-
Hỏi về luật cờ?
Nếu xe của mình bị tróc liên tục mà k thể ăn lại ( ví dụ tình huống xe đáy giữ voi tránh pháo vật chiếu cục, bị xe đối phương tróc liên tục ) thì có đúng luật hay k?
-
Post Thanks / Like - 1 Thích, 0 Không thích
-
Gửi bởi
evolnuk
Nếu xe của mình bị tróc liên tục mà k thể ăn lại ( ví dụ tình huống xe đáy giữ voi tránh pháo vật chiếu cục, bị xe đối phương tróc liên tục ) thì có đúng luật hay k?
Chào bạn, theo như luật mà mình biết thì tróc xe thế này bên tróc bị xử thua!!!
-
Post Thanks / Like - 4 Thích, 0 Không thích
-
Gửi bởi
chienxahanoi
Chào bạn, theo như luật mà mình biết thì tróc xe thế này bên tróc bị xử thua!!!
Xin chào!
Xin hỏi thêm 1 tình huống nữa. Vì đôi khi đánh cờ nhiều tình huống rất khó xử lý nếu k nắm rõ luật.
Vẫn là tình huống ở trên nhưng nếu bên bị tróc xe có thể dùng quân cản ( pháo cản xe) chẳng hạn, mà k dùng. Bởi đi vậy bị lép. Tức là 2 bên cứ tróc rồi chạy xe, k thay đổi nước đi. Như vậy là hòa theo luật có đúng k?
-
Gửi bởi
evolnuk
Xin chào!
Xin hỏi thêm 1 tình huống nữa. Vì đôi khi đánh cờ nhiều tình huống rất khó xử lý nếu k nắm rõ luật.
Vẫn là tình huống ở trên nhưng nếu bên bị tróc xe có thể dùng quân cản ( pháo cản xe) chẳng hạn, mà k dùng. Bởi đi vậy bị lép. Tức là 2 bên cứ tróc rồi chạy xe, k thay đổi nước đi. Như vậy là hòa theo luật có đúng k?
có quân cản hay không có quân cản không ảnh hưởng gì cả, bên tróc xe vẫn bị xử thua !
-
Post Thanks / Like - 4 Thích, 0 Không thích
-
Gửi bởi
chienxahanoi
có quân cản hay không có quân cản không ảnh hưởng gì cả, bên tróc xe vẫn bị xử thua !
ồ. Hay nhỉ!
Như vầy thì hạn chế được ván hòa rồi.
Cảm ơn bạn rất nhiều.
-
Post Thanks / Like - 4 Thích, 0 Không thích
-
Gửi bởi
evolnuk
Nếu xe của mình bị tróc liên tục mà k thể ăn lại ( ví dụ tình huống xe đáy giữ voi tránh pháo vật chiếu cục, bị xe đối phương tróc liên tục ) thì có đúng luật hay k?
Ồ, tình huống này cũng có thể hòa chứ? Vì Xe được quyền mời đấu Xe mà (theo Luật cờ Tướng, quân ngang nhau mời đổi, thì hòa). Mà Xe ở đây khi họ mời đấu, ăn xong cũng chưa thua ngay được phải một nước pháo nổ ăn Tượng nữa thì mới thua (trường hợp này cũng giống như trường hợp 1 nước chiếu 1 nước dọa hết vậy, cũng xử hòa). Trường hợp này, theo tôi hiểu, là hòa thôi.
Con Xe giữ Tượng này hoàn toàn có thể ăn Xe đối phương, vì ăn xong thì k hết ngay, phải một nước nữa mới hết. Không giống như trường hợp ví dụ như Xe đang ở giữa Pháo đối phương và sĩ và Tướng của mình, nếu con Xe ở giữa này bị tróc thì không ăn được, vì ăn xong Pháo đối phương ăn Tướng luôn, đây là con Xe có căn giả, nếu đối phương tróc mãi thì đối phương bị xử thua. Còn Trường hợp như bạn nói, thì ăn Xe xong vẫn chưa thua ngay lập tức mà phải Pháo nổ Tượng chiếu Tướng xong mới thua (cách 1 nước), Trường hợp này tôi hiểu là hòa, cũng na ná như Trường hợp nhất cách nhất chiếu, hay một nước chiếu 1 nước dọa hết vậy.
Nếu bạn còn mông lung thì cứ down sách Luật Cờ tướng về nghiên cứu, đều có những ví dụ rất cụ thể, hoặc hỏi trực tiếp danh thủ đã thi đấu nhiều năm hoặc trọng tài có kinh nghiệm sẽ rõ hơn.
Xin chia sẻ với bạn vài lời.
-
Gửi bởi
haohoa
Ồ, tình huống này cũng có thể hòa chứ? Vì Xe được quyền mời đấu Xe mà (theo Luật cờ Tướng, quân ngang nhau mời đổi, thì hòa). Mà Xe ở đây khi họ mời đấu, ăn xong cũng chưa thua ngay được phải một nước pháo nổ ăn Tượng nữa thì mới thua (trường hợp này cũng giống như trường hợp 1 nước chiếu 1 nước dọa hết vậy, cũng xử hòa). Trường hợp này, theo tôi hiểu, là hòa thôi.
Con Xe giữ Tượng này hoàn toàn có thể ăn Xe đối phương, vì ăn xong thì k hết ngay, phải một nước nữa mới hết. Không giống như trường hợp ví dụ như Xe đang ở giữa Pháo đối phương và sĩ và Tướng của mình, nếu con Xe ở giữa này bị tróc thì không ăn được, vì ăn xong Pháo đối phương ăn Tướng luôn, đây là con Xe có căn giả, nếu đối phương tróc mãi thì đối phương bị xử thua. Còn Trường hợp như bạn nói, thì ăn Xe xong vẫn chưa thua ngay lập tức mà phải Pháo nổ Tượng chiếu Tướng xong mới thua (cách 1 nước), Trường hợp này tôi hiểu là hòa, cũng na ná như Trường hợp nhất cách nhất chiếu, hay một nước chiếu 1 nước dọa hết vậy.
Nếu bạn còn mông lung thì cứ down sách Luật Cờ tướng về nghiên cứu, đều có những ví dụ rất cụ thể, hoặc hỏi trực tiếp danh thủ đã thi đấu nhiều năm hoặc trọng tài có kinh nghiệm sẽ rõ hơn.
Xin chia sẻ với bạn vài lời.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Mình có đọc văn bản luật rút gọn. Nhưng còn mông lung. Bởi thế mới hỏi cho ra nhẽ.
Như trường hợp bạn phân tích, nếu ăn xe thì pháo vật chiếu cục.
Tất nhiên chưa ăn được tướng, nhưng bên kia lại k có nước đi hợp lệ.
Vậy là k được phép chứ nhỉ?
-
Gửi bởi
evolnuk
Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Mình có đọc văn bản luật rút gọn. Nhưng còn mông lung. Bởi thế mới hỏi cho ra nhẽ.
Như trường hợp bạn phân tích, nếu ăn xe thì pháo vật chiếu cục.
Tất nhiên chưa ăn được tướng, nhưng bên kia lại k có nước đi hợp lệ.
Vậy là k được phép chứ nhỉ?
Nếu như ăn xe xong mà Tướng mình bị ăn ngay thì người đuổi không được phép. Nhưng ăn xe xong phải thêm 1 nước pháo ăn tượng mới cục được thì mình nghĩ là được phép.
Còn trường hợp xe mời đấu xe là được phép. Quân ngang nhau được quyền mời đổi, hai bên không thay đổi nước đi là hòa. Nhưng nếu như bên kia không dùng Xe mời đổi xe để chiếu hết cờ mà dùng Pháo hoặc Mã (quân kém chất hơn) bắt Xe thì không được phép.
Trong Trường hợp này, giả như bên kia không dùng xe mời đổi xe mà dùng Pháo hoặc Mã bắt xe thì bên đuổi mãi bị xử thua.
-
Gửi bởi
haohoa
Nếu như ăn xe xong mà Tướng mình bị ăn ngay thì người đuổi không được phép. Nhưng ăn xe xong phải thêm 1 nước pháo ăn tượng mới cục được thì mình nghĩ là được phép.
Còn trường hợp xe mời đấu xe là được phép. Quân ngang nhau được quyền mời đổi, hai bên không thay đổi nước đi là hòa. Nhưng nếu như bên kia không dùng Xe mời đổi xe để chiếu hết cờ mà dùng Pháo hoặc Mã (quân kém chất hơn) bắt Xe thì không được phép.
Trong Trường hợp này, giả như bên kia không dùng xe mời đổi xe mà dùng Pháo hoặc Mã bắt xe thì bên đuổi mãi bị xử thua.
Cái vụ quân k đồng chất mình chỉ nghe ng ngoài nói chứ k đọc thấy trong văn bản.
Theo mình thì quân nào đuổi cũng như nhau.
Vấn đề ở chỗ nếu đổi quân thì bị cục. Cục k có nc đi hợp lệ. Như vậy là hòa hay k được phép.
Lại rối rồi.
-
Gửi bởi
evolnuk
Cái vụ quân k đồng chất mình chỉ nghe ng ngoài nói chứ k đọc thấy trong văn bản.
Theo mình thì quân nào đuổi cũng như nhau.
Vấn đề ở chỗ nếu đổi quân thì bị cục. Cục k có nc đi hợp lệ. Như vậy là hòa hay k được phép.
Lại rối rồi.
Trong Luật Cờ Tướng nếu quân đồng chất mời đổi thì hợp lệ. Xe với Xe ngang nhau là hợp lệ.
Còn vấn đề ở đây chỉ là 2 bên không thay đổi nước đi nên hòa mà thôi. Còn cục ở đây là phải một nước nữa chứ không phải là cục ngay nên họ đuổi quân, thí xe là hoàn toàn được phép. Trường hợp mà ăn xe xong Pháo họ chém thẳng vào Tướng ngay thì việc đuổi xe đó mới không được phép. Còn họ chỉ chém vào Tượng, cách 1 nước nữa mới cục thì cũng chả ảnh hưởng gì (không phạm luật), nên xử hòa thôi.
Đánh dấu