Kết quả 31 đến 40 của 91
-
09-09-2010, 01:42 PM #31
Topic này hấp dẫn quá đi chứ ,đọc ý kiến mỗi người mỗi ý rất thú vị .Nhưng có một ý kiến rất lạ .Nó lạ là vì mình không nắm rõ ý tác giả lắm ,nó nửa như dằn vặt ,nửa như đay nghiến .Tâm trạng như ...khi tỉnh rượu , lúc tàn canh ... ngó quanh quẩn chỉ có mình ta ,Rất vui vì lạ ,xin trích ra đây hầu các vị .đọc vui gần chết
chẳng hiểu ý của pro là gi!!!
về cờ tướng không phải, về lịch sử thời Tam quốc, ngoài những chiến tích lẫy lừng thì về già cũng vì Tức khí ...Thường Sơn theo ông LQ Trung chỉ được ông Khổng Minh nhìn ngọn.... gió bấp tay...Ta đã mất 1 Đại tướng rồi thổ ra 1 ngụm máu con cháu cũng không thấy nói đến >>> là công cụ cũng không có gì là sai, mặc dù đến tận thời điểm bây giờ tôi vân ngưỡng mộ, khâm phục và ao ước được như Thường Sơn, còn Trương Phi người nước Yên sức lực có thừa, nhưng đc xếp vào Ngũ Hổ Đại Tướng là còn châm chước "cùng với Mã Siêu" - vì theo tôi được biết có mỗi 1 lần dùng mưu kế (trí thông minh) trong chiến dịch chiếm địa bàn của Lưu Chương.. khi chết cũng rơi vào tay bọn thợ may (1 đòn chết 7) dù được bào chữa là trả thù cho Anh 2....Nhất thiết hữu vi Pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như thiểm diệc như điện
Ưng tác như thị quán
-
Post Thanks / Like - 1 Thích, 0 Không thíchtrung_cadan đã thích bài viết này
-
09-09-2010, 02:37 PM #32
-
09-09-2010, 04:14 PM #33
Em xin có ý kiến khác, nói về võ tướng em thích nhất Mã Siêu (một phần nghe tên thấy nó siêu thế nào ý, hơi khó giải thích giống kiểu cờ tướng thích anh Đào Cao Khoa vì nghe tên anh đã thấy Cao rồi )
Em là em nghĩ công việc là cứ phải chuyên môn hóa, võ tướng thì ra trận oánh nhau, cách hành quân & dùng mưu cứ để mấy ông quan văn. Như vậy công việc nhất quán và trôi chảy, lãnh đạo cũng nắm được tình hình mà đưa ra chỉ đạo đường lối. Sau khi Khổng Minh, Chu Du, Tư Mã Ý chết Lưu Thiện giao toàn quyền cho Khương Duy (ông này được nhiều người cho là văn võ song toàn nhưng em thấy tầm nhìn hạn hẹp, suốt ngày đem quân đi đánh nhau, lại được giao toàn quyền quyết định nên chuyên quyền, độc đoán, nhiều khi xử lý công việc theo ý chủ quan).
Chứ mấy ông võ tướng mà có tý mưu vào là tưởng mình vô đối, coi thường người khác (cái này Quan Vũ đã mắc phải). Vì thế em thích Mã Siêu, ông này người Tây Lương, có thể tóm tắt bằng vài từ "chân tay to, đầu óc đơn giản".
Nếu nói về việc solo với các Tướng có cùng đẳng cấp thì chắc Mã Siêu có kết quả vào loại tốt nhất:
- Thắng: Từ Hoảng, Trương Cáp, Hứa Chử (trận này đang hòa chặt, tự nhiên ông Hứa Chử vén hết sĩ tượng cho tướng lên gác 3 bị đâm cho tý lòi ruột)
- Hòa: Trương Phi
Còn 1 điểm này Siêu khác Vũ & Vân, đã từng có thời làm lãnh đạo, với quân hùng tướng mạnh, võ công siêu quần đã đánh cho Tào Tháo liêu xiêu nhưng sau 1 thời gian dần dần "hiện nguyên hình" là 1 anh dân tộc suy nghĩ đơn giản nên nội bộ lục đục dẫn đến thất bại. Sau đó thất cơ mới về đầu quân cho Trương Lỗ. Chứ không như Vân & Vũ từ đầu đã theo Lưu Bị & CT Toản.
Về uy dũng ngay từ năm 18 tuổi cùng cha Mã Đằng & Hàn Toại đánh nhau với Lý Thôi Quách Dĩ thua chạy, có Mã Siêu đoạn hậu nên mới chạy thoát. Công việc này nhìn không thể đẹp bằng cảnh Vân tả xung hữu đột trong trận Trường Bản nhưng theo quan điểm cá nhân em việc đoạn hậu cho 1 đạo quân khó hơn việc lao vào giữa đội hình địch như Vân ở trận Trường Bản nhiều vì lý do sau:
Cùng là xông vào đám quân địch nhưng Đoạn hậu bị động hơn, vừa đánh lui quân địch, vừa phải bảo vệ quân mình, quân chúng nó đuổi theo có cả vạn thằng, thằng nào cũng đằng đằng sát khí, kiểu gì cũng có trao giải kiểu "ai giết được thằng mặc áo trắng kia anh thường ... vạn lượng". Còn Vân lao vào quân địch chủ động hơn nhiều cứ chỗ nào yếu, ít quân lao vào mà phang, giết được vài thằng tự nhiên chúng nó cũng sợ lao đến đâu nó dạt ra đến đó và có điều quan trọng là Tào Tháo ra lệnh không được giết nên mới còn sống để làm nên lịch sử chứ lúc đó làm 1 trận loạn tiễn vào thì giỏi cỡ nào cũng die.
Em thích Mã Siêu hơn 2 ông kia 1 phần vì Triệu Vân thì toàn diện quá, chẳng chê ở điểm nào nhưng lại thiếu 1 chút cá tính. Còn Quan Vũ thì cá tính, cái tôi mạnh quá, nhiều lúc át hết lý trí. Truyện của La Quán Trung không tả nhiều về Mã Siêu chứ trong quyển Tam Quốc ngày còn bé em đọc (quyển này gồm 16 tập, mỗi hồi đều có lời bình nói về Tam quốc chính truyện khác Tam quốc diễn nghĩa ntn) nói về quân Tây Lương mạnh lắm rồi thì khi chiếm được Hán Trung của Tào Tháo, Lưu Bị được Khổng Minh khuyên giao cho Mã Siêu trấn giữ, đất này cũng nhiều bọn nổi loạn nhưng nghe tên Mã Siêu đã sợ chết khiếp. Sau đó Mã Siêu chết bệnh (chẳng biết bệnh gì) nên chẳng còn chiến tích nào nữa.
Còn 1 lý do nữa là thích chỉ vì mình thích mà thôi chứ 2 ông kia cũng thích nhưng nếu phải chọn 1 thì đó là Mã Siêu.
Nếu được bình chọn 3 người thì thứ tự là:
1. Mã Siêu (đương nhiên)
2. Tử Long
3. Quan VũLần sửa cuối bởi anhvu79, ngày 09-09-2010 lúc 04:19 PM.
Ta bỏ giang sơn tìm người đẹp
Ai ngờ người đẹp thích giang sơn
-
Post Thanks / Like - 1 Thích, 0 Không thíchtrung_cadan đã thích bài viết này
-
09-09-2010, 10:18 PM #34
Ông nào lôi cái Topic này lên dã văn man.
Em đang cãi nhau với vợ, giả vờ xị cái mặt ra, ai ngờ đọc phải mấy cái truyện tiếu lâm trong này không nhịn được cười, chảy hết cả nước mắt nước mũi.
-
Post Thanks / Like - 1 Thích, 0 Không thíchtrung_cadan đã thích bài viết này
-
10-09-2010, 09:20 AM #35
-
Post Thanks / Like - 1 Thích, 0 Không thíchtrung_cadan đã thích bài viết này
-
10-09-2010, 10:34 PM #36
Mã Siêu hòa Hứa Chử thôi,Hứa Chử cởi trần ra mà Siêu cũng có đâm trúng được đâu, bác xem lại Tam Quốc đi
Ngoài ra Siêu cũng chỉ thắng Từ Hoảng chứ thắng sao nổi Trương Cáp,Trương Cáp là dũng tướng đất Ngụy,sử dụng đại đao,tuy xuất hiện không nhiều nhưng sức muôn người khôn địch,solo ngang Trương Phi (xem tập đánh nhau ở Ngõa Ải Khẩu),sau Phi phải dùng kế mai phục mới thắng được Trương Cáp..
-
Post Thanks / Like - 1 Thích, 0 Không thíchtrung_cadan đã thích bài viết này
-
11-09-2010, 11:15 AM #37
Trương Cáp so với Từ Hoảng cũng không thể nói hơn kém là bao nhiêu cả. Mà theo mình nhớ thì Cáp xài thương chứ hả bạn
Trời cho bao năm để rong chơi...?
Đến khi gặp người, chân rã rời...!
-
Post Thanks / Like - 1 Thích, 0 Không thíchtrung_cadan đã thích bài viết này
-
11-09-2010, 12:04 PM #38
Tam Quốc nói về Trương Cáp có đoạn viết là dùng dao,đoạn lại viết là Cáp dùng giáo,không giống nhau
Mình chỉ nhớ là Cáp chết khi Khổng Minh ra Kỳ Sơn lần thứ 5,do bị trúng mai phục của quân Thục,lúc đó Cáp cũng hơn 60 tuổi rồi. Khi đó Tư Mã Ý rất thương xót,than rằng: "Trương Tuấn Nghĩa (Trương Cáp) thiệt thân là lỗi tại ta...Lần sửa cuối bởi hai_au106, ngày 11-09-2010 lúc 12:07 PM.
-
Post Thanks / Like - 1 Thích, 0 Không thíchtrung_cadan đã thích bài viết này
-
11-09-2010, 12:16 PM #39
-
11-09-2010, 01:59 PM #40
Trích hồi 58 Tam Quốc diễn nghĩa - La Quán Trung: Báo phụ thù Mã Siêu xuất binh Tào A Man cắt râu bỏ áo:
Tào Tháo xuất trận, nhìn thấy Mã Siêu là một trang anh tuấn, hào hoa đẹp đẽ, bào trắng giáp trắng , hai tướng là Mã Ðại, Bàng Ðức oai phong lẩm liệt, quân sĩ Tây Lương đều cường tráng, trong lòng khen thầm.
Mã Siêu thấy Tào Tháo xuất trận, chửi mắng Tào Tháo và hươi thương tới chém.
Vu Cấm vội ra đón đở, đánh một hồi không lại, bỏ chạỵ . Trương Cáp ra đánh tiếp cũng thua luôn.
Lý Tống xông ra, bị ngay Mã Siêu chém một thương chết tốt.
Xin lỗi em nhầm 1 chút, thằng Vu Cấm với Trương Cáp thua chứ không phải Từ Hoảng. Từ Hoảng thua Nhan Lương (đại tướng của Viên Thiệu, ông này và Văn Xú - hay Sú gì đó còn hơn phân Trương Cáp vì thời ở với Viên Thiệu thì Trương Cáp & Cao Lãm chỉ xếp hàng Thượng Tướng).
Nhân nói về thằng Vu Cấm, em ghét thằng này quá, làm đại tướng đánh trận thua bị bắt sống thì quỳ xin tha chết trong khi tiên phong Bàng Đức ko chịu hàng bị chém chết. Được tha về bị Tào Phi nó chơi đểu nó vẽ bức tranh tả lại cảnh này nhục quá mắc bệnh mà chết (giống kiểu bây giờ chụp ảnh post lên mạng )
Còn ông Nhan Lương này cũng thế, chết cũng lãng xẹt. Võ công thuộc loại cao thủ thế mà thấy một ông to đùng (Vân Trường cao 9 trượng) cưỡi ngựa cầm đao xồng xộc lao đến lại còn ưỡn ẹo hỏi han bị nó chẳng nói chẳng rằng chém cho 1 nhát đứt làm 2 đoạn. Chẳng khác gì một ông cờ cũng cao gặp đối thủ đóng pháo đầu lại đi lên mã biên để nó vật pháo trống thì kiểu gì chẳng toi . Hồi còn bé tý đọc đến đoạn Quan Vũ chém chết Hoa Hùng xong quay về chén rượu rót ra vẫn còn nóng thấy sao mình thần tượng cái ông cùng tên mình thế . Lớn lên đọc lại Tam quốc có đoạn Vân Trường chém Nhan Lương lại lăn tăn chuyện khi trước ông giết Hoa Hùng có phải cùng hoàn cảnh không mà sao nhanh thế. Logic lại quay lại vụ Nhan Lương, hay là có kinh nghiệm khi phang Hoa Hùng rồi nên ông xử lý vụ này chuẩn không cần chỉnh (nếu có chén rượu rót ra chắc cũng chẳng kịp nguội) (đây là ý kiến của riêng em thôi nhé, anh nào thần tượng Vân Trường đừng giận chém em mà tội nghiệp).
Đính chính về vũ khí Trương Cáp sử dụng bác nhachoaloiviet đã có rồi. Khi lớn lên đọc truyện Tam quốc của La Quán Trung em có 1 nhận xét ntn: Khoảng hết hồi 85, những nhân vật thuộc Ver 1.0 chết gần hết (còn sót lại Khổng Minh, Triệu Vân và 1 số tướng tá loại vừa của Nguỵ, Ngô) thì ông La Quán Trung cũng chán, viết nốt truyện cho xong nhiệm vụ. Nhất là tập 8 (bộ 8 quyển khoảng hồi 105 trở đi thì tốc độ kinh khủng, Tư Mã Chiêu cướp ngôi, Đặng Ngải vs Khương Duy, phạt Thục bình Ngô như ăn cướp) có vài ông tướng tả võ nghệ giỏi giang tinh thông trận pháp ra vài trận chưa kịp nhớ tên đã chết (điển hình là cái ông gì con của Khổng Minh). Rồi ông Trung này cũng quá ưu ái nhà Thục, tướng Thục thì anh hùng, chi tiết kinh khủng, trong khi quân Ngô có mỗi Tôn Sách, Thái Sử Từ, Cam Ninh quân Ngụy thì Trương Liêu, Hạ Hầu Đôn còn có chút ít cá tính. Điển hình nhất là hai ông tướng lâu chết nhất của Thục và Nguỵ là Triệu Vân & Trương Cáp:
- Triệu Vân: oai phong lẫm liệt, Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín đủ cả. Đến khi bảy chục tuổi còn giết được cả nhà Hàn Đức rồi chết bệnh.
- Trương Cáp: Bắt đầu xuất hiện trong truyện khi về với Viên Thiệu, đến cả cái tên truyện thì Cáp, truyện thì Hợp oánh nhau với Triệu Vân, Trương Phi chẳng thua trận nào. Tuổi tác cũng là 1 vấn đề cần tác giả làm rõ, ông này theo sử sách ghi lại 16 tuổi đã có mặt trong những trận đánh với giặc Khăn vàng (lúc này Quan Vũ & Trương Phi cũng mới 2x) --> tuổi ngang với Triệu Vân. Vậy mà khi Triệu Vân die là hơn 7 xịch ông này vẫn chưa chết, oánh nhau vẫn điên lắm, ko có cái bẫy Kiếm Các thì đừng hòng giết được (điển hình trước đó bị vây ghê lắm nhưng vẫn chạy thoát) chỉ chẳng được khắc họa chút hình tượng nào cả mà sau đó thưởng cho 1 cái chết trong loạn tiễn . Cái này lại làm em nhớ đến vụ học Sử hồi cấp 2, cô giáo có nói với em, nếu biết là thua mà vẫn cố gắng đánh trả thì quân ta là "ngoan cường" còn địch thì là "ngoan cố"
Viết cả quyển truyện 120 hồi không thể trách tác giả xen lẫn tình cảm riêng tư & có chút sạn được. Giống em, em thích Mã Siêu mặc dù ông này chẳng hơn nhiều ông khác cái mấy.
Việc bác bảo Hứa Chử không thua Mã Siêu thì trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa không viết hẳn ra chữ đó thôi, chứ lúc 2 bên bẻ đôi cái Thương của Mã Siêu ra vụt, chọc nhau quân Tào không xông vào cứu thì đâm hụt 1 lần chứ vài lần sau kiểu gì chẳng trúng. Kết thúc trận đó Hứa Chử chẳng dính mấy cái tên vào tay là gì. Em viết rõ ràng đáng lẽ hòa nhưng tự nhiên chạy về cởi trần chạy ra oánh tiếp mới thua còn gì .Ta bỏ giang sơn tìm người đẹp
Ai ngờ người đẹp thích giang sơn
-
Post Thanks / Like - 1 Thích, 0 Không thíchtrung_cadan đã thích bài viết này
Những vị tướng GM trong Tam Quốc- vị tướng nào hoàn hảo nhất??
Đánh dấu