Con người biết câu cá từ thuở xa xưa, nhưng trở thành ngư phủ thật sự đi câu cá lớn ngoài khơi thì được khoảng 12 ngàn năm qua. (Gần đây có tài liệu cho thấy là 42 ngàn năm tuy đánh được những con cá lớn nhưng chữ "ngoài khơi" không hợp cho lắm nên mình cho là 12 ngàn năm vậy) Đa số câu/đánh cá vì kiếm ăn, hiện tượng đi câu cá "thể thao" (sport fishing) chỉ mới có vài trăm năm nay.

Đi câu cá giải trí, thấy vậy mà là một ngành rất lớn. Người Mỹ tiêu khoảng 42 tỉ đô cho một năm vào những việc có liên quan đến câu cá giải trí. Tiền mua đồ nghề, tiền mua giấy phép, tiền mướn phòng khi đi câu cá xa...

Có người nói "đi câu cá chán thấy mồ, ngồi ngáp chờ thời thì có gì là thú?" thú thật tôi cũng không biết sao mà câu cá cũng dễ bị nghiện lắm. Không biết vì mình nghiện cảm giác "thắng thua" như cờ bạc hay vì thật sự nghiện chai bia khi đang ngồi chờ thời!

Tôi thuộc loại nghiện khá trầm trọng. Không biết bao nhiêu bài thi không đạt được điểm tốt cũng vì cái bệnh nghiền câu cá của tôi. Lúc đi học, chuông tan trường vừa reo, việc đầu tiên tôi nghỉ tới là "hôm nay mình đi câu ở bến nào?" Lúc mới nghiện thì đi câu trên cầu, bờ hồ, bờ vịnh... lúc nghiện nhiều mua vé ra khơi câu cá thu và những thứ cá lớn khác... nghiện hơn nữa thì tự sấm tàu đi câu luôn khỏi phải mua vé nữa... tôi qua hết những giai đoạn nghiện trên.

Câu cá nục ở bến tàu

Cá nục (Spanish mackerel) là một giống cá thu nhỏ đi từng đàng, có khi vào gần bờ và có thề tìm thấy ở những bến tàu. Cá này rất tham ăn, khi mình đang câu mà gặp phải đàng cá này thì bến tàu nhộn nhịp hẳn lên, mọi người hăn hái kéo cá vào. Tôi thường dùng 2 lưởi câu cho một cần câu, và khi bọn này đến thường cả 2 lưởi đều dính cá! Cá này câu rất vui, nhưng thịt ăn không ngon lắm.

Cá nục


còn tiếp...