Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Bật lửa Zippo: Quá khứ và hiện tại
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 9 của 9

Hybrid View

  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Bài viết
    672
    Post Thanks / Like

    Mặc định Bật lửa Zippo: Quá khứ và hiện tại

    Câu chuyện về quãng đường dài hơn 80 năm chiếm lĩnh thị trường của một thương hiệu, không chỉ là niềm tự hào của người Mỹ, mà còn là biểu tượng văn hóa mang tính toàn cầu.

    Câu chuyện của chiếc bật lửa Zippo lừng danh cũng chính là câu chuyện của những người đã tạo ra nó. Từ người sáng lập, George G. Blaisdell, tới rất nhiều các nhân viên, khách hàng và nhà sưu tầm... những người đã góp phần làm nên lịch sử hơn 80 năm của một biểu tượng văn hóa Mỹ.


    Phần ruột của bật lửa Zippo

    Lịch sử của Zippo bắt đầu từ đầu những năm 1930, tại câu lạc bộ Bradford Country ở Bradford, Pennsylvania, khi ông Blaisdell lần đầu tiên thấy một người bạn sử dụng chiếc bật lửa to cồng kềnh mua từ Áo. Chiếc bật lửa đó, đặc biệt có thể sử dụng tốt trong điều kiện có gió, nhờ vào thiết kế ống khói. Tuy nhiên, nó lại có nhược điểm là quá cồng kềnh, phải cần đến hai tay để sử dụng, cũng như lớp vỏ kim loại rất dễ bị hỏng.


    Một mẫu thiết kế bật lửa vô cùng tinh xảo của Zippo


    Cuối năm 1932, Blaisdell quyết định sẽ thiết kế lại chiếc bật lửa của Áo. Ông tạo ra chiếc vỏ hình chữ nhật và dùng một chiếc bản lề để gắn ruột bật lửa với vỏ. Kết quả là chiếc bật lửa trông có vẻ nhỏ gọn và dễ sử dụng ra đời.

    Chiếc bật lửa Zippo đầu tiên, cho đến nay vẫn còn được trưng bày ở Bảo tàng Zippo ở Bradford, được sản xuất vào khoảng đầu năm 1933, bán với giá 1.95 đô la Mỹ và được công ty của Blaisdell bảo hành trọn đời. Cái tên “Zippo” cũng do chính ông Blaisdell đặt. Ông rất thích âm thanh khi phát âm từ “zipper” và tin rằng “zippo” sẽ là một âm thanh “hiện đại”.


    Một trong những cửa hàng Zippo đầu tiên

    Bắt đầu vào năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai có sự ảnh hưởng sâu sắc tới Zippo. Kể từ thời điểm quân đội Mỹ tham gia vào chiến tranh, Zippo ngừng cung cấp sản phẩm ra thị trường bên ngoài để tập trung vào nguồn cung cấp cho quân đội Mỹ.

    Hàng triệu người lính Mỹ tham gia vào chiến trường cùng những chiếc bật lửa Zippo đã góp phần đưa tên tuổi Zippo trở thành một biểu tượng của nước Mỹ trong suốt cuộc chiến. Và cũng chính nguồn thu dồi dào từ quân đội đã giúp cho Zippo trở thành một công ty lớn mạnh hàng đầu tại thời điểm bấy giờ.


    Zippo trở thành một vật dụng quen thuộc của những người lính trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Họ thường khắc những dòng chữ lên đó để thể hiện tính cách hoặc bày tỏ cảm xúc

    Kết thúc chiến tranh năm 1945, Zippo bắt đầu quay trở lại với thị trường. Đây cũng chính là thời điểm Blaisdell lên ý tưởng về ô tô Zippo, chiếc xe có thiết kế độc đáo với hình chiếc bật lửa Zippo. Năm 1947, xe ô tô mang nhãn hiệu Zippo ra đời.


    Thiết kế của một chiếc ô tô Zippo mang hình chiếc bật lửa

    Thập niên 50 là khoảng thời gian đáng nhớ của Zippo. Công ty bắt đầu có ý tưởng in mã số lên đáy mỗi chiếc bật lửa. Mục đích ban đầu chỉ là để quản lí chất lượng, nhưng dãy mã số này sau đó đã trở thành một thứ giá trị đối với các nhà sưu tầm. Đây cũng là thời điểm những mẫu Zippo dành cho nữ giới lần đầu tiên ra đời.


    Mã số bên dưới mỗi chiếc Zippo lại trở thành giá trị đối với các nhà sưu tầm


    Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Zippo đối với giới sưu tầm là mối quan hệ giữa Zippo với Hollywood và sân khấu Broadway. Tính đến nay, Zippo đã xuất hiện trong hơn 1,500 bộ phim, vở kịch và các chương trình ti vi. Bật lửa Zippo là “ngôi sao” của những bộ phim nổi tiếng như “I love Lucy”, “The X-Man” hay “Hairspray – the Musical.” “Vai diễn” của Zippo thường là một một nút thắt trong kịch bản, phác họa một giai đoạn hay phản ảnh tính cách nhân vật.

    Có lẽ phim ảnh và các sân khấu kịch cũng chính là bệ phóng đưa tên tuổi Zippo đến với thế giới. Cho đến ngày nay, sản phẩm bật lửa này được bán trên hơn 160 quốc gia, tiêu thụ mạnh nhất ở Trung Quốc và Ấn Độ.


    Zippo thường được dùng như một công cụ quảng cáo, người ta in lên đó từ tên tuổi các nhãn hàng cho tới hình các ngôi sao nổi tiếng như Elvis Presley

    Blaisdell qua đời vào ngày 3 tháng 10 năm 1978. Ông được mọi người nhớ đến không chỉ bởi vì đã phát minh ra bật lửa Zippo, mà còn bởi sự hào phóng và lòng tốt của ông. Sau khi qua đời, hai con gái ông, Harriett B. Wick và Sarah B. Dorn, là người thừa kế toàn bộ sản nghiệp. Hiện tại, George B. Duke, cháu trai của Mr. Blaisdell và con trai của Sarah Down, là chủ sở hữu duy nhất và cũng là chủ tịch của Hội đồng quản trị công ty.


    Chân dung người sáng tạo ra Zippo - Ông Blaisdell

    Người ta ước tính có khoảng bốn triệu bộ sưu tập Zippo trên thế giới. Sự hâm mộ này là chưa từng có đối với bất kì sản phẩm nào khác. Cùng với trào lưu sưu tầm, các câu lạc bộ Zippo mọc lên ở khắp thế giới với những cuộc gặp gỡ và giao lưu diễn ra hàng năm.


    Người sưu tầm Zippo có ở khắp nơi trên thế giới

    Bảo tàng Zippo được chính thức mở cửa vào tháng 7 năm 1997. Một không gian rộng 15,000 m2 bao gồm các cửa hàng, bảo tàng và trung tâm sửa chữa Zippo, nơi trình diễn toàn bộ quy trình sửa chữa một chiếc Zippo. Năm 2012, bảo tàng này được thiết kế lại với các kiến trúc bằng gạch, kim loại và da, một sự kết hợp giữa phong cách vintage và hiện đại.


    Bảo tàng Zippo

    Năm 2012, Zippo kỉ niệm doanh số bán ra lên tới 500 triệu chiếc trên toàn thế giới. Người ta thống kê rằng, cứ 100 người Mỹ thì có 98 người biết đến cái tên Zippo. Để cạnh tranh giữa thị trường kinh doanh khắc nghiệt, hơn 80 năm qua, Zippo luôn giữ vững khẩu hiệu của nó “It works or we fix it free” (Tạm dịch: Nó sử dụng được hoặc chúng tôi sẽ sửa miễn phí). Trong suốt lịch sử hoạt động của công ty, chưa khách hàng nào từng phải bỏ ra một đồng nào cho chi phí sửa chữa, dù chiếc Zippo của họ có sản xuất vào năm nào đi chăng nữa.

    - Sưu tầm -
    Nhân tình tự chỉ trương trương bạc
    Thế sự như kỳ cục cục tân

  2. #2
    Ngày tham gia
    Sep 2009
    Bài viết
    125
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Bộ Zippo Đẹp
    Tôi muốn tắt nắng đi cho màu đừng nhạt mất
    Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay đi.

  3. #3
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    1,328
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Ở Mỹ xe máy, tivi dùng hỏng bọn nó chả thèm sửa nhưng riêng hai sản phẩm zippo và xe máy harly có xưởng bảo dưỡng suốt đời cho khách hàng. em trai Tab nó sở hữa phải đến gần trăm cái zippo, đi nước ngoài về nó có thể tặng anh cái ipad nhưng cái bật lửa nó giữ khư khư, hút xong là đút mẹ vào túi quần bò thấy ông anh bật ẩu nó xót xa rên rỉ.

    Hồi 8x bật lửa zỏm Zippo thường được bán nhiều khu chợ Bến Thành, người bán thường do người ăn mặc tóc dài, bị thương ở chân hoặc tay



    Chữ khắc trên Zip nhiều cái rất hài hước- tomy cô độc gửi mẹ



    Khi anh chết hãy chôn anh nằm sấp để địa cầu hôn trúng mông anh



    Não con người hoạt động 24h hãy nghỉ chút đi



    Mình hỏi một số người chơi Zip rằng đồ sịn và zỏm khác nhau cái gì, thì được biết đồ sịn chỉ có chất liệu là thép và đồng, Zip sịn cái bản lề nó cực tốt khi dùng phát ra tiếng "keeng keeng " rất là vui thích và đặc biệt còn zỏm dùng vài tuần đã câm như hến. Zip là thứ làm từ thép đặc biệt khi mài xuống đường nó cứng đến nỗi chỗ mài không để lại dấu vết gì còn để lai vết như màu bút chì là zỏm.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    42,792
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Cái vụ Zip này thì phải để lão Lâm Đệ chém thôi , em không múa rìu qua mắt thợ được !!!
    CÓ CHỖ ĐỨNG , CỨNG CHỖ ĐÓ

    Đăng Ký tham gia Học cờ trực tuyến - Học cờ online - Cơ hội nâng cao kỳ nghệ cùng kiện tướng quốc gia Vũ Hữu Cường , Bình luận viên kiêm nhà tổ chức Phạm Thanh Trung :


    CHAT ZALO : 0935356789



    Website học cờ trực tuyến : http://hocco.vn/



  5. #5
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    836
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Có lần ngồi xem chơi cờ, gặp một nước thấy chẳng có gì mà mấy ông nghĩ đến lâu, tôi liền quay ra ngoài lấy thuốc lá hút, một anh bạn tay cầm bật lửa bật đánh tách một cái đưa cho tôi châm. Tôi liền mời anh ta thuốc, anh chàng cười rất tươi rồi nói nhỏ nhẹ "...không biết hút". Tôi hỏi: "không biết hút sao lại cầm bật lửa" ? Anh ta trả lời: "thấy đẹp nên sưu tầm cho vui", nói rồi móc trong túi ra 3,4 cái bật lửa rất Xịn. Trên đường về tôi cứ cười thầm "Mình hút thuốc từ hồi chưa có đầu lọc, nào là La Ke, Sông Hồng, Tam Đảo ... toàn châm bằng Diêm và bật lửa Rởm, hì …, anh chàng này chơi được đấy chứ"!.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    1,779
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trăm nghe không bằng một thấy ông Trung ơi .Tôi còn nợ ông và ông vuminh999 mỗi người một con Dupont đây .con của ông loại lùn ông vuminh999 thì cao hơn ,còn bà cuonghanh thích zip nên có zip .hỏi ông 6789 có thích không thì ông ấy bảo cho em phí đi xài vài hôm là quăng mất tiêu hehe Ông ấy chỉ thích túi xách thôi Mà túi xách thì tôi cũng đã dành cho ông ấy một cái túi da Harrison ford đeo trong Indiana jones .Mình già rồi đã đến lúc tặng bạn bè tí kỉ niệm lỡ khi có quay cổ thì chúng nó có cái để mà nhớ .Tôi cũng khôn lắm chứ bộ

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    11,749
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Người ta thường nói "vì cuộc đời là những chuyến đi", nhưng đi đâu cũng phải xách túi nên mềnh biến tấu nó thành slogan "vì cuộc đời là những cái túi" .

    Thợ Điện: Em đang dùng túi xách True Religion (VN gọi là hãng Ông Địa), cảm giác khi mặc quần, áo, đi tất, xách túi của cùng 1 hãng rất thú vị... đôi lúc phải tự "ru" bản thân bằng nhiều cách để quên đi cái cuộc sống đầy trắc trở này
    Điềm tĩnh trước gái xinh và không giật mình trước gái xấu

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    1,779
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Mang cùng một hãng thì cũng hay 6789 nhưng mỗi hãng lại chỉ mạnh về một thứ thôi .Túi Ông Địa làm bằng canvas loại mới sợi nhỏ lại có pha tí nylon nên hơi nhẹ .Loại canvas xưa như lều của quân đội ,sợi thô ,nhám xù xì bây giờ không còn sản xuất nữa .Những hãng lớn như Marc Jacob ,John Varvartos phải đặt hàng vải này tại Ấn độ rồi mang về gia công nên túi họ rất đẹp xách nặng tay và có vẻ phong trần .Túi bằng da thuần túy bây giờ hiếm chỉ toàn da PU tức là da tổng hợp thôi còn nguyên miếng da chỉ có ở túi xưa .Ông thấy cái túi tôi làm avatar đó ,nguyên thủy là cái túi gắn bên hông Mô tô sau này con cái nói quá tôi ít đi Mô tô rồi nhưng thuơng cái túi đó quá bèn gỡ ra dùng đựng đồ nghề ....đi sửa điện .Nó làm bằng da trâu nuớc xù xì rắn chắc lại có những cúc inox đính kèm ai thấy cũng khoái
    Túi dành cho ông thuộc loại suede tức là da thô không thuộc,loại mailbag coi rất ác giống như của Harrison Ford mang trong phim .Ngôi đền tàn khốc .Không làm gì đuợc cho nhau thì thôi gửi nhau cái túi để ông mang vác bớt đi những trắc trở trong cuộc đời sóng gió của mình

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jun 2018
    Bài viết
    1
    Post Thanks / Like

    Mặc định zippo mù tạt và em

    zippo mù tạt và em một bộ phim rất hay làm mình say mê bật lửa zippo theo luôn. Hiện nay cũng có một số nơi bán giá rẻ cho loại bật lửa này

Bật lửa Zippo: Quá khứ và hiện tại

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68