Kết quả 21 đến 30 của 53
-
17-06-2010, 09:17 AM #21
Hôm nay, Hà Nội lập kỷ lục nắng nóng
(Dân trí) - Hôm qua 16/6, nhiệt độ tại Hà Nội tăng đến 43 độ C. Tuy nhiên, hôm nay và ngày mai (17 - 18/6) nắng nóng tại Hà Nội còn vượt ngưỡng “khủng”.
Hôm nay, Hà Nội lập kỷ lục nắng nóng - Sự kiện trong ngày - Dân trí
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, trong 5 ngày qua do ảnh hưởng của vùng thấp nóng phía tây cùng với hiệu ứng gió phơn mạnh ở nam đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội và các tỉnh bắc và trung Trung Bộ đã xảy ra nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 38 độ C; nhiều nơi ở bắc Trung Bộ nhiệt độ cao nhất tới 38 - 40 độ C; Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 40,4 độ C; Tây Hiếu (Nghệ An) 40,3 độ C.
Hà Nội nhiệt độ lúc 13h ngày 16/3 đã lên tới là 38,6 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ thực tế đo được ngoài trời lên tới gần 43 độ C. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ: hôm nay và ngày mai (17 - 18/6) Hà Nội mới thực sự bước vào những ngày nắng nóng cao điểm nhất.
Dự báo, nền nhiệt (do trong lều khí tượng) sẽ vượt đến ngưỡng kỷ lục 40 độ C. Như vậy, nhiệt độ thực tế bên ngoài sẽ vượt đến ngưỡng 44 - 45 độ C.
Với trạng thái thời tiết này, người di chuyển ngoài trời cần chuẩn bị phương tiện chống nắng hữu hiệu, phòng tránh hiện tượng cảm, say nắng. Cùng đó, các tỉnh ven biển Trung Bộ cũng tiếp tục có nắng nóng trên diện rộng, nhiệt đô phổ biến trong khoảng 36 - 39 độ C; riêng các tỉnh bắc Trung Bộ có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến 38 - 40 độ C, có nơi trên 40 độ C.
Dự báo đợt nắng nóng diện rộng này sẽ còn kéo dài đến ngày 20/6. Sau đó, Bắc Bộ sẽ đón mưa rào và giông rải rác, có nơi mưa to. Theo thống kê của ngành khí tượng, từ đầu năm 2010 tới nay nước ta đã trải qua 6 đợt nắng nóng. Dự kiến sẽ còn tiếp diễn 6 - 7 đợt nóng nữa trong mùa hè này.
Lịch cắt điện
Lịch cắt điện chi tiết tại Hà Nội từ ngày 16-18/6 | Xã hội | giadinh.net.vn
-
17-06-2010, 09:21 AM #22
Nắng nóng, dân sùng sục đi lùng máy phát, quạt điện
Mất nhiều thời gian tìm kiếm, tốn nhiều công sức đi lại và chịu mua đắt là thực tế mà nhiều người dân Hà Nội gặp phải khi nhu cầu các sản phẩm làm mát, chống nóng chợt nảy sinh vào đúng lúc cao điểm.
VietNamNet
Về quê mua máy phát
Từ đầu tuần nay, anh Nguyễn Tuấn Hà, công tác tại quận Hai Bà Trưng quay cuồng tìm mua chiếc máy phát điện công suất nhỏ dùng cho gia đình. Lần tìm trên các website mua bán rao vặt, thông tin về các dòng máy và các cửa hàng kinh doanh hiện ra dài dặc. Tuy vậy, cứ nhắm được chiếc nào, gọi điện đến nhà phân phối hỏi mua thì không dưới 10 lần anh nhận được câu trả lời “hết nhẵn” hoặc “không còn hàng”:
“Chiếc Honda SH3000 giá 7,5 triệu đồng trên trang vatgia.com đứng đầu về số lượng người mua trong số 382 loại. Tôi “kết” lắm, gọi điện đến 13 cửa hàng khắp Hà Nội thì tất cả đều nói máy Honda từ hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước đều hết nhẵn. Máy phát hiệu Huyndai thì còn lác đác, duy chỉ còn hàng Đài Loan, Trung Quốc là dễ mua nhưng phải chịu đi ra ngoại thành”.
Quả vậy, dân kinh doanh trên các phố máy phát từ Trường Chinh đến Gia Lâm sau khi lắc đầu có “mách nhỏ” nên tìm đến các vùng ven, bởi lượng tiêu thụ ở đó chậm hơn, nhiều khả năng còn hàng, anh Hà phải xuống tận Ba La, Hà Đông. Bí quá anh đành tậu tạm chiếc 3,5 KvA giá 5,2 triệu đồng của Đài Loan.
Trần Phương, nhà trên đường Phạm Hùng cũng than thở, tháng 5 vừa rồi anh mới bắt đầu đi lùng mua cho gia đình ở quê chiếc máy phát tầm hơn 10 triệu đồng nhưng lần tìm khắp các điểm bán lớn, đồng thời nhờ cậy bạn bè là dân kinh doanh, vậy mà lịch hẹn cứ bị dây dưa hết tháng 6 sang tháng 7. Đến giờ chưa mua được, Phương đã bắt đầu nghĩ đến điều ngược lại là đem tiền về sắm ở quê cho lành.
Nếu chia thị trường máy phát điện làm 4 phân khúc: một là dòng từ Nhật về, hai là dòng sản xuất trong nước của Hữu Toàn, Hòa Bình, ba là dòng có thương hiệu của Trung Quốc và bốn là dòng không có thương hiệu của Trung Quốc thì theo giới kinh doanh trên đường Trường Chinh, ba dòng đầu hiện rất khan hàng. Riêng dòng không rõ thương hiệu, xuất xứ thì “cực nhiều” nhưng doanh số lại không cao.
Tốc độ tiêu thụ của các hãng lớn hiện đều đã tăng trưởng 30-35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số vượt quá dự kiến ban đầu của các hãng khi mà từ tháng 3 ngành điện vẫn khẳng định đủ điện cung ứng cho mùa hè năm nay khiến hầu hết đều nhập và dự trữ hàng ở mức vừa phải. Nhưng thực tế hai tháng gần đây, cắt điện luân phiên trở nên phổ biến, dân đổ xô đi mua, các đơn vị nhập liên tục cũng không kịp cung ứng.
Giá cả theo đó đã tăng lên vù vù. Nhân viên kinh doanh một hãng cho biết, từ tháng 4, mức tăng phổ biến là 10-15%, thậm chí có loại lên đến 20-25%. Anh này còn khẳng định mức tăng giá kể trên đã là một nỗ lực tiết chế rất lớn bởi nếu chạy theo nhu cầu của thị trường hiện nay, chiếc máy giá 15 triệu đồng, dân kinh doanh có thể đẩy lên mức 20-22 triệu đồng, dân vẫn mua vèo vèo.
Quan sát giá trên các trang mua bán 1 tuần nay, anh Tuấn Hà đã nhận thấy chiếc SH2500 giá rao cách đây vài ngày là 7,6 triệu đồng thì ở bên ngoài nhiều cửa hàng đã vống lên mức mười mấy triệu đồng kèm lời hẹn: “hai tuần nữa mới có hàng”. Ngay “con” 3,5 KvA giá 5,2 triệu đồng của anh mới mua, trước không biết giá bao nhiêu, nay vừa vác về, mấy ông hàng xóm đã sang phán: “chú mua đắt hơn trước 1 triệu đồng!”.
Vã mồ hôi bán quạt
Tại trung tâm Việt Long trên đường Giảng Võ, 12h trưa, cả nhân viên lẫn trưởng quầy điện lạnh vẫn nháo nhào trước lượng khách đổ đến đông nghẹt. Anh Nguyễn Đình Thụy – trưởng phòng kinh doanh ước tính, 3 ngày nay lượng điều hòa bán ra trên toàn hệ thống đạt trên 500 bộ/ngày – gấp 5-6 lần những ngày trước nắng nóng. Còn doanh số quạt điện phải đạt 700-800 chiếc/ngày.
Sức mua hàng điện lạnh và điện gia dụng cũng được phản ánh tăng gấp 3-4 lần so với tuần trước tại trung tâm Pico trên đường Nguyễn Trãi. Trong đó tập trung mạnh nhất là những mặt hàng thuộc phân khúc bình dân.
Hiện các dòng điều hòa 1 chiều, công suất vừa phải 9.000 BTU giá khoảng 5-6 triệu đồng đều khá khan. Một số model điều hòa của Panasonic và LG rơi vào cảnh cháy hàng, các trung tâm phải hẹn với khách chờ đợi 1-2 tuần hoặc tư vấn khách chuyến sang mua loại có công suất 12.000 BTU.
Vượt qua cả mặt hàng tiêu điểm mùa hè là điều hòa, quạt điện, đặc biệt là quạt sạc đang trở thành mặt hàng bán chạy nhất tại các trung tâm mua sắm lớn. Nếu như một số model điều hòa chỉ tạm thời chậm hàng trong 1-2 tuần thì quạt điện, quạt sạc nhiều loại thực sự là không có hàng.
Quầy quạt tại Top Care trên đường Láng Hạ những ngày này 9 - 10h tối khách vẫn ra vào nườm nượp mặc dù hàng chỉ còn lèo tèo vài nhãn hiệu có giá cả khá mắc từ 700 đến trên 1 triệu đồng/chiếc; những loại giá 200-400.000 đồng hầu như rất ít để lựa chọn.
Còn tại hệ thống Việt Long, quạt tích điện Sunca đầu tháng 5 giá bán chỉ 450.000 đồng thì nay khan hàng, giá bán đã lên tới xấp xỉ 800.000 đồng/chiếc. Quạt cây 16LV của Mitsubisi giá hơn triệu đồng đến các loại quạt để bàn, treo tường của Điện Cơ, Thống Nhất đều đứng đầu TOP nhập hàng.
Nhà có 3 cái quạt bàn, tất cả tự dưng "sinh bệnh" cùng một lúc, chị Huyền Thanh, nhân viên kế toán của một doanh nghiệp ở quận Hoàn Kiếm vẫn ấm ức kể, mới đây đi làm về, chị ghé một trung tâm mua một chiếc quạt bàn Asia giá 360.000 đồng, về đến nhà, chồng chị khoe một chiếc tương tự vừa xách về ở một siêu thị với giá 430.000 đồng. "Mua hàng lúc cao điểm thật không biết đâu mà lường!" - chị than vãn.
-
17-06-2010, 09:27 AM #23
Nhà nghỉ đội giá 'trên trời' nhờ 'khát' điện
Nắng nóng kéo dài, kèm theo mất điện triền miên đang buộc nhiều người dân chống chọi bằng cách... "đổ xô" vào nhà nghỉ, khiến "mặt hàng" này "đội" giá vô tội vạ.
Nhà nghỉ đội giá 'trên trời' nhờ 'khát' điện | Kinh tế | giadinh.net.vn
Theo ghi nhận, chưa khi nào đường phố Khương Trung, Bùi Xương Trạch lại nhộn nhịp vào lúc...1, 2 h sáng như mấy ngày nay. Người già, trẻ nhỏ đua nhau ra đường hóng gió vì mất điện. Tiếng nô đùa, quát tháo, khóc lóc "trộn lẫn", tạo thành thứ âm thanh hỗn độn... thời mất điện.
"Khát" điện, "cắn răng" nằm nhà nghỉ
Trong con ngõ nhỏ của phố Chùa Bộc, tình hình cũng không khác mấy, một đôi vợ chồng trẻ tay lăm lăm quạt nan, quạt lấy quạt để cho đứa con nhỏ vừa tròn 3 tháng tuổi nhưng vẫn không ăn thua: đứa trẻ khóc ré lên vì "khát" điện!
Điện cứ như "ma chơi" cùng cái nóng có lúc lên tới 38, 39 độ C, khiến người dân thủ đô khốn khổ tìm mọi cách chống chọi. Họ kéo nhau ra các quán nước vỉa hè, bờ hồ đóng đô..., nhưng vẫn chưa "đã hờn", lại "tay bồng tay bế" vào nhà nghỉ lánh nạn. Anh Hà Mạnh Thắng, người dân ở phố Xã Đàn, cho biết: “Hai ngày nay, gia đình tôi phải vào nhà nghỉ để ngủ, vì điện cứ chập chờn, có hôm 3h sáng còn mất”.
Gia đình chị Thơm, anh Trung tại phố Khương Trung thì đang rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Dù hai vợ chồng hằng ngày bán hàng ngoài chợ, thu nhập bấp bênh, vẫn phải cắn răng đi nhà nghỉ vì cháu nhỏ nhất được 3 tuổi lên cơn sốt mấy ngày nay. Chị Thơm than thở: "Tiền lãi lời hai vợ chồng tôi đi chợ cả tuần nay thì nướng vào nhà nghỉ tới một nửa. Không đi thì cũng không được vì con bị sốt, nhỡ nó có bề gì thì ân hận cả đời…”.
Giá tăng gấp 3 vẫn "cháy" phòng
Nhiều ngày nay, các "quán trọ bất đắc dĩ" này liên tục "cháy" phòng, đặc biệt là quanh khu vực bị mất điện. Chủ nhà nghỉ Mạnh Dũng, ở số 148 Trần Duy Hưng, cho biết: “Mỗi khi mất điện, số lượng người đến nhà nghỉ lại tăng đột biến, nên cháy phòng liên tục”.
Theo khảo sát, giá thuê phòng đã được các chủ nhà nghỉ "hô tăng" một cách tùy hứng. Đi vòng quanh khu vực ngõ Đuôi Cá trên đường Giải Phóng - nơi có cả dãy nhà nghỉ mọc lên như nấm - chúng tôi (PV) vào nhà nghỉ Thiên Hương - trông nhỏ bé, cũ kỹ đúng chất “bình dân” nhưng có giá "giật mình". Bà chủ tầm tuổi ngũ tuần, mập mạp "hét" 250.000 đồng một phòng 2 người. Thấy chúng tôi tỏ ý chê đắt, bà chủ giải thích: “Nếu các em đến cách đây 2 tuần thì chỉ 90.000 đồng mỗi phòng nhưng tuần trước, nhà chị mới lắp điều hòa nên tiền nào của đấy thôi em ạ…”.
Khu vực đường Tôn Thất Tùng, nhà nghỉ hầu như chỉ dành cho những gia đình có mác “trung lưu”. Mới 21h nhưng khi chúng tôi vào hỏi thuê phòng tại nhà nghỉ Lan Chi ngõ 1B (Tôn Thất Tùng) thì được một nhân viên cho biết: “Cả mười lăm phòng nhà em đều kín người, chỉ có một phòng duy nhất người ta đã đặt trước nhưng nếu các chị trả hơn thì bọn em cho thuê”. “Trả hơn” ở đây có nghĩa là phải trên mức giá 350.000 đồng một phòng.
Tuy nhiên, không phải muốn thuê nhà nghỉ là "có". Nhiều gia đình tại các khu vực mất điện lục tục kéo nhau đi, rồi chỉ một tiếng sau, lại phải kéo nhau về vì nhà nghỉ đã hết phòng. Chị Nguyễn Thị Điển, sống tại khu vực Khương Đình, than: “Hôm qua, khu tôi ở đột ngột mất điện, cả nhà quyết định đi nhà nghỉ vì cháu nhỏ khóc dữ quá, nhưng đi tìm cả tiếng đồng hồ mà chẳng có nhà nghỉ nào còn phòng, đành quay về thức cả đêm quạt cho con ngủ. Cứ cắt điện triền miên mà lại không báo trước như thế này khổ dân quá”.
Theo Báo Đất Việt
-
17-06-2010, 09:29 AM #24
Bắc Bộ và miền Trung:
Nghẹt thở vì...điện
GiadinhNet - Chưa kịp "hồi sức" vì đợt nắng nóng tháng 5, tuần nắng nóng cao điểm giữa tháng 6 này lại khiến hàng vạn hộ dân điêu đứng.
Nghẹt thở vì...điện | Kinh tế | giadinh.net.vn
Điệp khúc "cắt điện" trong những ngày nhiệt độ lên tới 39-41 độ C đã làm cho nhiều vùng quê Bắc bộ và Trung bộ rơi vào cảnh khốn đốn.
Để giảm tải và tiết kiệm điện, Sở điện lực nhiều tỉnh, thành phố đã và đang thực hiện chính sách cắt điện luân phiên. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân tỉnh lẻ. Bác Hội (TP Việt Trì, Phú Thọ) vừa lau mồ hôi chảy thành dòng vừa phàn nàn: "Trời nắng nóng lại không có điện, dân chúng tôi khổ vô cùng. Thằng cháu tôi nó cứ khóc suốt vì nóng, người lớn cũng không thể làm được việc gì vì mồ hôi cứ chảy ròng ròng...".
Khu vực thành thị đã khổ vì điện phập phù, ở vùng nông thôn, tình trạng cắt điện còn nghiêm trọng hơn. Ngày có ngày không, đời sống của người dân đảo lộn vì thiếu điện. Cô Thuỷ ở xã Quang Tâm, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) than thở: "Trời nắng như đổ lửa, đi làm về lại không có tí quạt mà nghỉ ngơi. Hôm nào quên không bơm sẵn nước thì cả ngày khốn khổ. Nắng đến độ ngồi trong nhà còn như cái lò nung, thành ra hôm nào mất điện bà con cũng chả ra đồng mà kiếm gốc cây hay ngồi bờ ao tránh nóng...".
So với Phú Thọ, Quảng Ninh và một số tỉnh khác thì Thanh Hoá là một trong những tỉnh cắt điện nhiều hơn cả. Người dân nơi đây phản ánh, cứ một ngày có điện lại "khuyến mại" một ngày cắt! Mà ngày cắt ít nhất cũng phải 10 giờ, tầm trung là 15 giờ còn cực đại là... 24/24. Ông Đông ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá ) tâm sự: "Chúng tôi hiểu là do thiếu điện nên ngành điện mới phải cắt, nhưng đừng cắt nhiều quá. Người dân chúng tôi khốn khổ lắm nhưng cũng chẳng biết kêu ai. Đành sống chung với... điện phập phù thôi!".
Trăm ngàn "kế"… độc
Ở thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... khi mất điện người dân nghĩ ra cách lên xe bus, hay vào siêu thị, nhà sách để trốn nóng. Còn ở nông thôn, người dân thường tụ tập dưới một gốc cây, hay ra bờ ao cả buổi trưa để tìm chút hơi nước đỡ nóng. Ông Hữu, 80 tuổi ở xã Quảng Tâm, Quảng Xương (Thanh Hoá) tâm sự: "Từ hồi mất điện liên tục, trưa nào tôi cũng phải ra bờ ao nhà hàng xóm ngồi. Tuổi cao rồi, nhờ tý hơi nước từ ao lên cho đỡ nóng nhưng mà nước cũng bỏng rát như bị đun sôi. Thật mệt mỏi!". Ở nông thôn quê ông Hữu, hè đến là mùa thuê máy phát điện. Đình đám, cưới hỏi, ma chay tất tật đều đi thuê chứ chờ điện lưới thì... "ốm" nặng!
Với những gia đình hạn chế về tài chính, người ta đã tìm ra nhiều cách để chống chọi với cái nóng khắc nghiệt của thời tiết. Anh Thuỷ (Quảng Thọ, Quảng Xương, Thanh Hoá) cho biết nhà có con nhỏ, trời nóng như thiêu đốt khiến cháu khóc suốt. Vợ quạt tay cho con ngủ không được, anh được một số người chỉ cho cách dùng ắc quy sạc của đèn pin do Trung Quốc sản xuất đem nối vào quạt nhỏ, nên đã làm thử. Cách đó là lật đuôi bóng sáng đằng sau của đèn pin, lấy hai dây nối với bóng của đèn, nối vào hai đầu dây của quạt. Khi nào dùng thì chỉ cần kéo bóng ở đuôi đèn lên là quạt sẽ chạy. Với đèn 20W cũng dùng quạt được khoảng 4- 5 giờ, bớt nóng nực. Cháu bé nhà anh được ngủ ngon giấc, còn người nhà đi làm về cũng có thể nghỉ ngơi được chút ít.
Nhiều người khác thì đấu nối thiết bị điện vào ắc quy xe máy để chống nóng và lấy điện sinh hoạt. Anh Chiến, một người dân ở Quảng Thọ cho biết: "Dùng cách này cũng có được điện dùng khoảng 3 giờ, đến khi bình ắc quy yếu thì chỉ cần nổ máy 15 phút là được. Tuy có thể nguy hiểm nhưng chí ít cũng giải quyết được nhu cầu dùng điện trong lúc bức bách...".
Báo GĐ&XH đã từng đưa ý kiến các chuyên gia về nguy hiểm tính mạng, sức khỏe khi sử dụng các thiết bị tự chế để chống nóng. Tuy nhiên, với những người dân quê đầy bức xúc về điện này, sự ép buộc của hoàn cảnh đã khiến người ta... liều!
Theo VnExpress, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết do phải sửa chữa đường dây, đảm bảo an toàn mạng lưới nên trong thời gian tới vẫn còn nhiều nơi bị cắt điện luân phiên.
Ngày 14 -15/6, hàng nghìn hộ dân cùng nhiều công sở hoạt động tại Hà Nội phải chịu cảnh phập phù - điện cắt không báo trước. Không chỉ các khu vực thuộc quận Đống Đa, phường Giảng Võ, phố chùa Láng, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp các tuyến phố như Bà Triệu, Nguyễn Du... cũng chịu cảnh tương tự. Dự kiến sau 20/6, tình hình cung ứng điện ở nội thành sẽ trở lại bình thường.
-
17-06-2010, 09:31 AM #25
Điện sẽ còn mất ở nhiều nơi
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết do phải sửa chữa đường dây, đảm bảo an toàn mạng lưới nên trong thời gian tới vẫn còn nhiều nơi bị cắt điện luân phiên.
http://giadinh.net.vn/20100614092752...-nhieu-noi.htm
Thông tin mà hãng cung ứng điện lớn nhất Việt Nam này đưa ra không quá bất ngờ với nhiều người. Bởi lâu nay, người dân đã quá quen với chuyện điện cắt không báo trước. Còn ngành điện luôn đưa ra các lý do quá cũ rằng - hệ thống cần bảo dưỡng, nhu cầu sử dụng quá cao, thiếu nguồn dự phòng nên điện buộc phải cắt.
Sáng nay, hàng nghìn hộ dân cùng nhiều công sở hoạt động tại Hà Nội phải chịu cảnh phập phù - điện cắt không báo trước. Không chỉ các khu vực thuộc quận Đống Đa, phường Giảng Võ, phố chùa Láng, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp các tuyến phố như Bà Triệu, Nguyễn Du... cũng chịu cảnh tương tự.
Giám đốc Điện lực Đống Đa (Hà Nội) - Ngô Đạt Đức lý giải chuyện điện bị cắt trên địa bàn mình quản lý là do công ty đang thực hiện việc bảo dưỡng sửa chữa đường dây để đảm bảo cung ứng điện trong mùa mưa bão. "Các đơn vị điện lực đã thông báo trước cho những khách hàng lớn. Đối với từng địa phương, chúng tôi đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng", ông Đức nói.
Cũng theo ông Đức, theo kế hoạch, cơ quan điện lực Đống Đa tập trung lực lượng để sửa chữa bảo dưỡng đường dây nên tình trạng mất điện sẽ diễn ra đến hết tuần này. "Về nguyên tắc, cơ quan điện lực không cắt điện nhiều, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ. Các khu vực xen kẽ dân cư và công sở nên rất khó để cắt lệch giờ nhau", ông Đức nói.
Đại diện một số công ty điện cũng có cách giải thích tương tự - điện cắt là do phải bảo dưỡng đường dây. Và như vậy, muốn không xảy ra sự cố, người dân phải chấp nhận chuyện bị mất điện.
Trên thực tế, theo phản ánh của nhiều độc giả, nạn cắt điện đã lan rộng ra khắp nơi khiến sinh hoạt của người dân bị gián đoạn, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ và ảnh hưởng theo. Chị Phương - nhân viên công ty tuyền thông ở phố Chùa Bộc, Hà Nội cho hay, cơ quan chị bị cắt điện từ trưa và có thể kéo dài đến 16h chiều nay mới có trở lại. Thời tiết lên đến 38 độ C, điều hòa và quạt đều không hoạt động được, cả cơ quan chị nháo nhác. "Lẽ ra ngành điện nên linh hoạt, cắt điện của khu dân cư và công sở lệch nhau. Cắt điện các công sở vào tầm 12h đến 2h chiều nhiều doanh nghiệp như chúng tôi không bị ảnh hưởng", chị chia sẻ.
Chị Hà - người dân ở Khu chung cư Văn Quán, Hà Nội cho biết nhiều tuần nay sinh hoạt của gia đình chị và nhiều hộ gia đình ở đây bị ảnh hưởng trầm trọng. Điện cắt không báo trước nên nhiều người bị kẹt cầu thang máy. Điện mất nhiều đến mức không đủ thời gian để nấu chín một nồi cơm. "Người lớn có thể chịu được nhưng người già trẻ con trông rất tội nghiệp giữa cái nóng lên tới gần 40 độ. Giận nhất là ngành điện không báo trước nên chúng tôi không chủ động được trong việc sơ tán trẻ con đi tránh nóng", chị Hà than thở.
Trên thực tế, người dân Hà Nội được coi là đối tượng được ngành điện ưu ái hơn rất nhiều nên tình trạng cắt điện cũng không nhiều so với các vùng nông thôn. Ông Phúc ở Hải Hậu - Nam Định người dân ngóng điện như nắng hạn chờ mưa. Có thời điểm, điện bị cắt cả tuần liền, không chỉ ngày mà cả đêm khiến giấc ngủ của bà con cứ chập chờn. Cô con gái ông ở Hà Nội gửi cho cái máy tập chạy cách đây 2 tháng mà ông Phúc chỉ chạy được có 3 lần. Lý do là điện mất triền miên, khi có thì lại phập phù chỉ đủ thắp vài bóng điện tuýp, bật vài cái quạt nên cái máy trở thành cục gạch không thể khởi động.
"Bà con đang tất bật làm mùa. Cả ngày vất vả chỉ chờ buổi tối có điện để mong có giấc ngủ ngon. Thế nhưng, ước mong này xa vời quá", ông Phúc nói.
Anh Lê Xuân Trường, một doanh nghiệp kinh doanh giày dép tại Hải Dương cho biết, cứ cách một ngày, địa phương của anh lại bị cắt điện một lần từ 7h sáng đến 19h30. Nhiều khi khách đến phải mua hàng trong tình cảnh tối tăm, nóng nực. Không chỉ có vậy, bố mẹ anh ở huyện Bình Giang cũng chịu chung cảnh tương tự. Chuyện mất điện ở các miền quê từ 7h sáng đến 21-22h đã trở thành cơm bữa
"Mỗi tháng, cửa hàng tôi phải đóng đến hơn chục triệu tiền điện. Tình trạng mất điện thường xuyên khiến doanh thu của anh giảm đến 50%", anh Trường nói.
Theo thông báo từ Điện lực Hà Nội, ngày mai nhiều khu vực ở Hà Nội sẽ tiếp tục bị cắt điện do công ty thực hiện việc bảo dưỡng đường dây. Dự kiến sau 20/6 tình hình cung ứng điện ở nội thành sẽ trở lại bình thường. Một số khu vực ngoại thành bị mất điện chủ yếu do nguồn cung ứng điện đang khó khăn, nhiều hồ thủy điện đã gần tới mực nước chết. Còn ở các vùng nông thôn, điện vẫn căng thẳng và có thể tiếp tục cắt luân phiênLần sửa cuối bởi laotam, ngày 17-06-2010 lúc 09:33 AM.
-
21-06-2010, 07:23 PM #26
Bị cúp điện liên tục, dân bao vây chi nhánh điện
VietNamNet
Trong hai ngày 18 và 19/6, hàng trăm người dân xã Quỳnh Hội, Quỳnh Phụ, Thái Bình đã áp giải lãnh đạo chính quyền xã đến bao vây Chi nhánh điện và UBND H.Quỳnh Phụ để đòi được phân phối điện một cách công bằng
Những người quá khích đã bắt một số nhân viên điện lực phơi nắng hoặc nhốt trong nhà kín để nếm mùi nóng nực. Ngoài ra, họ còn cắt dỡ đường dây điện của nhà chủ tịch UBND huyện.
Nguyên nhân là do trong những ngày oi bức vừa qua, Chi nhánh điện Quỳnh Phụ liên tục cắt điện mà không khai lịch cắt. Hơn nữa, tại khu vực huyện, họ còn lợi dụng quyền hạn của mình chỉ cấp điện cho những khách hàng chịu bỏ tiền ra để nối dây trực tiếp từ trạm điện, những người còn lại chịu cảnh mất điện liên tục.
Việc cắt điện vô tội vạ trong đợt nắng nóng kéo dài cộng với những trận đấu của mùa World Cup đã khiến cho người dân ở các cùng nông thôn không khỏi bức xúc. Đầu tháng 6, một lãnh đạo ngành điện đã thừa nhận tình trạng cắt điện liên tục và thái độ không đúng mức của một số nhân viên khi tiếp nhận phản ảnh của dân. Vị này hứa sẽ chỉ đạo rút kinh nghiệm và khắc phục những thiếu sót này.
Tuy nhiên, các vùng nông thôn vẫn bị cắt điện tràn lan. Theo ước tính từ đầu tháng 6, sản lượng điện cấp cho khu vực này giảm đến 10-15%. Dự báo qua ngày 20/6, điện sẽ được cấp ổn định trở lại.
-
21-06-2010, 07:24 PM #27
Hà Nội dừng cắt điện từ ngày 19/6
VietNamNet
Từ hôm nay, 19/6, Tổng công ty điện lực Hà Nội “hoãn” tất cả các kế hoạch cắt điện để nâng cấp lưới, phục vụ công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội vì nắng nóng.
Theo chỉ đạo từ Trung tâm điều độ - thông tin, Tổng công ty điện lực Hà Nội vào chiều qua, 18/6, lịch cắt điện từ ngày 19 đến ngày 27/6 trên toàn thành phố sẽ bị hủy tạm thời.
29 đơn vị điện lực quận huyện sẽ phải dừng ngay mọi công việc nâng cấp lưới, đấu nối công trình điện, hạ ngầm lưới điện, cũng như các công việc trùng tu, bảo dưỡng, kiểm tra vận hành hệ thống điện trước mùa mưa bão và mùa hè.
Việc “hoãn” kế hoạch cắt điện này là nhằm đảm bảo điện sinh hoạt cho người dân Hà Nội trong đợt nắng nóng kỷ lục hiện nay.
Như VietNamNet đã phản ánh, từ ngày 15/6, khắp các quận, huyện của TP Hà Nội đều bị cắt điện tràn lan. Trong đó, hàng loạt trụ sở, văn phòng các tòa soạn báo ở Hà Nội vốn cần được ưu tiên cũng bị cắt điện.
Kế hoạch này của điện lực Hà Nội rơi đúng vào những ngày nắng nóng tột đỉnh, tới 39-40 độ C, thậm chí có ngày là 43 độ C, khiến cho đời sống sinh hoạt, công việc của người dân Hà Nội bị đảo lộn.
Nếu vì phục vụ đấu nối các công trình, hạ ngầm lưới điện theo chương trình, sẽ có khoảng 200 điểm trên lưới điện toàn thành phố phải bị “ngắt”. Kéo theo, hàng chục nghìn hộ dân Hà Nội sẽ bị mất điện cả một ngày.
Ví dụ, để đấu nối cáp chìm cho một trạm biến áp, hay nâng công suất trạm, có trường hợp phải cắt cả một đường trục 22kV, dẫn tới có khoảng 3000- 5000 hộ dân ‘ăn điện” trên đường trục này bị mất điện trong 1 ngày.
Cảnh nháo nhác, khốn khổ đi “trú nóng” như chạy loạn hiện nay của người dân Hà Nội đã cho thấy sự bất hợp lý nếu ngành điện Hà Nội vẫn cứng nhắc thực hiện một chương trình “nâng cấp lưới” trong lúc thời tiết khắc nghiệt.
Với việc điều độ điện linh hoạt trên, tình hình điện ban ngày sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, “tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa”, người dân Hà Nội vẫn tiếp tục khổ sở, vật vã vì điện… lại mất vào ban đêm.
Thực tế ở nhiều địa bàn hiện nay, buổi đêm, hiện tượng nhảy aptomat các trạm biến áp do quá tải đã bắt đầu phổ biến. Nhiều khả năng, cảnh điện đóm phập phù, mất rồi có 4-5 lần/đêm như tầm này năm ngoái đang tái diễn.
Ví dụ, từ 10-11h đêm là lại mất điện ở khu Pháo Đài Láng, khu sau chợ Láng Hạ A, khu Từ Liêm, Lạc Long Quân…
Theo Tổng công ty điện lực Hà Nội, nhu cầu phụ tải Hà Nội đã tăng ở mức kỷ lục. Trung bình những ngay qua, dù đã cắt cúp liên miên nhưng sản lượng tiêu thụ điện của Hà Nội vẫn ở mức 34- 35 triệu MWh, thậm chí là 37 triệu MWh (hôm 17/6).
Khoảng 1.000 trạm biến áp đang trong tình trạng quá tải.
-
21-06-2010, 07:27 PM #28
Khó tránh khỏi việc cắt điện sinh hoạt
VietNamNet
Trước nhiều ý kiến phản ánh của bạn đọc về tình trạng cắt điện luân phiên bất hợp lý, ông Hồ Tuấn, Trưởng Ban quan hệ cộng đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) đã trao đổi với VietNamNet về vấn đề này
PV: Thưa ông, việc điện lực nhiều địa phương cắt điện sinh hoạt sâu từ 6h sáng tới 23-24h, liên tục 7 ngày trong tuần liệu có đúng với nguyên tắc cắt điện luân phiên?
Tuy nhiên, trong tháng 5 và những ngày đầu tháng 6/2010, nhiều đợt nắng nóng gay gắt xuất hiện trên phạm vi cả nước khiến nhu cầu sử dụng điện tăng rất cao. Trong khi đó, nguồn cung ứng điện vẫn bị hạn chế. Hệ thống điện hiện mất cân đối sản lượng từ 7 - 9%.
Do lượng điện phân bổ hạn chế, nên thực tế tại một số thời điểm ở một số nơi đã phải thực hiện cắt điện luân phiên với thời gian dài hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các địa phương đều bị cắt điện kéo dài với thời gian như độc giả phản ánh.
PV: Nhiều đơn vị cắt điện không thông báo cho dân, như tại các địa phương ở Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa… như VietNamNet đã phản ánh, ông có ý kiến gì về điều này?
- Lịch cắt điện sẽ phải được các đơn vị điện lực có trách nhiệm thông báo trước 5 ngày cho khách hàng. Trường hợp độc giả phản ánh là không được thông báo có thể là do các nguyên nhân như có sự cố đường dây hoặc trạm biến áp, là trường hợp bất khả kháng và không thể thông báo trước.
Bên cạnh đó, theo quy định, đơn vị điện lực chỉ thông báo trực tiếp cho các khách hàng lớn, còn các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, đơn vị điện lực thông báo qua chính quyền địa phương và phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều khách hàng không có điều kiện theo dõi nên có thể không biết.
Đối với các xã do các tổ chức, cá nhân ngoài EVN bán điện (hiện nay các tổ chức ngoài EVN bán điện tại 2.356 xã), đơn vị điện lực chỉ thông báo đến tổ chức bán điện (là khách hàng ký hợp đồng mua bán điện với đơn vị điện lực), không thông báo trực tiếp cho các hộ dân. Nếu người dân ở các xã này không được thông báo trước thì không thuộc trách nhiệm của EVN.
Qua kiểm tra việc cung ứng điện tại 20 tỉnh, thành phố tháng 4-5/2010, do Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực và EVN thực hiện, một số trường hợp khách hàng bị mất điện mà không thông báo trước được là do sự cố bất khả kháng đường dây và trạm biến áp.
Đối với một số ít trường hợp cắt điện, trả điện chưa đúng như thời gian trong thông báo, lịch cắt điện chưa hợp lý, thông báo không đủ 5 ngày theo qui định, Bộ Công Thương và EVN đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc khắc phục ngay.
PV: Tại cuộc họp báo vừa qua, EVN cho biết vẫn tiết giảm điện nhiều ở khu vực nông thôn, sinh hoạt. Ông có suy nghĩ gì trước cảnh điện mất kéo theo mất nước, người dân không xem được đài báo, ảnh hưởng sức khỏe và năng suất lao động?
- Hiện nay, điện đã là nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống xã hội. Vì vậy, chúng tôi ý thức được những ảnh hưởng khi xảy ra thiếu điện và xin chia sẻ với các khách hàng, đặc biệt là các hộ sử dụng điện sinh hoạt và khách hàng sử dụng điện ở nông thôn vì những tác động bất lợi do tiết giảm điện trong thời gian qua, rất mong được quý khách hàng thông cảm.
Mặc dù theo tính toán ban đầu, sản lượng điện mất cân đối trong mùa khô khoảng 2 - 5% tổng sản lượng toàn hệ thống, nhưng trên thực tế, do những nguyên nhân đã nêu trên, trong tháng 5 và đầu tháng 6, sản lượng điện thiếu hụt đã là từ 7 - 9%.
Với tỷ trọng sản lượng điện phụ tải công nghiệp xây dựng hiện nay chiếm trên 50% tổng sản lượng điện toàn hệ thống, do đó để ưu tiên cung cấp điện cho nhóm này thì lượng điện tiết giảm đối với các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt và khách hàng ở khu vực nông thôn cao hơn. Đây là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ tiết giảm này ở mỗi địa phương có khác nhau.
PV: Vậy, ông có đánh giá thế nào trước nghịch lý cắt sâu ở khu vực sinh hoạt, nông thôn, nhưng lượng điện tiết giảm không nhiều mà phạm vi ảnh hưởng dân sinh lại lớn?
- Việc ưu tiên cấp điện cho sản xuất nhằm nhanh chóng phục hồi đà tăng trưởng kinh tế thời điểm này là sự lựa chọn đúng đắn và cần thiết của Chính phủ, không phải là nghịch lý.
Tuy nhiên, để giảm thiểu thiệt hại của ngưòi dân trong thời điểm thiếu điện, EVN đã chỉ đạo các đơn vị điện lực khẩn trương làm việc với các khách hàng sản xuất trên địa bàn, đề nghị các đơn vị này tiết kiệm 5 - 10% sản lượng điện tiêu thụ.
Qua theo dõi, nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã hưởng ứng và thực sự chia sẻ với cộng đồng trong thời điểm khó khăn này bằng các biện pháp tiết kiệm điện hữu hiệu. Bên cạnh đó, EVN cũng mong nhận được sự chia sẻ từ chính mỗi khách hàng bằng việc sử dụng điện hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.
Hiện nay EVN đang nỗ lực hết sức thực hiện các giải pháp để tăng khả năng cung ứng điện như: huy động tối đa tất cả nguồn điện hiện có, tranh thủ rút ngắn thời gian sửa chữa, khắc phục sự cố nguồn, lưới điện, tích cực đôn đốc để đưa nhanh các tổ máy nhiệt điện than mới ở khu vực phía Bắc vào vận hành ổn định, truyền tải điện cao từ Nam ra Bắc qua đường dây 500 kV, mua điện Trung Quốc ở mức cao...
Chúng tôi hy vọng, sắp tới khi tình hình thủy văn và nước về các hồ thủy điện được cải thiện thực sự, tình hình cung cấp điện sẽ tốt dần lên.
-
23-06-2010, 11:43 AM #29
Tình hình cung ứng điện tiếp tục căng thẳng
Hiện nay, tình hình thủy văn vẫn chưa được cải thiện dẫn đến mực nước tại nhiều hồ thủy điện ở miền Bắc và miền Trung xuống rất thấp, thậm chí nhiều nơi đã xuống mực nước chết khiến tình hình cung ứng điện vẫn tiếp tục căng thẳng.
Căng thẳng nguồn điện
Đầu tháng 6/2010, ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hứa hẹn, khả năng sau 20/6, tình hình thủy văn được cải thiện thì việc sản xuất và cung ứng điện sẽ dần trở lại bình thường.
Tuy nhiên, thực tế thời tiết diễn ra không thuận lợi.
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình cho biết, mực nước của hồ Hòa Bình hiện ở mức 81m, cách mực nước chết khoảng 1,5m.
Theo ông Thành, thủy điện Hòa Bình cung ứng tới 12% sản lượng điện của cả nước nhưng với mực nước trên, công ty đã phải cho dừng chạy nhiều tổ máy, một số tổ máy chỉ hoạt động cầm cự. Thậm chí, trong vài ngày tới không biết toàn bộ nhà máy có hoạt động được không vì còn phụ thuộc vào nguồn nước về hồ.
Nhưng ngay cả khi nước trên hệ thống sông Đà có được cải thiện trong vài ngày tới thì các nhà máy của Trung Quốc ở thượng nguồn cũng khai thác lợi thế trước nên không ai dám chắc nước về hồ thủy điện thế nào.
Không chỉ thủy điện Hòa Bình mà các hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà cũng chỉ còn cách mực nước chết vài chục cm.
Theo EVN, nguồn thủy điện chiếm tới 34,2% nguồn cung ứng điện cả nước, mùa mưa có thể phát 130 triệu kWh/ngày (nếu hoạt động 20 giờ/ngày), mùa khô có thể phát 65-68 triệu kWh/ngày (tương đương 10-12 tiếng/ngày).
Tuy nhiên, hạn hán đã khiến cho nguồn điện quan trọng này chỉ còn có thể huy động ở mức 40-45 triệu kWh/ngày, thấp hơn mức khống chế ban đầu của EVN tới 5 triệu kWh/ngày.
Với tình hình này, việc cung ứng điện sẽ phải trông chờ vào các nguồn chạy dầu, nhiệt điện... Tuy nhiên, cái khó với ngành điện là các nguồn điện mới huy động từ các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Sơn Động, Cẩm Phả... còn chưa ổn định, hay gặp sự cố.
Cùng với đó, một số nhà máy điện lại đang vận hành quá công suất, rất dễ gặp sự cố.
Nâng cao khả năng cung ứng điện
Trước tình hình này, Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN tiếp tục chỉ đạo sát sao các đơn vị trực thuộc tập trung lực lượng, huy động phát tối đa các nguồn điện.
Bên cạnh việc theo dõi sát tình hình thủy văn để kịp thời điều chỉnh và có chế độ vận hành linh hoạt các nhà máy thủy điện theo nguyên tắc nước về đến đâu phát điện đến đó, giữ không để mực nước các hồ xuống mực nước chết, đảm bảo cung ứng điện ở mức cao nhất có thể. EVN tập trung khắc phục sự cố để sớm đưa vào hoạt động trở lại Nhà máy điện Hải Phòng 1 và Quảng Ninh 1.
Đồng thời, EVN chỉ đạo các đơn vị phát điện trực thuộc tăng cường công tác ứng trực để trong thời gian ngắn nhất sửa chữa khắc phục sự cố (nếu có).
Ngoài ra, EVN chỉ đạo các tổng công ty điện lực chủ động trao đổi, làm việc với các đơn vị sản xuất kinh doanh có các nguồn điện diesel dự phòng nhằm giảm bớt khó khăn cho ngành điện.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN thường xuyên giám sát việc cung cấp điện của các tổng công ty điện lực. Trong trường hợp phải điều hòa, tiết giảm phụ tải điện cần phải thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương.
Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Bộ trưởng yêu cầu làm việc với nhà thầu Talisman về các biện pháp rút ngắn thời gian bảo dưỡng và sửa chữa giàn cung cấp khí PM3-CAA; duy trì việc cung cấp khí để đảm bảo huy động đủ cho công suất và sản lượng phát điện của các cụm điện khí ở khu vực Phú Mỹ và Nhơn Trạch như thời gian qua đã thực hiện.
Bên cạnh đó, PVN có nhiệm vụ phối hợp với EVN xác định sản lượng điện phát của Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 để chuẩn bị đủ dầu DO cho phát điện theo yêu cầu cung ứng điện trong giai đoạn sửa chữa giàn cung cấp khí PM3-CAA.
Còn Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị phát điện trực thuộc đảm bảo phát điện tối đa các nguồn điện hiện có trong hệ thống điện quốc gia.
Mặt khác, tập đoàn phải thực hiện các biện pháp sớm đưa vào vận hành trở lại các tổ máy phát điện đang bị sự cố tại Nhà máy điện Sơn Động và Cẩm Phả.
Phó Tổng Giám đốc EVN Đậu Đức Khởi cho biết thêm EVN đã phải huy động tối đa công suất phát điện dầu diesel, dầu FO, DO, tăng lượng điện mua từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu điện dành cho sản xuất và tiêu dùng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo ông Khởi, một mình ngành điện khó có thể giải quyết được tình hình mất điện căng thẳng như hiện nay, mà cần có sự chung tay giúp sức của mọi tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp và “tiết kiệm vẫn là giải pháp tối ưu”./.
Theo Mai Phương-Thu Hường
Báo Tin Tức/Vietnam+
-
23-06-2010, 04:17 PM #30
Câu mở của hai người Việt ở mùa này là
Đánh dấu