View Full Version : Cảm nghĩ về Trương Phi và Quan Vũ !
nhachoaloiviet
22-07-2009, 11:57 PM
Trước kia khi còn là cậu học sinh cấp 1 mình đã ham mê đọc tranh tam quốc ở những hàng cho thuê truyện gần cổng trường.Hồi đó mình rất hâm mộ nhân vật Quan Vũ và trong tim mình lúc bấy giờ Quan Vũ là đại anh hùng perfect:từ tướng mạo uy dũng lẫm liệt,cao to (8 thước 5-thuộc loại cao khoảng 1m78) đẹp trai(mắt phượng mày ngài,mặt đỏ như gấc) manly Xmen râu đẹp phong độ.Võ công thuộc top 10 trong truyện.Cưỡi ngựa xích thố cực nhanh ( xe đẹp) tay cầm thanh long yển nguyệt đao năng 82 cân-chắc khoảng gần 4 chục kg( điện thoại đẹp)..... Nói chung là mình kết nứt bát.Nhưng sau này khi lớn lên mình đọc đi đọc lại tác phẩm thì dần dần mình lại cảm thấy Quan Vũ cũng có nhiều điểm rất chán và mình lại kết nhân vật Trương Phi hơn.
Trương Phi có lẽ là nhân vật tượng trưng cho tính nóng nảy bộc trực và thẳng thắn.Nhiều người đọc bộ truyện có cảm giác rằng Trương Phi chỉ là một tên trâu bò cục súc,đầu đất nhưng mình không cảm thấy như vậy.Ông là người xuất thân từ một gia đình khá giả ở nước yên,gia đình giàu có,có cả vườn đào rất rộng và đẹp(cũng biết chơi đấy chứ) trình độ văn hóa chắc cũng không phải kém lắm-chứ không phải loại võ biền thất phu.
Trương Phi cũng rất biết nhìn người.Khi gặp gỡ Lưu Bị và Quan Vũ nhận thấy ngay đay là các bậc anh hùng nên không ngần ngại kết nghĩa anh em(Lưu ý là Trương Phi nhìn thấy Lưu Bị tướng mạo phi phàm nên mới bắt chuyện hỏi tại sao thở dài).Ông có con mắt tinh đời đáy chứ.Sau đó không tiếc gì anh em bán hết tái sản nhà cửa đất cát chiêu mộ trai tráng sắm sửa vũ khí lên đường chiến đấu >> tính cách hào sảng dứt khoát.Mình còn thích đoạn Trương Phi biết tin Đốc Bưu hạch sách anh mình liền trói con hàng vào gốc cây bẻ cành liễu vụt gần què chân ,may mà 2 ông anh dát không cho giết,mình rất cay 2 ông anh vì mình muốn Trương Phi giết chết Đốc Bưu.Thời buổi loạn lạc vua không ra vua tôi không ra tôi còn sợ không dám giết mệnh quan triều đình mặc dù biết chúng nó toàn sâu bọ ngu dốt hại dân.Ngoài ra sau này khi được cử đi xử phạt Bang Thống tội lười biêng việc công chính ông đã trực tiếp nhân ra tài năng của bàn tiên sinh chứ không hề hề nóng nảy xử tội ngay>> rất sáng suốt và được việc,còn sorry Bàng thống đàng hoàng
Trương Phi hay bị mọi người chê là nóng tính cục súc hữu dũng vô mưu đễ làm hỏng việc nhưng mình không hề cảm thấy điều đó,trái lại mình thấy ông rất thật và nhất quán.Theo hai anh đi chinh chiến một thời gian ông đã rut ra nhiều kinh nghiệm nhanh chóng,biết dùng mưu lừa giặc,thu phục Nghiêm Nhan,làm bù nhìn lừa bắt sống tướng giặc,buộc cành cây vào đuôi ngựa làm nghi binh,một mình đứng chặn cầu stop đại quân Tào Tháo cùng bao tướng vip,sư tử hống chết 1 tướng và đuổi cả dạo quân kia chạy phun khói >>Đây là hình ảnh mình xao xuyến nhất khi đọc tam Quốc các bạn ah.Ngay cả nói đến võ công mình cũng tin tưởng Trương Phi hơn Quan Vũ.Ông từng solo mấy trận với Lã Bố anh của Lã Khâm không hề kém thế.Bem nhau với Hứa Chử chú họ Hứa Ngân Xuyên vài trăm hiệp bất phân thắng bại.Quan Vũ cũng có những trận đánh ghê hàng nhưng về sau có vẻ xịt và khi Quan Vũ đụng đọ những đại tướng khác mạnh như Hoàng Trung,Bàng Đức toàn sém thua do chủ quan.
Trương Phi có rất nhiều đức tính tốt và đáng yêu,ông không kiêu ngạo khinh người như Quan Vũ.Quan Vũ là một trong những nguyên nhân đóng góp vào thất bại của nhà Thục khi ông phá vỡ mối liên minh Thục Ngô.Ngay cả Gia cát cũng không khoái Quan Vũ lắm vì tính cách của ông.Khi Quan Vũ thấy Hoàng Trung được vào top 5 ông lại kêu ca làm Gia cát phải gửi mail khuyên bảo mới nhận ra sai sót.Quan Vũ rất phân biệt chủng tộc nên mình không thích điểm này.
Một điểm nữa khi Quan Vũ gửi mail thách đấu Mã Siêu mình càng thấy ông có vấn đề.Ông đường đường là Hoàng Đệ ,người lớn chứ cò phải trẻ con đâu mà lại đòi đi đánh nhau với Mã Siêu mà khi đó Mã Siêu cũng là tướng Thục-lý do chỉ vì nghe đồn thằng đấy khỏe như Lữ Bố khi xưa.Điều này cho thấy Quan Vũ rất trẻ con,lại hiếu thắng.Lần nữa Gia Cát lại phải viết thư nịnh là "Mã Siêu dù sao cũng chỉ là hạng vũ phu,chỉ so được với TrươngPhi chứ làm sao so được với ông tốt râu tuyệt vời" lúc đây mới khoái chí <<< ưa nịnh,hấp nặng,lại còn đề cao mình hơn em kết nghĩa Trương Phi.
Khi Quan Vũ bị tên bắn vào cánh tay ông được Hoa Đà thân y đề nghị xích tay cạo xương thì ông nói cả đời tôi đâm chém nhiều rồi chết còn chẳng sợ huống gì đau đớn.Tuy đoạn này mình rất hâm mộ ông nhưng câu ông nói nghĩ kỹ thấy hơi ngược.Đau đớn cực hình mới đáng sợ và khó chịu chứ chết rồi thì sợ gì nữa phải không các bạn
Quan Vũ có câu cửa miệng là ta đây coi cài chết nhẹ như lông gà.Nhưng ông nói mồm vậy thôi.Sau khi ông bị trảm hồn bay quanh núi ngọc Toàn gì đó đêm nào cũng đi đòi đầu,sau đó cò vị cao tăng khuyên bảo mới ngộ ra vấn đề.Thời binh đao chém giết là chuyện thường,chém người rồi người chém lại có gì mà kêu ca.Sinh thời ông trảm bao nhiêu đầu ông có đếm được không mà đến khi bị trảm lại đi đòi đầu.Qua có 5 ải ông làm đến 6 cái nồi cơm điện con nhà người ta ông không nhớ sao.Như vậy có phải ông quá nặng nề cái chết của mình không,quá ngạo man không.Nếu ông không ngạo mạn khinh người thì đâu đến nỗi chết thảm.Còn nhớ khi Tôn Quyền đề nghị thông gia với ông thì ông chửi người ta là chó,còn mình là Tiger beer.Nếu xét về lý lịch thì Quan Vũ ông xuất thân tầm thường hồi thanh niên phải đủn xe bán đậu phu,giết người rồi trốn nã về sau gặp được anh em kết nạp đi chiến đấu một thời gian mới có số má làm Hoàng đệ.Tôn Quyền sinh ra trong một cơ ngơi như thế bố Tôn Kiên anh hùng cái thế,anh em toàn Tôn Sách khét tiếng,xét về tổng thể xuất thân Tôn Quyền hơn hẳn ông,làm sao ông gọi người ta là chó.Trong thời chiến tranh tam quốc không ai là bạn mãi mãi cũng không ai là kẻ thù vĩnh cửu,ông không hiểu được cái điều đơn giản thế mà sỉ nhục người ta vô cớ thì chết còn kêu gì...
Mình cũng viết vài cảm nghĩ thôi để chia sẻ cùng mọi người.Mong anh em cho biết cảm nghĩ nha rồi mình nghĩ được gì thêm sẽ viết tiếp
XXXXXXXX
23-07-2009, 12:18 AM
trong tam quốc thì Tào Tháo là toàn diện nhất, và cũng là mạnh nhất
nhachoaloiviet
23-07-2009, 01:00 AM
trong tam quốc thì Tào Tháo là toàn diện nhất, và cũng là mạnh nhất
Toàn diên là thế nào hả bạn,nói cụ thể được không
forevertb
23-07-2009, 01:19 AM
Theo mình đúng ra là phải nói : Tào Tháo là nhân vật xuất chúng , hơn người ở chỗ là có TÀI DÙNG NGƯỜI.
NGUOIYEUCO
23-07-2009, 09:31 AM
khổ nhất cho khổng minh từ khi lưu bị mất lưu thiện thì trí thấp tài kém làm ông phải bôn ba mọi việc
mình vẫn tiếc cho khổng minh bởi" LỆ RƠI TRÊN CAO NGUYÊN "
dáng lẽ ông phải là người thống nhất sơn hà qui về một mối
"chia 3 thiên hạ gia cát luong,thống nhất sơn hà lưu bá ôn" mỗi lần dọc câu này lại thấy tiếc thay cho ông
internazionale
23-07-2009, 12:26 PM
Mình cũng rất khoái Trương Phi vì bản tính chân thật,ghét cái ác của ông."Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha".Xã hội mà có nhiều người như thế thì dân đỡ khổ.Trong dân gian Trung Quốc có lưu truyền 1 câu chuyện khác về Khổng Minh đối đáp Trương Phi lúc 3 anh em Lưu Quan Trương cầu hiền ở Long Trung rất hay.Khổng Minh và Trương Phi đối đáp mà không nói câu gì chỉ ra hiệu cho nhau nếu sau 3 lần Khổng Minh không có ý kiến gì thì sẽ nhất trí về làm quân sư.Đoạn cuối miêu ta Khổng Minh cười khà khà ra chiều rất hài lòng mà đồng ý về làm quân sư cho Lưu Bị.Mình không nhỡ rõ lắm.Chỉ mang máng 1 chút là Khổng Minh giơ 1 ngón tay lên.Trương Phi vòng tay vẽ ra 1 vòng tròn rất lớn.Ý hiểu của đại quân sư là "một trụ chống trời" muốn ám chỉ mình có tài cao chí lớn.Thấy Trương Phi vẽ 1 vòng tròn to tưởng là "bao quát càn khôn" nhưng té ra ông tướng họ Trương chỉ hiểu 1 cách quê cục là 1 ngón tay tức là mỗi bận chỉ nên ăn 1 bát cơm nhỏ.Trương thì vẽ 1 vòng tròn to tức là "không,bữa ta ăn phải cả 1 bồ lớn cơ".:D.
123456
23-07-2009, 04:54 PM
truyện 3quốc vốn là truyện sử,nhưng lại viết theo thể chương hồi của La Quán Trung.nên không tránh khỏi nhiều đoạn,nhiều nhân vật bị tác giả đánh giá,viết 1 cách chủ quan (ai đọc 3quốc cũng thấy,ông La viết về nhà Thục rất thiên vị)
về nhân vật Trương Phi trong 3quốc mình ấn tượng 2 điều.làm mình có cảm giác,Trương Phi ko hề "hữu dũng vô mưu".thậm chí lại có nét khá...quý tộc
1: Trương là người xuất thân từ một gia đình khá giả ở nước yên,gia đình giàu có,có cả vườn đào rất rộng và đẹp.chính là nơi kết nghĩa đào viên. thêm 1 điều,mỗi khi Trương lâm trận,thường có 13 kiếm khách nước Yên theo hộ vệ. chứng tỏ xuất thân,gia thế của Trương ko hề tầm thường.cũng phải vào hàng có vai có vế
2: có nhiều đoạn trong 3quốc,Trương xử trí rất tinh tường.như kiểm định được Bàng Thống là hàng chất lượng cao (nếu là người cục súc,có lẽ khi thấy Bàng suốt ngày rượu chè,bỏ việc.ông đã đem trói lại,rồi tẩn cho 1 trận rồi).rồi chiêu hàng Nghiêm Nhan....
mình xin tạm kết luận về Trương như sau.Trương xuất thân là 1 quý tộc nước Yên,tính cách hào sảng,phóng khoáng,dễ kết bạn.nhưng phải cái tính nóng nảy. thủa đầu khi theo Quan,Lưu dấn thân vào nghiệp binh đao,khi còn trẻ.ko tránh khỏi những giây phút bồng bột (lưu ý là những hành động hữu dũng vô mưu của Trương chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu 3quốc)
sau khi đã từng trải,tính sốc nổi của tuổi trẻ cũng dần qua đi (thời điểm xử Bàng Thống,chiêu hàng Nghiêm Nhan) ấy mới đích thực là con người của Trương.vậy là ông cũng là người trí dũng song toàn đấy chứ
P/S: thêm 1 điểm nữa,làm mình khá băn khoăn về con người thực sự của Trương.đấy là trong tác phẩm "tiếu ngạo giang hồ" của Kim Dung.có đoạn
Ngốc Bút Ông lại quát lên một tiếng thật to rồi biến hóa bút pháp. Lão không đưa nhanh như trước mà ngưng trọng cây bút thành thế tuốt kiếm giương cung.
Lệnh Hồ Xung tuy không biết đường bút pháp này của đối phương là theo thế của Trương Phi, đại tướng nhà Thục Hán, viết chữ "Bát mông sơn minh". Nhưng chàng cũng nhận thấy đường bút này khác trước rất nhiều, chàng chẳng cần hiểu đối phương sử chiêu thức gì, cứ thấy phán quan bút của lão cử động là lại đánh vào chỗ sơ hở.
đây là đoạn Lệnh Hồ Xung đại náo Tây Hồ với 4 huynh đệ Giang Nam tứ hữu rồi gián tiếp giúp Hạc Vấn Thiên giải cứu Nhậm Ngã Hành
nếu theo đoạn trên mà phỏng đoán,thì Trương là người biết về thư pháp,thậm chí là rất giỏi và nổi tiếng.lại thêm chi tiết "nhà có vườn đào".thì Trương Phi cũng có nét rất văn nhân đó chứ.vậy thì Trương đâu có giống như những j mà người ta thường tưởng tượng :-/
mạn đàm thôi,các bro đừng chém :(
hatito
23-07-2009, 11:13 PM
Các bạn nói hay quá. Nhưng tớ nghĩ mãi mà không hiểu nguyên nhân tại là sao mà Trương Phi lại bỏ lại tất cả sự ấm êm của gia đình để đi theo phò một Lưu Bị (một người thất thế) và gắn bó với một Quan Vũ (theo tớ hiểu thì là một anh hùng Giang Hồ). Các bạn có thể phân tích theo khía cạnh này được không ?....
laototphilao
24-07-2009, 12:29 AM
Mình cũng rất khoái Trương Phi vì bản tính chân thật,ghét cái ác của ông."Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha".Xã hội mà có nhiều người như thế thì dân đỡ khổ.Trong dân gian Trung Quốc có lưu truyền 1 câu chuyện khác về Khổng Minh đối đáp Trương Phi lúc 3 anh em Lưu Quan Trương cầu hiền ở Long Trung rất hay.Khổng Minh và Trương Phi đối đáp mà không nói câu gì chỉ ra hiệu cho nhau nếu sau 3 lần Khổng Minh không có ý kiến gì thì sẽ nhất trí về làm quân sư.Đoạn cuối miêu ta Khổng Minh cười khà khà ra chiều rất hài lòng mà đồng ý về làm quân sư cho Lưu Bị.Mình không nhỡ rõ lắm.Chỉ mang máng 1 chút là Khổng Minh giơ 1 ngón tay lên.Trương Phi vòng tay vẽ ra 1 vòng tròn rất lớn.Ý hiểu của đại quân sư là "một trụ chống trời" muốn ám chỉ mình có tài cao chí lớn.Thấy Trương Phi vẽ 1 vòng tròn to tưởng là "bao quát càn khôn" nhưng té ra ông tướng họ Trương chỉ hiểu 1 cách quê cục là 1 ngón tay tức là mỗi bận chỉ nên ăn 1 bát cơm nhỏ.Trương thì vẽ 1 vòng tròn to tức là "không,bữa ta ăn phải cả 1 bồ lớn cơ".:D.
Lân khoái Điêu Thuyền à anh thì hơi mê tín hình như Quản Lộ nói em này có tướng sát chồng. Anh khoái mỗi hai nàng Kiều bên Ngô thôi thảo nào Tào Tháo xây Đài Đổng Tước chỉ khoan khoái khi đánh Đông Ngô bắt hai nàng về hầu hạ :D nhưng hai nàng này lấy Tôn Sách và Chu Du thì một ông chết trẻ là Chu Du Tôn Sách thì bị tên bắn . Thật là hồng nhan bạc mệnh chồng và con cái không được hưởng phúc. Chỉ có Biện phu nhân vợ Tào Tháo là ích phu lợi tử thôi
123456
24-07-2009, 10:20 AM
Các bạn nói hay quá. Nhưng tớ nghĩ mãi mà không hiểu nguyên nhân tại là sao mà Trương Phi lại bỏ lại tất cả sự ấm êm của gia đình để đi theo phò một Lưu Bị (một người thất thế) và gắn bó với một Quan Vũ (theo tớ hiểu thì là một anh hùng Giang Hồ). Các bạn có thể phân tích theo khía cạnh này được không ?....
Đến nay, Huyền Đức đã được hai mươi tám tuổi, và ngày hôm ấy, khi đọc bản chiêu quân của Lưu Yên, Huyền Đức cảm khái thở dài một tiếng.
Bỗng nghe đằng sau có tiếng người nói lớn:
- Đại trượng phu phải vì quốc gia mà ra sức, chứ than thở có ích gì?
Huyền Đức quay đầu lại, thấy người vừa nói mình cao tám thước, mặt dữ như cọp, mắt ốc tròn xoe, hàm én râu hùm, tiếng nói rền như sấm. Biết không phải là người thường, Huyền Đức liền hỏi thăm tên họ.
Người ấy đáp:
- Tôi họ Trương tên Phi, tự là Dực Đức, ông cha mấy đời ở nơi Trác Quận nầy làm nghề bán rượu, mổ thịt, vì vậy tôi cũng có chú ít ruộng vườn, thích kết giao những anh hùng hào kiệt trong thiên hạ, nay thấy ông xem bảng chiêu quân mà than thở nên hỏi thử một lời.
Huyền Đức nói:
- Tôi vốn là người trong thân tộc nhà Hán, họ Lưu tên Bị, đáng lẽ trong lúc giặc "Khăn Vàng" dấy loạn cũng phải góp một phần cứu nước an dân, nhưng vì sức chưa làm được nên đau lòng than thở.
Trương Phi nói:
- Nhà tôi cũng có chút ít của cải, tôi muốn bỏ ra để tuyển mộ một đoàn hương dũng, rồi cùng ông cử đại sự, ông thấy có nên chăng?
đây là đoạn Lưu gặp Trương,xin được trích dẫn lại
rõ ràng Trương là kẻ có chí lớn,muốn được bay nhảy,vẫy vùng.ai cũng biết Trương có tài thế nào.nếu đầu quân thì việc nổi danh thì đáng mấy hồi.nhưng bảng chiêu quân treo lên vậy.mà Trương không hề có ý đi tòng quân.càng chứng tỏ Trương là người có chí lớn,và biết cái tài của mình.việc tòng quân,làm 1 tên lính quèn,ko phải là sở nguyện của y
- Đại trượng phu phải vì quốc gia mà ra sức, chứ than thở có ích gì?
vậy là Trương vẫn đau đáu 1 tấm lòng báo quốc.chẳng qua,y chưa tìm được 1 minh chủ để thờ.nên đến nay vẫn ở cái ao cạn này
Nay Trương gặp Lưu,lại biết là kẻ "thân tộc nhà Hán".nên chú ý điểm này.Trung Quốc thời phong kiến xưa,rất coi trọng xuất thân gia thế."con nhà tông không giống lông cũng giống cánh".không phải tự nhiên,mà các vị vua (chinh chiến giành giang sơn) khi lên ngôi đều phủ lên mình 1 xuất thân thần thánh,huyền ảo (Lưu Bang xưng là con Xích Đế....)
trở lại sự gặp gỡ của Trương-Lưu-Quan.khi gặp Lưu là "thân tộc nhà Hán",lại thấy có chí lớn.nên Trương vốn là kẻ hào sảng,đã nghĩ ngay đến việc,cùng người này dựng nghiệp lớn.qua câu nói của Trương,cũng có thể đoán được,ông là người ủng hộ Hán triều.triều đình thối nát,Hán tộc bạc nhược,để chư hầu lấn át,giặc cỏ hoành hành.nay nếu có 1 người thuộc dòng dõi Hán Cao Tổ,có đủ tài,đức đứng lên lãnh đạo,chẳng phải là nhà Hán có hy vọng sao.có lẽ Trương đã nghĩ vậy (mạn đàm :P)
khi Trương gặp Lưu thì Lưu chỉ có 2 bàn tay trắng,nên ko thể gọi là "thất thế" được :D nếu chỉ khư khư giữ sự "êm ấm", đến cuối đời "gươm treo trên mộ" thì chẳng phải rất đáng tiếc sao :D Trương là kẻ có tài.nên nếu gặp được kẻ tri âm,cùng chung chí hướng.lại có thể cùng kề vai sát cánh,mà vẫy vùng.thì chút gia sản,có đáng chi mà phải lưu luyến
nói túm lại,theo em nghĩ :D Lưu-Quan-Trương là 3 kẻ có hùng tâm,lại có cùng chung 1 chí hướng phò tá Hán tộc.(có thể gọi là "tri kỷ" chăng?).nên kết nghĩa vườn đào,bước ra vũ đài lịch sử mà vẫy vùng.thì cũng ko có j là khó hiểu :D
mạn đàm rồi :P
BinhNhat
26-07-2009, 09:44 PM
Trong 3 nước Ngụy, Ngô, Thục thời đó, được hình dung như là:
Ngụy---> Thiên thời; Ngô---> Địa lợi; Thục---> Nhân hòa.
Tôi thấy rất nhiều Học giả nói phải hội tụ cả 3 yếu tố trên thì mới thông nhất được thiên hạ.
trannhien
27-07-2009, 11:12 AM
Vì sao tui thích Trương Phi hơn Quan Vũ, vì:
Trương Phi
+ Võ công: võ công thượng thừa, lấy đầu tướng địch dễ như trở bàn tay, từng đánh với Lã bố hơn 500 Hiệp bất phần thắng bại; chỉ cần hét không cần đánh mà đẩy lùi hàng trăm vạn hùng binh.
+ Mưu trí: là người đa mưu túc trí, suy xét thiệt hơn; chỉ uống rượu mà lấy được Ngõa Khẩu ải, thử hỏi mấy ai làm được.
+ Học vấn : Là gia chủ một đồn điền thì chí ít cũng tốt nghiệp 12. Ông còn là người viết chữ rất đẹp.
+ Tính cách: Trương Phi là người cương trực, thẳng thắn, có mấy ai trong chốn quan trường mà có được tính cách như Trương Phi, dám can ngăn Lưu Bị, lớn tiếng với cả Gia Cát Lượng.
Quan Vũ
+ Võ công: chỉ thường thường bậc trung, bằng chứng là bị tào tháo bắt sống. Đánh Hoàng Trung thì suýt chết, đánh Bàng Đức thì suýt bị bắt sống, chỉ nổi tiếng với chiêu đánh lén (giả đò thua bỏ chạy, chờ địch rượt theo rồi nhờ sức của con xích thố mà quay lại chém chết địch nhân, chơi như vậy không đẹp chút nào, không phải là cách của một bậc anh hùng mã thượng).
+ Mưu trí: Chả có mưu mẹo nào ra hồn.
+ Học vấn: chắc là chưa tốt nghiệp tiểu học, chính vì lẽ này nên rất hay đố kỵ với Khổng Minh về học vấn.
+ Tính cách: Tính cách ngạo mạn, hẹp hòi, đố kỵ, không coi thiên hạ ra gì, mặc dù mình thì chả bằng ai.
Mời các Bác là Fan của Quan Vũ phản bác:D
HuaNganXuyen
27-07-2009, 12:50 PM
he he qua bài viết về Quan Vũ và Trương Phi tui có 1 số ít kiến như sau
Trương Phi : làm gì có trận nào đánh với anh của "Lữ thiếu soái " 500 hiệp đâu ? chỉ có trận "Tam Anh Chiến " Lữ Bố thì Phi đấu 50 hiệp nhưng hơi lép suýt bị đâm đấy là tui xem film nó diễn vậy còn đọc truyện thì 50 hiệp là khá ngang sau đó Vũ mới xông lên
Quan Vũ nếu theo anh " La Bất Trung " :D ! Lăng xê thì cũng vào hàng tốp đầu .Nhưng theo tui Vũ cũng vào dạng khá mạnh .Sau này có quả sw mạnh là ngựa Xích Thố thần tốc nên đánh nhanh rất mạnh.Văn Xú chưa biết sự lợi của con ngựa SW Xích Thố định chơi món đả đao ai dè bị Vũ xấn tới chém rơi "nồi cơm điện "=)).Ngoài ra việc dùng nước nhấn chìm 7 đạo quân của Vu Cấm chắc là ông nội của Vu Ấu Hoa :-|.Cũng chứng minh y cũng có chút mưu mẹo ,kha kha .
internazionale
27-07-2009, 02:34 PM
ặc ặc sao bác laototphilao lại bảo em thích Điêu Thuyền vậy ?.Em khoái là khoái ông Trương Phi(nghe nói là có họ hàng anh em xa gì đó với Trương Cường thì phải :D) ở bản tính cương trực ghét cái ác,cái bất công thôi mà.Gái đẹp thì ai chẳng mê nhưng có lẽ chưa đến lúc
Mecolam
29-07-2009, 12:11 PM
Người thích Điêu Thuyền là Tôi.
Theo tôi thì thứ nhất : Trương Phi, Triệu Vân, Quan Vũ cũng là tầm tầm tuổi nhau.
Thứ 2: Trương Phi, Triệu Vân theo như truyện kể quá siêu phàm.
Thứ 3: Trương Phi, Triệu Vân đều gọi Quan Vũ là anh một cách rất khâm phục.
Vì 3 điều trên tôi nhận xét chắc chắn Quan Vũ trong thực tế phải có cái điểm gì đó hơn Trương Phi, Triệu Vân.
Đây là do nghệ thuật viết văn của La Quán Trung. Cũng cùng với nghệ thuật đó mà Nguyễn Du đã tả vẻ đẹp của Thúy Kiều thông qua việc tả Thúy Vân đó các bạn.
gianggiahuy
29-07-2009, 12:15 PM
mấy tay này đánh sao lại Mã Siêu.
nhachoaloiviet
29-07-2009, 12:31 PM
Người thích Điêu Thuyền là Tôi.
Theo tôi thì thứ nhất : Trương Phi, Triệu Vân, Quan Vũ cũng là tầm tầm tuổi nhau.
Thứ 2: Trương Phi, Triệu Vân theo như truyện kể quá siêu phàm.
Thứ 3: Trương Phi, Triệu Vân đều gọi Quan Vũ là anh một cách rất khâm phục.
Vì 3 điều trên tôi nhận xét chắc chắn Quan Vũ trong thực tế phải có cái điểm gì đó hơn Trương Phi, Triệu Vân.
Đây là do nghệ thuật viết văn của La Quán Trung. Cũng cùng với nghệ thuật đó mà Nguyễn Du đã tả vẻ đẹp của Thúy Kiều thông qua việc tả Thúy Vân đó các bạn.
Bác nói buồn cười ghê.Quan Vũ hơn Trương Phi 2 tuổi hơn Triệu Vân 6 tuổi,,lại là nhị đệ của Lưu Bị,theo Lưu Bị trước Triệu Vân thì không gọi là anh thì gọi là cái gì.Sao lại đem cách xưng hô ra để so sánh con người trong trường hợp này được.
Còn vụ truyện Kiều thì Nguyễn Du miêu tả chi tiết cả 2 chị em chứ đâu có tả mỗi cô em rồi bất ngờ tuyên bố cô chị là Hoa Hậu cô em là Á Hậu đâu.
Qan Vũ Trương Phi và Triệu Vân đều là những đại anh hùng trong tác phẩm không thể nói 1 câu đơn giản là ai hơn ai kém.Nó còn tùy thuộc bạn nói về khía cạnh nào,bạn yêu nét tính cách nào?
Còn bạn gì nói mấy ông này sao đánh lại Mã Siêu nghe lại càng ngộ hơn giống như máy bé học sinh tranh cãi về ai khỏe hơn vậy.Mã Siêu đầu óc tăm tối làm sao đáng mặt anh hùng.có khỏe thì cũng ngang Trương Phi.
Mecolam
29-07-2009, 02:12 PM
Bác nói buồn cười ghê.Quan Vũ hơn Trương Phi 2 tuổi hơn Triệu Vân 6 tuổi,,lại là nhị đệ của Lưu Bị,theo Lưu Bị trước Triệu Vân thì không gọi là anh thì gọi là cái gì.Sao lại đem cách xưng hô ra để so sánh con người trong trường hợp này được.
Còn vụ truyện Kiều thì Nguyễn Du miêu tả chi tiết cả 2 chị em chứ đâu có tả mỗi cô em rồi bất ngờ tuyên bố cô chị là Hoa Hậu cô em là Á Hậu đâu.
Sao bạn lại buồn cười tôi, có ai buồn cười bạn đâu khi bạn yêu mến và nói Triệu Vân hơn Quan Vũ (Nhưng nếu ai đọc Tam Quốc hoặc ngay cả trong đời sống thực cũng đều thấy rõ ràng Quan Vũ hơn hẳn Triệu Vân). Tôi nói là Trương Phi và Triệu Vân gọi Quan Vũ bằng anh rất khâm phục phải chẳng là sai. Còn về vụ tả Thúy Kiều qua việc tả Thúy Vân của Nguyễn Du đấy là ở các trường phổ thông các cô giáo dạy Văn đều nói vậy (bạn có thể kiểm nghiệm mà).
nhachoaloiviet
29-07-2009, 06:21 PM
Sao bạn lại buồn cười tôi, có ai buồn cười bạn đâu khi bạn yêu mến và nói Triệu Vân hơn Quan Vũ (Nhưng nếu ai đọc Tam Quốc hoặc ngay cả trong đời sống thực cũng đều thấy rõ ràng Quan Vũ hơn hẳn Triệu Vân). Tôi nói là Trương Phi và Triệu Vân gọi Quan Vũ bằng anh rất khâm phục phải chẳng là sai. Còn về vụ tả Thúy Kiều qua việc tả Thúy Vân của Nguyễn Du đấy là ở các trường phổ thông các cô giáo dạy Văn đều nói vậy (bạn có thể kiểm nghiệm mà).
Mình không cười bạn mà mình nói là bạn nói buồn cười khi bạn nghĩ rằng Trương Phi và Triệu Vân gọi Vân Trường là anh thì có nghĩa là Vân Trường ok hơn hai người kia.Vân Trường là bậc đại trượng phu anh hùng lại hơn tuổi hai người kia ,vai vế đã được phân định là nhị ca thì hai người kia phải gọi là anh > lẽ tất nhiên.Mình đâu có thích Triệu Vân hơn Quan Công đau mình chẳng thích ai cả hihi mà chung ta đang phân tích tác phẩm để thấy cái hay cái dở của mỗi nhân vật và nói lên chủ kiến của mình.
Có thể ý bạn diễn đạt chưa được thóat nên mình hiểu không hoàn toàn đúng.Mình không hình dung ý của bạn là Quan Vũ hơn hẳn Triệu Vân ở khía cạnh nào vì mỗi người có một điển hay riêng và nếu bạn đưa ra ý của mình xin hãy lập luận rõ ràng để mọi người cùng tham khảo.Vì nếu gọi là anh là hay hơn giỏi hơn thì Lưu Bị phải hơn Vân Trường nhiều.Mình có thể nói bạn không chính xác ở câu nói "3 người tầm tầm tuổi nhau mà Trương và Triệu gọi Quan là anh rất khâm phục chứng tỏ Quan phải hay nhất" >> chưa đúng mà!
Ah mà bức tranh avater của bạn nhìn quen quen có phải tranh của Salvador Dali hay gì không
Mecolam
30-07-2009, 01:52 PM
Đó là bức tranh vẽ minh họa về Tượng người Khổng lồ một trong 7 kỳ quan cổ đại. Còn do ai vẽ tôi không biết.
Tôi thấy Quan Vũ hơn Triệu Vân là hiển nhiên nên tôi nói thế, còn hiển nhiên như thế nào còn phải chờ bạn Nhachoaloiviet đã đọc hết truyện Tam Quốc cho ý kiến. Còn tôi nhất định không đọc.
nhachoaloiviet
30-07-2009, 02:14 PM
Bạn nói hiển nhiên mà không có lập luận thì chẳng có giá trị diễn đàn,có chăng chỉ là chủ quan ý kiến một mình bạn thôi.Một ca sĩ huyền thoại hay tài năng chưa chắc số lượng đĩa nhạc bán nhiều hơn mấy thằng ca sĩ thị trường nốt nhạc bẻ đôi không thuộc.Làm sao có thể vin vào tiền kiếm được để đánh giá một tài năng phải không bạn.Có cái hơn hiển nhiên nhất có lẽ là Quan Vũ nhiều râu hơn Triệu Vân là ai cũng thấy
trannhien
30-07-2009, 03:08 PM
@Mecolam: Theo bạn "Quan Vũ hơn Triệu Vân là hiển nhiên", điều này theo tôi là do toàn bộ các nhân vật trong Tam Quốc chí chỉ có Quan Vũ được người dân phong thánh, thờ cúng, ca tụng rồi thành thói quen. Từ khi lõm bõm biết đọc tôi đã thấy rất nhiều người lớn xung quanh tôi ca tụng Quan Vũ, điều này làm cho tôi lúc ấy cũng có tư tưởng tôn sùng Quan Vũ mặc dù tôi không rõ Quan Vũ là người như thế nào. Đến khi được đọc bộ Tam Quốc chí thì những lần đọc đầu tiên tôi cũng rất thích Quan Vũ và Khổng Minh, với tôi lúc ấy Khổng Minh tượng trưng cho Trí tuệ, Quan Vũ tượng trưng cho sức mạnh, là bậc trượng nghĩa. Nhưng càng về sau, khi đã đi làm rồi, đọc lại Tam Quốc chí thì bắt đầu tôi có những nhận xét của riêng mình, tôi chỉ thích Quan Vũ ở chỗ ông là một dũng tướng, thế thôi, còn tính cách thì không còn thích như trước nữa. Nhân vật Quan Vũ nổi bật hơn Triệu Vân ở chỗ nó thể hiện bản chất thật của con người hơn Triệu Vân. Nhân vật Triệu Vân, theo tôi, không nổi bật so với Quan Vũ là vì tính cách của Triệu Vân không có đặc điểm gì là nổi trội, nó chỉ tượng trưng cho một nhân vật anh hùng rất khuôn mẫu (trung thành, dũng cảm...), mà những nhân vật này thì có rất nhiều và được thể hiện nhiều trong các bộ tiểu thuyết, do vậy người đọc cảm thấy quen thuộc, không để lại ấn tượng gì nhiều. Với tôi, tính cách của Triệu Vân trong Tam quốc chí nó nhàn nhạt thế nào ấy, không có gì đặc sắc, có chăng là lúc Triệu Vân một mình một ngựa cứu ấu chúa, nhưng đó cũng chỉ thể hiện ông là một dũng tướng như Trương Phi, Quan Vũ...thế thôi. Riêng tôi, tôi thích Trương Phi.
mtuan
30-07-2009, 03:12 PM
Cái này giống gu thuốc lá hay âm nhạc. Có người chỉ hút Vina, có người lại thích Hero, Jet hoặc Craven A.
xiangqi_newbie
30-07-2009, 03:17 PM
Cái này giống gu thuốc lá hay âm nhạc. Có người chỉ hút Vina, có người lại thích Hero, Jet hoặc Craven A.
Gặp lúc hết thuốc hết tiền lại gặp trời rét mưa phùn thì thuốc lào cũng rít bác ơi, cứ gì phải Craven hay Jet :))
nhachoaloiviet
30-07-2009, 04:45 PM
Hihi mình thì thích hút cỏ nhất. Nói cho vui thui nhưng quả thạt như mình nhận xét từ trước thì Triệu Vân là vị tướng hoàn hảo giồng như một thằng nhân viên tận tụy chăm chỉ và được việc cho 1 công ty mà chủ tập đoàn là Lưu Bị còn giám đốc điều hành là Gia Cát vậy.tuy ông dũng mãnh nhưng quả thực không có điểm gì nổi bật về tính cách,lại không máu gái nên mình cũng không hâm mộ ông và mối quan hệ giữa ông và Lưu Bị tuy thân mật nhưng không thể so sánh với Quan Trương.Nhưng Gia Cát thì lại ưa dùng Triệu Vân hơn 2 ông kia 1 chút vì dù sao 2 ông kia vẫn mang tiếng là người nhà con ông cháu cha lam cho công ty kiểu gì vẫn cậy thế làm láo( tha Tào Tháo là 1 ví dụ) hihi >
Mà sao nhiều nhười thich Trương Phi giống mình thế,mình tưởng ít hóa ra Trương Phi sao quá
Mecolam
30-07-2009, 05:24 PM
Bạn nói hiển nhiên mà không có lập luận thì chẳng có giá trị diễn đàn,có chăng chỉ là chủ quan ý kiến một mình bạn thôi.Một ca sĩ huyền thoại hay tài năng chưa chắc số lượng đĩa nhạc bán nhiều hơn mấy thằng ca sĩ thị trường nốt nhạc bẻ đôi không thuộc.Làm sao có thể vin vào tiền kiếm được để đánh giá một tài năng phải không bạn.Có cái hơn hiển nhiên nhất có lẽ là Quan Vũ nhiều râu hơn Triệu Vân là ai cũng thấy
Có cần thiết phải lập luận không ?
Cũng giống như 1 nghìn năm sau; có người cứ chứng minh Lữ Khâm hơn Hồ Vinh Hoa. Nhưng trong khi Lữ Khâm thì chẳng có lấy 1 tấm hình, mà tượng Hồ Vinh Hoa thì vẫn hiển hiện ở đâu đó tại Trung Hoa, trong nhà những người Trung Quốc.
Mà hình như ở cuối Tam Quốc có nói: Nhất Lữ Nhì Điển Tam Quan Tứ Trương; Triệu Tử Long đâu chẳng thấy
hatito
30-07-2009, 05:33 PM
Tam Quốc quả là lắm chuyện để bàn !
nhachoaloiviet
30-07-2009, 06:01 PM
Mình không hiểu câu Nhất Lữ Nhì Điển Tam Quan Tứ Trương là của ai sáng tác ra.Mà ai dám chắc Trương là Trương nào,Trương Liêu hay Trương Cáp.
Nếu nói xét võ nghệ để xếp hạng một vị tướng thì quả thật quá phiến diện.Một vị tướng cần rất nhiều phẩm chất để lãnh đạo quân sĩ lập công trạng.Mà ngay cả La Quán Trung cũng chẳng dám nói Triệu Vân không đánh ngang với Quan Vũ.Võ công là một chuyện còn khí thế và phong độ nữa.Người Trung Hoa có câu :Ai Binh Tất Thắng là vậy bạn à.Thử hỏi Quan Vũ lừng danh thiên hạ ai nghe tiếng cũng khiếp sợ mà gặp Bàng Đức chán đời vác quan tài ra trận thì cũng đến thế mà thôi.Thằng vua thua thằng liều mà.
Hồ Vinh Hoa là hiện tượng cờ tướng thế giới do ông vô địch từ năm 15 tuổi(sớm nhất) và 55 tuổi vẫn vô địch (dai sức nhất) lại vô địch 10 năm liền ( liên trảm dài hơi nhất) và tổng số lần cũng nhiều nhất thì chẳng ai dám nói sức cờ ai bằng ông.Nhưng đáy cũng là trên phương diện cờ tướng mà nói thì Hồ không ai sánh kịp.Còn 2 nhân vật tam quốc kia thì chúng ta chưa biết so sánh họ về phương diện nào.Thật khó quá đi
hatito
30-07-2009, 06:15 PM
Cứ theo ý bạn Nhachoaloiviet mà bình. Bạn ý bình rất hay.
Theo tớ thì trai thời chiến ai cũng có một chút khí phách anh hùng, điều này tớ tìm hiểu qua những câu chuyện của các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Vì vậy người ta luôn phải tìm ra 1 tấm gương để làm một hình tượng điển hình (có thể còn là thần thánh) lưu truyền cho muôn đời sau.
Tớ nói vậy có phải không nhể ?
nhachoaloiviet
30-07-2009, 06:28 PM
Cứ theo ý bạn Nhachoaloiviet mà bình. Bạn ý bình rất hay.
Theo tớ thì trai thời chiến ai cũng có một chút khí phách anh hùng, điều này tớ tìm hiểu qua những câu chuyện của các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Vì vậy người ta luôn phải tìm ra 1 tấm gương để làm một hình tượng điển hình (có thể còn là thần thánh) lưu truyền cho muôn đời sau.
Tớ nói vậy có phải không nhể ?
Mình luôn tôn kính Quan Vũ mặc dù ông còn nhiều khuyết điểm hơn nhiều vị tướng khác nhưng ông vẫn được phong thánh.Và cho dù ông là thánh thì mình vẫn cứ phê bình các nét chưa chuẩn của ông.Ông được phong thánh hoàn toàn không phải do võ công cái thế,cũng hoàn toàn không phải do mưu trí lập nhiều công trạng cho nhà Thục.Thậm chí ông thiếu sự mềm dẻo của một chính trị gia.
trannhien
31-07-2009, 08:25 AM
Mình luôn tôn kính Quan Vũ mặc dù ông còn nhiều khuyết điểm hơn nhiều vị tướng khác nhưng ông vẫn được phong thánh.Và cho dù ông là thánh thì mình vẫn cứ phê bình các nét chưa chuẩn của ông.Ông được phong thánh hoàn toàn không phải do võ công cái thế,cũng hoàn toàn không phải do mưu trí lập nhiều công trạng cho nhà Thục.Thậm chí ông thiếu sự mềm dẻo của một chính trị gia.
Thật sự thì mình cũng không hiểu tại sao người đời lại phong thánh cho Quan Vũ mà không phong thánh cho Trương Phi nhỉ ?
Về sự mềm dẻo của một chính trị gia thì ông mềm dẻo hơn so với Trương Phi rất nhiều, tuy nhiên vì cậy cái thế "con ông cháu cha" nên trong một số tình huống "đối nội, đối ngoại" hơi dở.
kangooroo
09-07-2010, 02:12 PM
Có thể Quan Vũ xịn trong lịch sử không ngạo mạn như trong Tam Quốc nên ông ta được phong Thánh
karma
10-07-2010, 01:15 AM
Có thể Quan Vũ xịn trong lịch sử không ngạo mạn như trong Tam Quốc nên ông ta được phong Thánh
Khổ bình luận tam quốc mà có chú chuột chui vào làm thầy bói hihi
Trùm chém gió
10-07-2010, 01:37 AM
Trương Phi thẳng thắn hơn Quan Vân Trường nhể
cothe2010
10-07-2010, 02:04 PM
Thật sự thì mình cũng không hiểu tại sao người đời lại phong thánh cho Quan Vũ mà không phong thánh cho Trương Phi nhỉ ?
Về sự mềm dẻo của một chính trị gia thì ông mềm dẻo hơn so với Trương Phi rất nhiều, tuy nhiên vì cậy cái thế "con ông cháu cha" nên trong một số tình huống "đối nội, đối ngoại" hơi dở.
Người TQ phong thánh cho Quan Vũ đương nhiên là có lý do của họ. Xét về mặt tài năng thì tôi ko đề cập đến, vì xét về tài mà phong thánh xem ra ko hợp lý vì trong lịch sử TQ thiếu gì người tài.
Xét về phẩm chất đạo đức thì Quan Vũ các bạn cũng biết là người sao rồi, bên cạnh đó ko có tật rượu chè be bét , say xỉn. Nếu thờ Trương Phi chắc rượu bia suốt ngày thì chết. Ngoài ra cái quan trọng nữa là phong thái và tướng mạo của Quan Vũ được người khác đánh giá cao. Việc xem tướng mạo, phong thái đánh giá người là 1 điều cũng tương đối chính xác. Dù Quan Vũ có ko giỏi trong chuyện ngoại giao đi chăng nữa thì người ta vẫn tôn thờ ông vì đạo đức,nếp sống, tướng mạo và phong thái uy nghi như 1 vị thần của ông...ngoài ra ông cũng là 1 người có tài , điều này ko thể phủ nhận.
Gà làng cờ
10-07-2010, 02:34 PM
Trước kia khi còn là cậu học sinh cấp 1 mình đã ham mê đọc tranh tam quốc ở những hàng cho thuê truyện gần cổng trường.Hồi đó mình rất hâm mộ nhân vật Quan Vũ và trong tim mình lúc bấy giờ Quan Vũ là đại anh hùng perfect:từ tướng mạo uy dũng lẫm liệt,cao to (8 thước 5-thuộc loại cao khoảng 1m78) đẹp trai(mắt phượng mày ngài,mặt đỏ như gấc) manly Xmen râu đẹp phong độ.Võ công thuộc top 10 trong truyện.Cưỡi ngựa xích thố cực nhanh ( xe đẹp) tay cầm thanh long yển nguyệt đao năng 82 cân-chắc khoảng gần 4 chục kg( điện thoại đẹp)..... Nói chung là mình kết nứt bát.Nhưng sau này khi lớn lên mình đọc đi đọc lại tác phẩm thì dần dần mình lại cảm thấy Quan Vũ cũng có nhiều điểm rất chán và mình lại kết nhân vật Trương Phi hơn.
Trương Phi có lẽ là nhân vật tượng trưng cho tính nóng nảy bộc trực và thẳng thắn.Nhiều người đọc bộ truyện có cảm giác rằng Trương Phi chỉ là một tên trâu bò cục súc,đầu đất nhưng mình không cảm thấy như vậy.Ông là người xuất thân từ một gia đình khá giả ở nước yên,gia đình giàu có,có cả vườn đào rất rộng và đẹp(cũng biết chơi đấy chứ) trình độ văn hóa chắc cũng không phải kém lắm-chứ không phải loại võ biền thất phu.
Trương Phi cũng rất biết nhìn người.Khi gặp gỡ Lưu Bị và Quan Vũ nhận thấy ngay đay là các bậc anh hùng nên không ngần ngại kết nghĩa anh em(Lưu ý là Trương Phi nhìn thấy Lưu Bị tướng mạo phi phàm nên mới bắt chuyện hỏi tại sao thở dài).Ông có con mắt tinh đời đáy chứ.Sau đó không tiếc gì anh em bán hết tái sản nhà cửa đất cát chiêu mộ trai tráng sắm sửa vũ khí lên đường chiến đấu >> tính cách hào sảng dứt khoát.Mình còn thích đoạn Trương Phi biết tin Đốc Bưu hạch sách anh mình liền trói con hàng vào gốc cây bẻ cành liễu vụt gần què chân ,may mà 2 ông anh dát không cho giết,mình rất cay 2 ông anh vì mình muốn Trương Phi giết chết Đốc Bưu.Thời buổi loạn lạc vua không ra vua tôi không ra tôi còn sợ không dám giết mệnh quan triều đình mặc dù biết chúng nó toàn sâu bọ ngu dốt hại dân.Ngoài ra sau này khi được cử đi xử phạt Bang Thống tội lười biêng việc công chính ông đã trực tiếp nhân ra tài năng của bàn tiên sinh chứ không hề hề nóng nảy xử tội ngay>> rất sáng suốt và được việc,còn sorry Bàng thống đàng hoàng
Trương Phi hay bị mọi người chê là nóng tính cục súc hữu dũng vô mưu đễ làm hỏng việc nhưng mình không hề cảm thấy điều đó,trái lại mình thấy ông rất thật và nhất quán.Theo hai anh đi chinh chiến một thời gian ông đã rut ra nhiều kinh nghiệm nhanh chóng,biết dùng mưu lừa giặc,thu phục Nghiêm Nhan,làm bù nhìn lừa bắt sống tướng giặc,buộc cành cây vào đuôi ngựa làm nghi binh,một mình đứng chặn cầu stop đại quân Tào Tháo cùng bao tướng vip,sư tử hống chết 1 tướng và đuổi cả dạo quân kia chạy phun khói >>Đây là hình ảnh mình xao xuyến nhất khi đọc tam Quốc các bạn ah.Ngay cả nói đến võ công mình cũng tin tưởng Trương Phi hơn Quan Vũ.Ông từng solo mấy trận với Lã Bố anh của Lã Khâm không hề kém thế.Bem nhau với Hứa Chử chú họ Hứa Ngân Xuyên vài trăm hiệp bất phân thắng bại.Quan Vũ cũng có những trận đánh ghê hàng nhưng về sau có vẻ xịt và khi Quan Vũ đụng đọ những đại tướng khác mạnh như Hoàng Trung,Bàng Đức toàn sém thua do chủ quan.
Trương Phi có rất nhiều đức tính tốt và đáng yêu,ông không kiêu ngạo khinh người như Quan Vũ.Quan Vũ là một trong những nguyên nhân đóng góp vào thất bại của nhà Thục khi ông phá vỡ mối liên minh Thục Ngô.Ngay cả Gia cát cũng không khoái Quan Vũ lắm vì tính cách của ông.Khi Quan Vũ thấy Hoàng Trung được vào top 5 ông lại kêu ca làm Gia cát phải gửi mail khuyên bảo mới nhận ra sai sót.Quan Vũ rất phân biệt chủng tộc nên mình không thích điểm này.
Một điểm nữa khi Quan Vũ gửi mail thách đấu Mã Siêu mình càng thấy ông có vấn đề.Ông đường đường là Hoàng Đệ ,người lớn chứ cò phải trẻ con đâu mà lại đòi đi đánh nhau với Mã Siêu mà khi đó Mã Siêu cũng là tướng Thục-lý do chỉ vì nghe đồn thằng đấy khỏe như Lữ Bố khi xưa.Điều này cho thấy Quan Vũ rất trẻ con,lại hiếu thắng.Lần nữa Gia Cát lại phải viết thư nịnh là "Mã Siêu dù sao cũng chỉ là hạng vũ phu,chỉ so được với TrươngPhi chứ làm sao so được với ông tốt râu tuyệt vời" lúc đây mới khoái chí <<< ưa nịnh,hấp nặng,lại còn đề cao mình hơn em kết nghĩa Trương Phi.
Khi Quan Vũ bị tên bắn vào cánh tay ông được Hoa Đà thân y đề nghị xích tay cạo xương thì ông nói cả đời tôi đâm chém nhiều rồi chết còn chẳng sợ huống gì đau đớn.Tuy đoạn này mình rất hâm mộ ông nhưng câu ông nói nghĩ kỹ thấy hơi ngược.Đau đớn cực hình mới đáng sợ và khó chịu chứ chết rồi thì sợ gì nữa phải không các bạn
Quan Vũ có câu cửa miệng là ta đây coi cài chết nhẹ như lông gà.Nhưng ông nói mồm vậy thôi.Sau khi ông bị trảm hồn bay quanh núi ngọc Toàn gì đó đêm nào cũng đi đòi đầu,sau đó cò vị cao tăng khuyên bảo mới ngộ ra vấn đề.Thời binh đao chém giết là chuyện thường,chém người rồi người chém lại có gì mà kêu ca.Sinh thời ông trảm bao nhiêu đầu ông có đếm được không mà đến khi bị trảm lại đi đòi đầu.Qua có 5 ải ông làm đến 6 cái nồi cơm điện con nhà người ta ông không nhớ sao.Như vậy có phải ông quá nặng nề cái chết của mình không,quá ngạo man không.Nếu ông không ngạo mạn khinh người thì đâu đến nỗi chết thảm.Còn nhớ khi Tôn Quyền đề nghị thông gia với ông thì ông chửi người ta là chó,còn mình là Tiger beer.Nếu xét về lý lịch thì Quan Vũ ông xuất thân tầm thường hồi thanh niên phải đủn xe bán đậu phu,giết người rồi trốn nã về sau gặp được anh em kết nạp đi chiến đấu một thời gian mới có số má làm Hoàng đệ.Tôn Quyền sinh ra trong một cơ ngơi như thế bố Tôn Kiên anh hùng cái thế,anh em toàn Tôn Sách khét tiếng,xét về tổng thể xuất thân Tôn Quyền hơn hẳn ông,làm sao ông gọi người ta là chó.Trong thời chiến tranh tam quốc không ai là bạn mãi mãi cũng không ai là kẻ thù vĩnh cửu,ông không hiểu được cái điều đơn giản thế mà sỉ nhục người ta vô cớ thì chết còn kêu gì...
Mình cũng viết vài cảm nghĩ thôi để chia sẻ cùng mọi người.Mong anh em cho biết cảm nghĩ nha rồi mình nghĩ được gì thêm sẽ viết tiếp
Hay! Gà thấy bác viết bài này khách quan, nói hợp tình hợp lý, không biết làm gì hơn là thanks một phát :X
Gà cũng khoái anh mặt đen râu xồm, thấy anh này không phức tạp như anh mặt đỏ râu dê. Anh Phi yêu là yêu, ghét là ghét, không có kiểu lập luận nước đôi "Hàng Hán chứ không hàng Tào" của ông anh kết ngãi (Tào Tháo nghe câu này phải phì cười : "ta là Hán, Hán là ta chứ đâu"!)
Anh Phi nhà ta nhìn trông đồ tể thô lỗ cục súc, nhưng khôn ngoan và nghĩa hiệp ra phết. Hồi đầu theo Lưu Bị thì nóng nảy, nhưng càng về sau càng tỏ ra đường hoàng. Khi anh đi điều tra bác Thống đang nằm chơi dài chẳng hạn. Nếu anh là người cục súc, thấy bác Thống nát rượu be bét thế kia lại chả cho bác Thống mấy cái bợp tai. Nhưng anh cũng biết nhìn người tài, vượt qua vẻ ngoài xấu xí của họ, cái này là anh hơn hẳn ông anh tai to Lưu Bị rồi. Vậy nên Lưu Bị không mất một đại nhân tài.
Xét về tài và về công, Gà đều cho là anh Phi trội hơn anh Vũ mấy phần.
Về tài, ai cũng biết Lã Bố vô đối. Thế mà anh Phi lao vào solo với anh Lã mấy trăm hiệp mà không nao núng gì. Đến nỗi mấy lần sau anh Phi rủ anh Lã làm vài hiệp chơi, anh Lã chạy mất dép không dám. Còn anh Vũ thấy Phi đánh ngang cơ (có khi sắp thắng anh Lã), bèn nhảy vào ăn hôi, làm vướng chân anh Phi khiến cho giặc Lã có cơ hội chạy thoát ;))
Anh Vũ có cái tài chém trộm. Chước đà đao tuyệt kỹ của anh Vũ cũng là để phục vụ cho chiến thuật chém trộm này. Phi không có tuyệt kỹ ấy của Vũ, vì anh luôn ra mặt đối diện đường hoàng với kẻ địch. Và anh chưa từng thua khi solo với ai, cái này là khá hơn anh Vũ.
Anh đứng một mình trên cầu Trường Bản, gió thổi bụi mù mịt, trước mặt anh là mấy chục vạn quân Tào hầm hầm sát khí. Vậy mà chỉ ba tiếng thét của anh đã lui được quân Tào, lại khiến có kẻ kinh sợ mà chết ngay trên mình ngựa. Thật là khí oai hùng của loài mãnh hổ, đến nỗi Gà làng cờ mấy nghìn năm sau phải thốt lên rằng:
Hùm vương dám sánh bằng Dực Đức?
Năm xưa trước trăm vạn quân Tào
Một tiếng gầm lên, trời đất khiếp
Uy tráng Trương Phi, lẫm liệt sao!
Trong khi ấy, anh Vũ lảng sang Giang Hạ để "mượn quân". Quân mượn được thì chả thấy đâu, chỉ thấy anh trốn được mọi hiểm nguy khó khăn, trong khi anh Lưu, anh Trương, anh Triệu đều ngàn cân treo một phần tư sợi tóc.
Rồi trong khi anh Vũ nằm khểnh ở Kinh Châu chửi tục, dèm pha anh này, đòi tỉ thí anh kia. Thì anh Phi lại vào Thục lập bao chiến công.
Anh Phi sống rất có tình. Trước sau như một với ông anh hờ. Dù rằng từ khi theo ông anh hờ, bao gia sản của mình nướng cho ông anh hờ, lại chịu mưa nắng, hiểm nguy rình rập, vậy mà luôn một lòng thủy chung đến chết. Cuối cùng cũng vì nặng tình với một ông anh hờ mà bị sát hại.
Vậy nên Gà khen anh Phi mà phê bình anh Vũ ;))
hai_au106
13-07-2010, 11:41 PM
Hay! Gà thấy bác viết bài này khách quan, nói hợp tình hợp lý, không biết làm gì hơn là thanks một phát :X
Gà cũng khoái anh mặt đen râu xồm, thấy anh này không phức tạp như anh mặt đỏ râu dê. Anh Phi yêu là yêu, ghét là ghét, không có kiểu lập luận nước đôi "Hàng Hán chứ không hàng Tào" của ông anh kết ngãi (Tào Tháo nghe câu này phải phì cười : "ta là Hán, Hán là ta chứ đâu"!)
.
Anh đứng một mình trên cầu Trường Bản, gió thổi bụi mù mịt, trước mặt anh là mấy chục vạn quân Tào hầm hầm sát khí. Vậy mà chỉ ba tiếng thét của anh đã lui được quân Tào, lại khiến có kẻ kinh sợ mà chết ngay trên mình ngựa. Thật là khí oai hùng của loài mãnh hổ, đến nỗi Gà làng cờ mấy nghìn năm sau phải thốt lên rằng:
Hùm vương dám sánh bằng Dực Đức?
Năm xưa trước trăm vạn quân Tào
Một tiếng gầm lên, trời đất khiếp
Uy tráng Trương Phi, lẫm liệt sao!
;))
Xem phim Tam Quốc đến đoạn này cười chảy nước mắt
tướng bị chết là Hạ Hầu Kiệt do đứt ruột vỡ gan trước loa mồm của Trương Phi.Trong phim thằng này hộc máu rồi nhào xuống ngựa,cả nhà mình lần nào xem tam Quốc đến đoạn này cũng cười rũ ra,đánh nhau ngày xưa nhiều cái buồn cười thật
123456
14-07-2010, 12:10 AM
Người TQ phong thánh cho Quan Vũ đương nhiên là có lý do của họ. Xét về mặt tài năng thì tôi ko đề cập đến, vì xét về tài mà phong thánh xem ra ko hợp lý vì trong lịch sử TQ thiếu gì người tài.
Xét về phẩm chất đạo đức thì Quan Vũ các bạn cũng biết là người sao rồi, bên cạnh đó ko có tật rượu chè be bét , say xỉn. Nếu thờ Trương Phi chắc rượu bia suốt ngày thì chết. Ngoài ra cái quan trọng nữa là phong thái và tướng mạo của Quan Vũ được người khác đánh giá cao. Việc xem tướng mạo, phong thái đánh giá người là 1 điều cũng tương đối chính xác. Dù Quan Vũ có ko giỏi trong chuyện ngoại giao đi chăng nữa thì người ta vẫn tôn thờ ông vì đạo đức,nếp sống, tướng mạo và phong thái uy nghi như 1 vị thần của ông...ngoài ra ông cũng là 1 người có tài , điều này ko thể phủ nhận.
ko phải vậy đâu bác ạh.phong thái và tướng mạo đẹp mà đc phong thánh,thì Triệu Tử Long ko hề kém cạnh
việc thờ Quan Vũ bắt đầu từ thời nhà Thanh-1 ý kiến được nhiều ng công nhận-.khi ấy phong trào "Phản Thanh Phục Minh " lên cao trào.các nhân sĩ trong phong trào này,muốn lấy 1 hình tượng để thờ.là kim chỉ nam cho các hoạt động của nhóm.tìm đi tìm lại,họ quyết định thờ ông Quan Vũ.
bởi ông có 1 đặc điểm chung với Thiên Địa Hội (lấy tạm thế-vì quen thuộc) ấy là cùng chiến đầu bảo vệ và khôi phục nhà Hán (người TQ tự nhận mình là con cháu nhà Hán-Nam Tử Hán Đại Trượng Phu là hàm ý này).hơn nữa,đám người Thiên Địa Hội đều phần lớn xuất thân từ đám lục lâm thảo khấu.nên rất thần tượng Quan Vũ (kiêu ngạo,sống tình nghĩa,xả thân vì huynh đệ,tài năng....)
nên bác thấy,bên Hồng Kông thờ QV rất nhiều,phần đông là thuộc giới anh chị.đc coi đây là tàn dư của Thiên Địa Hội (xưa phong trào Phản Thanh Phục Minh phát triển rất mạnh bên Hồng Kông,dưới trướng của Trịnh Thành Công-ông này chống lại nhà Thanh,chiếm đóng vùng Hồng Kông 1 quãng thời gian khá dài)
cothe2010
14-07-2010, 12:31 PM
ko phải vậy đâu bác ạh.phong thái và tướng mạo đẹp mà đc phong thánh,thì Triệu Tử Long ko hề kém cạnh
việc thờ Quan Vũ bắt đầu từ thời nhà Thanh-1 ý kiến được nhiều ng công nhận-.khi ấy phong trào "Phản Thanh Phục Minh " lên cao trào.các nhân sĩ trong phong trào này,muốn lấy 1 hình tượng để thờ.là kim chỉ nam cho các hoạt động của nhóm.tìm đi tìm lại,họ quyết định thờ ông Quan Vũ.
bởi ông có 1 đặc điểm chung với Thiên Địa Hội (lấy tạm thế-vì quen thuộc) ấy là cùng chiến đầu bảo vệ và khôi phục nhà Hán (người TQ tự nhận mình là con cháu nhà Hán-Nam Tử Hán Đại Trượng Phu là hàm ý này).hơn nữa,đám người Thiên Địa Hội đều phần lớn xuất thân từ đám lục lâm thảo khấu.nên rất thần tượng Quan Vũ (kiêu ngạo,sống tình nghĩa,xả thân vì huynh đệ,tài năng....)
Theo nhiều ý kiến thì Quan Vũ đã được thờ từ sau khi ông mất , có ý kiến thì đến đời Tùy - Đường , những người khác thì cho rằng đến thời nhà Thanh mới thờ , tôi vẫn chưa xác định bên nào đúng bên nào sai nên ko dám viết bừa , chỉ là thấy hình tượng Quan Vũ rất đẹp nên mạo muôi phát biểu vậy. Còn Triệu Tử Long tuy đẹp mã nhưng ko kỳ lạ như Quan Vũ về ngoại hình(mặt đỏ , râu dài). Rất cám ơn bạn về lời bình.
Sau đây là 1 đoạn trích từ phía lịch sử " Tại Trung Quốc, Đức Quan Thánh được thờ phụng ở nhiều nơi, tôn lên nhiều danh hiệu cao quý.
Sau khi mất, ông được truy tặng chức Tráng Mậu hầu. Thời nhà Tống, Tống Huy Tông truy tôn ông là Trung Huệ Công; Tống Cao Tông tôn ông làm Tráng Mậu Vũ An vương. Đến thời Minh Thần Tông, ông được tôn làm Quan Đế. Vua nhà Minh coi ông là vị thần hộ quốc[35].
Đời Thanh, Càn Long tôn ông làm Trung Nghĩa Vũ Thần đại đế. Năm 1856, người ta cho rằng ông đã hiển linh giúp quân Thanh thắng giặc nên binh lính nhà Thanh thường treo ảnh ông trong doanh trại và đeo tượng ông, coi như bùa hộ mệnh[36]. Cũng vì sự việc này, vua Hàm Phong đã tôn ông lên ngang hàng với Khổng Tử, gọi là Quan Phu Tử. Ông là người thứ hai sau Khổng Tử được tôn xưng là Phu Tử[37]
Tào Tháo được xem là người đầu tiên dựng am thờ Quan Công, ngay tại quận Tiêu nước Bái quê mình - am Linh Thố. Sau đó nhiều nơi ở Trung Quốc đã lập đền thờ Quan Thánh.
Do ảnh hưởng từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, hình tượng ông càng trở nên thần thánh trong sự ngưỡng mộ của nhân dân. Năm 1914 thời Trung Hoa Dân Quốc, Quan Vũ được thờ chung với Nhạc Phi tại Võ miếu. Tại huyện Thái Hưng tỉnh Giang Tô, ông được thờ cùng Nhạc Phi và Văn Thiên Tường."
nên bác thấy,bên Hồng Kông thờ QV rất nhiều,phần đông là thuộc giới anh chị.
Người HK thường thờ Quan Vũ cầm thanh long đao , nhưng ngoài ra còn nhiều người thờ kiểu khác
Theo Winkipedia: " Việc thờ Quan Vũ có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian. Ông được nhân dân thờ như Thần độ mạng; giới thương nhân coi ông như thần tài; giới nho sĩ coi ông như thần văn học (tượng Quan Vũ trên 1 tay có cầm Kinh Xuân Thu); giới quân sự coi ông như vị thần bảo vệ bản mệnh. Người ta giải thích rằng sở dĩ ông có cả ảnh hưởng tới giới thương nhân vì hồi còn hàn vi ông từng làm nghề bán đậu phụ. Các đao phủ thường giấu đao trong đền thờ ông vì họ cho rằng uy linh của ông sẽ ngăn trở oan hồn về báo oán[39]"
123456
14-07-2010, 01:44 PM
Theo nhiều ý kiến thì Quan Vũ đã được thờ từ sau khi ông mất , có ý kiến thì đến đời Tùy - Đường , những người khác thì cho rằng đến thời nhà Thanh mới thờ , tôi vẫn chưa xác định bên nào đúng bên nào sai nên ko dám viết bừa , chỉ là thấy hình tượng Quan Vũ rất đẹp nên mạo muôi phát biểu vậy. Còn Triệu Tử Long tuy đẹp mã nhưng ko kỳ lạ như Quan Vũ về ngoại hình(mặt đỏ , râu dài). Rất cám ơn bạn về lời bình.
Sau đây là 1 đoạn trích từ phía lịch sử " Tại Trung Quốc, Đức Quan Thánh được thờ phụng ở nhiều nơi, tôn lên nhiều danh hiệu cao quý.
Sau khi mất, ông được truy tặng chức Tráng Mậu hầu. Thời nhà Tống, Tống Huy Tông truy tôn ông là Trung Huệ Công; Tống Cao Tông tôn ông làm Tráng Mậu Vũ An vương. Đến thời Minh Thần Tông, ông được tôn làm Quan Đế. Vua nhà Minh coi ông là vị thần hộ quốc[35].
Đời Thanh, Càn Long tôn ông làm Trung Nghĩa Vũ Thần đại đế. Năm 1856, người ta cho rằng ông đã hiển linh giúp quân Thanh thắng giặc nên binh lính nhà Thanh thường treo ảnh ông trong doanh trại và đeo tượng ông, coi như bùa hộ mệnh[36]. Cũng vì sự việc này, vua Hàm Phong đã tôn ông lên ngang hàng với Khổng Tử, gọi là Quan Phu Tử. Ông là người thứ hai sau Khổng Tử được tôn xưng là Phu Tử[37]
Tào Tháo được xem là người đầu tiên dựng am thờ Quan Công, ngay tại quận Tiêu nước Bái quê mình - am Linh Thố. Sau đó nhiều nơi ở Trung Quốc đã lập đền thờ Quan Thánh.
Do ảnh hưởng từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, hình tượng ông càng trở nên thần thánh trong sự ngưỡng mộ của nhân dân. Năm 1914 thời Trung Hoa Dân Quốc, Quan Vũ được thờ chung với Nhạc Phi tại Võ miếu. Tại huyện Thái Hưng tỉnh Giang Tô, ông được thờ cùng Nhạc Phi và Văn Thiên Tường."
Người HK thường thờ Quan Vũ cầm thanh long đao , nhưng ngoài ra còn nhiều người thờ kiểu khác
Theo Winkipedia: " Việc thờ Quan Vũ có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian. Ông được nhân dân thờ như Thần độ mạng; giới thương nhân coi ông như thần tài; giới nho sĩ coi ông như thần văn học (tượng Quan Vũ trên 1 tay có cầm Kinh Xuân Thu); giới quân sự coi ông như vị thần bảo vệ bản mệnh. Người ta giải thích rằng sở dĩ ông có cả ảnh hưởng tới giới thương nhân vì hồi còn hàn vi ông từng làm nghề bán đậu phụ. Các đao phủ thường giấu đao trong đền thờ ông vì họ cho rằng uy linh của ông sẽ ngăn trở oan hồn về báo oán[39]"
cảm ơn bác về tài liệu rất hay!! t cũng đã nói ở trên,ấy là ý kiến được nhiều người công nhận.tất nhiên là t nghiêng về ý kiến này.nên mới bình ở đây
t cũng đã đọc qua 1 số tài liệu trên.theo t đc biết,việc Càn Long phong Thánh cho ông,cũng là để xoa dịu tình hình trong nước (hàm ý Mãn-Hán cùng chung 1 nhà).chứ thời nhà Thanh,họ có tiền lệ ko trọng dụng người Hán,như là tuyển cung phi,làm đến hoàng hậu phải là người Mãn,rồi con cháu bát kỳ nhà Mãn thường đc trọng dụng,cất nhắc lên nhiều vị trí quan trọng....v..v... nên việc Càn Long phong thánh cho QV (người Hán-lại có tiền lệ bảo vệ tông tộc nhà Hán) là 1 chiêu bài chính trị khá cao tay. 1 XH phong kiến,vẫn đặt nặng vấn đề tâm linh thì việc "hào phóng" cho tín ngưỡng của người dân sẽ thu phục đc khá nhiều nhân tâm
thêm vào đó,khi hình tượng QV ban đầu là 1 dũng tướng,bảo vệ cho nhà Hán (Thục chưa thống nhất đc TQ), giờ lại đc đồng nhất thành 1 vị thánh hộ quốc
Đời Thanh, Càn Long tôn ông làm Trung Nghĩa Vũ Thần đại đế. Năm 1856, người ta cho rằng ông đã hiển linh giúp quân Thanh thắng giặc nên binh lính nhà Thanh thường treo ảnh ông trong doanh trại và đeo tượng ông, coi như bùa hộ mệnh
tất nhiên khi nâng tầm ông lên vậy,cũng đã tự động đồng nhất Mãn-Hán,từ thế đối đầu 2 bộ tộc (đang bí từ,tạm gọi thế :D) lại quy về 1 mối,dưới mục đích chung lớn hơn.ấy là bảo vệ tổ quốc (ông Quan Vũ là thánh người Hán,mà cũng hiển thánh,xách đao bảo vệ cho nhà Thanh cơ mà)
còn từ thời trước đó (nhà Tùy,Tống....) có thờ ông,nhưng có thể thấy,ko rầm rộ và quy mô như thời nhà Thanh đc
Sau khi mất, ông được truy tặng chức Tráng Mậu hầu. Thời nhà Tống, Tống Huy Tông truy tôn ông là Trung Huệ Công; Tống Cao Tông tôn ông làm Tráng Mậu Vũ An vương. Đến thời Minh Thần Tông, ông được tôn làm Quan Đế. Vua nhà Minh coi ông là vị thần hộ quốc
rõ ràng,các đời trước chỉ truy tôn ông tước hiệu.điều này gặp rất nhiều với các danh nhân khác.ko có j nổi bật
đến đời nhà Minh cũng bắt đầu xuất hiện việc thờ cúng ông-tiền triều nhà Minh là Nguyên vốn là ngoại tộc (Mông Cổ)-cũng với hàm ý "trùng hưng nhà Hán",tuy nhiên có lẽ mẫu thuẫn sắc tộc thời Nguyên lớn hơn rất nhiều so với đời nhà Thanh.nên các nghĩa quân vốn ko cần khuấy động các "nam tử Hán" bằng chiêu bài QV,cũng đã rất thành công
còn thời nhà Thanh,dân chúng đã quá mệt mỏi sau nhiều trận chiến tranh (Sấm Vương Lý Tự Thành phản Minh thành công,chưa kịp ở ngôi bị nhà Thanh lật,sau đó xảy ra nhiều cuộc thanh trừng-đến tận thời Khang Hy,TQ mới tạm coi là quy về 1 mối) cộng thêm các minh vương nhà Thanh khi ấy khá đc lòng dân.phong trào "Phản Thanh Phục Minh" vốn ko có thời cơ + cớ để làm "cách mạng", nên mới vin vào hình tượng Quan Đế để ngầm nhắc nhở "con cháu nhà Hán" ko quên việc "mất nước".
cothe2010
14-07-2010, 03:28 PM
Sau 1 hồi tìm hiểu thêm các tư liệu về Quan Vũ. Tôi xin nêu 1 vài điểm chính trong việc thờ phụng Quan Công của người dân TQ(ngắn gọn) như sau:
1) Lý do thờ Quan Công ?
Người dân TQ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo. QC là nét đẹp tiêu biểu phù hợp với Nho giáo nên được người dân thờ phụng , phong thánh như Khổng Phu Tử - người sáng lập Nho giáo.
2) Người dân TQ bắt đầu thờ QC từ lúc nào?
Từ thời Tam Quốc, với nhiều am miếu thờ QC đã được dựng lên từ thời kỳ này sau khi ông mất mà Tào Tháo là 1 trong những người đầu tiên.
3) Trào lưu thờ QC phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ nào?
Từ thời Minh - Thanh, sau khi cuốn Tam Quốc Chí ra đời . Đặc biệt mạnh mẽ vào thời nhà Thanh.
4) Ở VN có thờ QC ko?
Rất ít. Chủ yếu là người Hoa sống ở VN và 1 số người theo đạo Hòa hảo.
1 số đền thờ QC ở VN ( trích wikipedia ):
* Đền Ngọc Sơn hồ Hoàn Kiếm trước đây từng là nơi thờ Quan Thánh.
* Đền Quan Công ở bến Tây Luông, cách cổng thành Thăng Long 2 dặm.
* Miếu Quan Đế do Bỉnh Trung Công thời Hậu Lê xây dựng ở phường Hà Khẩu, nay là phố Nguyễn Trung Trực, Hà Nội.
* Miếu Quan Thánh ở xã Năng Tịnh, huyện Mỹ Lộc, Nam Định.
* Đền Quan Đế ở xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn, Thanh Hóa.
* Đền Quan Thánh ở phố Bắc Hà, huyện Kim Động, Hưng Yên
* Miếu Quan Công do người Hoa xây dựng ở huyện Phong Thổ, Lai Châu.
* Miếu Quan Đế ở xã Nước Hai, huyện Hòa An, Cao Bằng.
* Đền Quan Công tại cạnh chùa Thiên Mụ ở Huế.
* Đền Quan Công ở Hội An, Quảng Nam.
* Miếu Quan Đế (Chùa Ông) của người Hoa, Phan Thiết, Bình Thuận.
* Đền Quan Công tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận
* Chùa Quan Đế ở Bình Tây, Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh.
* Đền thờ Quan Thánh tại Thành phố Vũng Tàu
Mong đc các bạn bổ sung thêm cho bài viết.
Gà làng cờ
14-07-2010, 04:12 PM
Chắc phải bảo mấy bác Hello gì đó sang đây đọc bài của bác 123456 để biết vì sao người ta thờ Quan Vũ. Bài của bác viết rất có lý và cũng gần với suy nghĩ của Gà.
Nói thêm về xuất thân Quan Vũ, là phường giang hồ, nên tính cách biểu lộ sau này cũng khá giang hồ. Bác nào không chịu thì đọc lại Tam Quốc, ngay chương đầu có viết về xuất thân của Quan Vũ: giết người xong bỏ trốn, đi giang hồ 5,6 năm.
.hơn nữa,đám người Thiên Địa Hội đều phần lớn xuất thân từ đám lục lâm thảo khấu.nên rất thần tượng Quan Vũ (kiêu ngạo,sống tình nghĩa,xả thân vì huynh đệ,tài năng....)
Có gì lạ đâu khi Quan Vũ vốn xuất thân là phường giang hồ.
123456
14-07-2010, 07:31 PM
Sau 1 hồi tìm hiểu thêm các tư liệu về Quan Vũ. Tôi xin nêu 1 vài điểm chính trong việc thờ phụng Quan Công của người dân TQ(ngắn gọn) như sau:
1) Lý do thờ Quan Công ?
Người dân TQ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo. QC là nét đẹp tiêu biểu phù hợp với Nho giáo nên được người dân thờ phụng , phong thánh như Khổng Phu Tử - người sáng lập Nho giáo.
2) Người dân TQ bắt đầu thờ QC từ lúc nào?
Từ thời Tam Quốc, với nhiều am miếu thờ QC đã được dựng lên từ thời kỳ này sau khi ông mất mà Tào Tháo là 1 trong những người đầu tiên.
3) Trào lưu thờ QC phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ nào?
Từ thời Minh - Thanh, sau khi cuốn Tam Quốc Chí ra đời . Đặc biệt mạnh mẽ vào thời nhà Thanh.
4) Ở VN có thờ QC ko?
Rất ít. Chủ yếu là người Hoa sống ở VN và 1 số người theo đạo Hòa hảo.
1 số đền thờ QC ở VN ( trích wikipedia ):
* Đền Ngọc Sơn hồ Hoàn Kiếm trước đây từng là nơi thờ Quan Thánh.
* Đền Quan Công ở bến Tây Luông, cách cổng thành Thăng Long 2 dặm.
* Miếu Quan Đế do Bỉnh Trung Công thời Hậu Lê xây dựng ở phường Hà Khẩu, nay là phố Nguyễn Trung Trực, Hà Nội.
* Miếu Quan Thánh ở xã Năng Tịnh, huyện Mỹ Lộc, Nam Định.
* Đền Quan Đế ở xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn, Thanh Hóa.
* Đền Quan Thánh ở phố Bắc Hà, huyện Kim Động, Hưng Yên
* Miếu Quan Công do người Hoa xây dựng ở huyện Phong Thổ, Lai Châu.
* Miếu Quan Đế ở xã Nước Hai, huyện Hòa An, Cao Bằng.
* Đền Quan Công tại cạnh chùa Thiên Mụ ở Huế.
* Đền Quan Công ở Hội An, Quảng Nam.
* Miếu Quan Đế (Chùa Ông) của người Hoa, Phan Thiết, Bình Thuận.
* Đền Quan Công tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận
* Chùa Quan Đế ở Bình Tây, Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh.
* Đền thờ Quan Thánh tại Thành phố Vũng Tàu
Mong đc các bạn bổ sung thêm cho bài viết.
t có phủ nhận việc Quan Vũ đc thờ từ thời tam quốc đâu bác.t chỉ nhấn mạnh việc ông đc thờ phụng,bùng phát mạnh vào thời Minh,sau là đời Thanh còn đông đảo hơn (lý do xin ko nhắc lại nữa)
còn việc ông đc thờ từ thời tam quốc,cũng ko có j lạ.theo t đc biết thì Khổng Minh cũng đc thờ phụng từ thời ấy.tuy nhiên ý nghĩa việc thờ phụng ông chỉ mang ý nghĩa tôn vinh,tưởng nhớ công lao (Tào Tháo lập thờ ông là 1 chiêu bài chính trị.khi bên Ngô giết đc QV bèn dâng đầu cho Tào,ý bảo việc giết QV là làm theo ý của tào -> chuyển sự thù địch của Thục sang Ngụy,tuy nhiên Tào đã khéo léo,đối xử với QV rất hậu.nên tự khắc đã đứng ngoài sự thù hận này)
dọc theo lịch sử VN,bác cũng sẽ thấy rất nhiều đền thờ các danh nhân,như Lý Thường Kiệt,Nguyễn Trãi,Hưng Đạo Vương......các danh nhân thường đc tấn phong là thánh hoàng làng (phạm vi nhỏ hẹp).việc ấy nên được hiểu là sự tôn vinh công đức của họ lúc sinh thời
còn việc QV đc phong thánh (mang tầm quốc gia) thì mãi tận đời Minh-Thanh mới thực sự bùng phát.khi ấy hình ảnh của QV đã mang ý nghĩa và hình ảnh lớn hơn rất nhiều lúc ban đầu (thời tam quốc)
hai_au106
16-07-2010, 10:09 PM
Quan Vũ được xem là đại diện tượng trưng cho tín nghĩa
Cái hay của Tam Quốc,như các nhà sử học phân tích,là tiểu thuyết này khắc họa rõ nét của "Anh Hùng Tứ Tuyệt",tứ tuyệt ở đây là Tuyệt nhân,Tuyệt nghĩa, Tuyệt trí,Tuyệt gian
Anh hùng tứ tuyệt là 4 nhân vật chính đại diện cho Tứ tuyệt này:
Lưu Bị------------------tuyệt nhân
Quan Vũ----------------tuyệt nghĩa
Gia Cát Lượng-----------tuyệt trí
Tào Tháo---------------tuyệt gian
thongdoanvan
16-07-2010, 10:22 PM
Quan Vũ được xem là đại diện tượng trưng cho tín nghĩa
Cái hay của Tam Quốc,như các nhà sử học phân tích,là tiểu thuyết này khắc họa rõ nét của "Anh Hùng Tứ Tuyệt",tứ tuyệt ở đây là Tuyệt nhân,Tuyệt nghĩa, Tuyệt trí,Tuyệt gian
Anh hùng tứ tuyệt là 4 nhân vật chính đại diện cho Tứ tuyệt này:
Lưu Bị------------------tuyệt nhân
Quan Vũ----------------tuyệt nghĩa
Gia Cát Lượng-----------tuyệt trí
Tào Tháo---------------tuyệt gian
Tuyệt nhân, Tuyệt nghĩa, Tuyệt trí-->Có thể gọi là anh hùng.
Còn Tuyệt gian thì không phải là anh hùng đâu bác.
Tào tháo là một người văn hay, túc trí, đa mưu, có công trị nước. Chỉ có cái thiếu, đó là nghiệp lớn không thành. Vì thời thế đổi thay, sã hội cũ mục nát. Thì tất yếu phải có sự thay đổi thôi.
Gà làng cờ
16-07-2010, 10:27 PM
Bàn về cái "nhân" của Lưu Bị thì có nhiều điều thú vị lắm. Gà thấy Lưu Bị là "giả nhân" thì hợp lý hơn ;)) , Bị còn gian xảo hơn Tào Tháo nhiều. Tháo bị chửi là bất nhân thì đã đành vì ông làm nhiều điều cũng gọi là bất nhân. Còn Lưu Bị cũng làm nhiều điều bất nhân bất nghĩa nhưng lại được ca tụng là nhân nghĩa. Ấy chứng tỏ Lưu Bị gian xảo hơn Tào Tháo ;))
hai_au106
16-07-2010, 11:17 PM
Tuyệt nhân, Tuyệt nghĩa, Tuyệt trí-->Có thể gọi là anh hùng.
Còn Tuyệt gian thì không phải là anh hùng đâu bác.
Tào tháo là một người văn hay, túc trí, đa mưu, có công trị nước. Chỉ có cái thiếu, đó là nghiệp lớn không thành. Vì thời thế đổi thay, sã hội cũ mục nát. Thì tất yếu phải có sự thay đổi thôi.
Sao lại nói Tào Tháo nghiệp lớn ko thành? Tháo là người thống nhất Trung nguyên,tiêu diệt rất nhiều các thế lực cát cứ ở phương Bắc như Viên Thuật,Viên Thiệu,Lã Bố,Lưu Biểu...chấm dứt cảnh chiến tranh đầu liên miên đầu rơi máu chảy giữa các thế lực cát cứ ở vùng Hoài Bắc...Tháo mang danh nghĩa là thừa tướng nhà Hán và về cuối đời vẫn ko cướp ngôi,phải kể là có công rât lớn với nhà Hán
Tào Tháo là nhân vật sinh động nhất trong tác phẩm,được nêu bật lên bởi chất Gian hùng.Ông ta đa nghi và khá nhẫn tâm,nhưng chính những đặc trưng đó đã tạo nên 1 tính cách đặc biệt ko giống ai.Ông được coi là 1 anh hùng thời loạn
Cậu hãy xem tập 1 lúc bị quân Đổng Trác vây khốn,Tào Hồng liều chết mở đường máu cho Tháo,Hồng có nói với Tào Tháo 1 câu bất hủ: Thiên hạ có thể không có tôi,nhưng không thể không có ông
hai_au106
16-07-2010, 11:23 PM
Bàn về cái "nhân" của Lưu Bị thì có nhiều điều thú vị lắm. Gà thấy Lưu Bị là "giả nhân" thì hợp lý hơn ;)) , Bị còn gian xảo hơn Tào Tháo nhiều. Tháo bị chửi là bất nhân thì đã đành vì ông làm nhiều điều cũng gọi là bất nhân. Còn Lưu Bị cũng làm nhiều điều bất nhân bất nghĩa nhưng lại được ca tụng là nhân nghĩa. Ấy chứng tỏ Lưu Bị gian xảo hơn Tào Tháo ;))
Lưu Bị trong tác phẩm Tam Quốc và trong các bộ phim Tam Quốc luôn được miêu tả như 1 vị vua nhân nghĩa,1 người lãnh đạo lý tưởng để mọi người đi theo hết lòng cống hiến,trong thời buổi rối ren,tác giả muốn tìm ra 1 hình mẫu để đọc giả có hứng theo dõi.Trong truyện những ai chống lại LB,mưu hại LB đều là...kẻ ác
còn thực tế thì quả thật LB có thể cho là 1 con người rất trí trá,tôi đã phân tích kỹ về vấn đề này trong bài viết "có phải Lưu Bị mới chính là người thanh lý Quan Vũ?"
Gà làng cờ
17-07-2010, 01:15 AM
Lưu Bị trong tác phẩm Tam Quốc và trong các bộ phim Tam Quốc luôn được miêu tả như 1 vị vua nhân nghĩa,1 người lãnh đạo lý tưởng để mọi người đi theo hết lòng cống hiến,trong thời buổi rối ren,tác giả muốn tìm ra 1 hình mẫu để đọc giả có hứng theo dõi.Trong truyện những ai chống lại LB,mưu hại LB đều là...kẻ ác
còn thực tế thì quả thật LB có thể cho là 1 con người rất trí trá,tôi đã phân tích kỹ về vấn đề này trong bài viết "có phải Lưu Bị mới chính là người thanh lý Quan Vũ?"
Có thể dựa ngay vào truyện để chứng minh sự ngụy quân tử của Lưu Bị. Lưu Bị trước mặt mọi người thì luôn nói : ta không chiếm đất của Lưu Chương đâu, thế là bất nghĩa lắm! Nhưng sau lưng thì cho tay chân của mình lập mưu hại Lưu Chương, rồi Lưu Bị ngồi yên vị trên đất của Lưu Chương mà không mang tiếng gì. Hay là ban đầu được Lã Bố bắn kích hòa giải với Viên Thuật, về sau lại giúp Tào Tháo giết Lã Bố dù Bố không làm gì không phải với Bị. Hay là bội tín với Đông Ngô rất nhiều lần vụ Kinh Châu, làm cho Lỗ Túc vì muốn giúp Lưu Bị mà nhiều phen khó xử trước Tôn Quyền. v.v..
mimi14970
10-04-2012, 04:59 PM
Truyện Tam quốc có nhiều nhân vật nhưng nếu bàn riêng về Trương Phi và Quan Vũ thì có thể kết lại một câu, Quan Vũ chính là người phá vỡ thế chân vạc và khiến Thục Ngô bị diệt. Lưu Bị vì quá tin Quan Vũ mà mất nốt đệ Trương Phi quá nóng lòng trả thù, sau đó lại bị thiệt thân vì mất hết chỗ dựa.
La Quán Trung không coi ai nặng hay nhẹ cả và nếu Mã Tốc không quá sách vở, Khương Duy không yểu bệnh thì có lẽ 3 anh em Lưu Quan Trương không phải ngậm ngùi nơi chín suối.
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.