Trong ván cờ nhượng song mã, tuy mất 2 ngựa nhưng tốc độ xuất xe lại nhanh hơn, nếu đen không biết phòng thủ rất dễ thất thế và chịu thua thiệt. Tuy nhiên người chấp cũng phải có công lực "Lô hỏa thuần thanh", như Nhất đại tông sư Dương Quan Lân từng dựa vào thế trận nhượng song mã đã bày cờ ở Công viện tại Quảng Châu duy trì kế sinh nhai. (hình)



Người chấp cờ nếu cảm thấy đối thủ lực cờ không phải tệ thì họ có thể yêu cầu luật "Thiết tốt", có nghĩa là tốt đầu (C5) bên đỏ nếu chưa di chuyển thì bên đen không được ăn. Luật này là do sự thỏa thuận của đôi bên.
Từ luật "Thiết tốt", trong tàn cục phát sinh một hình cờ thú vị gọi là "Phong Bài Liễu".




Như trong hình, bởi trung tốt có thể che khuất lộ 5, tượng đỏ có thể phi sang tả hữu, xe đen không cách nào phá giải loại cục diện này dẫn đến hòa cờ.

Từ hình cờ trên, các kì thủ đã ngẫu hứng phối ra ván cờ này, cũng với điều kiện nếu chốt 5 chưa di chuyển, xe đỏ không được ăn tốt, khác biệt là ở kết quả.