Tasting Event mấy năm nay.

    Đặc biệt, dòng Whisky non trẻ Kavana (chưa đủ 12 tuổi) của Đài Loan cũng mới gây sốc cho giới sành Whisky tại UK trong năm nay.
    Đức có một số dòng rượu mạnh và rượu mùi rất ngon:

    - Rượu mùi, họ có dòng Danziger Goldwasser, rượu trong và khá sệt (oily), bên trong có những vải vàng (vàng thật ạ). Các bác uống là uống cả vàng đấy. Rất hấp dẫn. Chai này ít thấy ở VN, thường khi nào đi Châu Âu hoặc nhờ bác nào xách ở châu Âu về mới có.

    - Rượu brandy nấu từ nho (như cognac), họ cũng có chai Dujardin khá ngon. Tuy nhiên, Dujardin đa phần là rượu trẻ hoặc trung bình, chứ không có rượu rất lâu năm như brandy của Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp hay Nhật Bản.

    Có haii dòng rượu whiskey Mỹ giá rẻ, nhưng uống cũng rất được.

    Jim Beam thì loại phổ biến, hay còn gọi là White Jim Beam thì thích hợp để mix hơn là để uống neat. Nó chỉ được ủ trong thùng gỗ sồi có 4 năm.

    Jim Beam mà ngon, bác phải chọn dòng Jim Beam Black, giá cũng rẻ thôi, tại Metro Phạm Văn Đồng đang bán giá 350.000 VND. Giá rất được để có thể ôm chai này. Lô đóng năm ngoái ghi rõ trên nhãn là ủ 8 năm. Loại này có nút nhựa màu đen theo phòng cách truyền thống của rượu Bắc Mỹ. Lô năm nay không đề tuổi rượu nữa mà ghi là Aged to Perfection. Tìm hiểu ra được biết là rượu được ủ 7 năm (rút bớt đi 1 năm). Tuy nhiên, cả hai lô này không thấy chênh bao nhiêu về chất lượng.

    Jim Beam thì thuộc dòng Bourbon Whiskey. Còn Jack Daniel's thì lại thuộc về dòng Tennessee Whiskey. Sự khác biệt của hai dòng này chính là việc rượu Jack Daniel's, sau khi chưng cất, được đem lọc qua một tháp chứa than của gỗ cây phong (sugar maple charcoal), sau đó mới đổ vào thùng gỗ sồi để mang đi ủ. Với phương pháp lọc này, rượu sẽ có thêm mùi thơm vani và khói gỗ (wood smoke) và có thêm vị dịu ngọt, do lấy được một số tinh túy từ than gỗ cây phong.

    Cả Jim Beam Black và Jack Daniel No.7 đều rất thơm tho, vừa nồng ấm, nhưng lại vừa dịu êm và ngọt ngào, dễ uống. Hậu vị thấy chan chát. Đó là vị tannin của gỗ sồi. Hương vị thiên về mật ông, vani và gỗ. Độ ngọt là vì đây là rượu whiskey ngô, rất êm và ngọt ngào, dễ uống. Các hương còn lại vừa kể trên là các hiệu ứng từ thùng gỗ sồi mỹ, được khai thác từ các khu rừng sồi thuộc bang Missouri, loại gỗ sồi trắng, thớ dày, nhiều mùi vani, rất thơm khi gỗ được 'nướng'.

    Giới sành rượu thế giới 'chê' whisky Mỹ và cho rằng nó là thứ đồ uống rất simple, rất easy drink, less complex và hơi nhiều vị gỗ sồi.

    Nhưng chính người Mỹ lại thích cái thứ 'hơi nhiều vị gỗ sồi' đó, nên họ đưa ngay vào trong luật, rằng đã là whiskey Mỹ thì phải được ủ trong thùng gỗ sồi mới. Vì đặc điểm này mà mỗi năm nước Mỹ dư ra cả hàng ngàn thùng gỗ sồi sau khi đã ủ rượu American Whiskey được một số năm. Thừa thì họ lại bán thùng cũ này sang Scotland, Ireland, Nhật và Đài Loan, nhưng xứ vốn không dồi dào gỗ sồi, lại không muốn rượu được ủ trong thùng gỗ mới. Vậy là nhất cử lưỡng tiện.


    Uống rượu whiskey Mỹ vào đêm mùa đông là cực kỳ hợp đấy các bác ơi.

    Còn về rượu Maotai của Khựa. Các bác hãy tự tìm hiểu xem, trong Danh sách những chai rượu hoặc những thùng rượu (barrel) đắt nhất thế giới, liệu có bóng dáng của Maotai hay không?

    Về bản chất, rượu Maotai hơi giống Vodka và Gin. Nó cũng được làm từ ngũ cốc lên men, cụ thể là hạt kê và chưng cất. Trong quá trình ủ men, họ cho thêm một số loại thảo mộc nên hương vị nó thơm thơm là lạ, vừa có chút quế, vừa có chút hồi, vừa có mùi gỗ, vừa có mùi thì là và rau mùi phơi khô.

    Gin cũng được làm theo phương pháp ấy đấy. Gin cũng có nguyên liệu là ngũ cốc lên men. Trong quá trình ủ men, họ cho thêm hương liệu từ lá mùi (Châu Á) và cây bách xù (Châu Âu) để rượu có mùi thơm khác biệt. Sau đó, họ đem chưng cất.

    Rượu Maotai là loại rượu không ủ.

    Những loại rượu không được ủ lâu năm trong thùng gỗ sồi thường không có mùi vị phức hợp (complex), đa dạng (diversity) và nhìn chung là ít hấp dẫn.

    Maotai là quốc hồn quốc túy của TQ nên họ cổ súy ở tầm quốc gia, quốc tế nên nó mới nổi tiếng như thế. Chứ để hỏi đại bộ phận những người uống rượu trên thế giới, trừ người Hoa, sẽ có câu trả lời là: rượu này cũng bình thường thôi.


    Vodka có cái rất hay, vì đây là dòng rượu trung tính, được chưng cất bằng column still (cá biệt cũng có loại được chưng cất theo mẻ bằng nồi đồng pot still) và được lọc đi lọc lại rất nhiều lần nên có độ purity rất cao. Thông thường, rượu chưng cất xong sẽ được lọc qua tham hoạt tính. Cá biệt, có loại được lọc qua bạc và vàng. Chính vì thế nó dễ uống, giảm tác hại của rượu đối với sức khỏe vì qua quá trình lọc, nhiều tạp chất đã bị loại bỏ. Hơn nữa, vodka có thể ghép với rất nhiều loại món ăn thuộc nhiều dân tộc khác nhau.

    Các nước xứ hàn chuộng vodka vì hợp với thời tiết giá lạnh đã đành, những vùng nhiệt đới như VN, ngay cả về mùa hè, ai bảo uống vodka là không hợp.

    Chưa cần nói đến đến những loại vodka cao cấp nước ngoài, rượu VN, như Vodka Hà Nội (loại chuẩn), Avina Vodka và Viking Vodka, uống thấy cũng êm, dễ chịu và hương vị cũng kha khá.

    Thị trường Vodka nhập ngoại về VN giờ thì vô cùng đa dạng với khoảng hơn 500 nhãn hàng các loại, từ Nga, Ba Lan, Ukraine, Belarus, đến Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, rồi Mỹ, Pháp, Anh...

    Dòng Russian Standard rất phổ biến của Nga, ngoài chai mờ thông thường, còn có chai Platinum (được Hãng khoe là lọc qua thùng chất đầy các hạt bạc nguyên chất để chống độc là lọc tinh khiết hơn), cao cấp hơn nữa là dòng Gold, được hãng nói là lọc qua thùng hình tháp chứa vàng trong đó. Không rõ có đúng hay không, hay chỉ là phương pháp quảng cáo khéo. Tuy nhiên, chất lượng thì thấy khác biệt rõ ràng.

    Sản phẩm của Nga, loại cao cấp, em thấy có mấy chai Kauffman (mấy shop VN có nơi bán chai đắt nhất giá khoảng 8 triệu VND, gần bằng giá một chai Chivas Stone Destiny 38 years old). Ngoài ra, cũng rất cao cấp, còn có chai Beluga, đẹp từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, uống thấy rất nhanh và dịu ngọt.

    Vodka chưng cất từ nho lên men thì có sản phẩm Ciroc của Pháp khá nổi tiếng và có bán rộng rãi tại VN.

    Về Tequila, đúng là Patrón cũng là hàng cao cấp đấy ạ. Hiện nay, một số anh chị em tiếp viên hàng không cũng xách về theo đặt hàng của các Shop. Ở HN, em nhớ Shop Hạnh Huệ 57 Hai Bà Trưng cũng có đủ cả 3 loại: Silver, Reposado và Anejo. Anejo là dòng ngon nhất và đắt nhất. Thực ra, anejo là tiếng Tây Ban Nha, nghĩa là 'aged'. Đây là dòng được ủ trong thùng gỗ sồi Pháp hoặc Tây Ban Nha hoặc Mỹ. Có loại được ủ khá lâu năm. Do được ủ trong thùng sồi khá lâu, nên rượu lấy được thêm nhiều hương vị từ thùng sồi.

    Tương tự như Tequila, Rum cũng có loại blanco (unaged) và anejo (aged rum). Loại aged rum cao cấp uông ngon như aged ccognac, hương vị có nhiều nét riêng, đặc biệt là rất giàu hương vị hoa quả nhiệt đới.

    Vodka thì Grey Goose và Belvedere là hai dòng rất đẳng cấp và đương nhiên cũng rất đắt tiền. Hai dòng này hiện cũng đã thấy rất phổ biến ở VN. Giá bán tại VN tầm khoảng 700.000 VND/chai standard, chưa tính đến các Special Expressions khác.

    Grey Goose là rượu của Pháp, được chưng cất từ lúa mỳ lên men. Nhãn hàng này giờ thuộc sở hữu của Tập đoàn Bacardi.

    Belvedere là rượu vodka sang trọng của Ba Lan, giờ thuộc về Nhà Moet Hennessy của LVMH (Luis Vuiton Moet Hennessy Group). Khác với nhiều loại vodka Ba Lan khác được chưng cất từ khoai tây lên men, dòng Belvedere này được chưng cất từ lúa mạch đen lên men.

    Nếu đem 2 loại này cùng với Russian Standard Platinum, Ciroc và Beluga rót ra 05 ly khác nhau và cùng nếm kiểu blind tasting sẽ thấy có nhiều điểm thú vị. Tin rằng các bác lúc ấy sẽ nhận ra sự khác biệt về hương vị của 05 loại vodka làm từ 05 loại nguyên liệu ngũ cốc và hoa quả khác nhau.
    Lần sửa cuối bởi hyh, ngày 07-07-2011 lúc 10:33 AM.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    353
    Post Thanks / Like

    Mặc định








  10. #10
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    353
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Các bác hãy khẩn trương cho một chai Gold vào ngăn đá tủ lạnh
    Gold thì cần phải uống lạnh. Càng lạnh càng tốt.

    Bác cho cả chai rượu vào ngăn đá, để trong đấy khoảng 24h hoặc hơn. Cả mấy cái ly uống rượu, bác cũng nên cho vào trong ngăn đá.

    Chai rượu thì bác yên tâm, vì đồ uống có cồn từ khoảng 39% trở lên, nhiệt độ phải xuống tới -70 độ C, nó mới đông lại --> có thể làm vỡ chai. Vang thì các bác đừng làm thế, vì vang có độ cồn thấp, rất nhanh đông lại. Khi đông kết lại, thể tích nó nở ra và làm vỡ vỏ thủy tinh.

    Ly thì bác chỉ cho vào một lúc trước khi uống thôi, nếu không, nó rất dễ bị nứt vỡ.

    Sở dĩ Gold Label cần uống lạnh vì hương vị đặc trưng của nó là rất creamy, oily. Hương thơm khi ngửi bằng mũi và hương vị khi rượu ở trong khoang miệng rất thơm mùi hạnh nhân, mật ong, kẹo bơ (kiểu kẹo Toffee Alberliebe ấy).

    Nhà JW nói rằng, JW rất creamy vì trong thành phần blend ra chai này có rượu single malt Clynelish, thứ single malt đẳng cấp được chưng cất và ủ bên bờ biển vùng đông bắc Scotland. Thấy họ nói thế, em tò mò quá, nên đặt mua ngay 02 chai Clynelish 14 years old (Distillery Bottling) và chai Clynelish 1993 Connoisseurs Choice (Gordon & MacPhail Bottling). Lần lượt thử từng loại một, em thực sự không tìm thấy hương vị creamy và almond trong hai chai gốc của Nhà Clynelish, mặc dù nó rất thơm ngon, có nhiều hương vị mật ong, vani và wood smoke. Em đoán là hương vị của Gold Label, ngoài 'công' của Clynelish còn được 'đẩy' lên thêm bởi mấy dòng rượu cùng syle được ủ lâu năm khác như Cardhu và Royal Lochnagar.

    Gold Label thực sự là một dòng thơm ngon đấy các bác ạ.

Rượu
Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68