Kết quả 1 đến 9 của 9
-
01-01-2014, 03:58 PM #1
Lời khuyên dành cho người có bệnh tiểu đường
Thưa quý độc giả
Tết ta cũng sắp đến rồi, hôm nay tôi xin gởi quý bác và anh em thêm một bài chia sẻ nữa để những quý vị đã và đang bị tiểu đường có được một sức khỏe tốt hơn trong năm mới.
Bài viết này, tôi chỉ chú trọng tiểu đường loại II là chính. Tiểu đường loại I sẽ bàn kỹ hơn vào dịp khác.
Tiểu đường loại I (Type I DM)
Tiểu đường loại I xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi. Ở người tiểu đường loại I, autoimmune lymphocyte phá hủy "beta cells" của tụy tạng. Khi số lượng "beta cells" bị giảm, sự bài tiết của Insulin hormone giảm cho tới khi không còn đủ để duy trì lượng glucose ở mức bình thường được nữa.
Insulin là một hormone, đóng vai trò vận chuyển các chất đường từ thực phẩm vào bên trong các tế bào. Khi đó, các tế bào hoán đổi glucose thành năng lượng ATP để cung cấp cho mọi sinh hoạt của tế bào và mô hoạt động.
Tiểu đường loại II (Type II DM)
Tiểu đường loại II xảy ra ở những người từ 45 tuổi trở lên. Tiểu đường loại II do ảnh hưởng chế độ ăn uống không đúng cách (e.g., ăn quá nhiều đồ ngọt), lười hoạt động, ít tập thể dục, đầu óc căng thẳng, dẫn tới tình trạng béo phì tăng nguy cơ tiểu đường loại II.
Ngoài ra, tiểu đường mang nặng tính di truyền hơn so với loại I. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì nhất định con cái cũng khó tránh khỏi bị tiểu đường.
Tiểu đường loại II là một sự kết hợp của 2 nguyên nhân: kháng insulin và "beta cells" của tụy tạng không tiết đủ lượng insulin. Ở tình trạng kháng insulin, lượng fatty acids tự do sẽ tăng cao trong plasma, dẫn tới tình trạng giảm sự vận chuyển của glucose vào trong các tế bào cơ bắp. Như vậy, lượng glucose trong plasma thì quá nhiều, trong khi các tế bào lại thiếu đường. Khi đó, các tế bào gia tăng phân hủy các chất mỡ để tạo glucose.
Vì các cơ bắp thiếu đường, người bị tiểu đường có cảm giác bị đuối sức, chân tay bủn rủn, nhất là khi đường xuống thấp. Trong khi đó, lượng đường trong máu thì cao (hyperglycemia) dẫn tới những triệu chứng như mắt mờ, chân tay bị tê, mất cảm giác, thậm chí đạp đinh cũng chẳng thấy đau, và dễ bị nhiễm trùng nấm. Người bị tiểu đường còn có những dấu hiện như: ăn nhiều, uống nước nhiều, tiểu nhiều, và sụt cân.
Khi lượng đường trong máu tăng cao và được tồn trữ lâu ngày, chúng hoán đổi thành mỡ, làm hư hại endothelial cells. Khi đó các thành phần calcium, cholesterol, fibrin đóng mảng tạo thành "Atheroma Plaque", làm đông lại đường lưu thông của máu dẫn tới "Thrombosis". Đồng thời, các basement membrane cũng trở nên dày thêm, làm cản trở đường máu chảy, làm mạch bị tắc nghẽn, dẫn tới tình trạng "Ischemia". Ischemia là một tình trạng do thiếu sự cung cấp của oxygen trong máu cho các lớp mô và bộ phận. Như là một hậu quả tất yếu phải xảy ra, các bộ phận từ não trở xuống phần chân cũng đều bị ảnh hưởng. Nếu không chăm sóc cẩn thận, bạn sẽ có nguy cơ dẫn tới những biến chứng bao gồm heart attack, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, suy giảm trí nhớ, bất lực, cưa chân, etc.
Cái chính để ngăn ngừa bệnh tiểu đường không phải là uống thuốc, mà phải tập thay đổi cung cách sống của chúng ta. Ông bà ta có câu: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh." Câu này luôn luôn đúng. Để ngăn ngừa chúng một cách hiệu quả, chúng ta nên tập cho mình một thói quen tốt. Ta phải năng chuyên cần tập thể dục, ăn nhiều rau quả, trái cây, các thành phần ngũ cốc (e.g., oatmeal cereal, bánh mì nâu, brown rice), bớt ăn thịt đỏ, nên ăn cá, hạn chế các loại refined sugar (e.g., Coca Cola, Soda, etc). Bạn nên cố gắng giữ đầu óc thanh thản, đi bộ, đọc sách, nghe nhạc, etc. Những điều này sẽ giúp cho ta giảm sự căng thẳng, cũng như những áp lực từ cuộc sống đem tới. Ngoài ra, ta cũng nên tránh thức khuya, ăn uống ngủ nghỉ cho đúng giờ và điều độ.
Để tìm hiểu kỹ hơn cách phòng ngừa, tôi xin gởi đến quý bác và anh em một vài đề nghị nhỏ trong bài chia sẻ này.
A. Chọn loại gạo để ăn
Dân ta vẫn có thói quen truyền thống ăn gạo là căn bản. Các quốc gia vùng nhiệt đới chọn gạo để ăn vì lúa mì đòi hỏi khi hậu lạnh mới thuận tiện. Bao nhiêu chất bổ đều nằm ở phần vỏ cám, trong cám có nhiều chất "lipoproteins" rất bổ.
Khi người ta dùng máy xay cho trắng hạt gạo, cám bị loại ra cho súc vật ăn. Chính điều này đã loại bỏ đi các chất bổ từ cám. Dân nghèo không có tiền mua gạo trắng ăn, phải tập ăn gạo nâu, hóa ra dân nghèo vì thế mà gặp may. Vì phải ăn gạo nâu, các thành phần cám còn nguyên chất bổ dưỡng mà có lợi cho sức khỏe.
Khi hạt gạo đã được đánh bóng cho trắng, chúng chỉ còn chất tinh bột "refined starch", nó mất đi khá nhiều chất sợi ở trong cám. Gạo trắng còn bị giảm đi lượng vitamin B2, B3, và B6. Các khoáng chất khác như Phosphorus, Magnesium, cùng nhiều acid béo cũng bị giảm đáng kể.
Có nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn bánh mì trắng sau một thời gian sẽ có vòng bụng lớn hơn những người ăn bánh mì nâu (có chất sợi từ cám) vì gạo trắng, hoặc bánh mì trắng, được insulin hấp thụ vào quá nhanh, và đưa vào trong các tế bào mỡ xung quanh ruột.
Bạn nên biết rằng các tế bào mỡ xung quanh ruột đóng vai trò điều hòa và sản xuất nhiều hormone và truyền tải NF-KB cytokines hoạt động gần tụy tạng. Cytokine NF-KB có thể làm cho chức năng của insulin mất đi tính hữu hiệu. Khi đó, những người này sẽ tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại II.
Đối với bệnh tiểu đường, ta không nên ăn quá nhiều chất tinh bột (e.g., gạo, mì, bún, phở, khoai tây, etc). Chúng ta có 2 loại gạo: gạo trắng, và gạo nâu. Đối với người bị tiểu đường, gạo nâu là một chọn lựa tốt hơn vì một số lý do chính sau đây:
1. Gạo nâu (brown rice) giúp ổn định lượng đường hơn gạo trắng vì chúng tạo ra đường chậm hơn gạo trắng. Có một số nghiên cứu từ Global Healing Center & Harvard School of Public Health đã cho thấy rằng những người ăn gạo nâu với số lượng 50 grams mỗi ngày thay thế cho gạo trắng trong mỗi bữa cơm thường ngày đã giúp giảm cơ hội bị tiểu đường loại II từ 11-16%.
2. Gạo nâu (brown rice) có chứa nhiều chất sợi hơn gạo trắng. Điều này góp phần ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ ung thư ruột ở người già. Các chất sợi khi vào ruột, chúng sẽ hấp thụ nước cùng các chất cạn bã khác, giúp tống khứ các chất dơ ở thành ruột, làm cho ruột của chúng ta được sạch hơn. Qua đó, các chất sợi giúp ta làm giảm nguy cơ ung thư ruột.
3. Trong gạo nâu, chúng có chứa chất selenium, một dạng khoáng chất giúp giảm đi nguy cơ của nhiều bệnh. Ngoài ra, nó cũng có thành phần Mn, một thành phần khoáng chất đóng vai trò xúc tác trong quá trình chuyển hóa của fatty acids trong cơ thể, có lợi cho hệ thống thần kinh, và sinh sản.
4. Gạo nâu cũng góp phần làm giảm cân. Như tôi đã trình bày ở trên, gạo nâu có chứa nhiều chất sợi (fibers) vì thế chúng hấp thụ nước, các chất cặn bã, và các toxin ở thành ruột rồi tống khứ ra ngoài. Quá trình này giúp ta tẩy sạch thành ruột, giảm đi một số lượng các chất thừa thãi ở ruột làm ta giảm cân. Ngoài ra, các chất sợi còn giúp ta no lâu hơn vì chúng hấp thụ nước và các thành phần khác.
5. Gạo nâu có nhiều Magnesium giúp kết hợp với Calcium, rất có lợi cho xương và cơ bắp.
6. Trong gạo nâu có nhiều chất sợi sẽ giúp ta tránh diabetic neuropathy (chân bị tê, mất cảm giác). Pre-germinated brown rice (gạo lức, hay còn gọi là gạo nâu) là thực phẩm giúp ta ngăn ngừa diabetic neuropathy. Quý vị ngâm gạo này trong nước ấm đêm hôm trước, sáng hôm sau nấu liền thì như vậy sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa diabetic neuropathy, một biến chứng của bệnh tiểu đường, làm chúng ta đau nhức chân tay, tê, và mất cảm giác.
***
Khi quý vị ăn gạo nâu, quý vị có thể ăn với muối mè dã nhuyễn chung với đậu phọng cũng rất ngon. Bạn nên biết rằng đậu phọng cũng cung cấp cho ta acid béo rất tốt cho cơ thể. Nếu bạn nào muốn bổ hơn nữa thì dùng mè dã nhuyễn chung với các loại hạt "nuts" và đậu phọng, tạo thành một tổng hợp các thành phần chất béo và vitamin rất tốt. Khi ăn như vậy, quý vị sẽ đỡ bị đường cao, bớt được nguy cơ bệnh tiểu đường.
Theo thống kê trên tờ American Journal of Nutrition, người ta cho biết rằng khi chúng ta ăn gạo nâu với đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen thì rất tốt. Nhất là các bà bầu thì phải ăn uống cẩn thận. Khi ta ăn gạo nâu với bean sẽ giúp cho lượng đường không bị cao và bổ.
Bạn nên tránh ăn gạo trắng vì nó tạo ra glucose rất nhanh. Khi cơ thể chúng ta chưa, hoặc không sản xuất đủ lượng insulin để đưa số lượng glucose ở bên ngoài vào trong các tế bào, sẽ làm lượng glucose trong máu tăng cao. Khi glucose ở trong máu nhiều quá (hyperglycemia) sẽ tác hại tới thận, mắt, peripheral neuropathy (chân bị tê, mất cảm giác đau), và nhiều biến chức khác nữa.
B. Bạn nên dùng những loại thực phẩm và nước uống sau đây:
* Rau củ quả, và trái cây với nhiều màu sắc khác nhau.
* Ăn các thành phần ngũ cốc (i.e oatmeal cereals, gạo nâu, bánh mì nâu, etc).
* Dùng mỡ thực vật.
* Ăn cá (i.e sardines, salmon), các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh), các loại nuts (hazelnut, walnut, almond, chestnut, etc).
* Dùng dầu extra virgin olive, không nên dùng các loại mỡ động vật.
* Ăn các chất đạm lấy từ thực vật (i.e soy, tofu, beans).
* Ăn cam và spinach cho ta nhiều vitamin C, ít bị tiểu đường.
* Khoai lang cho ta vitamin A, B6, antioxidants, giúp ổn định lượng đường trong máu.
* Grapefruit, cà chua, và trái dâu cho ta vitamin C, anti-oxidant chống lại các tế bào ung thư.
* Ăn các loại berries (i.e Lingonberries, Red berries, Black berries, Raspberries, etc) cho ta nhiều vitaminn C và anti-oxidant.
* Ăn 1 cup of spinach mỗi ngày cho ta chất magnesium, giúp chống lại bệnh tiểu đường.
* Uống trà xanh nguyên chất, và coffee (ít đường, tối đa 2 ly một ngày).
* Ăn cà ri và Nghệ giúp ta đỡ bị tiểu đường, chống viêm, ngừa ung thư.
* Nên uống 2 lít nước lọc mỗi ngày.
C. Bạn nên giới hạn những loại thực phẩm và nước uống sau đây:
* Các chất tinh bột (gạo trắng, mì, bún, phở, nếp, etc).
* Các chất béo bao gồm cả butter.
* Các loại nước refined sugars (đường hóa học, Coca Cola, Soda, etc).
* Các loại thịt đỏ ví dụ như thịt bò và những loại thịt chế biến.
D. Nên đi bộ sau khi ăn
Đợi sau khi tiêu cơm đôi chút, bạn cuốc bộ 15-20 phút sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu. Khi bạn đi bộ, chức năng của insulin hormone được kích hoạt một cách mạnh mẽ. Chúng vận chuyển số lượng đường từ máu vào bên trong các tế bào, bắp thịt, các mô, làm giảm lượng đường trong máu. Nên kết hợp phương pháp (5 phút nhanh - 5 phút chậm - 5 phút nhanh) sẽ rất tốt cho chức năng hoạt động của insulin phát huy tối đa. Phương pháp đi bộ sau khi ăn được xem là rất tốt. Bản tin trên cũng được thảo luận trên tờ Diabetes Care, June 12, 2013.
Sau khi quý vị dùng bữa, lượng đường (glucose level) trong máu sẽ dâng cao hơn lúc chưa ăn. Đây là thời khắc chúng ta cần hấp thụ số lượng đường này vào bên trong các tế bào của cơ thể, thưa quý vị.
Tại sao chúng ta cần phải đưa số lượng đường này vào bên trong các tế bào?
Các tế bào và mô rất cần đường (glucose) để tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho mọi cơ chế hoạt động của cơ thể, trong đó bao gồm cả trạng thái tĩnh, cũng như động (e.g.,chạy, đi bộ). Nếu các tế bào và mô không đủ số lượng đường cung cấp, cơ thể sẽ uể oải, các bắp thịt sẽ mau mệt mỏi, các chức năng thuộc hệ thần kinh trung ương, cũng như ngoại biên đều hoạt động kém hiệu quả. Thêm vào đó, nếu để lượng đường trong máu cao quá, chúng sẽ làm tổn thương tới thận, tim mạch, mắt, và các hệ thần kinh trung ương cũng như ngoại biên.
Đối với quý vị cao niên, các bác nên đi bộ 15-20 phút sau bữa ăn. Đối với những quý vị có Body Mass Index hơi cao, những người sợ bị tiểu đường, và các bà bầu cũng nên đi bộ 15-20 phút sau khi ăn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa chứng béo phì, một nguyên nhân gây ra tiểu đường loại II. Ngoài ra, đi bộ cũng hỗ trợ cho các bà bầu trong việc ngăn ngừa con bị mập sau khi sinh.
Nói tóm lại:
a. Chúng ta vẫn được quyền ăn uống bình thường, nhưng nên ăn ít và tránh những thực phẩm không tốt.
b. Chúng ta nên ăn nhiều chất sợi giúp ta đỡ bị mập, đỡ bị tim mạch, và ít bị metabolic syndrome (i.e bụng bự, huyết áp cao, đường cao, tăng cân).
c. Fibers giúp làm giảm cao huyết áp, cholesterol, giảm cân, giảm viêm (CRP).
Nếu ăn như thế, các chất sợi sẽ giúp giảm 59% bệnh tim mạch. Trên tờ Report American Institute For Cancer Research (AICR) năm 2011, người ta thấy rằng ăn như vậy sẽ giảm ung thư ruột già. Mỗi ngày quý vị chỉ cần 25 grams fiber/ngày và tránh ăn thịt nhiều là có thể giảm nguy cơ ung thư đáng kể.
d. Ta phải năng tập thể dục đều đặn và thường xuyên.
e. Sau cùng, ta nên tránh thức khuya, không nên để đầu óc căng thẳng.
Chúc toàn thể quý bác và anh em, một năm mới được nhiều sức khỏe, may mắn, hạnh phúc tràn trề và bình an.
Happy New Year to ALL !!!Lần sửa cuối bởi Tontu, ngày 07-06-2014 lúc 12:54 PM.
-
Post Thanks / Like - 8 Thích, 0 Không thích
-
03-01-2014, 11:48 AM #2
Kinh nghiệm dân gian
1. Mướp đắng (khổ qua)
Bạn rửa sạch, cắt thành từng khoanh nhỏ rồi ăn sống, hoặc ép thành nước uống cũng giúp trị tiểu đường loại II.
Tuy nhiên, các bà bầu không nên dùng cách này.
2. Bột cinnamon (quế) - one time/day
Mỗi ngày, bạn cho nửa thìa cà phê bột quế vào các món uống (e.g., cà phê, yogurt, trà xanh nguyên chất) để làm giảm lượng đường trong máu. Cách này giúp ích cho người có bệnh tiểu đường loại II.
Ngoài ra bột quế còn làm giảm cholesterol.
Lưu ý:
Hiện tại cơ quan FDA của Hoa Kỳ vẫn không khuyến khích cách sử dụng dân gian, mặc dù rằng họ không phủ nhận dược tính của chúng. Các chuyên gia Y Tế chỉ nói rằng cách chữa trị theo dân gian cần phải có thời gian để xem xét và nghiên cứu thêm.Lần sửa cuối bởi Tontu, ngày 07-06-2014 lúc 01:12 AM.
-
Post Thanks / Like - 4 Thích, 0 Không thích
-
03-01-2014, 11:51 AM #3
Những lợi ích của "đi bộ"
* Giảm cân
* Giảm những triệu chứng trầm cảm và căng thẳng
* Hạ huyết áp
* Giúp tinh thần phấn chấn hơn
* Giảm nguy cơ ung thư (i.e ung thư vú)
* Giảm nguy cơ các bệnh tim mạch (i.e heart attack)
* Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2
* Giúp cho xương được cứng cáp hơn
* Duy trì các bắp thịt được săn chắc hơn
* Giúp cho cơ thể được thon gọn hơn
* Giúp cho trí nhớ được tốt hơn, làm chậm lại tiến trình bệnh Alzheimer
* Hạ thấp mỡ xấu (LDL)
* Nâng lượng mỡ tốt (HDL) lên
* Không phải mất tiền mua
-
Post Thanks / Like - 6 Thích, 0 Không thích
-
04-01-2014, 02:02 PM #4
Nước ta là một trong những quốc gia có số người bị tiểu đường khá cao. Đây là lý do chính mà tôi viết bài này để giúp quý vị có thêm kiến thức và hiểu biết trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường và những biến chứng của nó.
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu thêm từ bài viết ở trên nhé.
Tại sao chúng ta mập và bị tiểu đường?
The glycemic index ratings of individual foods will vary according to ripeness, variety, product brand, specific ingredients used, cooking times, and GI testing procedures. This will explain the variation you may see amongst different GI Food Lists.
Các loại refined carbohydrate foods (e.g., kẹo, bánh, jelly, bánh mì trắng, doughnuts, gạo trắng, bún, mì, etc) thường là high glycemic index, và thiếu chất sợi. Điều này làm giảm đi sự điều hòa lượng đường trong máu. Các loại refined carbohydrate foods nhả ra đường rất nhanh và tăng cao 2-4 lần so với loại low glycemic index foods (e.g., oatmeal, vegetables, beans, etc) . Khi đường được nhả ra quá nhanh và tăng cao trong máu, tuỵ tạng sẽ tiết insulin ra nhiều hơn để hấp thụ nó, và chuyển vào bên trong tế bào. Chính vì thế, khoảng vài tiếng sau nó sẽ làm lượng đường trong máu xuống thấp. Khi đó, cơ thể kích hoạt hormone gởi tín hiệu lên não và bảo rằng cơ thể đang cần thêm đường, bảo chúng ta phải ăn thêm để có đường. Khi chúng ta càng ăn thì càng làm chúng ta dễ bị mập. Lâu dần chúng trở thành thói quen làm ta thèm ăn hơn. Khi lượng glucose được tồn đọng nhiều trong cơ thể, chúng sẽ hoán đổi thành mỡ đóng đầy ở các thành mạch máu, làm nghẹt các đường lưu thông ở tim, tạo ra tình trạng sơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Vì high glycemic index foods gia tăng lượng glucose trong máu rất nhanh, làm cơ thể phải cần insulin nhiều hơn. Khi đó, tuỵ tạng phải làm việc cật lực và tiết insulin nhiều hơn để đáp ứng cho nhu cầu mà cơ thể cần. Đến một lúc nào đó, chức năng của tuỵ tạng bị suy yếu, chúng không còn đáp ứng nhu cầu của cơ thể được nữa, thế là lượng đường trong máu cao hơn so với lượng đường được hấp thụ vào bên trong các tế bào, gia tăng nguy cơ bị tiểu đường loại 2.
Nếu chúng ta ăn low glycemic index foods (e.g., oatmeal, vegetables, beans, etc) thì lượng đường sẽ thấp lâu hơn đến 4 giờ sau đó. Chúng có nhiều chất sợi, protein và mỡ, giúp chúng ta dễ tiêu hóa, điều hòa lượng đường tốt hơn, và no lâu hơn. Ngoài ra, chúng không làm ta bị mập, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm của tim mạch.
Kỳ tới chúng ta sẽ bàn về cách sử dụng thuốc trị tiểu đường sao cho đúng. Đây là phần quan trọng mà bệnh nhân thường ít để ý đến.
Còn tiếp...Lần sửa cuối bởi Tontu, ngày 07-06-2014 lúc 01:15 AM.
-
Post Thanks / Like - 3 Thích, 0 Không thích
-
14-01-2014, 11:43 AM #5
Phương pháp chọn phần ăn: ChooseMyPlate
Chào quý độc giả
Hôm nay tôi xin nói thêm về cách chọn khẩu phần ăn dành cho người có bệnh tiểu đường.
Từ trước tới nay chúng ta thấy có nhiều cách đề nghị khẩu phần ăn cho người có bệnh tiểu đường, nào là chia thành nhiều bữa nhỏ (ăn lắt nhắt); bỏ bữa sáng, ăn nặng bữa trưa, nhưng giảm khẩu phần vào bữa tối; ăn theo lối kim tự tháp, etc.
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống dành cho người có bệnh tiểu đường thật không hề đơn giản như ta nghĩ. Mỗi một người trong chúng ta đều có khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng, dựa trên những yếu tố về tuổi tác, tình trạng bệnh tật, di truyền, văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia cũng khác nhau, giờ giấc làm việc ảnh hưởng tới chế độ ăn uống, etc.
Để đơn giản hoá tính phức tạp của nó, tôi xin gởi đến quý vị một cách ăn mới mà đã được chính phủ Hoa Kỳ khuyên chúng ta nên theo để có một sức khỏe tốt hơn. Đương nhiên, không có một phương pháp nào là hoàn hảo cả. Mọi phương pháp chỉ có tính tương đối mà thôi.
Quý độc giả có biết chương trình "ChooseMyPlate" này do ai khởi xướng không?
First lady, Michelle Obama (vợ của Tổng Thống Mỹ), đã đề nghị thay thế phương pháp "Pyramid" cổ điển thành "ChooseMyPlate" để giải quyết vấn nạn "béo phì" và những hậu quả của nó.
Các giới chức của United States Department of Agriculture (USDA) cảm thấy chán ngán với cách thức dinh dưỡng theo lối "Pyramid" vì những tính chất phức tạp của nó. Họ muốn đơn giản hóa nó lại để dễ theo hơn. Cách thức này vừa nhanh, trông đơn giản, và cũng tiện nhắc nhở chúng ta nên ăn những thứ gì trong dĩa ăn đó.
Từ hình trên ta thấy họ chia làm 5 phần khác nhau: 4 phần khác nhau trên dĩa ăn, và 1 phần ở ngoài dành cho món uống.
Phần Grains tượng trưng cho các thành phần ngũ cốc, bao gồm cả gạo. Phần này bạn nên ăn gạo nâu là tốt nhất. Ta lấy 1/4 gạo nâu để vào 1 góc trên dĩa ăn.
Phần Proteins tượng trưng cho thịt nạc, cá, trứng gà, etc. Ta cũng gắp 1/4 thịt nạc, hay cá để vào 1 góc trên dĩa.
Phần Dairy tượng trưng cho thức uống: coffee, low-fat milks, sinh tố, etc. Ta làm 1 ly low-fat milk, hay coffee cho thống khoái.
Phần Vegetables và Fruits, ta lấy 1/2 phần ăn để trên dĩa.
Như vậy, ta đã có được một dĩa ăn với đầy đủ các thành phần proteins, ngũ cốc, rau quả, trái cây, và thức uống.
Dân ta có thói quen ăn bằng bát, ít khi dùng dĩa như tụi mũi lõ thì phải làm sao?
Không vấn đề gì! Ta chỉ cần nắm nguyên tắc căn bản của nó là được thôi. Cứ gắp miếng đầu là cá, hay thịt nạc (proteins), thì miếng sau phải là cơm (gạo nâu), kế đến là gắp rau quả (vegetables) và trái cây (fruits). Cứ tuần tự như thế cho vào bát.
Đang ăn mà thấy ngán thì làm một ly coffee nóng, sữa tươi, hay ly sinh tố vào là sướng ngay. Như vậy, trên cùng một dĩa ăn, ta biết được mình đang ăn những loại thức ăn nào và có đầy đủ chất sợi hay không. Cách này giúp ta giảm mập, đỡ bị tiểu đường, đỡ bị ung thư ruột già, và có đầy đủ các sinh tố từ rau quả và trái cây, etc.
Việc ăn nhiều dĩa hay ít dĩa thì tuỳ vào nhu cầu và thể lý của mỗi người. Đương nhiên, một người lao động nặng thì phải ăn nhiều hơn người làm văn phòng.
Gia đình tôi có bệnh tiểu đường. Bên họ nội có bệnh tiểu đường, truyền xuống đời cha tôi và mấy ông bà bác cũng có bệnh tiểu đường, nhưng tới tôi thì chưa bị. Tôi vốn là người ăn uống khá cẩn thận, và ăn theo khoa học nên sức khỏe rất tốt, mặc dù tuổi tác cũng chẳng còn trẻ nữa. Cái gì cũng vậy, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.
Lưu ý:
Khi dùng cách ăn uống này, bạn cũng nên kèm theo phương pháp tập thể dục mà tôi đã nêu từ bài này, cũng như từ những bài chia sẻ trước đó.
Tóm lại:
-
Post Thanks / Like - 6 Thích, 0 Không thích
-
14-01-2014, 11:50 AM #6
Loại Gạo: Premium Organic Quinoa
Đây là loại gạo ăn rất tốt dành cho người có bệnh tiểu đường.
Cách nấu:
- Một chén gạo thì 2 chén nước (2 cups of water for 1 cup of rice)
- Nấu chừng 20-30 minutes
- Chọn nồi cơm điện để option "brown rice"
Góp ý:
- Ăn với muối mè và đậu phọng dã nhuyễn thì rất ngon.
- Nếu muốn bổ hơn nữa thì cho "nuts" vào chung với mè và đậu phọng dã nhuyễn với nhau ăn ngon tuyệt.
-
Post Thanks / Like - 3 Thích, 0 Không thích
-
17-02-2014, 03:29 AM #7
Chào quý độc giả
Để nối tiếp theo những câu hỏi có liên hệ tới bệnh tiểu đường, tôi xin nói thêm về sự ảnh hưởng của chất alcohol đối với cơ thể trước khi chúng ta bàn sâu về vấn đề thuốc trong những bài sau này.
Hỏi: Tại sao khi uống nhiều làm chúng ta bị đường thấp, bị lả, bụng bự và gan bị nhiễm mỡ?
Giải thích:
Khi chúng ta uống vào, chất alcohol được hấp thụ từ đường tiêu hóa và trải qua quá trình oxidation ở trong gan.
Đầu tiên, chất ethanol trải qua quá trình trao đổi chất (metabolism) thành acetaldehyde bởi chất xúc tác alcohol dehydrogenase, tạo ra năng lượng NADH. Khi tỷ lệ năng lượng (NADH/NAD) ở trong gan tăng lên, chúng tạo ra sự hoán đổi chất hữu cơ pyruvate (pyruvate acid) thành lactate (một quá trình chuyển hóa của glycolysis) và oxaloacetate thành malate (một quá trình chuyển hóa của Citric Acid Cycle).
Như vậy, ta sẽ có như sau: Pyruvate --> Lactate; Oxaloacetate --> Malate
Như chúng ta đã biết, chất hữu cơ pyruvate (3C) của Glycolysis và oxaloacetate (4C) của Citric Acid Cycle là hai thành phần quan trọng trong quá trình chuyển hóa để tạo thành đường (glucose).
Thông thường thành phần hữu cơ pyruvate sẽ tạo ra oxaloacetate; oxaloacetate tạo ra phosphoenolpyruvate (PEP), đi ngược lên tạo ra fructose-6-phosphate và glucose-6-phosphate (G6P), rồi từ G6P mới tạo ra đường (glucose). Toàn bộ quá trình này được gọi là gluconeogenesis, xảy ra ở trong gan. Tương tự như vậy, oxaloacetate (một thành phần hữu cơ của Citric Acid Cycle) cũng sẽ đi ngược lên để tạo ra đường glucose.
Khi ta uống vào, thành phần pyruvate và oxaloacetate đã bị hoán đổi thành lactate và malate. Cả hai thành phần (lactate, malate) không có cơ chế để tạo ra glucose. Từ hình minh họa ở trên, quý vị thấy họ đánh hai dấu “gạch ngang đỏ” từ bước chuyển hóa pyruvic acid đến glucose-6-phosphate, và bước glucose-6-phosphate đến glucose để ám chỉ hai bước này đều bị “chặn lại”. Vì bị mất đi pyruvate của Glycolysis và oxaloacetate của Citric Acid Cycle nên đã tạm thời “shut down” cánh cửa tạo năng lượng. Như vậy, ta đã hiểu rõ nguyên nhân tại sao khi uống nhiều làm đường bị thấp ở trong máu. Người ta gọi hiện tượng đường thấp trong máu dưới cái tên khoa học là hypoglycemia. Đương nhiên, hiện tượng này sẽ qua đi mau chóng khi chúng ta ăn uống đàng hoàng trở lại.
Khi cơ thể không tạo ra đủ số lượng glucose để cung cấp năng lượng ATP cho các tế bào hoạt động thì cơ thể sẽ dễ bị lả ra, và mệt mỏi. Bạn nghiệm sẽ thấy rằng khi ta chỉ uống mà không ăn gì cả thì các cơ bắp sẽ trở nên uể oải và bị lả ra. Vì thế, khi uống thì phải ăn cho nhiều để tránh tình trạng hypoglycemia.
Khi nguồn năng lượng NADH còn dư, chúng tạo ra glycerol (một thành phần trung gian của Glycolysis) và sản phẩm malate (4C) cung cấp năng lượng NADPH cho quá trình tạo fatty acids. Các chuỗi fatty acids liên kết với glycerol tạo thành triglycerides.
Khi ta uống nhiều và lâu dài, các lớp mỡ được tích tụ lại và đóng đầy dưới adipose tissues và dẫn tới tình trạng bụng bự. Khi triglycerides tích tụ nhiều trong các tế bào gan, làm lá gan bị nhiễm mỡ (fatty liver), thường thấy ở những người uống nhiều.
Đối với tình trạng lá gan bị nhiễm mỡ, ta chỉ cần “ngưng” uống một thời gian thì lá gan sẽ trở lại bình thường.
Nói tóm lại, ta vẫn được quyền uống vui chơi với bạn bè, nhưng chỉ nên uống trong giới hạn, không nên uống như “hũ chìm”. Quý ông thì được 2 chai bia, hoặc 2 ly rượu nhỏ, còn quý bà thì chỉ nên 1 chai, hoặc 1 ly rượu nhỏ mà thôi. Nếu lá gan của bạn đã không được tốt thì không nên uống.
Kỳ tới chúng ta sẽ thảo luận thuốc trị bệnh tiểu đường, thưa quý vị.
Còn tiếp...
Chúc quý độc giả một cuối tuần tràn trề niềm vui, và bình an.Người vô minh không phải là người không có tri thức mà là người không biết chính mình.
- Krishnamurti -
-
Post Thanks / Like - 3 Thích, 0 Không thích
-
28-05-2014, 10:47 PM #8
Những điều cần biết khi dùng thuốc trị tiểu đường
I. Một nguyên tắc chung
Khi dùng các loại thuốc trị tiểu đường, điều quan trọng là cần phải kết hợp với cách ăn uống cẩn thận, tập thể dục đều đặn, giảm cân, tránh thức đêm, cố gắng giữ tâm trí được bình hòa, và tránh những tình huống căng thẳng.
Nhiều người cho rằng ta có thuốc trị, cần gì phải ăn uống cẩn thận? Đây là điều rất sai lầm. Thuốc không có khả năng trị dứt vĩnh viễn, thưa quý vị. Cái chính là người có bệnh tiểu đường phải tự thân thay đổi từ bên trong nhận thức cho tới cách sinh hoạt thường ngày sao cho nhu thuận với cơ thể thì mới được.
Nếu chúng ta chỉ uống thuốc, nhưng vẫn thích sinh hoạt theo ý của mình mà không phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại thì vẫn không có kết quả, hoặc giả là có cũng rất khiêm tốn.
Những điều mà tôi chia sẻ với quý độc giả ở hàng “in ngã” ở trên là những lời khuyên rất chân thành mà đúc kết từ bao năm chữa trị, quan sát và học hỏi.
II. Các loại thuốc thông thường
A. Lantus
Sau đây là những điều cần biết trước khi dùng Lantus:
1. Vứt bỏ kim chích vào thùng rác sau mỗi lần dùng
- Mỗi kim chích chỉ được dùng duy nhất một lần mà thôi. Sau khi dùng xong, chúng ta vứt luôn vào thùng rác.
- Không nên chia sẻ kim chích của mình với người khác để tránh tình trạng truyền những bệnh lây nhiễm (i.e viêm gan C, HIV, etc) của mình sang người khác.
2. Luân phiên chích khác vị trí chỉ định
- Có 3 vị trí được khuyên chích: bả vai, bụng (most common), và đùi
- Quý vị nên thay đổi vị trí chích để tránh tình trạng lớp da ở khu vực chích bị đỏ, sưng, hay dày lên.
- Đừng chích cùng một chỗ 2 hay nhiều lần liên tiếp. Thay vào đó, quý vị phải đổi vị trí chích luân phiên. Hôm nay ở bụng, mai ở đùi, mốt ở bả vai.
3. Thuốc Lantus phải được để trong tủ lạnh
- Sau khi dùng xong, thuốc phải được để trong tủ lạnh. Tuyệt đối không bao giờ để ngăn đá, tránh tình trạng thuốc bị đóng băng sẽ làm hư thuốc, và cũng không được để ở ngoài trời.
4. Kết hợp cách ăn uống lành mạnh, tránh thức đêm, tập thể dục, và bình hòa tâm trí
- Hạn chế những thực phẩm có nhiều chất ngọt (i.e bánh kẹo), tinh bột (i.e gạo, mì, bún), các chất ngọt nhân tạo (i.e Coca Cola) là điều cần thiết. Những loại này làm tăng lượng đường trong máu (hyperglycemia), làm ảnh hưởng tác dụng của thuốc.
- Tập thể dục giúp chúng ta làm tiêu bớt lượng mỡ dư thừa, đồng thời làm hạ đường trong máu, và kích thích tuỵ tạng tiết insulin hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mỗi ngày quý vị chỉ cần 30 phút đi bộ là đủ. Tuyệt đối không nên tập thể dục quá sức chỉ gây hại mà thôi.
- Chúng ta phải cố gắng giữ tâm trí được bình hòa, không nóng giận bực tức, giảm thiểu tối đa sự lo lắng. Khi chúng ta âu lo, thức đêm, để đầu óc căng thẳng, sẽ tạo rối loạn chức năng nội tiết làm tăng hàm lượng cortisol dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Như vậy, ta đã vô tình “xô đổ” quá trình trị liệu của mình. Khi đó, hiệu quả của thuốc sẽ bị giảm đi rất nhiều. Đây là điều rất quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua, thậm chí chẳng thèm quan tâm tới.
5. Nếu quên chích thuốc thì phải làm sao?
- Nếu quý vị quên chích thuốc thì phải cố gắng chích càng sớm càng tốt trong ngày hôm đó. Tuy nhiên, nếu liều thuốc mà quý vị đã quên chích quá sát với liều thuốc của ngày hôm sau thì bỏ luôn liều cũ. Tuyệt đối không bao giờ chích bù cho ngày hôm qua.
- Không bao giờ được chích quá một liều trong vòng 24 tiếng.
6. Tránh rượu bia
- Chất alcohol sẽ làm lượng đường trong máu bị hạ thấp một cách không cần thiết. Điều này sẽ dễ làm quý vị bị lả, mệt, đuối sức mau hơn. Nguyên nhân đã giải thích ở những phần trên của chủ đề.
7. Những dấu hiệu đường thấp (hypoglycemia)
- Khi quý vị thấy mình có dấu hiệu như bị run, cảm giác chân tay bủn rủn, đi không vững, đổ mồ hôi, khó tập trung, bị đói…thì đó là dấu hiệu đường xuống thấp. Trong trường hợp này, quý vị có thể tự khắc phục bằng cách uống 1 ly nước cam, ăn một cục kẹo, hoặc dùng nước ngọt cũng được. Đồng thời, ta cũng nên tranh thủ ăn một chút gì cho đỡ mệt.
- Hiện tượng đường xuống thấp gồm nhiều lý do: tập thể dục quá sức, bỏ bữa, kiêng khem thái quá, chích insulin quá liều chỉ định, lạm dụng rượu bia, chích insulin sai vị trí chỉ định, và do các thuốc khác gây ra.
- Khi quý vị sử dụng bất cứ loại thuốc Tây, hay Ta nào cũng nên biết thật rõ, tỉ mỉ, và hỏi bác sĩ của mình cho tới nơi tới chốn trước khi uống.
8. Những dấu hiệu đường cao trong máu (hyperglycemia)
- Những dấu hiệu đường cao trong máu như khát nước, biếng ăn, tiểu nhiều, mất nước, cảm giác buồn ngủ, tim đập nhanh. Đó là những triệu chứng thường gặp khi đường lên.
- Một vài nguyên do thông thường làm đường tăng như tiêu thụ quá nhiều của ngọt, chích insulin sai vị trí, hoặc chích không đúng liều thuốc bác sĩ đã chỉ định, đầu óc căng thẳng và lo âu, ảnh hưởng do những loại thuốc khác, và thức đêm.
9. Những dấu hiệu khác
- Tăng cân, và edema là những hiện tượng bình thường vì chúng giữ muối và nước trong người nên ta có cảm giác như mập ra là vậy.
10. Chích lantus vào lúc nào trong ngày?
- Quý vị có thể chọn chích trước, hoặc sau khi ăn cũng được. Nếu quý vị chọn chích trước khi ăn thì sau khi chích xong, quý vị phải đi ăn ngay vì như thế insulin sẽ kịp thời đưa lượng đường vào bên trong các tế bào. Như vậy, lượng đường sẽ không bị cao. Quý vị có thể chích ngay sau khi ăn cũng được, miễn là khoảng cách từ lúc sau khi ăn cho tới lúc chích phải sát với nhau.
- Phải chích “cùng thời gian mỗi ngày” và đều đặn.
B. Glipizide (Sulfonylureas)
1. Nên cho bác sĩ biết nếu bạn có những vấn đề sau đây:
- Đau tim, đau gan, hoặc thận.
2. Tuân thủ chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập thể dục cho phù hợp.
3. Tránh rượu bia.
4. Đường thấp (hypoglycemia)
- Glipizide thường gây ra hiện tượng đường xuống thấp vì thế người sử dụng thuốc phải ăn uống đàng hoàng tử tế, không bỏ bữa, không rượu chè, và không tập thể dục quá độ.
5. Thông báo cho bác sĩ biết ngay
- Nếu lượng đường trong máu xuống quá thấp, tim đập nhanh, hay bất cứ triệu chứng gì thấy lạ trong người.
6. Ăn cho đúng giờ và đều đặn
- Việc ăn đúng giờ giấc sẽ giúp ta hạn chế hiện tượng đường xuống thấp. Dù đói hay chưa đói, tới giờ ăn là phải ăn, không kèo nài hay nấn ná vì làm thế sẽ tạo thành thói quen khó bỏ sau này.
7. Nhạy cảm với ánh mặt trời
- Một số ít người bị nhạy cảm với ánh mặt trời vì thế khi ra ngoài nên bôi “sunscreen” nhé. Dù có hay không, ta cũng nên bôi sunscreen khi ra nắng, nhất là đối với những người có làn da nhạy cảm.
8. Không uống double dose
- Nếu liều trước quá gần với liều mới thì bỏ liều cũ đi, uống liều mới mà thôi.
- Nếu chỉ quên uống trong vài tiếng, nhưng còn khoảng cách rất xa với liều mới thì nên uống ngay.
9. Tránh những tình huống căng thẳng
10. Uống cho đúng giờ mỗi ngày
C. Metformin
1. Những phản ứng phụ thông thường
- Đi cầu, buồn nôn, chột bụng, và có gas.
2. Thông báo cho bác sĩ biết khi
- Có những triệu chứng lactic acidosis như sau: đau nhức bắp thịt, khó thở, nhịp tim bất thường, chóng mặt, nhức đầu.
- Có tiền sử bệnh tim mạch, đau gan và đau thận.
3. Ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn
- Metformin phải luôn đi kèm với chế độ ăn uống cẩn thận và tập thể dục đều đặn mới có hiệu quả cao.
4. Ít bị hiện tượng hypoglycemia
- Nếu dùng đơn độc loại này và kèm theo exercise đúng cách thì rất tốt vì chúng làm giảm biến chứng của bệnh tiểu đường như mù mắt, đau thận và đau tim.
- Nếu bệnh nhân bị tiểu đường loại nhẹ thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp và uống metformin là đủ.
5. Nên uống nhiều nước khi dùng thuốc này
- Uống nhiều nước để bù đắp lượng nước bị mất.
6. Hạn chế rượu, ăn đúng giờ và không bỏ bữa
- Tránh tình trạng hypoglycemia xảy ra.
7. Không uống bù
- Đã nói ở những phần trên.
8. Uống đúng giờ mỗi ngày
- Khi uống thuốc này, quý vị phải luôn đi kèm với foods để giảm thiểu phản ứng phụ của thuốc.
- Quý vị nên uống ngay sau khi ăn, hoặc uống trước khi ăn cũng được miễn là quý vị phải đi ăn ngay.
Còn tiếp...Người vô minh không phải là người không có tri thức mà là người không biết chính mình.
- Krishnamurti -
-
Post Thanks / Like - 2 Thích, 0 Không thích
-
29-05-2014, 11:36 AM #9
thanks rat nhieu
Cảm ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn.
Bạn hiền viết bài nhớ để dấu tiếng Việt dùm mình nhé.
ThanksLần sửa cuối bởi Tontu, ngày 29-05-2014 lúc 02:39 PM.
-
Post Thanks / Like - 1 Thích, 0 Không thíchTontu đã thích bài viết này
Lời khuyên dành cho người có bệnh tiểu đường
Đánh dấu