laototphilao
11-08-2011, 02:19 PM
Nhà Lê, từ buổi đầu vua Lê Thái tổ đánh đuổi giặc Minh xây nền độc lập hơn 400 năm, thời kỳ này phong cảnh thái bình đât nước được mở mang, xuất hiện nhiều nhân tài kiệt xuất. Ở đây tôi chỉ giới thiệu về trạng cờ Vũ Huyên.
http://i689.photobucket.com/albums/vv255/phanhoamai/trieudinhnhaLe.jpg
(triều Lê sơ thế kỷ 17)
Vũ Huyên (1670 - ?) thi Hương đậu Giải nguyên, 43 tuổi đậu Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1712), niên hiệu Vĩnh Trị thứ 8 đời Lê Dụ Tông. Làm quan đến chức Đông các hiệu thư.
http://i689.photobucket.com/albums/vv255/phanhoamai/1224387024_cong-lang-mt.jpg
(làng Mộ Trạch quê trạng cờ)
Thuở ấy có viên chánh sứ Trung Hoa rất kiêu ngạo thách đố vua ta chơi cờ với điều kiện ngặt nghèo. Nhà vua thấy rõ thua là cầm chắc nên hết sức buồn phiền lo lắng. Quần thần họp bàn và tâu trình phải triệu trạng cờ làng Mộ Trạch tên là Vũ Huyên. Về triều nghe truyền phán, Vũ Huyên xin vua thông báo cho sứ thần Trung Hoa biết, để bảo đảm tính công khai, cuộc đấu cờ lần này sẽ không tổ chức trong điện sang trọng mà tiến hành ngay giữa thanh thiên bạch nhật ở sân rồng… Thế là khi viên chánh sứ tới thì sân rồng đã bày sẵn một bàn cờ, hai ghế ngồi hai bên và hai chiếc lọng che do lính hầu cầm giữ.
Ván thứ nhất nhà vua thắng. Viên chánh sứ hai mắt tròn xoe ngơ ngác. Ván thứ hai nhà vua lại thắng. Viên chánh sứ toát mồ hôi và run bắn lên. Ván thứ ba rất căng thẳng nhưng nhà vua vẫn thắng. Sứ thần Trung Hoa hết kiêu căng, ngạo mạn và chấp nhận những điều kiện do vua ta đưa ra. Ông ta đâu có biết rằng Vũ Huyên đã giả làm lính hầu cầm lọng che nắng cho vua. Chiếc lọng có dùi sẵn một lỗ để nắng lọt qua chiếu xuống bàn cờ thành một chấm sáng nhỏ. Nhà vua cứ thấy chấm sáng đậu vào quân cờ nào thì nhấc quân cờ ấy và chấm sáng di chuyển tới đâu thì đặt quân cờ tới đó. Nhà vua liền mở tiệc chiêu đãi và ban thưởng quần thần. Nhờ công lao ấy, ông được vua ban cho danh hiệu "Đấu kỳ Trạng nguyên" và trong dân gian còn có câu ca dao truyền tụng:
Trạng cờ Mộ Trạch càng ghê
Sứ Yên thua cuộc rút xe về thành.
ván cờ như sau:
1. H8+7 P3+1 2. P3+1 H2+3
3. H2+3 H3+4 4. R1+1 C8.4
5. R1.4 H8+7 6. H3+2 R9+1
7. R4+4 C2+2 8. P7+1 P7+1
9. R4-2 P3+1 10. P3+1 C2.7
11. E7+5 P3+1 12. H7-5 R1.2
13. C8.9 R2+5 14. H5+3 R9.3
15. C9+4 P3+1 16. C9.1 P3.4
17. C1-1 H4+3 18. C1-1 R2-5
19. A4+5 P4+1 20. P5+1 C7.2
21. K5.4 C2+5 22. K4+1 R3+1
23. H2+3 C4.6 24. R4.6 C6-1
25. H-+2 R2+2 26. R6-2 R3.6
27. A5+4 R6+5 28. K4.5 R6.8
29. R9.8 R8+1 30. K5-1 H3+4 triều
(ván cờ này được viết trong sách của cụ Lê Uy Vệ, Quách Anh Tú ngoài ra còn khoảng 2 ván cờ hay của Trương Đăng Quế đại thần triều Nguyễn đánh với sứ nhà Thanh)
http://i689.photobucket.com/albums/vv255/phanhoamai/trieudinhnhaLe.jpg
(triều Lê sơ thế kỷ 17)
Vũ Huyên (1670 - ?) thi Hương đậu Giải nguyên, 43 tuổi đậu Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1712), niên hiệu Vĩnh Trị thứ 8 đời Lê Dụ Tông. Làm quan đến chức Đông các hiệu thư.
http://i689.photobucket.com/albums/vv255/phanhoamai/1224387024_cong-lang-mt.jpg
(làng Mộ Trạch quê trạng cờ)
Thuở ấy có viên chánh sứ Trung Hoa rất kiêu ngạo thách đố vua ta chơi cờ với điều kiện ngặt nghèo. Nhà vua thấy rõ thua là cầm chắc nên hết sức buồn phiền lo lắng. Quần thần họp bàn và tâu trình phải triệu trạng cờ làng Mộ Trạch tên là Vũ Huyên. Về triều nghe truyền phán, Vũ Huyên xin vua thông báo cho sứ thần Trung Hoa biết, để bảo đảm tính công khai, cuộc đấu cờ lần này sẽ không tổ chức trong điện sang trọng mà tiến hành ngay giữa thanh thiên bạch nhật ở sân rồng… Thế là khi viên chánh sứ tới thì sân rồng đã bày sẵn một bàn cờ, hai ghế ngồi hai bên và hai chiếc lọng che do lính hầu cầm giữ.
Ván thứ nhất nhà vua thắng. Viên chánh sứ hai mắt tròn xoe ngơ ngác. Ván thứ hai nhà vua lại thắng. Viên chánh sứ toát mồ hôi và run bắn lên. Ván thứ ba rất căng thẳng nhưng nhà vua vẫn thắng. Sứ thần Trung Hoa hết kiêu căng, ngạo mạn và chấp nhận những điều kiện do vua ta đưa ra. Ông ta đâu có biết rằng Vũ Huyên đã giả làm lính hầu cầm lọng che nắng cho vua. Chiếc lọng có dùi sẵn một lỗ để nắng lọt qua chiếu xuống bàn cờ thành một chấm sáng nhỏ. Nhà vua cứ thấy chấm sáng đậu vào quân cờ nào thì nhấc quân cờ ấy và chấm sáng di chuyển tới đâu thì đặt quân cờ tới đó. Nhà vua liền mở tiệc chiêu đãi và ban thưởng quần thần. Nhờ công lao ấy, ông được vua ban cho danh hiệu "Đấu kỳ Trạng nguyên" và trong dân gian còn có câu ca dao truyền tụng:
Trạng cờ Mộ Trạch càng ghê
Sứ Yên thua cuộc rút xe về thành.
ván cờ như sau:
1. H8+7 P3+1 2. P3+1 H2+3
3. H2+3 H3+4 4. R1+1 C8.4
5. R1.4 H8+7 6. H3+2 R9+1
7. R4+4 C2+2 8. P7+1 P7+1
9. R4-2 P3+1 10. P3+1 C2.7
11. E7+5 P3+1 12. H7-5 R1.2
13. C8.9 R2+5 14. H5+3 R9.3
15. C9+4 P3+1 16. C9.1 P3.4
17. C1-1 H4+3 18. C1-1 R2-5
19. A4+5 P4+1 20. P5+1 C7.2
21. K5.4 C2+5 22. K4+1 R3+1
23. H2+3 C4.6 24. R4.6 C6-1
25. H-+2 R2+2 26. R6-2 R3.6
27. A5+4 R6+5 28. K4.5 R6.8
29. R9.8 R8+1 30. K5-1 H3+4 triều
(ván cờ này được viết trong sách của cụ Lê Uy Vệ, Quách Anh Tú ngoài ra còn khoảng 2 ván cờ hay của Trương Đăng Quế đại thần triều Nguyễn đánh với sứ nhà Thanh)